Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

huong dan may túi xách đeo chéo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.03 KB, 10 trang )

Đây là một cái túi nhỏ (clutch hay pouch?), bên trong có 3 ngăn, dài
16cm, cao 9,5cm, có thể để điện thoại, tiền, chìa khóa… mang theo người.
Nguyên liệu sử dụng gồm:
-

Vải chính và vải lót (ở đây đều sử dụng là linen)

-

Bông chần và keo hai mặt (ở đây dùng bông chần có keo)

-

Khóa nam châm: 1 cái

-

Móc chữ D (hoặc ở đây là móc hình trái tim).
Rập gồm 1 tờ A4 (file PDF đính kèm), gồm 2 hình: Hình lớn (A) và
hình nhỏ (B).

1


1. Cắt vải chính và vải lót theo rập (bao gồm cả đường may). Rập có 2 hình:

lớn (A) và nhỏ (B). Lấy A dùng làm mẫu để cắt 1 mảnh vải chính và 1
mảnh vải lót. B làm mẫu cắt 3 mảnh từ vải chính và 3 mảnh từ vải lót. (như
hình)

2. Ta lấy rập và cắt bỏ đường may, rồi dùng để cắt bông chần có keo: 1 hình



lớn và 1 hình nhỏ.
Tiếp đó, nếu cần nắp túi cứng cáp, dùng phần trên của rập A cắt một
mảnh bông chần cao 5-6 cm. (như hình - trên rập có đánh dấu)

2


3. Là dính bông chần có keo vào mặt trái 2 mảnh vải chính đã cắt theo rập A và

B, mảnh bông chần còn lại là với mặt trái của mảnh lót cắt theo rập A.
Hai mảnh vải chính còn lại dùng để làm ngăn trong nên không cần chần
bông.

4. Tại mấy mảnh vải đã được chần bông, ta lắp nam châm và trang sức như

hình, có thể trang trí mác vải.

3


5. Lấy hai mảnh vải chính không chần bông và hai mảnh vải lót, ta làm
ngăn phụ.
Đầu tiên ta úp mặt phải hai mảnh vải lót và chính theo rập B với nhau,
may một đường bên trên rồi dùng kéo tỉa (như hình), sau đó lộn lại, là
phẳng.
Làm tương tự với 2 mảnh còn lại, ta được hai phần như hình bên phải.

4



6. Lấy hai mảnh kết quả của bước 5 ta vẽ đường may như hình trên 1 mặt lót

(trên rập có). Sau đó úp hai mặt phải của hai mảnh này vào nhau (hình bên
trái).
Tiếp đó ta may theo đường may đã vẽ để làm ngăn phụ.

7. Lấy ra mảnh vải chính (theo rập B) đã chần bông có nam châm, ta
khâu cùng với mảnh vải lót cuối cùng còn lại như bước 5, sau đó lộn lại và
là phẳng.

8. Tiếp theo ta may mặt trước túi và tường kép vào nhau

Trước hết ta lấy mảnh kết quả của bước 6, gim lại như hình bên phải
(để tránh may đè lên), sau đó lật mảnh vải kết quả bước 7 ra y như hình bên
trái.
5


Tiếp đó Đặt mảnh vải bước 7 đè lên mảnh kết quả bước 6 sao cho hai
mặt phải úp lên nhau (đặc biệt ở viền), sau đó may viền xung quanh (ba
cạnh).

9. Hình bên trái là kết quả sau khi may xong bước 8.

Sau đó, như hình bên phải, ta đem mặt trước của vải lót (mảnh kết quả
bước 7) lật qua trùm lên vừa khít, tiếp tục may viền xung quanh, nhưng để
lại một đoạn khoảng 7cm ở đáy để lộn lại sau này.
Như vậy sau khi may ngăn phụ được bao hoàn toàn tại bên trong.
Ta tỉa chỗ đường cong đáy túi như hình.


6


10. Theo đoạn chưa may ở đáy cuối bước 9, ta lộn lại sẽ được mặt
trước của túi. Chính là hình dưới

11. Lấy mảnh vải chính (rập A) đã chần bông ra, ta lắp vật trang trí và may chỗ

treo móc (như hình).
Tiếp đó lấy mảnh kết quả bước 10, đặt vừa khít lên, mặt phải úp vào
nhau (như hình). Tiếp đó khâu một đường dài khoảng 10cm ở dưới đáy.

7


Kết quả như sau:

Tiếp đó ở trên ta đặt vào mảnh vải lót (theo rập A, đã chần bông và lắp
nam châm), xếp vừa khít. May tứ phía xung quanh, để lại một đoạn dài 78cm ở đáy để lát còn lộn lại.
Cắt tỉa xung quanh như hình.

8


12. Theo đoạn để lại chưa may cuối bước 11, ta lộn mặt ra ngoài, khâu lại bằng

tay.
Túi còn có 1 đoạn chưa may (cuối bước 9, ở trong ngăn phụ), ta khâu
nốt chỗ đó lại.


13. Đem túi lộn về mặt phải, sửa sang lại, là lượt, may một đường trên nắp (như

hình), sau đó lắp một cái dây.
Túi đã hoàn thành, có 3 ngăn.

9


----------oOo----------

10



×