Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP các TỈNH PHÍA bắc QUA kết QUẢ KHẢO sát DOANH NGHIỆP tại 30 TỈNH, THÀNH PHỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.97 KB, 38 trang )

HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BẮC QUA KẾT QUẢ
KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP TẠI 30 TỈNH, THÀNH PHỐ
Doanh nghiệp (DN) là một trong các chủ thể quan trọng của nền kinh tế
các nước trên thế giới, đối với nước ta cũng không phải là một ngoại lệ. Ngay
từ những ngày đầu giành được độc lập Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến
phát triển kinh tế bằng cách chuyển đổi và thành lập các doanh nghiệp nhà
nước. Trong những năm đổi mới thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều
thành phần, theo đó nhiều loại hình doanh nghiệp được hình thành, nhưng chỉ
từ khi Luật Doanh nghiệp được thực thi, số lượng doanh nghiệp nước ta mới
phát triển mạnh mẽ, tính đến 31/12/2004, Luật Doanh nghiệp đã thực thi được
5 năm (1/2000 – 1/2005), nhưng số doanh nghiệp được cấp phép trong giai
đoạn này gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp được cấp phép của các năm
trước đây cộng lại (Biểu đồ 1)[1].

Riêng 30 tỉnh phía Bắc, số doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh
trong giai đoạn này chiếm 39% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước.
Giấy Đăng ký kinh doanh là điều kiện cần để doanh nghiệp được quyền
tham gia vào thị trường (doanh nghiệp mới sinh), nhưng trong số những doanh
nghiệp mới sinh đó có bao nhiêu doanh nghiệp còn tồn tại và hoạt động? có
bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa? phân bố vốn và lao động theo chiều


hướng nào? môi trường kinh doanh thế nào? trình độ công nghệ với kết quả
sản xuất kinh doanh ra sao? nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp ở lĩnh vực
nào?...chưa có một cuộc khảo sát toàn diện doanh nghiệp trên phạm vi rộng
như cuộc khảo sát toàn bộ doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ
Quảng Bình trở ra) do Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Hà Nội (Bộ Kế hoạch Đầu tư) thực hiện, với sự hỗ trợ về kinh phí và kinh
nghiệm của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Hiện trạng doanh
nghiệp thể hiện qua kết quả khảo sát này như sau:
1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và kết quả thu hồi phiếu:


Tính đến ngày 31/12/2004, tổng số doanh nghiệp hiện có theo danh sách
đăng ký kinh doanh của 30 tỉnh, thành phố phía Bắc là 63.760 doanh nghiệp.
Trong đó cuộc khảo sát đã thu được phiếu điều tra của 41.102 doanh nghiệp,
đạt tỷ lệ thu hồi phiếu là 64,5%. Có 1.806 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể
hoặc rút đăng ký kinh doanh trong thời gian khảo sát. Còn lại 20.852 doanh
nghiệp không thu hồi được phiếu.

Nếu tính cả 12.377 cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp từ 10 lao động
trở lên ở 30 tỉnh phía bắc không đăng ký thành lập doanh nghiệp (Hộp 1), thì
số doanh nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, kể cả cơ
quan đăng ký kinh doanh là rất lớn. Số doanh nghiệp này cho đến nay vẫn là
một ẩn số chưa có lời giải.
Hộp 1: Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có 10 lao động trở lên
không đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Nghị định 109/2004/NĐ-CP, ngày 2/4/2004 của Chính phủ qui định:

Những cơ sở kinh doanh có từ 10 lao động trở lên lựa chọn một loại hình
doanh nghiệp thích hợp để đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
2. Kết quả điều tra cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp do Tổng cục Thống


kê thực hiện năm 2004 cho thấy cả nước có hơn 2.9 triệu cơ sở, trong đó có
22.599 cơ sở có từ 10 lao động trở lên vẫn không đăng ký thành lập và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, riêng 30 tỉnh phía Bắc có 12.337 cơ sở loại này
(Nguồn TCTK).

- Có 15 tỉnh đạt tỷ lệ thu hồi phiếu từ 91 đến 99,7% (trong đó Bắc Cạn,
Tuyên Quang và Hải Dương đạt tỷ lệ thu hồi phiếu trên 99%).
- Có 5 tỉnh đạt tỷ lệ thu hồi phiếu từ 80 đến 89%.
- Có 5 tỉnh đạt tỷ lệ thu hồi phiếu từ 71 đến 78%.

- Có 3 tỉnh đạt tỷ lệ thu hồi phiếu từ 62 đến 68%.
-. Có 2 tỉnh đạt tỷ lệ thu hồi phiếu thấp từ 48 đến 49% (Hải phòng và Hà
Nội).
Các báo cáo trong cuốn sách này được phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở
41.102 phiếu điều tra khảo sát thu được từ các doanh nghiệp hiện có.
2. Loại hình doanh nghiệp và sự phân bố theo ngành nghề, vùng và địa
phương
Kết quả khảo sát cho thấy sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp (hơn 10
loại hình) đang hoạt động tại 30 tỉnh phía Bắc, ba loại hình doanh nghiệp là
công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần có số
lượng doanh nghiệp nhiều nhất, chiếm lần lượt là 50.8%, 19.1% và 15.3%; tiếp
đến là loại hình hợp tác xã phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8.7%;
doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số trước đây, nhưng đến nay chỉ còn 2.2%;


công ty cổ phần hoá chiếm 1.9%; các loại hình doanh nghiệp khác như, công
ty hợp danh, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài đều chiếm dưới 1% cho mỗi loại (Biểu đồ 3). Cũng từ số liệu
trên đây cho thấy, tại các tỉnh phía Bắc, số doanh nghiệp Nhà nước và doanh
nghiệp có vốn của Nhà nước (gồm DN Nhà nước cổ phần hoá và Công ty
TNHH một thành viên) chiếm tỷ lệ 4,54% và số doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác là 95,46% trong tổng số DN tại các tỉnh phía Bắc.
Những năm gần đây việc bùng nổ đăng ký thành lập mới loại hình doanh
nghiệp TNHH, doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp tư nhân cộng với số
doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang đã nâng tỷ
trọng doanh nghiệp thuộc các loại hình này lên đến 87%, đẩy doanh nghiệp
nhà nước xuống còn 2.2%. Việc đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp đã phần
nào nói lên mức độ tự do hoá ở cấp độ rất rộng của nền kinh tế nước ta và
doanh nghiệp dân doanh ngày càng lớn mạnh và sẽ trở thành chủ thể không thể
thiếu được của nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, sự đa dạng về loại hình doanh nghiệp lại là một thách thức
đối với việc phân tích kinh tế và hoạch định chính sách. Các loại hình doanh
nghiệp khác nhau có những đóng góp khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế.
Để các chính sách của Chính phủ có hiệu quả, cần phải hiểu rõ từng loại hình
doanh nghiệp và sự liên kết giữa chúng ra sao. Một chính sách chung cho các
loại hình doanh nghiệp chắc chắn sẽ không đáp ứng được đầy đủ các loại hình
doanh nghiệp, nhưng mỗi loại hình doanh nghiệp có một chính sách riêng sẽ
phá vỡ tổng thể chung.
Phân bố doanh nghiệp theo ngành nghề sản xuất kinh doanh chính: Kết
quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp được phân bố ở khắp 20 ngành nghề
chính, nhưng mức độ phân bố ở mỗi ngành nghề rất khác nhau. Doanh nghiệp
phân bố tập trung ở 5 ngành nghề là thương nghiệp (22.9%); tiếp đến là ngành
xây dựng (18.6%); sản xuất công nghiệp khác (11.2%); vận tải, bưu chính viễn
thông (6.8%); 15 ngành nghề còn lại chỉ chiếm 21.8% (Biểu đồ 4).


Biểu đồ trên cho thấy có quá ít doanh nghiệp tham gia vào một số ngành
công nghiệp kỹ thuật cao, ngành có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng như
ngành công nghiệp điện tử; ngành sản xuất máy móc thiết bị điện, ngành sản
xuất ô tô, xe máy...; số doanh nghiệp tham gia vào các ngành này chỉ ở mức
trên dưới 1% trong tổng số doanh nghiệp; trong khi đó có quá nhiều doanh
nghiệp tham gia vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động giản đơn.
Cũng theo số liệu khảo sát trên cho thấy trong tổng số 41.102 doanh
nghiệp thu hồi được phiếu thì có 10.994 DN thuộc các ngành sản xuất công
nghiệp, chiếm 26,75%, trong đó có 2.375 DN thuộc các ngành Cơ khí, điện,
điện tử, chiếm 5,8% trong tổng số doanh nghiệp thu được phiếu; Ngoài ra có
18,60% số DN thuộc ngành xây dựng; 1,77% số DN thuộc các ngành Nông,
Lâm, Thuỷ sản; và có tới 52,88% số DN thuộc các ngành dịch vụ.
Doanh nghiệp phân bố theo khu vực kinh tế: Khu vực dịch vụ tập trung
nhiều doanh nghiệp nhất, chiếm 52.9%; tiếp đến là khu vực công nghiệp và

xây dựng, chiếm 45.4%; một số ít doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản, chiếm 1.8% (Biểu đồ 5). Nền kinh tế vẫn chủ yếu là


nông nghiệp như nước ta mà chỉ có một số rất ít doanh nghiệp hoạt động ở khu
vực này cũng là một vấn đề đáng phải suy nghĩ. Nếu tính cả số doanh nghiệp
hoạt động trong ngành chế biến nông, lâm, thuỷ sản cũng chỉ chiếm hơn 6% số
doanh nghiệp. Số liệu này cũng nói nên rằng, chủ trương 3 nhà cùng kết hợp
là: Nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông vẫn chưa thực sự đi vào cuộc
sống. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản nước ta rất cần những doanh
nghiệp đầu tầu dẫn dắt yếu tố kỹ thuật cho khu vực này phát triển theo hướng
sản xuất lớn thay cho sản xuất nhỏ, manh mún như hiện nay. Có quá ít doanh
nghiệp tham gia vào khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng là nước ta đứng thứ 2 về số lượng gạo
xuất khẩu, nhưng đứng thứ 4 về trị giá xuất khẩu gạo (do chất lượng gạo chưa
cao).

Phân bố doanh nghiệp theo vùng: Đồng bằng sông Hồng là vùng có số
doanh nghiệp tập trung nhiều nhất, chiếm 65.3%, tiếp đến là vùng Đông Bắc
chiếm 18.0%; vùng Bắc trung bộ chiếm 13.9%; và vùng có ít doanh nghiệp
nhất là Tây bắc bộ, chiếm 2.8%. Có một khoảng cách rất lớn về số lượng
doanh nghiệp giữa 4 vùng thuộc khu vực phía Bắc và cho rằng sự phân bố quá
bất hợp lý. Tuy nhiên, tiếp cận theo chỉ số “Mật độ doanh nghiệp trên dân số”
sẽ là hợp lý vì không có sự chênh lệch lớn giữa các vùng (Bảng 1). Vùng có
mật độ doanh nghiệp/1000 dân số đông nhất là Đồng bằng sông Hồng cũng chỉ
gấp hơn 3 lần so với vùng có mật độ doanh nghiệp thưa nhất là vùng Tây bắc
bộ.
Bảng 1: Mật độ doanh nghiệp/dân số theo vùng



Số DN
1. Đồng bằng sông Hồng
2. Đông Bắc Bộ
3. Tây Bắc Bộ
4. Bắc Trung Bộ

26856
7418
1133
5695

Dân số (người)
17836000
9244800
2524900
10504500

DN/1000 người
1,51
0,80
0,45
0,54

Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ doanh nghiệp đông đặc nhất
trong 4 vùng ở phía Bắc, nhưng cũng chưa vượt qua được ngưỡng 2 doanh
nghiệp/1000 người dân, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước. Chỉ số này của
Ý là 68; Mỹ: 63; Bỉ: 51; Đức: 43; Pháp: 39; Áo: 35; và Đan Mạch: 28[2].
Phân bố doanh nghiệp theo địa phương: Thành phố Hà Nội là địa phương có
nhiều doanh nghiệp nhất, chiếm đến 34.6 % tổng số doanh nghiệp ở các tỉnh
phía Bắc; tiếp đến là Hải Phòng chiếm 6.6%; Thanh Hoá và Nghệ An chiếm

4.9% và 4.8%; tỷ lệ này của Quảng ninh và Hải Dương là 3.7% và 3.9%; các
tỉnh khác còn lại, tỉnh cao nhất cũng chỉ chiếm dưới 3%; ba tỉnh có số doanh
nghiệp ít nhất là: Lai Châu, Điện biên và Sơn La với các tỷ lệ tương ứng là
0.3%; 0.6%; và 0.9%.
3. Qui mô doanh nghiệp theo vốn và lao động
Qui mô vốn kinh doanh: Kết quả khảo sát cho thấy, bình quân 1 doanh
nghiệp có 4.3 tỷ đồng vốn; doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp
có vốn bình quân cao nhất (164.9 tỷ đồng/DN); tiếp đến là doanh nghiệp có
100% vốn đầu tư nước ngoài (50.8 tỷ đồng/DN); doanh nghiệp Nhà nước có
18.7 tỷ đồng; Hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân và hợp tác
xã có qui mô vốn nhỏ nhất dưới 1 tỷ đồng/DN (Bảng 2).
Qui mô lao động: Bình quân có 38 lao động/doanh nghiệp; Doanh
nghiệp Nhà nước có số lao động bình quân lớn nhất (241 lao động/DN); tiếp
theo là doanh nghiệp cổ phần hoá (165 lao động/DN); doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài có 154 lao động/DN; doanh nghiệp liên doanh có 122 lao
động/DN; 3 loại hình doanh nghiệp là tư nhân, hợp tác xã và công ty trách
nhiệm hữu hạn có số lao động bình quân thấp nhất là 14 lao động/DN; 21 và 21
lao động/DN (Bảng 2).
Bảng 2: Bình quân vốn, lao động trên doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp

BQ vốn/DN (triệu
đồng)

BQ lao
động/DN
(người)

BQ vốn/lao động (triệu đồng)

Bình quân chung


4300

38

137

1. Doanh nghiệp nhà nước

18700

241

80

2. Doanh nghiệp cổ phần hoá

7100

165

28

3. Công ty TNHH 1 thành viên

6200

67

93



4. Công ty TNHH

1900

21

92

900

14

70

6. Công ty cổ phần

4500

31

147

7. Công hợp danh

8900

31


286

500

21

21

50800

154

348

164900

122

1373

5. Doanh nghiệp tư nhân

8. HTX phi nông nghiệp
9. Công ty 100% vốn nước ngoài
10. Công ty liên doanh

Bình quân vốn trên lao động: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có qui mô vốn/lao động lớn nhất (1.373 triệu đồng/lao động); ngược
lại với qui mô này là HTX phi nông nghiệp chỉ có 21 triệu đồng/lao động.
Gây ngạc nhiên nhất là doanh nghiệp cổ phần hoá chỉ có 28 triệu đồng/lao

động, thấp hơn rất nhiều so với các loại hình doanh nghiệp dân doanh khác.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy qui mô vốn và qui mô lao động của
doanh nghiệp cũng có sự chêch lệch rất lớn giữa các ngành nghề (Bảng 3)
Số liệu ở bảng 3 cho thấy, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất xe
máy có qui mô vốn và lao động lớn nhất (62.4 tỷ đồng/DN; 321 lao
động/DN); các doanh nghiệp thuộc ngành dịch vụ tư vấn đào tạo có qui mô
vốn và lao động nhỏ nhất (1.5 tỷ đồng/DN; 13 người/DN). Các ngành công
nghiệp sản xuất máy móc thiết bị; cơ khí, phụ tùng; thiết bị điện; chế biến
nông, lâm, thuỷ sản đều cần lượng vốn đủ lớn để đầu tư công nghệ, kỹ thuật
tiên tiến mới có thể đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực ở
khu vực và thế giới, nhưng qui mô vốn thực tế quá nhỏ bé như hiện nay sẽ
rất khó khăn đương đầu với xu thế hội nhập sâu, rộng của nền kinh tế như
hiện nay. Điều này cũng chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật của các doanh
nghiệp Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bảng 3: Bình quân vốn, lao động trên doanh nghiệp theo ngành
Ngành nghề

Vốn /DN Lao động
(tỷ đồng) /DN(người)

Chung các ngành

4,3

1.SX máy móc thiết bị
2.SX cơ khí phụ tùng
3.SX thiết bị điện tử
4.SX máy móc thiết bị
điện
5.Dệt may, giầy da


3,8
3,8
5,8
6,3
7,7

Ngành nghề

38
11.SX ô tô, phương tiện
55vận tải
5212.SX kim loại
3713.SX công nghiệp khác
4414.Xây dựng
21615.Nông lâm, thuỷ sản

Vốn
/DN Lao động
(tỷ
/DN
đồng) (người)

35,9
7,0
8,6

110
48
57


3,9
3,0

47
57


6.SX chế biện nông sản
7.SX chế biến thuỷ sản
8.SX chế biến lâm sản
9.SX gốm sứ, thuỷ tinh
10.Sản xuất xe máy

5,8
3,1
2,2
5,6
62,4

16.Vận tải bưu chính viễn
71thông
7417.Thương nghiệp
4818.Khách sạn,nhà hàng
10919.Dịch vụ tư vấn đào tạo
32120.Các ngành dịch vụ khác

7,0
1,6
7,0

1,5
3,6

Về vấn đề qui mô doanh nghiệp, Nghị định số 90/NĐ-CP ngày
23/11/2001 của Chính phủ đưa ra 2 tiêu chí là vốn đăng ký kinh doanh và
lao động để phân loại doanh nghiệp thành 2 khu vực: Khu vực doanh
nghiệp nhỏ và vừa; và khu vực doanh nghiệp lớn. Theo đó, doanh nghiệp
có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có từ 300 lao động trở xuống được coi
là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hoặc xét đồng thời cả 2 tiêu chí là vốn từ 10 tỷ
đồng trở xuống và lao động từ 300 người trở xuống được xếp vào khu vực
doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát cho thấy, theo tiêu chí vốn có
96.2% doanh nghiệp nhỏ và vừa; theo tiêu chí lao động thì có 97.9%. Nếu
phân loại đồng thời theo cả 2 tiêu chí vốn và lao động, thì tỷ lệ doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm 94.9% (Bảng 4).
Cũng từ số liệu khảo sát cho thấy, nếu xét theo quy mô lao động thì
có 34,21% số DN có dưới 10 lao động; 33,48% số DN có từ 10 đến dưới 50
lao động; 5,57% số DN có từ 50 đến dưới 100 lao động; 2,97% số DN có từ
100 đến dưới 200 lao động; 1,03% số DN có từ 200 đến dưới 300 lao động;
và chỉ có 1,64% số DN có trên 300 lao động.
Nếu xét theo quy mô vốn đăng ký kinh doanh thì có tới 46,03% số
DN có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; 25,13% số DN có mức vốn từ 1 tỷ đồng
đến dưới 2 tỷ đồng; 15,71% s ố DN có từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
5,56% số DN có mức vốn từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng; 3,47% số DN
có mức vốn từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng; 0,43% số DN có mức vốn từ 50 đến
100 tỷ đồng và 0,39% số DN có mức vốn trên 100 tỷ đồng.
Với số liệu trên đây cho thấy nhìn chung quy mô của doanh nghiệp
các tỉnh phía Bắc là rất nhỏ, do vậy sức cạnh tranh là rất thấp.
Bảng 4: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí khác nhau (%)
Tổng số DN nhỏ
DN lớn

và vừa
100.0
1. Phân loại theo tiêu chí vốn
96,2
3,8
100.0
2. Phân loại theo tiêu chí lao động
97,9
2,1
100.0
3. Phân loại đồng thời theo 2 tiêu chí lao động và vốn
94,9
0.8

Số liệu ở dòng cuối cùng của Bảng 4 cho thấy việc sử dụng đồng thời
2 tiêu chí vốn và lao động để phân loại qui mô doanh nghiệp sẽ bất hợp lý,
vì sẽ còn một bộ phận doanh nghiệp (4.3%) không được xếp vào doanh

28
14
23
13
19


nghiệp nhỏ và vừa và cũng không được xếp vào doanh nghiệp lớn (vì
không đồng thời thoả mãn 2 điều kiện). Do đó, Nghị định 90 không nên
đưa ra 2 tiêu chí kết hợp mà chỉ qui định 1 tiêu chí hoặc là lao động hoặc là
vốn đăng ký kinh doanh để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo tiêu
chí lao động có đến 97.9% số doanh nghiệp ở phía Bắc là doanh nghiệp nhỏ

và vừa và là đối tượng hỗ trợ của Chính phủ[3] theo Nghị Định 90.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, số lao động làm việc trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 63.0% trong tổng số lao động làm việc ở
khu vực doanh nghiệp, trong khi đó vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
chỉ chiếm giữ 32.9%. Tỷ lệ này của các doanh nghiệp lớn tương ứng là
37.0% và 67.1% (Biểu đồ 6). Như vậy, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa
tạo việc làm nhiều gấp rưỡi so với khu vực doanh nghiệp lớn.
Nếu gộp các loại hình doanh nghiệp thành 3 nhóm: Doanh nghiệp
Nhà nước; doanh nghiệp dân doanh; và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tương ứng với 3 nhóm doanh nghiệp
này là 1.8%; 97.0%; và 1.2%. Từ góc độ này, tính đến khả năng cạnh tranh
trên thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới, có thể nói rằng
nhóm doanh nghiệp dân doanh đang thiếu vắng những doanh nghiệp có qui
mô lớn, tầm cỡ sánh cùng với doanh nghiệp lớn của Nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
4. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp công nghiệp, trình độ công nghệ là một yếu tố
cực kỳ quan trọng đối với sự suy tàn hay hưng thịnh của một doanh nghiệp,
nhưng kết quả khảo sát 7.245 doanh nghiệp thu hồi được phiếu hoạt động trong
các ngành công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc cho thấy nhóm doanh nghiệp có
trình độ công nghệ tiên tiến và nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc
hậu là tương đương, đều chiếm 12% cho mỗi nhóm; 76% còn lại là nhóm


doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình (theo doanh nghiệp tự đánh
giá). Nếu gộp các doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu
thành một nhóm thì số này chiếm đến 88%. Thử hỏi, nền kinh tế có sức cạnh
tranh không, khi có đến 88% số doanh nghiệp công nghiệp có trình độ công
nghệ trung bình và lạc hậu? Trong khi đó 12% số DN được coi là có công nghệ

tiên tiến thì phần lớn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài.

Trình độ công nghệ của các loại hình doanh nghiệp: Loại trừ doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài có trên 50% số doanh nghiệp có
trình độ công nghệ tiến tiến, tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, kể cả
doanh nghiệp Nhà nước có trên 80% số doanh nghiệp có trình độ công nghệ
trung bình, lạc hậu.
Công ty hợp danh, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ cao nhất về doanh nghiệp có trình độ
công nghệ trung bình và lạc hậu.
Trình độ công nghệ theo ngành nghề: Trong số 13 nhóm ngành công
nghiệp khảo sát lần này, chỉ có ngành sản xuất xe máy có trên 50% số doanh
nghiệp có trình độ công nghệ tiến tiến; con số này của các ngành khác còn lại ở
mức dưới 20%; ngành có trình độ công nghệ lạc hậu nhất là chế biến lâm sản
(95%); cơ khí phụ tùng (93.3%) và thiết bị máy móc (90%).
Trình độ công nghệ theo vùng: Vùng đồng bằng sông Hồng có 13.1% số
doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, 11.4% có trình độ công nghệ lạc
hậu; tỷ lệ này của vùng đông Bắc là 9.7% và 14.3%; vùng Tây Bắc là 11.1%
và 10.1%; vùng Bắc trung bộ là 8.3% và 12.7%. Như vậy vùng đồng bằng
sông Hồng là vùng có trình độ công nghệ cao nhất; và vùng có trình độ công
nghệ lạc hậu nhất là vùng Bắc trung bộ.
Những số liệu thống kê về trình độ công nghệ đã nói ở trên cho thấy hiện
trạng công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng ở các tỉnh phía Bắc nước ta


thuộc loại trung bình thấp ở tất cả các ngành, vùng và địa phương. Số doanh
nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu chiếm 88% cũng đồng
nghĩa với khoảng 88% khối lượng sản phẩm và dịch vụ chỉ đạt mẫu mã và chất
lượng trung bình thấp; năng suất lao động cũng ở mức trung bình thấp và khả
năng cạnh tranh cũng rất thấp.

Cuộc khảo sát này không đặt vấn đề tìm hiểu căn nguyên của tình trạng
công nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, tuy
nhiên, kết hợp 2 thông tin (biến dữ liệu) thu thập trong cuộc khảo sát này để
phân tích mối tương quan giữa trình độ công nghệ với kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đã gợi mở cho nhiều nhận định về vấn đề này. Phân
tích đã chỉ ra yếu tố công nghệ hầu như không có tác động đến kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. 12% là tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ
tiên tiến, nhưng đưa thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh vào để phân tích,
tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ tiên tiến có lãi là 11.4% và tỷ lệ lỗ là 13.6%
không khác biệt với tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến là 12%
(Bảng 5). Phân tích tương tự như vậy đối với nhóm doanh nghiệp có trình độ
công nghệ lạc hậu, các tỷ lệ tương ứng là 13.7%; 11.4%; và 12.1%.
Bảng 5: Tương quan giữa trình độ công nghệ với kết quả SXKD của DN công nghiệp
(%)

Trình độ công nghệ
Tiên tiến
Trung bình
Lạc hậu
Tổng cột

Kết quả kinh doanh
Tổng dòng
Lỗ
Lãi
13,6
11,4
12,0
72,6
77,2

75,9
13,7
11,4
12,1
100,0
100,0
100,0


Mối tương quan giữa trình độ công nghệ với kết quả sản xuất kinh doanh
(SXKD) đối với từng ngành cũng theo chiều hướng chung như đã phân tích ở
trên, tuy nhiên mức độ tác động cụ thể có khác nhau. Chẳng hạn, đối với ngành
cơ khí, tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chỉ chiếm 6.9%;
doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu chiếm 17.9%. Như vậy, ngành cơ
khí có trình độ công nghệ lạc hậu hơn so với mặt bằng công nghệ chung của
các doanh nghiệp công nghiệp (Biểu đồ 8). Phân tích kết hợp yếu tố lỗ (lãi)
trong nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiến tiến cho thấy tỷ lệ doanh
nghiệp lỗ, lãi của nhóm doanh nghiệp này là 7.1% và 6.8% không khác biệt với
tỷ lệ doanh nghiệp cơ khí có trình độ công nghệ tiên tiến là 6.9% (Bảng 6)
Bảng 6: Tương quan giữa trình độ công nghệ với kết quả SXKD của DN cơ khí
(%)
Trình độ công nghệ
Tiên tiến
Trung bình
Lạc hậu
Tổng cột

Kết quả kinh doanh
Tổng dòng
Lỗ

Lãi
7,1
6,8
6,9
68,4
77,5
75,2
24,5
15,7
17,9
100,0
100,0
100,0

Phân tích sâu kết quả SXKD của nhóm doanh nghiệp có trình độ công
nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp công nghiệp cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp
lỗ là 13.6% cao hơn 2.2% so với tỷ lệ doanh nghiệp có lãi (Bảng 5). Số liệu
này của doanh nghiệp cơ khí là 7.1% và 0.3% (Bảng 6).
Lý giải cho hiện tượng trình độ công nghệ của doanh nghiệp hầu như
không có tương quan với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể
do doanh nghiệp đang trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ hoặc do đầu tư
không đồng bộ nên chưa phát huy được hiệu quả kinh doanh; hoặc cũng có thể
do đầu tư công nghệ chưa tương xứng với trình độ của người lao động...Tất cả
những lý do đó cần phải được khảo sát sâu nhằm tìm giải pháp tháo gỡ cho
doanh nghiệp về tình trạng công nghệ trung bình và lạc hậu.
5. Triển vọng xuất khẩu của doanh nghiệp
Khảo sát 7.664 doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, kết quả cho
thấy có 40.8% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài;
59.2 % là tỷ lệ doanh nghiệp không có triển vọng xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài.

Triển vọng xuất khẩu sản phẩm theo loại hình doanh nghiệp: Hợp tác xã
và doanh nghiệp tư nhân là 2 loại hình doanh nghiệp có số doanh nghiệp không
có triển vọng xuất khẩu lớn nhất, chiếm trên 70%; tỷ lệ này ở công ty cổ phần


là 54.6%; doanh nghiệp Nhà nước là 42.3%; ngay cả doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài cũng có đến 9.6% số doanh nghiệp không có triển vọng xuất khẩu
(Biểu đồ 9).

Tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này cũng cần chú ý là nhiều doanh
nghiêp chỉ sản xuất phụ trợ cho các doanh nghiệp khác, nghĩa là sản xuất các
bộ phận, chi tiết, linh kiện cho các doanh nghiệp khác lắp ráp, hoặc các doanh
nghiệp không có sản phẩm xuất khẩu như các doanh nghiệp xây dựng, cấp
thoát nước, môi trường, hoặc các doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm phục vụ
trong nước, không nhằm mục đích xuất khẩu như chế biến thức ăn chăn nuôi,
nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản...
Triển vọng xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp theo ngành nghề kinh
doanh: Doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất kim loại; sản xuất cơ khí không
có triển vọng xuất khẩu chiếm trên 70% số doanh nghiệp; số liệu này của các
doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nông, lâm sản và thuỷ sản chiếm gần 60%.
Ngành có triển vọng xuất khẩu cao nhất vẫn là ngành dệt may (Biểu đồ 10).


Kết quả khảo sát cũng cho thấy triển vọng xuất khẩu sản phẩm của
doanh nghiệp công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng là cao nhất, nhưng
cũng chỉ chiếm 41.8%; vùng có triển vọng xuất khẩu sản phẩm thấp nhất là
vùng Tây bắc (32.7%). Thái bình, Hưng yên và Lai châu có triển vọng xuất
khẩu sản phẩm của doanh nghiệp cao nhất trong số 30 tỉnh phía bắc, số liệu
tương ứng của 3 tỉnh trên là 53.7%; 51.1% và 50.0%. Đáng ngạc nhiên là các
doanh nghiệp công nghiệp của Bắc Ninh chỉ có 26.1% doanh nghiệp có triển

vọng xuất khẩu, thấp thứ 2 so với tỉnh có triển vọng xuất khẩu thấp nhất là
Điện biên (21.4%).
Số liệu đã dẫn cho thấy có quá ít doanh nghiệp công nghiệp ở các tỉnh
phía Bắc có triển vọng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Một trong các
nguyên nhân chính là do đa số doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức
trung bình thấp như đã đề cập ở đoạn 4 nói trên. Do vậy chất lượng, mẫu mã
sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm không có khả năng
cạnh tranh.
Triển vọng chỉ ở dạng tiềm năng, từ tiềm năng biến thành hiện thực sẽ là
một khoảng trống đáng kể. Với 40% số doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu


sản phẩm ra nước ngoài, trong vài năm tới, số doanh nghiệp thực xuất khẩu sản
phẩm ra nước ngoài sẽ thấp hơn con số tiềm năng nói trên. Điều này báo hiệu
khả năng cạnh tranh ở thị trường ngoài nước của các doanh nghiệp công
nghiệp phía Bắc sẽ rất thấp
6. Những khó khăn cản trở đến phát triển của doanh nghiệp
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 78.4% số doanh nghiệp có ít nhất một
khó khăn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp. Số doanh nghiệp có khó
khăn phân bố ở các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty hợp doanh có
100% doanh nghiệp có khó khăn; tiếp đến là doanh nghiệp cổ phần hoá
(93.4%); Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 79.1% doanh nghiệp có khó
khăn. Loại hình doanh nghiệp có ít khó khăn nhất là doanh nghiệp liên doanh
cũng có gần 60% doanh nghiệp gặp khó khăn.

Kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra 10 khó khăn (vấn đề) lớn nhất doanh
nghiệp đang phải đối mặt (Biểu đồ 11), trong số đó có 3 vấn đề nổi cộm nhất
hiện nay là vấn đề tài chính; mở rộng thị trường; và đất đai.
Tài chính là vấn đề nổi cộm hàng đầu; vấn đề này được 66.9% số doanh
nghiệp trả lời xác định là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của

doanh nghiệp; ngay cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng có đến 33.1%
số doanh nghiệp gặp cản trở về vấn đề tài chính. Trong số các doanh nghiệp
gặp khó khăn về tài chính, có đến 67.2% doanh nghiệp cho rằng không tiếp cận
được hoặc khó tiếp cận nguồn vốn của Nhà nước và 61.3% số doanh nghiệp
không tiếp cận hoặc khó tiếp cận với các nguồn vốn khác.
Vấn đề mở rộng thị trường là trở ngại lớn thứ Hai của doanh nghiệp; vấn
đề này được 50.6% số doanh nghiệp cho rằng rất khó khăn trong vấn đề mở
rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ngay cả doanh nghiệp 100% vốn nước


ngoài có nhiều lợi thế và kinh nghiệm nhất trong việc mở rộng thị phần, nhưng
hiện nay cũng có đến 45.5% số doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vấn đề mở
rộng thị trường.
Trở ngại lớn thứ Ba là vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Kết
quả khảo sát đã cho thấy 41.7% số doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề đất
đai, mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đáng lưu ý nhất là các doanh
nghiệp ở vùng Tây bắc và Bắc trung bộ lại có tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn
về đất đai cao hơn các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng. Một điều hiển
nhiên, là quĩ đất ở vùng Tây bắc dồi dào hơn rất nhiều so với 3 vùng còn lại
của phía bắc, thế nhưng doanh nghiệp gặp trở ngại về đất đai, mặt bằng sản
xuất kinh doanh ở vùng Tây bắc lại cao nhất. Phải chăng, do thủ tục hành
chính về sử dụng đất đai ở vùng Tây bắc “rắc rối” hơn các vùng khác.
Sáu trở ngại tiếp theo, đó là trở ngại về giảm chi phí sản xuất (25.2%);
khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế (24.2%); khó khăn về thiếu thông tin
(19.5%); khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực (17.6%); khó khăn về phát triển
sản phẩm mới (15.9%); khó khăn về tiếp cận công nghệ mới (12.3%); và cuối
cùng là khó khăn về xử lý môi trường (2.9%). Xử lý môi trường là trở ngại nhỏ
nhất trong số 10 trở ngại được khảo sát lần này, tuy nhiên, với tỷ lệ này cho
thấy doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề xử lý vệ sinh, môi trường là mối
quan ngại đối với các nhà bảo vệ vệ sinh môi trường nói chung và hạn chế khả

năng hội nhập của các doanh nghiệp khi nước ta là thành viên của tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Các trở ngại đối với doanh nghiệp như đã chỉ ra ở trên phần nào thể hiện
hiện trạng môi trường đầu tư ở phía Bắc. Chính phủ và chính quyền các tỉnh,
như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và một số tỉnh khác đã cố gắng rất nhiều để
tạo ra môi trường đầu tư tốt cho doanh nghiệp phát triển (Hộp 3). Nhưng một
số chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vẫn ở dạng văn bản, giấy tờ chưa
đi vào cuộc sống của cộng đồng doanh nghiệp. Để các chính sách hỗ trợ thực
sự đi vào cuộc sống như Luật Doanh nghiệp các cơ quan hoạch định chính
sách và tổ chức thực thi chính sách sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Muốn giải
quyết được vấn đề này cần tìm ra được các nguyên nhân, nhưng đáng tiếc,
trong cuộc khảo sát này không đưa ra được các nguyên nhân gây ra những cản
trở nói trên của doanh nghiệp để các cơ quan liên đới có giải pháp thích hợp
nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Còn về phía doanh nghiệp
đã giải quyết các khó khăn như thế nào?
Hộp 3: Chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cơ chế chính sách
1. Thông tư số 01/2006/TT-NHNN ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Hướng dẫn
một số nội dung về góp vốn thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa


2. Chỉ thị số 40/2005/CT-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh
công tác trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 8 năm 2004 Về việc Phê duyệt
Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp
4. Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 6 năm 2004 Về việc sửa đổi, bổ sung
Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm
theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 53/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2004 về một số chính sách
khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao

6. Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2004 về đăng ký kinh doanh
7. Chỉ thị số 27/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện luật Doanh nghiệp, khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 12/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2003 về chức năng, nhiệm vụ
và thành viên Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
9. Quyết định số 185 QĐ/BKH ngày 24/3/2003 của Chủ tịch Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa về ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
10. Quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo QĐ số 185
QĐ-BKH ngày 24/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Chủ tịch Hội đồng khuyến khích phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa
11. Quyết định số 504 /QĐ-BKH ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
12. Quyết định số 193/2001/QĐ/-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành quy chế thành
lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
13. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
14. Báo cáo, đánh giá thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển Doanh nghiệp

7. Doanh nghiệp giải quyết các khó khăn
82.7% là tỷ lệ doanh nghiệp được khảo sát cho rằng doanh nghiệp phải
tự giải quyết các khó khăn cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp; 23.2%
số doanh nghiệp đã tham khảo ý kiến cấp trên; 15.7% ý kiến cho rằng có sự trợ
giúp của chuyên gia, đơn vị tư vấn; 2.8% tham khảo ý kiến từ các trường học
và học viện; 13.3% là các hình thức giải quyết khó khăn khác. Số liệu đã dẫn
cho thấy doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn giải pháp “tự giải quyết” để hạn chế
các khó khăn của doanh nghiệp; “tham khảo ý kiến từ bên ngoài doanh nghiệp”
để giải quyết khó khăn là giải pháp rất ít doanh nghiệp quan tâm. Nguyên nhân
của vấn đề này có thể do thói quen của doanh nghiệp hoặc cũng có thể do dịch
vụ tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn trong kinh doanh chưa phát triển cả
về số lượng và chất lượng.



Mức độ lựa chọn các giải pháp giải quyết khó khăn của doanh nghiệp
không có khác biệt nhiều giữa các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, tham
khảo ý kiến của chuyên gia và các tổ chức tư vấn là giải pháp mà doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài quan tâm nhiều hơn so với các loại hình
doanh nghiệp khác, trong khi đó, tham khảo ý kiến cấp trên là giải pháp được
doanh nghiệp Nhà nước lựa chọn cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác
(Biểu đồ 12).

8. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Trong cơ chế thị trường, chiến lược phát triển sản xuất kinh danh của
doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh
nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp xây dựng được chiến lược phát triển
trong tương lai là đã xác định được hướng đầu tư và có kế hoạch tập trung
nguồn lực cho chiến lược phát triển đó chắc chắn sẽ thành công hơn những
doanh nghiệp không xây dựng được chiến lược phát triển.


Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy 53.0% số doanh nghiệp chưa xây
dựng được chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai, điều đó
cũng có nghĩa là hơn một nửa số doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc chưa biết
trong lương lai sẽ như thế nào? Tồn tại hay không tồn tại? Tồn tại theo hướng
nào? Trong số 19300 doanh nghiệp (47.0%) đã xây dựng được chiến lược phát
triển sản xuất kinh doanh trong tương lai, có đến 56.4% số doanh nghiệp sẽ mở
rộng mặt bằng sản xuất; 51.9% số doanh nghiệp có chiến lược phát triển theo
hướng kết nối, hợp tác, liên doanh với các đối tác khác; chiến lược phát triển
sản phẩm mới là sự quan tâm của 38% doanh nghiệp; chỉ có 30.3% doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đã có bằng đổi mới công nghệ (Biểu đồ
13). Số liệu đã dẫn cho thấy chiến lược đầu tư theo chiều rộng vẫn là lựa chọn

số một của nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Bắc (Đầu tư chiều rộng theo
hướng mở rộng mặt bằng sản xuất; kết nối, hợp tác, liên doanh với các đối tác).
Đầu tư theo chiều sâu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm đã có bằng đổi
mới công nghệ chưa thực sự là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Điều
này cũng có nghĩa là trong tương lai, sức cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn
chưa được cải thiện.
9. Nhu cầu của doanh nghiệp về hỗ trợ từ nhà nước
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các loại hình doanh nghiệp ở tất cả các
vùng và các tỉnh phía Bắc đều cần sự hỗ trợ từ nhà nước. Đáng ngạc nhiên nhất
là vùng Bắc trung bộ có tỷ lệ doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ của Nhà nước là
thấp nhất so với các vùng khác ở phía Bắc. Hải Phòng là địa phương có tỷ lệ
doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ của Nhà nước là thấp nhất (29%); Ninh Bình
và Lai Châu là 2 tỉnh có tỷ lệ doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Nhà nước là lớn
nhất (97.6%; 92.0%). Về loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần; doanh
nghiệp hợp doanh; hợp tác xã phi nông nghiệp; doanh nghiệp nhà nước là 4
loại hình doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ từ nhà nước là lớn nhất với các tỷ lệ


tương ứng là 88.5%; 87.5% ; 82.8%; và 80.1%. Doanh nghiệp tư nhân; công ty
TNHH; công ty cổ phần có khoảng 60% số doanh nghiệp thuộc các loại hình
này cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Số liệu đã dẫn cho thấy, hiện tại Nhà nước có
vai trò rất lớn và nhiệm vụ rất nặng nề đối với sự tồn tại và hưng thịnh của
cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phía Bắc nói riêng.
Doanh nghiệp ở các tỉnh phía bắc cần nhà nước hỗ trợ những gì?
Bốn loại nhu cầu cần nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thì nhu cầu đào tạo
quản trị doanh nghiệp được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất (63.4%); hỗ trợ
giảng viên là nhu cầu được quan tâm thứ 2 của các doanh nghiệp (59.7%); nhu
cầu được quan tâm thứ 3 của doanh nghiệp là nhà nước hỗ trợ thông tin kỹ
thuật công nghệ (54.0%); Quan tâm cuối cùng là nhu cầu hỗ trợ về công nghệ
kỹ thuật, chỉ có 11.8% số doanh nghiệp có nhu cầu (Biểu đồ 14). Điều gây bất

ngờ nhất là có quá ít (11.8%) doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ công nghệ kỹ
thuật so với quá nhiều doanh nghiệp (88%) có trình độ công nghệ trung bình và
lạc hậu như đã đề cập ở đoạn 4 nói trên. Phải chăng các doanh nghiệp có tư
tưởng ngại thay đổi công nghệ trung bình và lạc hậu hiện có bằng công nghệ
mới và tiên tiến, hay các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu biết các chính sách
của nhà nước về hỗ trợ công nghệ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Cả hai khả năng
này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Với số liệu tổng hợp được cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các DN
Việt Nam và DN các nước là trong khi các DN trên thế giới vấn đề quan tâm
hàng đầu của họ là về thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung
cấp và tiêu thụ thì DN Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các thông tin về cơ
chế chính sách liên quan đến doanh nghiệp, trong khi có rất ít doanh nghiệp
quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ. Điều này cho thấy các


doanh nghiệp Việt Nam rất ít chú trọng đến các thông tin phục vụ sản xuất và
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Phân tích nhu cầu hỗ trợ công nghệ kỹ thuật theo ngành như Biểu đồ 15
cho thấy có 53.5% doanh nghiệp sản xuất cơ khí có nhu cầu hỗ trợ về kỹ thuật
công nghệ, khá cao so với 11.8% nhu cầu của toàn doanh nghiệp, và 27.1% là
nhu cầu của doanh nghiệp công nghiệp xem ra có vẻ khả quan hơn, nhưng với
93% doanh nghiệp cơ khí có trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu thì với
54% doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp sản
xuất cơ khí thì vẫn còn khoảng cách khá lớn.
Quay trở lại nhu cầu của 26.093 (63.5%) doanh nghiệp về hỗ trợ đào tạo
quản trị kinh doanh, phân tích chi tiết theo 12 kỹ năng quản trị cho thấy những
kỹ năng truyền thống như: tài chính, kế toán; quản lý tổng hợp; lập chiến lược,
kế hoạch kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn những kỹ năng

quản trị mới như kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình; quản lý kỹ thuật; quản lý
nguồn nhân lực; kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng; quản lý chất lượng sản
phẩm; ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển sản phẩm mới (Biểu đồ 17).
Những kỹ năng quản trị mới này sẽ là những nhân tố quan trọng giúp doanh
nghiệp quản trị tốt quá trình sản xuất kinh doanh của mình và từng bước chiếm
lĩnh thị trường.


Nhu cầu hỗ trợ đào tạo các kỹ năng quản trị kinh doanh theo loại hình
doanh nghiệp, theo ngành nghề kinh doanh, theo vùng, địa phương cũng không
có khác biệt nhiều so với nhu cầu hỗ trợ đào tạo kinh doanh của doanh nghiệp
nói chung.
Trở lại nhu cầu hỗ trợ đào tạo về công nghệ, kỹ thuật của 4.856 (11.8%)
doanh nghiệp có sản xuất công nghiệp, chi tiết theo 9 chuyên ngành cho thấy
hỗ trợ đào tạo kỹ thuật điện là nhu cầu lớn nhất của các doanh nghiệp cũng chỉ
có 36.7% doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ đào tạo về chuyên ngành này; tự
động hoá có 21.7% doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ; tiếp theo là nhu cầu hỗ trợ
đào tạo các chuyên ngành: Công nghệ hàn (14.7%); kỹ thuật vận hành máy
13.9%; công nghệ khuôn (12.0%); công nghệ chế tạo máy (11.9%); công nghệ
đúc (8.9%); và kỹ thuật mạ (7.4%).


Sở dĩ, không có nhiều nhu cầu của doanh nghiệp về đào tạo các chuyên
ngành này là do chỉ có những doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực này
mới có nhu cầu, còn những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác, hiển
nhiên sẽ không có nhu cầu về các chuyên ngành kỹ thuật này. Chẳng hạn như
công nghệ đúc là nhu cầu cần hỗ trợ hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất
kim loại (55.6%); tương tự như vậy, nhu cầu hỗ trợ về đào tạo kỹ thuật điện có
đến 78.3% doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện có nhu cầu hỗ trợ; đào
tạo về công nghệ chế tạo máy sẽ là nhu cầu hỗ trợ lớn nhất của các doanh

nghiệp sản xuất máy móc thiết bị điện (Biểu đồ 18).


Nhu cầu hỗ trợ về giảng viên cũng được 59.7% doanh nghiệp quan tâm.
Giảng viên là các doanh nhân thành đạt là lựa chọn hàng đầu của các doanh
nghiệp (49.8%); tiếp đến là các chuyên gia đến từ cơ quan quản lý nhà nước
(45.4%); các giảng viên đến từ trường đại học, cao đẳng (31.6%) và các viện
nghiên cứu (22.1%) là lựa chọn thứ 3, và thứ tư của doanh nghiệp; giảng viên
là các nhà tư vấn độc lập chỉ có 16.4% doanh nghiệp có nhu cầu.
Số liệu đã dẫn nói lên rằng đa số doanh nghiệp cần lực lượng giảng viên
là những người đã kinh qua thực tế và đã thành đạt trong kinh doanh hoặc trong
công tác quản lý nhà nước. Doanh nghiệp muốn có được kiến thức kinh doanh
hoặc quản lý thực tế hơn là lý thuyết kinh điển.
Nhu cầu hỗ trợ thông tin về công nghệ, kỹ thuật: Những thông tin về công
nghệ mới, trang thiết bị tiên tiến, năng lực sản xuất sản phẩm cùng loại với
doanh nghiệp trong nước, thông tin về thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
cùng loại trên thị trường thế giới đều là những nhu cầu thứ yếu đối với doanh
nghiệp. Nhu cầu lớn nhất cần được hỗ trợ là thông tin về cơ chế chính sách liên
quan đến kinh doanh (Biểu đồ 20).


×