Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất xã võng xuyên, huyện phúc thọ, thành phố hà nội đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.59 KB, 7 trang )

Phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất
phương hướng quy hoạch sử dụng đất xã Võng
Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội đến
năm 2020

Phạm Như Duy


Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS chuyên ngành: Địa Chính; Mã số: 60 44 80
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Cao Huần
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát
triển bền vững. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các (hợp tác sử dụng đất) HTSDĐ
về mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường tại xã Võng Xuyên,
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất xã
Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội đến năm 2020 theo hướng bền vững.

Keywords: Địa chính; Quy hoạch sử dụng đất; Đất đai; Phúc Thọ


Content
Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai hiện nay, được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai 2003. Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 nêu rõ “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”. Việc lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các
cấp, các ngành lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà


nước về đất đai, làm căn cứ cho việc giao đất, cho thuê đất và đáp ứng các nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội. Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu
của Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu quả,
ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng môi trường sinh
thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ là một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, nằm trong quy
hoạch tổng thể của thành phố nên xã cũng có một số thay đổi trong việc sử dụng đất, đó là một
trong những điều kiện để định hướng kế hoạch sử dụng đất tại xã. Tuy nhiên việc triển khai quy
hoạch sử dụng đất luôn xảy ra nhiều vấn đề bất cập dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” hay
không kịp thời điều chỉnh sử dụng đất theo quy hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất,
nhân lực và các nguồn lực khác. Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xây dựng các
hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất tại xã Võng Xuyên
một cách hiệu quả mang tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách hợp lý theo kịp
những biến động của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá hiện trạng
và đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành
phố Hà Nội đến năm 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tính phù hợp của các HTSDĐ về mức độ thích nghi, hiệu
quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường để đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 theo hướng phát triển bền vững tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà
Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển bền
vững.
- Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các HTSDĐ về mức độ thích nghi, hiệu quả về mặt
kinh tế, xã hội và môi trường tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP.
Hà Nội đến năm 2020 theo hướng bền vững.


Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ diện tích đất trên địa bàn xã Võng Xuyên, huyện Phúc
Thọ, thành phố Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu: các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu đất nông nghiệp của xã.
Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
* Phương pháp điều tra, phân tích số liệu tự nhiên và kinh tế xã hội.
* Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa.
* Phương pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trước.
* Phương pháp bản đồ.
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai bền
vững.
Luận văn đưa ra cơ sở lý luận và một số phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất
bền vững trong nước và thế giới. Luận văn cũng nghiên cứu một số khái niệm về quy hoạch sử
dụng đất phục vụ nông thôn như: khái niệm đất đai, khái niệm đơn vị đất đai, khái niệm loại hình
sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất đai, các định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất, định nghĩa về
mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác, tính hữu dụng của
quy hoạch sử dụng đất đai, tính hiệu quả và bền vững trong quy hoạch sử dụng đất đai. Qua đó
đưa ra quy trình đánh giá đất đai theo hướng dẫn của FAO áp dụng vào địa bàn nghiên cứu tại xã
Võng Xuyên.
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của
xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đó là các nguồn lực về tài nguyên
thiên nhiên như khí hậu, địa hình, các loại đất hay tài nguyên nhân văn như dân số, các chỉ tiêu
phát triển kinh tế,… của xã Võng Xuyên ảnh hưởng tới việc quy hoạch sử dụng đất, luận văn
cũng đánh giá tình hình sử dụng đất năm 2011 với hiện trạng sử dụng đất và hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp, tiếp đó là biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2005-2010 đề cập tới công tác
tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, công tác thống kê, kiểm kê đất đai, công tác đo đạc lập
bản đồ địa chính, công tác cấp GCNQSDĐ Từ đó để đưa ra các phương hướng cụ thể cho việc
sử dụng quỹ đất phù hợp với nguồn tài nguyên và tiềm lực phát triển của địa phương, tác giả đã

tiến hành thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Võng Xuyên năm 2011.
Chương 3: Đánh giá các hệ thống sử dụng đất và đề xuất phương hướng quy hoạch sử
dụng đất.
Luận văn nghiên cứu các đặc điểm của các loại hình sử dụng đất của xã bao gồm:
- Đơn vị I: Nằm trên địa hình vàn, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa không được bồi, thành
phần cơ giới trung bình đến nặng với pH
KCl
từ 4,8 – 5,7; mức độ thoát nước trung bình. Từ đó
hình thành nên 4 HTSDĐ trên đơn vị I đó là I
LN
, I
CHN
, I
QC
, I
NTTS
tương ứng đó là: đơn vị I lúa
nước, đơn vị I cây hàng năm, đơn vị I quần cư, đơn vị I nuôi trồng thủy sản.
- Đơn vị II: Nằm trên địa hình vàn trũng, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa glây, thành phần
cơ giới trung bình tới nặng với pH
KCl
từ 4,4 – 4,8; mức độ thoát nước kém. Từ đó hình thành nên
4 HTSDĐ trên đơn vị II là II
LN
, II
CHN
, II
QC
, II
NTTS

tương ứng đó là: đơn vị II lúa nước, đơn vị II
cây hàng năm, đơn vị II quần cư, đơn vị II nuôi trồng thủy sản.
- Đơn vị III: Nằm trên địa hình vàn trũng, trầm tích Aluvi, loại đất phù sa glây, thành
phần cơ giới trung bình tới nặng với pH
KCl
từ 4,4 – 4,8; mức độ thoát nước là ngập úng theo
mùa. Từ đó hình thành nên 2 HTSDĐ trên đơn vị III là III
LN
, III
NTTS
tương ứng đó là: đơn vị III
lúa nước, đơn vị III nuôi trồng thủy sản.
Sau đó tiến hành thành lập bản đồ đơn vị đất đai năm 2011.
Tiếp đó là các loại hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn xã bao gồm:
Đất lúa nước
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Từ đó xây dựng các hệ thống sử dụng đất từ đơn vị đất đai và các loại hình sử dụng đất với công
thức: HTSDĐ = ĐVĐĐ + LHSDĐ
Dựa trên điều kiện khí hậu và nền nhiệt ẩm cũng như đặc điểm của 3 đơn vị đất đai là
đơn vị I, đơn vị II, đơn vị III, cùng 4 LHSDĐ chủ yếu là cây lúa nước, cây hàng năm, cây lâu
năm và quần cư, ta chọn được các hệ thống sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã. Từ đó ta
lựa chọn 10 HTSDĐ chính là: I
LN
, I
CHN
, I
NTTS
, I

QC
; II
LN
, II
CHN
, II
NTTS
, II
QC
; III
LN
, III
NTTS
.
Với: I
LN
: HTSDĐ I lúa nước trên địa hình vàn với mức độ thoát nước trung bình.
I
CHN
: HTSDĐ I cây hàng năm trên địa hình vàn với mức độ thoát nước trung bình.
I
NTTS
: HTSDĐ I nuôi trồng thủy sản trên địa hình vàn với mức độ thoát nước trung
bình.
I
QC
: HTSDĐ I quần cư trên địa hình vàn với mức độ thoát nước trung bình.
II
LN
: HTSDĐ II lúa nước trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.

II
CHN
: HTSDĐ II cây hàng năm trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
II
NTTS
: HTSDĐ II nuôi trồng thủy sản trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát
nước kém.
II
QC
: HTSDĐ II quần cư trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
III
LN
: HTSDĐ III lúa nước trên địa hình vàn trũng với mức độ thoát nước kém.
III
NTTS
: HTSDĐ III nuôi trồng thủy sản với mức độ thoát nước kém.
Tuy nhiên ta chỉ tiến hành chọn 8 HTSDDĐ chính là I
LN
, I
CHN
, I
NTTS
,; II
LN
, II
CHN
, II
NTTS
;
III

LN
, III
NTTS
phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội và định hướng quy hoạch của xã.
Từ đó thành lập bản đồ hệ thống sử dụng đất đai năm 2011 của xã Võng Xuyên. Sau đó
tiến hành đánh giá các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc đánh giá: tính thích nghi, hiệu quả
kinh tế xã hội, hiệu quả từ mặt môi trường.
Sau khi đánh giá các hệ thống sử dụng đất luận văn đã đưa ra định hướng quy hoạch sử
dụng đất một cách chi tiết:
Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, tích cực giải quyết việc làm,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Đầu tư hoàn thiện một bước hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các nhu cầu phát triển sản xuất
trong thời kỳ mới.
- Cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn theo tiêu chí
nông thôn mới.
- Xây dựng bộ máy quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước trong sạch, vững về chuyên môn
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ mới và bối cảnh hội nhập.
- Xây dựng an ninh, quốc phòng vững mạnh làm nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội
ổn định và bền vững.
Mục tiêu cụ thể
* Tăng trưởng kinh tế:
- Giai đoạn 2011-2015: tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,5%/năm;
- Giai đoạn 2016-2020: tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,0%/năm;
* Thu nhập bình quân/người đến năm 2020 đạt bình quân 30,00 triệu đồng/người/năm,
gấp gần 3 lần so với năm 2010.
* Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 giảm dần tỷ trọng GTSX nông nghiệp tăng tỷ trọng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ cụ thể:

- Nông - lâm - thuỷ sản: 25,00%
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 40,00%
- Thương mại - Dịch vụ: 35,00%
*Phát triển xã hội
- Cơ cấu lao động nông nghiệp còn 34-35%;
- Tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo 50-55%;
- Tỷ lệ lao động có việc làm trên 95%;
- 100% dân số được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 90% được dùng nước
sạch;
- Thu gom và xử lý 100% rác thải công nghiệp và chất thải y tế; 100% chất thải sinh hoạt;
- Bình quân hàng năm giảm 1,5-2% số hộ nghèo;
- Trên 95% số hộ đạt gia đình văn hoá.
Phương án quy hoạch sử dụng đất tại xã Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội:
Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020: Trong giai đoạn quy hoạch nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển của các ngành, xây dựng các khu dân cư, phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng sang đất
phi nông nghiệp là 89,09 ha, trong đó:
+ Sang đất ở: 19,22 ha;
+ Sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở: 69,87 ha.
Thời kỳ 2011-2020, diện tích đất nông nghiệp còn chu chuyển nội bộ, cụ thể:
- Chuyển 23 ha đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm
- Chuyển 25 ha đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản.
- Ngoài ra, còn chuyển đổi 44,5 ha trong nội bộ đất nông nghiệp để làm các mô hình sinh
thái, trang trại VAC, VA, VC , bao gồm:
+ Chuyển 27 ha đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm khác.
+ Chuyển 5 ha đất trồng cây hàng năm khác sang đất trồng cây lâu năm.
+ Chuyển 12,5 ha đất trồng lúa sang đất nông nghiệp khác.
Bên cạnh đó, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp còn tăng thêm 21,01 ha,
được lấy từ các loại đất: cải tạo từ đất chưa sử dụng 1,01 ha; đất sản xuất vật liệu xây dựng 2,5
ha; và 17,5 ha đất mặt nước chuyên dùng.

Đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp có 395,06 ha, chiếm 53,6% diện tích đất tự
nhiên, thực giảm 68,08 ha so với năm 2011.
 Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp (xây dựng trụ
sở cơ quan, công trình sự nghiệp; khu công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; đất xử lý, chôn lấp rác
thải; đất nghĩa trang, nghĩa địa; xây dựng phát triển hạ tầng ) trên địa bàn xã, đất phi nông
nghiệp có xu hướng tăng. Giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp là
342,04 ha, tăng 69,09 ha so với năm 2011 chiếm 46,40% diện tích đất tự nhiên.
Đất chưa sử dụng trong kỳ quy hoạch giảm 1,01 ha do phân bổ sang đất trồng cây hàng
năm. Đến năm 2020 diện tich đất chưa sử dụng của xã sẽ không còn
Kết luận
Khái quát một số vấn đề luận văn đã nghiên cứu:
1. Luận văn đưa ra cơ sở lý luận và một số phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng
đất bền vững trong nước và thế giới để từ đó làm cơ sở nghiên cứu và phương pháp luận cho việc
nghiên cứu vào thực tiễn. Qua đó luận văn cũng nghiên cứu một số khái niệm về quy hoạch sử
dụng đất phục vụ nông thôn như khái niệm đất đai, khái niệm đơn vị đất đai, khái niệm loại hình
sử dụng đất, hệ thống sử dụng đất đai, các định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất, định nghĩa về
mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình sử dụng đất khác, tính hiệu quả và bền
vững trong quy hoạch sử dụng đất đai. Qua đó đưa ra quy trình đánh giá đất đai theo hướng dẫn
của FAO áp dụng vào địa bàn nghiên cứu tại xã Võng Xuyên.
2. Yếu tố chính ảnh hưởng tới việc sử dụng đất của xã đó là yếu tố tiềm năng về đất đai,
với dân số và nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp theo xu
hướng bền vững.
3. Qua quá trình phân tích tính thích nghi về đất đai, tính hiệu quả về mặt kinh tế, về mặt
xã hội và môi trường từ đó luận văn đã đưa ra 8 HTSDĐ phù hợp cho việc phát triển của xã đó
là: I
LN
, I
CHN
, I
NTTS

; II
LN
, II
CHN
, II
NTTS
; III
LN
, và III
NTTS
để từ đó đề xuất phương hướng xây dựng
quy hoạch sử dụng đất với các chỉ tiêu diện tích phân bố cho các hệ thống sử dụng đất căn cứ
nhu cầu của địa phương và dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý.
Tóm lại, phương án quy hoạch sử dụng đất đã tập trung giải quyết tốt mục tiêu sử dụng
đất đai có hiệu quả, khai thác thế mạnh, tiềm năng của xã, đáp ứng nhu cầu về đất đai để phát
triển các ngành, các lĩnh vực, có tính đến bảo vệ, cải tạo bồi dưỡng tài nguyên đất đai, môi
trường, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã.


References
1. Luật đất đai 2003. Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ban hành
ngày 17 tháng 02 năm 2007 quy định kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch
sử dụng đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nghị định số 69/2009/NĐ-BTNMT ban hành
ngày 13 tháng 08 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi
đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ban hành

ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
6. PGS.TS Trần Văn Tuấn (2009). Tập bài giảng “Quy hoạch sử dụng đất”.
Trường Đại hoạch Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc Gia Hà nội.
7. TS. Phạm Thị Phin (2012). Luận án tiến sĩ nông nghiệp “Nghiên cứu sử dụng
bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội.
8. UBND huyện Phúc Thọ. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Phúc Thọ năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
9. UBND huyện Phúc Thọ. Kết quả thống kê và kiểm kê đất đai huyện Phúc Thọ
năm 2010.
10.Tôn Thất Chiểu, Bùi Quốc Toản.Viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp,Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (1984).
11.Van Men Sroost và Nguyễn Văn Nhân (1993).Chương trình quy hoạch tổng
thể đồng bằng Sông Cửu Long.
12. UBND huyện Phúc Thọ. Quy hoạch sử dụng đất huyện Phúc Thọ đến năm
2010.
13. UBND xã Võng Xuyên. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xã Võng Xuyên,
huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội thời kỳ 2001 – 2010.
14. UBND xã Võng Xuyên. Báo cáo tổng kết về kinh tế - xã hội năm 2010 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
15. UBND xã Võng Xuyên (2011).Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020.





×