Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Kinh tế vĩ mô sự hình thành và phát triển ngân hàng thế giới và ngân hàng nhà nước việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.61 KB, 39 trang )

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
TỔNG QUAN......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI................................................5
1.1 Lịch sử ra đời của Ngân hàng.................................................................................5
1.2 Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng...............................................................5
1.3 Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế................................................................7

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)........................................................8
2.1 Lược sử hình thành.................................................................................................8
2.2 Quá trình phát triển.................................................................................................9
2.2.1 Giai đoạn 1929-1944.......................................................................................9
2.2.2 Giai đoạn 1944-1968.....................................................................................10
2.2.3 Giai đoạn 1968-1980.....................................................................................10
2.2.4 Giai đoạn 1980-1989.....................................................................................11
2.2.5 Giai đoạn 1989 đến nay.................................................................................11
2.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................13
2.4 Hoạt động của WB................................................................................................14
2.4.1 Hoạt động chung............................................................................................14
2.4.2 Hoạt động của các cơ quan thành viên..........................................................15
2.4.3 Hoạt động của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.........................................21

CHƯƠNG 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (THE STATE BANK OF VIET
NAM-SBV).........................................................................................................26
3.1 Sự hình thành.......................................................................................................26


3.2 Sự phát triển..........................................................................................................27
3.2.1 Thời kỳ 1951-1954........................................................................................27
3.2.2 Thời kỳ 1955-1975........................................................................................27
3.2.3 Thời kỳ 1975-1985........................................................................................27
3.2.4 Thời kỳ 1986 đến nay....................................................................................28
3.3 Hoạt động của SBV..............................................................................................29
3.3.1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia...........................................................29
3.3.2 Phát hành tiền.................................................................................................30
3.3.3 Hoạt động tín dụng........................................................................................30
3.3.4 Mở tài khoản, hoạt động thanh toán và ngân quỹ.........................................30
3.3.5 Quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối.....................................................31
3.3.6 Thanh tra ngân hàng......................................................................................31

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ.........................................................32
4.1 Giải pháp cho WB.................................................................................................32
4.1.1 Các giải pháp chính sách của WB.................................................................32
4.1.2 Kiến nghị........................................................................................................33
4.2 Giải pháp cho SBV...............................................................................................34
1


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

KẾT LUẬN........................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................39

2



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay nền kinh tế thị trường đã ngày càng chứng minh được vai trò của nó
trong việc phát triển kinh tế các quốc gia, nâng cao đời sống, đẩy lùi nạn đói,... Kinh tế
thị trường tạo ra nhiều “sản phẩm”như thị trường chứng khoán, thị trường tài chính,...
Mỗi thứ đều có một vai trò quan trọng nhất định đối với nền kinh tế của chúng ta. Xét
trên bình diện vĩ mô thì chúng em nhận xét là các vấn đề về thị trường tài chính là
quan trọng hơn cả. Chúng đảm bảo sự lưu thông và phân phối tiền tệ trong các nước
và giữa các quốc gia với nhau nhằm tạo ra một vòng lưu chuyển của tiền tệ. Quan
trọng hơn trong đó có bàn tay của con nguời tham gia vào chu trình vận động đó nhằm
điều tiết khách quan lượng tiền tệ chống lại “bàn tay vô hình” của thị trường, cố gắng
làm cho quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy vai trò
quan trọng của thị trường tài chính tiền tệ, quan trọng vai trò của các chủ thể của “bàn
tay hữu hình” điều tiết. Ngoài nhà nước ra thì hệ thống ngân hàng cũng là một trong số
đó.
Trong môn học kinh tế vĩ mô này, nhóm may mắn chọn được đề tài nghiên cứu
về sự hình thành hai hệ thống ngân hàng của thế giới và ngân hàng nhà nước Việt
Nam. Qua đó có cơ hội tìm hiểu kĩ hơn và làm cơ sở để học tốt hơn bộ môn kinh tế vĩ
mô và biết đâu còn giúp ích được nhiều cho công việc sau này của chúng em.
Nhờ sự chỉ dẫn chi tiết của giảng viên hướng dẫn, nên chúng em có thể nhanh
chóng lập được một dàn ý tốt và chi tiết, hoàn thành nhanh chóng được bài tiểu luận.
Tuy nhiên dẫu đã cố gắng nhưng con người vẫn là con người, không thể tránh khỏi
thiếu sót hoặc sai lầm. Do vậy mọi thiếu sót, hạn chế vô ý, mong được cô bỏ qua và
đánh giá trên cơ sở khách quan nhất.
Cuối cùng xin được cảm ơn cô.
Nhóm Hội ngộ.

3



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

TỔNG QUAN
 Giới thiệu đề tài và lí do chọn đề tài
Trong môn học Kinh tế vĩ mô nhóm may mắn chọn được đề tài tìm hiểu về Ngân
hàng thế giới World Bank (WB) và Ngân hàng nhà nước Việt Nam (SBV). Thiết nghĩ
đây là một đề tài hay và bổ ích vì nó giúp các thành viên trong nhóm có hiểu biết hơn
khi tìm hiểu về hai hệ thống ngân hàng giúp cho việc học tập bộ môn và kiến thức
chuyên ngành được tốt hơn.
 Đối tượng nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng nhà nước Việt
Nam, cơ cấu tổ chức, các hoạt động, chính sách của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng
nhà nước Việt Nam trong thời gian qua và cuối cùng là các giải pháp đề xuất để nâng
cao hiệu quả hoạt động của hai hệ thống ngân hàng.
 Phạm vi nghiên cứu
Bám sát giáo trình Kinh tế vĩ mô đang học ở trên lớp, ngoài ra nhóm còn tham
khảo nhiều tư liệu trên nhiều nguồn khác nhau, sẽ được liệt kê trong mục Tài liệu tham
khảo.
 Phương pháp nghiên cứu
1. Xác định chủ thể cần nghiên cứu, khảo sát vấn đề trước khi lập dàn bài đề
cương chi tiết
2. Phân tích chủ đề thành các phần nhỏ để nghiên cứu
3. Tổng hợp và thống nhất ý kiến từ các thành viên nhóm
4. Sử dụng nguồn tài liệu từ mọi phương tiện trong đó không thể không kể đến
internet là một phương tiên hiệu quả nhất

4



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI
1.1 Lịch sử ra đời của Ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, Ngân hàng là một tổ chức quan trọng nhất của nền
kinh tế, là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ tập trung, phân
phối lại vốn tiền tệ cũng như các dịch vụ có liên quan đến tài chính tiền tệ khác trong
nền kinh tế quốc dân.
Là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, cho nên lịch sử hình thành và phát
triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Tiền
thân của các nghiệp vụ hiện đại bắt nguồn từ nghề đổi tiền và đúc tiền của các thợ
vàng. Người làm nghề đúc tiền, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi
ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá mua và giá bán.
Do yêu cất trữ tiền của lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người làm nghề đổi tiền
thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Dần dần do có uy tín, những người giữ hộ tiền
bạc của các nhà buôn, thanh toán hộ và do tích luỹ được nhiều tiền họ kiêm luôn cả
nghề cho vay. Trong một thời gian dài, từ nghề đổi tiền đã phát triển thành nghề Ngân
hàng. Nghề Ngân hàng thời kì đầu chỉ bao gồm các nghiệp vụ đơn giản như: đổi tiền,
nhận tiền gửi, bảo quản hộ tiền, thanh toán, chuyển tiền cho vay; nghiệp vụ cho vay
mang tính chất cho vay nặng lãi, cho nên các Ngân hàng thời kì này gọi là Ngân hàng
cho vay nặng lãi.
Trong lịch sử phát triển, nghề Ngân hàng đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
Nghề này được phát triển từ thời thượng cổ đến thời kì trung cổ, nghề Ngân hàng bị
đình đốn do sự sụp đổ của đế quốc La Mã. Đến thời kì phục hưng, nghề này được
phục hồi và phát triển khá mạnh. Số lượng các tổ chức kinh doanh tiền tăng thêm,
nhiều nghiệp vụ mới được áp dụng, như nghiệp vụ thanh toán bằng thương phiếu,

thanh toán bù trừ, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay và thanh toán... Một số tổ chức kinh
doanh tiền xuất hiện trong thời kì này đã mang dáng dấp kiểu Ngân hàng hiện đại, như
Banco di barcelone thành lập năm 1401 và Banco di Valencia thành lập năm 1409 ở
Tây Ban Nha, Banco di Realto thành lập năm 1587 ở Vơnidoq (Italia).
Loại hình Ngân hàng hiện đại thực sự xuất hiện trên thế giới vào thế kỷ 17, với
việc thành lập những Ngân hàng: Ngân hàng Amxtécđam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân
hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng Anh quốc năm 1694.
1.2 Quá trình phát triển hệ thống Ngân hàng
Từ thế kỷ 15 dến cuối thế kỷ 18, ở các nước Tây Âu, ngân hàng hiện đại lần lượt
được thành lập do chuyển hoá từ các ngân hàng cho vay nặng lãi, hoặc được thiết lập
mới.
5


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

Hoạt động của các ngân hàng này, nhìn chung tương tự nhau. Chúng đều là loại
Ngân hàng đa năng, tiến hành các nghiệp vụ tiền gửi, chiết khấu, cho vay, phát hành
giấy bạc, đổi tièn, chuyển tiền. Mỗi ngân hàng là một “vương quốc”riêng, chưa tạo
thành một hệ thống có mối liên kết chặt chẽ.
Trong thế kỷ 18 và nhất là thế kỷ 19, sự mở rộng nhanh chóng kinh tế hàng hoá ở
các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đã thúc đẩy sự hình thành hệ thống Ngân hàng 2 cấp.
Một mặt, hình thành ngân hàng phát hành tiền thống nhất cho cả nước, xoá bỏ
tình trạng phát hành tiền phân tán. Ban đầu người ta ban hành các đạo luật hạn chế số
lưọng ngân hàng được phép phát hành tiền, giành quyền này cho một số ngân hàng
lớn. Dần dần, trong thế kỷ 19, các nước Tây Âu đã giành quyền phát hành tiền cho
một ngân hàng duy nhất.
Mặt khác, ở các nước này xuất hiện ngày một nhiều các tổ chức kinh doanh tiền
tệ với nhiều tính năng, tên gọi, quy mô hoạt dộng khác nhau, như ngân hàng thương

mại, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng...
Sang đầu thế kỷ 20, nền kinh tế ở các nước Âu-Mỹ khủng hoảng sâu sắc, đòi hỏi
sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự
phát huy vai trò điều tiết vĩ mô, nhằm khắc phục khủng hoảng, duy trì chủ nghĩa tư
bản.
Một trong những công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng hàng đầu Nhà nước phải
nắm là hệ thống Ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng phát hành, biến nó thành cơ quan
Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toán của đất nước. Trong
bối cảnh như vậy, ngân hàng phát hành đã chuyên thành ngân hàng trung ương. Đây
không chỉ thuần tuý là sự thay đổi cơ bản về chức năng hoạt động của loại ngân hàng
này. Nếu như chức năng cơ bản của ngân hàng phát hành tiền còn thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, điều tiết khối lượng tiền lưu thông
nhằm đảm bảo sự ổn định về tiền tệ, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Thời kỳ này, các ngân hàng kinh doanh phát triển mạnh ở các nước Âu Mỹ cũng
như các nước thuộc địa, bán thuộc địa thuộc châu lục Á, Phi và Mỹ la tinh.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với xu thế quốc tế hoá và nhất thể hoá về kinh tế –
tài chính, hệ thống ngân hàng ở mỗi nước được hoàn chỉnh thêm một buớc, đồng thời
trên phạm vi khu vực và trên phạm vi toàn cầu đã xuất hiện các tổ chức Ngân hàng
quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển khu vực,
bên cạnh Ngân hàng thương mại siêu quốc gia. Những ngân hàng này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ giữa các nước và của cộng
đồng các quốc gia trên thế giới.

6


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

1.3 Vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế

Ngân hàng với hoạt động của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế; Ngân hàng phải thực hiện nhiều vai trò để có thể duy trì khả năng cạnh tranh
và đáp ứng nhu cầu xã hội. Ngân hàng có những vai trò cơ bản sau:
Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình thành các
khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để đầu tư vào nhà
cửa thiết bị và tài sản khác.
Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng
hoá và dịch vụ (như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán
điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc).
Vai trò bảo lãnh: Cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng
thanh toán (chẳng hạn phát hành thư tín dụng).
Vai trò đại lý: Thay mặt kháhc hàng quản lý và bảo vệ tài sản của họ phát hành
hoặc chuộc lại chứng khoán(thường được thực hiện tại phòng uỷ thác)
Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ,
góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội.

7


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
2.1 Lược sử hình thành
1944

Thành lập Ngân hàng tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và Quỹ tiền tệ
uốc tế (IMF) tại Bretton Woods


1946

Eugene Meyer được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch Ngân hàng và từ chức cũng
trong năm này. Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạt động

1947

John McCloy từ chức chủ tịch Ngân hàng, Eugene R.Black được bổ nhiệm
thay thế và ông là người giữ vị trí này với nhiệm kì dài nhất trong số các Chủ
tịch Ngân hàng thế giới.

1952

Nhật bản và Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập Ngân hàng thế giới

1956

Thành lập Công ty tài chính Quốc tế (IFC)

1960

Thành lập Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA)

1962

Khoản vay đầu tiên dành cho giáo dục đã được cấp cho Tunisie để xây dựng
các trường học

1966


Thành lập Trung tâm Quốc tế Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID)

1980

Khoản tín dụng đầu tiên để điều chỉnh cơ cấu đã được cấp cho Thổ Nhĩ Kì.
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa trở thành thành viên của Ngân hàng
Tái thiết và Phát triển quốc tế và Hiệp hội Phát triển Quốc tế, nhanh chóng trở
thành một trong những quốc gia nợ nhiều nhất. Vốn hoạt động được phép của
Ngân hàng Quốc tế tái thiết và Phát triển tăng từ 44 triệu đô la lên 85 triệu đô
la

1982

Ngân hàng cung với Quỹ tiền tệ Quốc tế can thiệp giúp đỡ Mexico khi quốc
gia này lâm vào khủng hoảng nợ

1988

Thành lập tổ chức bão lãnh đầu tư Đa phương (hay MIGA)

1991

Trung Quốc trở thành con nợ lớn nhất của Hiệp hội phát triển Quốc tế, vượt
qua cả Ấn độ

1992

Liên bang Nga và 12 nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trở thành thành viên
của IBRD và IDA


1996

Ngân hàng, Quỹ tiền tệ Quốc tế và các nhà tài trợ khác đã khởi xướng sáng
kiến dành cho các nước nghèo nợ ần chồng chất (HIPC)
8


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

1997

Ngân hàng phối hợp chặt chẽ với Quỹ tiền tệ Quốc tế để can thiệp mạnh mẽ
vào việc cứu trợ các quốc gia Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính

1999

Ngân hàng và Quỹ tiền tệ Quốc tế đưa ra các chiến lược chống đói nghèo.
Sáng kiếm HIPC được đẩy mạnh để thức đấy việc giảm nợ cho các nghèo

2000

Đây là lần đầu tiên sau gần 20 năm, tỷ lệ thành công các dự án của Ngân
hàngđạt 75% (trong khi năm 1996 con số này chỉ là 60%).

2001

Ngân hàng liên kết với các tổ chức khác kêu gọi giảm trợ cấp nông nghiệp
trong các nước phát triển.


2006

42 quốc gia châu Phi cận Sahara và châu Mỹ Latinh đang nợ chồng chất
Ngân hàng Thế giới, IMF và Ngân hàng Phát triển châu Phi có khả năng được
hưởng chương trình sáng kiến xóa nợ Đa phương (MDRI).

2007

Ngân hàng Thế giới và Liên hợp quốc đã phát động chiến dịch thu hồi các
khoản tiền tham nhũng của các lãnh đạo các nước đang phát triển (StAR –
sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp.

2.2 Quá trình phát triển

Ngân hàng thế giới thành lập năm 1994, trụ sở chính đặt tại Washington D.C Mĩ

2.2.1 Giai đoạn 1929-1944
1929-1933, khủng hoảng kinh tế ở phương Tây bùng nổ trong khi cuộc chiến
tranh thế giới lần thứ nhất vừa mới kết thúc không lâu đã làm dấy lên mâu thuẫn giữa
các quốc gia phát triển. Các cuộc đua bành trướng diễn ra. Phát xít Đức nhảy lên vũ
9


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

đài và Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Trong thời kì này nền kinh tế của Mỹ phát
triển rất nhanh, trờ thành nước mạnh nhất thế giới. Sau khi cuộc chiến kết thúc, nước
Mỹ bắt đầu lập ra các tổ chức tài chính quốc tế.
11-1943, Mỹ đưa ra ý kiến thành lập Ngân hàng tái thiết và phát triển Liên hợp

quốc. Dụng ý của kiến nghị này là để nhiều nước phát triển gánh vác nguồn vốn cho
nhu cầu khôi phục và xây dựng kinh tế sau chiến tranh. Mỹ đầu tư vào các nước thông
qua Ngân hàng tái thiết và phát triển thì có thể được Liên hợp quốc bảo trợ.
4-1944, tuyên bố chung về Quỹ tiền tệ quốc tế ra đời, đề ra tôn chỉ và chính sách
thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Tuyên ngôn này lấy kiến nghị của Mỹ về “Quỹ
bình ổn quốc tế làm cơ sở”.
7-1944, Liên hợp quốc triệu tập hội nghị tài chính tiền tệ tại Bretton Woods
thuộc tiểu bang New Hampshire của Hoa Kỳ, quyết định thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế
và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) sau này trở thành “Ngân hàng thế
giới”
1945, pháp nhân này chính thức được biết đến với cái tên Ngân hàng thế giới
trong lần hoạt động đầu tiên của mình. Lúc này Ngân hàng thế giới đã có 36 thành
viên. Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này.
2.2.2 Giai đoạn 1944-1968
Chủ tịch ngân hàng John McCloy lựa chọn Pháp là nước đầu tiên nhận viện trợ
của Ngân hàng Thế giới, hai ứng dụng khác từ Ba Lan và Chile nhưng đã bị từ
chối. Khoản vay 250 triệu USD, một nửa số tiền yêu cầu và đi kèm với điều kiện
nghiêm ngặt. Nhân viên của Ngân hàng Thế giới theo dõi việc sử dụng các quỹ, đảm
bảo rằng chính phủ Pháp sẽ kiểm soát một ngân sách cân bằng và ưu tiên trả nợ cho
Ngân hàng Thế giới với các chính phủ khác. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với chính phủ
Pháp rằng các phần tử cộng sản trong nội các cần phải được loại bỏ. Chính phủ Pháp
tuân thủ điều kiện này và loại bỏ các liên minh chính phủ Cộng sản . Trong vòng vài
giờ Pháp đã được phê duyệt cho vay.
Kế hoạch Marshall của năm 1947 gây ra sự thay đổi trong hoạt động cho vay
của ngân hàng khi nhiều nước châu Âu đã nhận được viện trợ cạnh tranh từ Mỹ với
các khoản vay của Ngân hàng Thế giới. Các khoản tín dụng của Ngân hàng Thế giới
được chuyển sang các nước ngoài châu Âu và cho đến năm 1968, các khoản vay
được dành cho các dự án có thể cho phép một quốc gia vay để trả nợ vay (chẳng hạn
các dự án như cảng, hệ thống đường cao tốc, và nhà máy điện).
2.2.3 Giai đoạn 1968-1980

Từ năm 1968 đến 1980, các ngân hàng tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu
cơ bản của người dân ở các nước đang phát triển. Quy mô và số lượng các khoản vay
10


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

cho khách hàng vay được tăng lên rất nhiều; mục tiêu cho vay được mở rộng từ cơ sở
hạ tầng sang các dịch vụ xã hội và các ngành khác.
Những thay đổi này có thể được quy cho Robert McNamara, người được bổ
nhiệm làm chủ tịch Ngân hàng vào năm 1968 bởi Lyndon B. Johnson . McNamara đã
áp dụng một phong cách quản lý chặt chẽ cho Ngân hàng mà ông đã sử dụng khi còn
làm Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì và chủ tịch tập đoàn Ford Motor .McNamara thay
đổi chính sách ngân hàng đối với các biện pháp như xây dựng trường học và bệnh
viện, cải thiện đọc , viết và cải cách nông nghiệp. McNamara đã tạo ra một hệ thống
thông tin mới thu thập từ các quốc gia vay tiềm năng để xử lý. Các ứng dụng cho vay
nhanh hơn nhiều. Để tài trợ cho nhiều khoản cho vay, McNamara đã nói với thủ quỹ
ngân hàng Eugene Rotberg tìm kiếm các nguồn vốn bên ngoài của các ngân hàng phía
Bắc và là nguồn chính của ngân hàng tài trợ. , Rotberg sử dụng thị trường trái phiếu
toàn cầu nhằm tăng vốn cho ngân hàng. Một hệ quả của thời kỳ cho vay xóa đói giảm
nghèo là sự gia tăng nhanh chóng của nợ thế giới thứ ba . Từ 1976 đến 1980 phát triển
nợ thế giới tăng với tốc độ trung bình hàng năm 20%.
Năm 1980, Tòa án hành chính Ngân hàng Thế giới được thành lập để giải quyết
tranh chấp giữa Ngân hàng Thế giới và nhân viên của mình, nơi các cáo buộc không
tuân thủ hợp đồng làm việc hoặc các điều khoản bổ nhiệm đã không được công khai.
2.2.4 Giai đoạn 1980-1989
Năm 1980, AW Clausen thay thế McNamara sau khi được Tổng thống
Mỹ Jimmy Carter đề cử. Clausen thay thế một số lượng lớn các nhân viên ngân hàng
từ thời McNamara và thiết lập một hệ tư tưởng tập trung trong ngân hàng. Việc thay

thế kinh tế trưởng Hollis B. Chenery Anne Krueger năm 1982 đánh dấu một sự thay
đổi chính sách đáng chú ý tại ngân hàng. Krueger đã được biết đến với những lời chỉ
trích từ các nước phát triển, cũng như của các chính phủ thế giới thứ ba là tìm
kiếm các quốc gia thuê .
Cho vay các khoản tín dụng với các nước thuộc thế giới thứ ba đánh dấu sự
điều chỉnh cơ cấu chính sách nhằm tinh giản nền kinh tế của các quốc gia phát triển
cũng là một phần lớn trong chính sách Ngân hàng Thế giới trong thời gian
này. UNICEF báo cáo trong cuối thập niên 1980 các chương trình điều chỉnh cấu trúc
của Ngân hàng Thế giới chịu trách nhiệm về "sức khỏe giảm, mức độ dinh dưỡng và
giáo dục cho hàng chục triệu trẻ em ở châu Á, châu Mỹ Latinh, và Châu Phi".
2.2.5 Giai đoạn 1989 đến nay
Từ năm 1989, chính sách của Ngân hàng Thế giới thay đổi để đáp ứng với
những lời chỉ trích từ nhiều nhóm. Các nhóm môi trường và các tổ chức phi chính phủ
đã được sự chấp thuận trong việc cho vay của ngân hàng để giảm thiểu sự tác động của
những lời chỉ trích khắc nghiệt.
11


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

Theo truyền thống, và do thỏa thuận ngầm giữa Hoa Kỳ và Châu Âu, Mỹ đã
luôn luôn chọn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Trong năm 2012, lần đầu tiên, có hai
ứng cử viên được đề cử cho nhiệm kỳ tổng thống của Ngân hàng Thế giới những
người không phải từ Hoa Kỳ.
Ngày 23 tháng ba năm 2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố rằng Hoa
Kỳ sẽ đề cử Jim Yong Kim là Chủ tịch tiếp theo của Ngân hàng.
Ngân hàng Thế Giới (WB) hiện có hơn 184 quốc gia thành viên với khoảng
10.020 nhân viên, trong đó khoảng 7.000 nhân viên làm việc tại trụ Sở chính tại thủ đô
Washington D.C của Mỹ, còn lại làm việc tại các văn phòng đại diện các nước trên

khắp thế giới. Đội ngũ nhân viên của Ngân Hàng Thế Giới đến từ hơn 160 nước bao
gồm các chuyên gia kinh tế, nghiên cứu chính sách, giảng viên, nhà khoa học trong
các lĩnh vực môi trường, chuyên gia y tế, tài chính, khảo cổ học cùng các kĩ sư, chuyên
gia trong nhiều lĩnh vực khác. Với 5 tổ chức, định chế, vừa thực hiện độc lập vừa kết
hợp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. Khách hàng hầu hết hài lòng
với sự thay đổi trong các cấp dịch vụ của WB, trong sự tham gia của Ngân hàng vào
hiệu quả hoạt động của khách hàng cũng như trong chuyển giao và chất lượng. Hơn
bao giờ hết, WB đang giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Ngân hàng đã gắn bó
chặt chẽ với các đối tác và khách hàng trong các trường hợp khẩn cấp, từ việc tái thiết
sau xung đột Bosnia đến hỗ trợ hậu khủng hoảng Đông Á, từ cứu trợ sau thảm hoạ
Trung Mỹ, động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tới Kosovo và Đông Timor. Cùng với 187 nước
thành viên hiện nay và nhiều tổ chức khác, WB đang thực hiện mục tiêu phát triển của
thiên niên kỷ mới (Millennium Development Goals) cho đến năm 2015 bao gồm các
vấn đề giáo dục, sức khoẻ và vệ sinh.
Bên cạnh sự phát triển về quy mô, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng vai trò
và nhiệm vụ của mình: hỗ trợ tái thiết nhanh chóng trở thành một hoạt động ngoài lề,
và giờ đây Ngân hàng chỉ tập trung hướng vào một số quốc gia vừa thoát khỏi xung
đột (như Afghanistan, Irak, v.v...); trong chiều ngược lại, hỗ trợ phát triển trở nên
chiếm ưu thế đến mức ngày nay, ảnh hưởng của Ngân hàng trong việc hoạch định và
thực hiện chính sách phát triển đã vượt xa số tiền khá khiêm tốn mà nó đóng góp trong
luồng vốn quốc tế dành cho hỗ trợ phát triển. Có được ảnh hưởng này là do Ngân hàng
Thế giới đồng thời can thiệp vào nhiều lĩnh vực và vì ba nhiệm vụ của tổ chức này,
phần nào đó mâu thuẫn với nhau, cùng tồn tại trong định chế này.
- Trước hết, Ngân hàng, như chính tên gọi của nó cho thấy, là một định chế tài
chính. Nếu là ngân hàng thông thường, hoạt động chính của nó là vay ở các thị trường
tài chính và cho các chính phủ, các doanh nghiệp của các nước đang phát triển vay. Vả
lại, hầu hết các Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đều xuất thân từ giới ngân hàng. Trong
khuôn khổ của các hoạt động hướng đến khu vực kinh tế tư nhân lẫn khu vực nhà

12



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

nước, Ngân hàng phải tìm kiếm lợi nhuận và quan tâm đến khả năng sinh lời của các
dự án mà nó tài trợ.
- Đây cũng là một ngân hàng phát triển, nó hỗ trợ các quốc gia về mặt tài chính để
phục vụ các chính sách phát triển của các nước này. Như vậy, thông qua hoạt động cho
vay, Ngân hàng Thế giới cũng phải góp phần hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia, và
các khoản vay của ngân hàng, khác với những ngân hàng bình thường, không chỉ
nhắm đến mục tiêu duy nhất là hiệu suất tài chính; điều này càng hiển nhiên hơn nữa
trong trường hợp các khoản vay ưu đãi hoặc viện trợ không hoàn lại của IDA, chủ yếu
đến từ các nguồn viện trợ của các nước giàu.
- Cuối cùng, với tư cách là Ngân hàng tri thức, Ngân hàng Thế giới cung cấp các
kiến thức phục vụ cho hai chức năng nói trên và cho cộng đồng phát triển nói chung.
Hoạt động thứ ba này của Ngân hàng Thế giới ngày càng có tầm quan trọng, đến mức
ngày nay Ngân hàng Thế giới thực sự nắm giữ vai trò lãnh đạo trong kinh tế học phát
triển. Ngân hàng Thế giới tự xem mình có vai trò chủ yếu để đóng góp vào việc “hỗ
trợ kỹ thuật” cho các nước đang phát triển nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy được
về các chính sách kinh tế và bằng các kết quả nghiên cứu của mình.
2.3 Cơ cấu tổ chức
Tính đến tháng 8/2011, WB có 187 nước hội viên đồng thời cũng là các cổ đông
góp vốn. Đại diện các cổ đông này là Hội đồng Thống đốc và là những người hoạch
định chính sách của WB. Hội đồng Thống đốc của Nhóm WB và IMF định kỳ họp
mỗi năm một lần. Do vậy, Hội đồng Thống đốc trao quyền điều hành công việc cụ thể
cho Ban Giám đốc Điều hành gồm 25 thành viên làm việc tại trụ sở WB. Năm cổ đông
lớn nhất là Pháp, Đức, Nhật, Anh và Mỹ.
Chủ tịch WB hiện nay là ông Robert B. Zoellick, cũng là Chủ tich Hội đồng
Thống đốc và chịu trách nhiệm quản lý chung của WB. Theo thông lệ, chủ tịch WB

thường mang quốc tịch Mỹ, cổ đông lớn nhất của WB. Chủ tịch Hội đồng Thống đốc
có nhiệm kỳ 5 năm.
Hội đồng Thống đốc bầu ra Ban Giám đốc điều hành hỗ trợ công việc Hội đồng
Thống đốc tại WB. Ban Giám đốc Điều hành họp ít nhất 2 lần một tuần để giám sát
các hoạt động của WB, bao gồm phê duyệt các khoản vay và bảo lãnh, các chính sách
mới, ngân sách quản trị, chiến lược hỗ trợ quốc gia và các quyết định tài chính và vay
vốn.
Các hoạt động hàng ngày của WB đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Chủ tịch,
Ban Giám đốc Điều hành và các Phó Chủ tịch phụ trách theo khu vực.

13


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

2.4 Hoạt động của WB
2.4.1 Hoạt động chung
WB có mục đích hoạt động là hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và nâng
cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên các nước đang phát triển bằng
cách nâng cao năng suất lao động ở các nước này.
Hoạt động của WB rất đa dạng, từ hỗ trợ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch
hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phát
triển năng lượng và giao thông vận tải. Cho vay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều
chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển (IBRD và IDA) và được phân công cho
các tổ chức thành viên thực hiện.
Ngân hàng Thế giới là một trong các nguồn Hỗ trợ phát triển lớn nhất thế giới.
Mỗi năm, Ngân hàng thế giới cho chính phủ các nước đang phát triển vay khoảng 20
tỷ USD để hộ trợ cho hơn 220 dự án. Bên cạnh việc cho vay vốn, Ngân hàng Thế
giưói còn cung cấp hỗ trợ phát triển và tư vấn chính sách cho các chính phủ. Các lĩnh

vực thường sử dụng vốn vay từ ngân hàng Thế giới là: Cung cấp nước sạnh; xây dựng
trường học và đào tạo giáo viên; tăng năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp;
xây dựng và bảo dưỡng đường xá, đường sắt và các cảng; Quản lý rừng và các tài
nguyên thiên nhiên khác; giảm tình trạng ô nhiễm không khí và các vấn đề môi
trường; Mở rộng mạng lưới viễn thông; xây dựng và phân phối năng lượng; mở rộng
mạng lưới y tế đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em; Hiện đại hoá cơ cấu chính quyền. Ngân
hàng thế giới mang một sứ mệnh lớn là đấu tranh chống đói nghèo trên toàn thế giới
thông qua hình thức là cung cấp vốn và kiến thức chuyên môn cho chính phủ các nước
đang phát triển. Khách hàng của Ngân hàng Thế giới là các quốc gia.

Chống đói nghèolà mục tiêu của WB

Những hoạt động chính: WB thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và xã hội ở các
nước đang phát triển thông qua trợ giúp kĩ thuật, cho vay vốn dự án đối với các chính
phủ. WB huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụng chúng trong
14


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

các dự án phát triển ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB đều phải
hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
WB có năm thể thức cho vay chủ yếu:
1) Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận.
Khoản vốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời
gian ân hạn tới 5 năm.
2) Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp
nhận nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay. Kể từ
khi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt động

cho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu.
3) Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đa
phương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình.
4) Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các
tổ chức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợ giúp
kĩ thuật ở các nước đang phát triển. Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác.
5) Trợ giúp kĩ thuật: cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát
triển để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển. Những chương trình
này tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảm
nghèo. Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay. Chỉ cho vay đối với
các nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh, vv. Mục
đích cho vay không chỉ nhằm thăng bằng cán cân thanh toán và phát triển kinh tế, mà
còn nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về tiền tệ. Việc xây dựng hệ thống thanh toán nhiều
bên, tạo sự ổn định của ngân hàng căn cứ vào số cổ phần của mỗi nước thành viên. Lợi
dụng đa số phiếu, các nước phương Tây thường lái các hoạt động của tổ chức này theo
hướng có lợi cho họ cả về kinh tế và chính trị.
2.4.2 Hoạt động của các cơ quan thành viên
2.4.2.1 Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD)
IBRD được thành lập năm 1945, đây là tổ chức đầu tiên của nhóm ngân hàng thế
giới và là nguồn cho vay được biết đến nhiều nhất của nhóm. IBRD cũng là tổ chức có
nhiều quốc gia tham gia nhất, có nhiệm vụ rộng lớn và có nhiều nhân viên nhất.
Khi IBRD thành lập, nhiệm vụ đầu tiên là giúp châu âu phục hồi sau chiến tranh
thế giới thứ hai. Ngày nay, IBRD có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo,cung
cấp vốn vay cho các nước có thu nhập trung bình và các quốc gia nghèo có uy tín tín
dụng, bảo lãnh, những dịch vụ tư vấn và phân tích. IBRD còn giúp các khách hàng tiếp
cận được nguồn vốn theo các điều khoản thuận lợi với số lượng lớn hơn với kì hạn dài
hơn và ổn định hơn nguồn vốn vay trên thị trường. Cụ thể hơn IBRD còn:
- Hỗ trợ những nhu cầu lâu dài về phát triển xã hội và con người mà những nhà
đầu tư tư nhân không tài trợ;
15



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

- Duy trì sức mạnh tại chính các nước vay thông qua việc hỗ trợ các nước ở thời
kì khủng hoảng khi các nước nghèo bị ảnh hưởng tiêu cực;
- Sử dụng đòn bẩy của tài chính để thúc đẩy cải cách chính sách và thể chế quan
trọng (như mạng lưới an ninh xã hội hoặc cải cách chống tham nhũng);
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để làm chất xúc tác cho nguồn vốn tư nhân
- Hỗ trợ tài chính là lĩnh vực quan trọng đối với cuộc sống của người nghèo ở các
nước.
Những nước vay của IBRD điển hình là các nước có thu nhập trung bình, có khả
năng tiếp cận với thị trường tiền tệ tư nhân. Một số nước có dủ điều kiện của IDA bởi
vì có thu nhập thấp nhưng có đủ điều kiện vay của IBRD bởi vì có uy tín tín dụng.
Những nước này là nhưng nước vay hỗn hợp. Các nước vay của IBRD chiếm tới 75%
dân số thế giới sống dưới mức 1USD/ngày ngay ca khi bao gồm các khoản vay IBRD
của các nước đi vay hỗn hợp, các nước vay của IBRD còn lại là các nước có 25% dân
số sống dưới mức 1 USD/ngày.
Các nước được coi là thoát khỏi tình hình vay mượn của IBRD khi các nước nay
không đi vay vì mức thu nhập bình quân của người dân đã vượt quá mức mà ngân
hàng đã phân cho mức thu nhập trung bình. Mặc dù IBRD không tối đa hóa lợi ích,
cũng có được mức thu nhập ròng dương hàng năm từ năm 1948. Thu nhập này là
nguồn vốn cho các hoạt động phát triển và bảo đảm được sức mạnh tài chính, tạo ra
được những khoản có chi phí thấp ở các thị trường vốn và có những điều kiện tốt cho
các nước vay tiền. Quyền bỏ phiếu của các quốc gia thành viên IBRD tỷ lệ với phần
vốn đóng góp, căn cứ trên sức mạnh kinh tế tương đối của mỗi nước.
2.4.2.2 Hiệp hội quốc tế (IDA)
Sau thời kì tái chiết khấu ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhóm ngân
hàng thế giới chuyển hướng quan tâm đến các nước phát triển. Rõ ràng là các quốc

gia đang phất triển nghèo nhất mà lại không thể có khả năng tài chính để vay vốn phát
triển theo điều kiện ngân hàng đưa ra. Do vậy một nhóm các nước thành viên của ngân
hàng thành lập IDA, có thể cho các quốc gia rất nghèo vay theo các điều khoản dễ
dàng hơn. Để IDA có thể hoạt động với các nguyên tắc kỉ luật của một ngân hàng, các
quốc gia này thỏa thuận rằng IDA là một bộ phận của nhóm ngân hàng thế giới và bắt
đầu hoạt động từ năm 1960 IDA đã giúp các nước nghèo nhất trên thế giới xóa đói
giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản vay có lãi suất bằng không với 10 năm
ân hạn và kì hạn thanh toán là 35 đến 40 năm. Những khoản tín dụng này thường được
xem như khoản vay có điều kiện. Các khoản tín dụng của IDA giúp cho việc phát triển
nguồn nhân lực, các chính sách, các thể chế và cơ sở hạ tầng mà các quốc gia này đang
rất cần để đạt tăng trưởng nhanh hơn và bền vững về môi trường. Mục tiêu của IDA
chính là làm giảm sự chênh lệch giữa các nước và trong các nước, đặc biệt về tiếp cận
giáo dục tiểu học chăm sóc sức khỏe ban đầu, cung cấp nước sạch và vệ sinh, hướng
con người vào phát triển kinh tế bằng cách tăng năng suất lao động. Nguồn vốn IDA
16


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

phần lớn do các chính phủ của các nước công nghiệp hóa đóng góp. Đại diện các quốc
gia trợ họp 3 năm một lần để cung cấp vốn IDA kể từ khi thành lập đến nay đã lên tới
109 tỷ USD. Nguồn vốn bổ sung là các khoản tiền trả cho các tín dụng trước đây của
IDA và từ thu nhập ròng của IBRD. Các nước cũng thường tận dụng các cuộc họp bổ
sung vốn đề thảo luận thêm về phương hướng hoạt động của IDA. Năm 2001 lần đầu
tiên những đại diện của các nước đi vay được tham gia cuộc thảo luận này. Các chu kì
3 năm góp vốn cho IDA thường được được gọi theo những con số. Ví dụ trong chu kì
cho vay của năm tài chính 2003 đén 2005 cũng là góp vốn lần thứ 13 cho IDA hay
còn goi là IDA-13
IDA cho các nước có thu nhập bình quân đầu người rất thấp vay, thường là các

nước có thu nhập dưới 875 USD và năm 2002, các nước này còn thiếu khả năng tài
chính để vay nợ từ IBRD. Hiện tại các nước vay tiền IDA có khoản 2.5 tỷ người,
chiếm ½ dân số các nước đang phát triển. Ở hầu hết các quốc gia này đại đa số dân số
có mức thu nhập dưới 2 USD/ngày, trong đó cứ 10 người lại có 4 người sống dưới
mức 1USD/ngày. Một số nước có dủ điều kiện vay của IDA vì mức thu nhập bình
quân đầu người của các nước này là thấp nhưng lại cũng được phép vay tiền của IBRD
vì họ có uy tín tín dụng cao. Ví dụ như các nước vay hỗn hợp là Ấn Độ và Inđônêsia.
2.4.2.3 Tổ chức tài chính quốc tế (IFC)
Tổ chức thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua khu vực tư nhân. Hợp tác với các
đối tác kinh tế. IFC đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững ở các
quốc gia đang phát triển mà không cần có bảo lãnh của chính phủ. Việc trực tiếp cho
các doanh nghiệp vay là sự đối lập cơ bản giữa IFC và nhóm ngân hàng thế giới. Theo
văn bản thỏa thuận IBRD và IDA chỉ có thể cho chính phủ các nước thành viên vay.
IFC được thành lập nhằm gỡ bỏ hạn chế này trong hoạt động cho vay của nhóm ngân
hàng thế giới. IFC cung cấp vốn, các khoản vay dài hạn, bảo lãnh các khoản vay, các
sản phẩm quản lí rủi ro và các khoản dịch vụ tư vấn cho khách hàng của mình, đó là
nguồn vay đa phương lớn nhất và cung cấp vốn lớn nhất cho các dự án khu vực tư
nhân ở các nước đang phát triển.
a. Tài chính dự án
- IFC có các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các công ty ở các nước đang
phát triển là thành viên của mình
- Các khoản vay dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ chủ chốt với lãi suất cố định
hoặc thay đổi
- Các khoản đầu tư vốn
- Các công cụ dưới dạng vốn (như khoản vay phụ, cổ phiếu ưa thích, phiếu thu
nhập và các khoản nợ có thể chuyển đổi )
- Các khoản vay chung
- Quản trị rủi ro (như việc hòa giải tiền tệ, hoán đổi lãi suất, cung cấp các phương
tiện bảo vệ) tài trợ trung gian IFC có thể cung cấp các công cụ tài chính đơn lẻ hoặc
17



SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

kết hợp dưới bất cứ hình thức cần thiết nào nhằm bảo đảm các dự án đều được cấp vốn
đầy đủ từ khi bắt đầu. Để có đủ điều kiên vay tiền của IFC, các dự án phải mang lại lợi
nhuận cho các nhà đầu tư và nền kinh tế của các nước chủ nhà, tuân thủ theo những
quy định nghiêm ngặc về xã hội và môi trường.
Các dự án tài trợ của IFC bao gồm tất cả của các loại hình công nghiệp, các
ngành, ví dụ: công nghiệp chế tạo, cơ sở hạ tầng, du lịch, y tế, giáo dục, các dịch vụ tài
chính. Các dự án dịch vụ tài chính chiếm phần lớn dự án mới được thông qua, các dự
án này bao gồm đầu tư vào thị trường thuế, bảo hiểm và các khoản tín dụng, các ngân
hàng địa phương cung cấp những khoản tài trợ vi mô hoặc những khoản vay kinh
doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đảm bảo có sự tham gia của các nhà đầu
tư vốn và nhưng người cho vay từ khu vực tư nhân, IFC cũng giới hạn tổng số tiền nợ
và cổ phần cung cấp cho từng dự án. Với những dự án mới mức tối đa là 25% tổng
ước tính kinh phí của dự án hoặc có thể lên tới 35% đối với những dự án nhỏ. Với
những dự án mở rộng, IFC còn có thể cung cấp tới 50% kinh phí của dự án, miễn là số
tiền đầu tư không quá 25% tổng vốn của công ty có dự án đó. Trung bình cứ 1 USD
do IFC tài trợ thì những nhà đầu tư hoặc những bên cho vay khác phải cung cấp
khoảng 5 USD.
b. Huy động nguồn lực
IFC chỉ tham gia đầu tư khi có thể đống góp đặc biệt bổ sung vai trò của các nhà
điều hành thị trường. Nhờ sự thành công và vị thế đặc biệt của một tổ chức đa phương,
IFC cũng có khả năng đóng vai trò xúc tác cho đầu tư tư nhân.
Sự tham gia của IFC trong một dự án sẽ tăng độ tin cậy của các nhà đầu tư và thu
hút được thêm người cho vay và các cổ đông. IFC huy động tài chính trực tiếp cho
các công ty hoạt động tốt ở các vùng nước đang phát triển qua các khoản cho vay
chung cung với các ngân hàng thương mại quốc tế và qua nhận bảo hiểm các quỹ đầu

tư và phát hành cổ phiếu công ty. IFC cũng điều hành các khoản bảo lãnh thay thế của
tư nhân
c. Dịch vụ tư vấn
Trọng tâm dặc biệt của IFC là thúc đẩy phát triển kinh tế qua việc khuyến khích
tằng trưởng của các doanh nghiệp tư vấn của thị trường vốn hoạt đông có hiệu quả ở
các thành viên. Trong khuôn khổ này, IFC tư vấn cho các công ty ở các nước đang
phát triển nhiều vấn đề khác nhau, gồm cả cơ cấu lại vật chất và tài chính, hình thành
các kế hoạch kinh doanh, xác định thị trường, sản phẩm công nghệ và các đối tác tài
chính và kỹ thuật, huy động tài chính cho dự án. IFC cũng có thể cung cấp dịch vụ tư
vấn bối cảnh của một dự án đầu tư hoặc có thể cung cấp dịch vụ tư vấn độc lập có thu
phí phù hợp với thị trường.

18


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

2.4.2.4 Cơ quan bảo lãnh đầu tư địa phương (MIGA)
Cơ quan lãnh đạo đầu tư đa địa phương (MIGA) khuyến khích đầu tư nước ngoài
ở các nước đang phát triển bằng việc bảo lãnh cho các nhà đầu nước ngoài không bị
những mất mát do nhứng rủi ro không mang tính chất thương mại, như bị trưng thu và
chuyển đổi tiền tệ và những hạn chế về chuyển tiền, chiến tranh và những hạn chế lộn
xộn dân sự hoặc vi phạm hợp động. Hơn nữa, MIGA còn hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp
các nước phổ biến thông tin về cơ hội đầu tư. MIGA cũng cung cấp các dịch vụ hòa
giải tranh chấp đầu tư theo yêu cầu.
MIGA hoat động theo nguyên tắc:
+ Tập trung theo khách hàng: Phục vụ các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các chính
phủ của nước chủ nhà bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân và thúc đẩy đầu tư
quốc tế

+ Tham gia quan hệ đối tác: Hợp tác với các công ty bảo hiểm, các cơ quan chính
phủ và tổ chức quốc tế nhằm bổ sung cho nhau về mặt dịch vụ và các tổ chức quốc tế
+ Thúc đẩy tác động đối với phát triển: cố gắng cải thiện mức sống của người
dân trong nền kinh tế đang nổi lên
+ Đảm bảo lành mạnh tài chính: Cân bằng mục tiêu phát triển và mục tiêu kinh tế
thông qua bảo hiểm tốt và quản lí rủi ro vững mạnh
 Tác động phát triển:
Tạo ra việc làm tại địa phương, tạo thêm ngân sách từ thuế và chuyển giao khả
năng bí quyết công nghệ, cơ sở hạ tầng được cải thiện gồm đường xá, điện, bệnh viện,
trường học và nước sạch.
MIGA hỗ trợ đầu tư nước ngoài (FDI), khuyến khích đầu tư trong nước và thúc
đẩy doanh nghiệp địa phương cung cấp các mặt hàng và dịch vụ. MIGA vừa hỗ trợ
vừa sử dụng các nguồn lực lớn khác khác từ nhóm ngân hàng thế giới, áp dụng tri thức
chưa từng có về nền kinh tế đang phát triển trong dự án mà mình bảo lãnh.
 Một trung gian bảo hộ
MIGA tác động đến việc giải quyết tranh chấp có thể xảy ra, đóng vai trò trung
gian làm tăng lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế đang trỗi dậy mà họ được
bảo vệ trước những rủi ro phi thương mại
MIGA là yếu tố xúc tác quan trọng trong nền kinh tế FDI thông qua các khoản
bảo lãnh hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ pháp lý. Từ khi bắt đầu MIGA đã bảo lãnh 500 dự
án với 78 quốc gia đang phát triển, đến 6/2001 tổng số bảo lãnh hơn 9 tỷ USD đem lai
giá trị ước tính FDI tạo điều kiện từ khi MIGA hoạt động là 41 tỷ USD.
Dịch vụ trợ giúp kỹ thuật của MIGA cũng có vai trò không thể thiếu trong việc
tạo ra chất xúc tác thu hút FDI thông qua việc giúp các nước phát triền trên toàn thế
giới xác định và thực hiện các chiến lược thúc đẩy.

19


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:

THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

2.4.2.5 Trung tâm quốc tế chuyên giải quyết các khiếu nại đầu tư (ICSID)
Giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài nhằm việc cung cấp phương tiện quốc tế
để có thể hòa giải và xét xử những tranh chấp đầu tư, giúp tạo dựng không khí tin cậy
lẫn nhau giữa các quốc gia và những nhà đầu tư nước ngoài.
ICSID cũng tiến hành những nghiên cứu các hoạt động xuất bản trong lĩnh vưc
luật xét xử và đầu tư nước ngoài, và được thành lập theo công ước giải quyết tranh
chấp đầu tư giữa các nước. ICSID bắt đầu đi vào hoạt động năm 1966, cũng có hội
đồng quản trị và một ban thư kí. Hội đồng quản trị do chủ tịch nhóm ngân hàng thế
giới đứng đầu bao gồm: từng đại diện của các nước đã tham gia công ước ICSID, các
cuộc họp thường niên của hội đồng quản trị được tổ chức trùng với cuộc họp thường
niên chung của nhóm ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế.
ICSID là tổ chức quốc tế độc lập nhưng lại có mối quan hệ với nhóm ngân hàng
thế giới. Tất cả thành viên của ICSID đều là thành viên của nhóm ngân hàng thế giới.
Trừ khi một chính phủ nào đó có đề cử người có chức vụ khác nếu không thì ủy viên
hội đồng thống đốc của các nước ở nhóm ngân hàng thế giới đương nhiên giữ chức vụ
thành viên hội đồng quản trị của ICSID. Những chi phí của ban thư kí ICSID được
trang trải thông qua ngân sách của ngân hàng thế giới, tuy nhiên những chi phí của các
vụ kiện đơn lẻ sẽ do các bên liên quan đóng góp
ICSID cung cấp 3 loại hình dịch vụ sau:
+ Các phương tiện hòa giải và phán xét những tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên và các nhà đầu tư có đủ điều kiện là công dân của nước thành viên khác,
việc sử dụng hòa giải và phán xét của ISCID hoàn toàn tự nguyện, tuy nhiên sau khi
các bên đồng ý phán xét theo công ước ICSID thì không bên nào đơn phương rút bỏ
đồng ý của mình. Hơn nữa, tất cả các nước tham gia ICSIS dù có bên nào tranh chấp
hay không đều tuân thủ công ước ISICD thừa nhận và thực thi phán của ICSID.
+ Một số vụ kiện giứa nhà nước và công dân nước ngoài nằm bên ngoài phạm vi
điều chỉnh của công ước ICSID: bao gồm việc hòa giải và và xét xử khi hoặc là nước
chủ nhà của cá nhân người nước ngoài không phải là thành viên của ICSID. Xét sử và

hào giải theo “các phương tiện bổ sung” cũng áp dụng cho các trường hợp cạnh tranh
chấp không phải là tranh chấp đầu tư, với điều kiện là có liên quan đến một giao dịch
có các dặc điểm khác với giao dịch thương mại bình thường. Các phương tiện bổ sung
này còn cho phép ICSID phán quyết các vụ kiện không được quy định trong công ước
ICSID, những vụ kiện tìm hiểu thực tế mà mọi quốc gia hoặc công dân nước ngoài
muốn khởi kiện nếu muốn có một cuộc điều tra để xem xét và báo cáo thực tế.
+ Việc bổ nhiệm trọng tài phán xét đối với những vụ kiện đặc biệt (phí thể chế):
Bổ sung này được thực hiện trong khuôn khỏ dàn xếp về sự phán xét theo các quy định
phán xét của Ủy ban luật Thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc được thiết kế cho
các vụ kiện đặc biệt.

20


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

2.4.3 Hoạt động của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
2.4.3.1 Quan hệ với Việt Nam:
Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam đã gia nhập WB. Ngày
21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính
quyền Sài Gòn cũ. Cổ phần của Việt nam tại WB được phân bổ như sau:
+ IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,07%;
+ IDA với tổng số phiếu bầu là 61.168, chiếm 0,3%;
+ IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03%;
+ MIGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 629, chiếm 0,29%;
Trong WB, Việt Nam thuộc Nhóm nước Đông Nam Á gồm 11 nước là Brunây,
Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt
Nam
Sau một thời gian dài gián đoạn (tư 1978-1993), Việt Nam chính thức nối lại quan

hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam – WB ngày càng
được tăng cường và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này, nhiều Đoàn cán bộ cấp
cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi với Chính phủ về tình
hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của Chính
phủ. Ban Giám đốc Điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ
cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện
thành công Chương trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội. Kể từ năm
1993 đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một
trong những nước vay ưu đãi lớn nhất từ IDA.
Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi IDA, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ
nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) từ năm 2009. Như vậy, kể từ
năm 2009, Việt Nam đã trở thành nước vay hỗn hợp từ WB (tức là vừa vay từ nguồn
IBRD và từ nguồn IDA).
Vừa qua, WB đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh thời hạn vay IDA của các
nước vay hỗn hợp, trong đó có Việt Nam, theo đó, thời hạn vay sẽ giảm từ 35 năm với
10 năm ân hạn, không có lãi suất, phí dịch vụ 0,75%/năm tính trên số vốn đã rút và phí
cam kết tối đa là 0,5%/năm tính trên số vốn chưa rút xuống còn 25 năm với 5 năm ân
hạn, lãi suất 1,25% (phí dịch vụ và phí cam kết vẫn giữ nguyên).
Văn phòng đại diện của WB tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994, WB chính thức
mở Văn phòng tại Hà nội. Từ năm 1993 đến nay, WB đã bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ
chức vụ Giám đốc Văn phòng WB tại Việt nam: ông Bradley Babson (1993-1997),
ông Andrew Steer (1997-2002), ông Klaus Rohland (2002 – 2007), ông Ajay Chibber
(2007 – 2009) và hiện nay là Bà Victoria Kwakwa.

21


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương


2.4.3.2 các hoạt động chính tại Việt Nam
(1) Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS)
Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CPS) giai đoạn 2012 – 2016 là Chiến lược hỗ trợ
đầu tiên của WB dành cho Việt Nam kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành quốc gia
có thu nhập trung bình thấp. Đây là Chiến lược được WB xây dựng để hỗ trợ Chính
phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2015. Nội
dung CPS lần này của WB tập trung chủ yếu vào hỗ trợ Chính phủ thực hiện các nội
dung bao gồm: (i) tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam; (ii) tăng tính bền vững của
quá trình phát triển; và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh tế và xã hội.
Đây là những nội dung mà Chính phủ Việt Nam cho rằng là phù hợp với các nội dung
đột phá của Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2015 của Việt Nam (Tăng
cường nền tảng thể chế, phát triển cơ sở hạ tầng và con người).
(2) Tài trợ cho các chương trình/dự án:
Tính đến tháng 2 năm 2012, các khoản cam kết tài chính của Ngân hàng Thế giới
cho Việt Nam (bao gồm cả IBRD và IDA) trị giá gần 15 tỷ USD cho 111 dự án.Các
khoản tín dụng này tập trung vàolĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông và phát
triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản lý tài nguyên nước, cải cách hành
chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trường.
Chỉ tính riêng trong tài khoá năm 2011 (tính từ tháng 7/2010 đến 30/6/2011),
WB tài trợ cho Việt Nam tổng số tiền là 2.348 tỷ USD cho 13 chương trình/dự án
(trong đó: vay từ nguồn IBRD là 1,081 IBRD; vay từ nguồn IDA là 1,267).
Đối với tài khoá 2012 (bắt đầu từ 01/7/2011 đến 30-6/2012), WB đã cam kết tài
trợ cho Việt Nam tổng số tiền 2,197 tỷ USD (trong đó: 1,597 tỷ USD từ nguồn IDA; và
600 triệu USD từ nguồn IBRD) (trong Tài khoá 2012 này, Việt Nam vẫn tiếp tục là một
trong những nước được phân bổ nhiều nguồn vốn vay từ IDA). Trong tổng số vốn cam
kết này, tính đến tháng 11/2011, ta đã đàm phán với WB 02 dự án với tổng trị giá 307
triệu USD. Dự kiến, số vốn còn lại sẽ được đàm phán với WB trong thời gian từ nay đến
tháng 6/2012.
(3) Hỗ trợ kỹ thuật và các báo cáo:
Các hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ

trợ chuẩn bị và xây dựng các dự án do WB tài trợ, phát triển thể chế nhằm xây dựng và
nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án,
xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các
dự án hạ tầng cơ sở...
Ngoài ra, hàng năm WB còn cử các đoàn vào Việt Nam phối hợp với các
Bộ/ngành soạn thảo và phát hành các báo cáo kinh tế, báo cáo ngành, xây dựng Chiến
lược Đối tác Quốc gia (CPS). Đặc biệt, trong thời gian qua WB đã phối hợp với các
quan hữu quan của Việt Nam hoàn thành dự thảo Chiến lược Đối tác Quốc gia, làm cơ
22


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

sở cho các hoạt động hợp tác cho giai đoạn (2011-2015). Theo dự kiến văn bản này sẽ
được Ban Lãnh đạo WB thông qua vào ngày 15/12/2011.
Ngoài ra, vừa qua, WB đã cam kết sẽ phối phối hợp với IMF để hỗ trợ Việt Nam
thực hiện Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP) để giúp Việt Nam đánh
giá tổng thể khu vực tài chính, từ đó có kế hoạch tăng cường năng lực nhằm đáp ứng
với nhu cầu của sự phát triển kinh tế. Trong thời gian tới, WB/IMF sẽ phối hợp với
Việt Nam tiến hành các công việc cần thiết để xây dựng Chương trình và chuẩn bị cho
quá trình thực hiện (dự kiến triển khai vào cuối năm 2012).
(4) Tư vấn chính sách:
Trong thời gian qua WB còn hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra tư vấn về chính
sách giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ thể chế trên mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam
ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
(5) Điều phối các nhà tài trợ:
Hàng năm, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) do WB đồng chủ
tọa được tổ chức nhằm vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và
điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ cho Việt Nam. Đây là một diễn đàn giữa Chính

phủ Việt Nam và đại diện của khoảng 50 các nhà tài trợ song phương và đa phương
cho Việt nam. Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế, các đại diện của Diễn
đàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách quan sát viên. Hội nghị CG
được tổ chức 2 lần/năm: Hội nghị chính thức thường được tổ chức vào tháng 12 hàng
năm tại Hà nội. Hội nghị không chính thức giữa kỳ được tổ chức vào tháng 5 hoặc
tháng 6 hàng năm.
(6) Hài hoà hoá thủ tục:
WB là một trong những nhà tài trợ đi tiên phong trong việc thực hiện Cam kết Hà
Nội bằng cách tăng cường tài trợ thông qua các phương thức tiếp cận chương trình,
ngành, quốc gia. Cách tiếp cận chương trình có những đặc tính sau: (i) Vai trò lãnh
đạo của nước tiếp nhận, (ii) Chương trình tổng hợp và khung ngân sách duy nhất, (iii)
Quá trình phối hợp tài trợ và hài hoà thủ tục và (iv) Nỗ lực sử dụng nhiều hơn quy
trình và quy định của Chính phủ trong toàn bộ chu trình. Các phương thức cung cấp hỗ
trợ của WB ở Việt Nam trong tương lai sẽ bao gồm dự án, chương trình, hỗ trợ ngân
sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu nhằm khuyến khích nâng cao hiệu quả và
hiệu lực của việc cung cấp vốn vay.
Trong thời gian qua, WB cũng tích cực phối hợp với Chính phủ và 5 Ngân hàng
trong việc rà soát, đánh giá và triển khai các sáng kiến hài hoà, đơn giản hoá thủ tục
nhằm hướng tới việc đẩy nhanh giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án
ODA.
(7) Các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp của WB cho Việt Nam:
23


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

Trong thời gian qua, WB đã tài trợ cho Việt Nam một số các chương trình hỗ trợ
ngân sách lớn như Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSC) và Chương trình
Cải cách Đầu tư công (PIR). Cụ thể:

- Về Chương trình PRSC: là chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp hàng năm
của WB cho Việt Nam. Chương trình này được bắt đầu thực hiện từ năm 2011 và tập
trung vào các hành động cải cách chính sách trên diện rộng đối với toàn bộ nền kinh
tế. Cho tới nay, WB đã hỗ trợ cho Việt Nam 10 Chương trình PRSC với tổng vốn vay
ưu đãi gần 2 tỷ USD; tổng số vốn đồng tài trợ từ các nhà tài trợ là hơn 1 tỷ USD. Toàn
bộ số vốn này đã được giải ngân và chuyển vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu
tư theo quy trình thủ tục trong nước. Chương trình PRSC sẽ kết thúc sau khi hoàn tất
Chương trình PRSC 10 (vào cuối năm 2011).
- Về Chương trình Hậu PRSC (Chương trình EMCC): Ngày 27/12/2010, Văn
phòng Chính phủ đã có công văn số 9392/VPCP-QHQT về việc đồng ý về chủ trương
các Bộ, ngành phối hợp với WB để thiết kế và xây dựng Chương trình Hậu PRSC theo
phương án “Mô hình Chương trình Chính sách phát triển đa ngành với phạm vi hẹp
hơn” để triển khai sau khi kết thúc Chương trình PRSC 10. Trong thời gian qua,
NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để thảo luận với WB về các nội dung
liên quan đến Chương trình (gồm: mục tiêu, thiết kế Chương trình, cơ chế tổ chức thực
hiện...).
- Về Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR): Chương trình PIR gồm 02 khoản
vay với tổng trị giá 850 triệu USD có mục tiêu hỗ trợ Chính phủ cải thiện chất lượng
và hiệu quả hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư công ở Việt Nam, qua đó góp phần
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án vay vốn các nhà tài trợ. Khoản vay
này còn đặc biệt quan trọng vì đây là khoản vay khẩn cấp được WB cung cấp trong bối
cảnh khung hoảng tài chính toàn cầu nhằm giúp Việt Nam đối phó với khủng hoảng và
chống suy giảm kinh tế. Đến nay, Chính phủ đã hoàn thành các điều kiện của Chương
trình và rút toàn bộ số vốn trị giá 850 triệu USD.
Ngoài các chương trình lớn nói trên, WB còn hỗ trợ Việt Nam nhiều chương
trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp khác nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các Chương
trình Mục tiêu Quốc gia như: Chương trình 135 giai đoạn 2, Chương trình Mục tiêu
Quốc gia Giáo dục cho mọi người, Chương trình cải cách ngành điện.....
Nhìn chung, các khoản vay này đã hỗ trợ việc thực hiện cải kinh tế Việt Nam;
đồng thời góp phần giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ của ngân sách nhà nước cũng

như tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước.
(8) Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính (FSAP)
Nhằm hỗ trợ các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia hội viên của
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tăng cường sự ổn định và
phát triển của khu vực tài chính của mình, từ đó góp phần vào sự ổn định và phát triển
24


SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HAI HỆ GV:
THỐNG NGÂN HÀNG Phạm Thị Ngọc Hương

của khu vực tài chính trên toàn cầu, từ năm 1999, WB và IMF đã khởi xướng và phối
hợp với các nước hội viên thực hiện Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính
(FSAP). Đây là dịp để các quốc gia tiến hành rà soát tổng thể khu vực tài chính của
mình nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra định hướng điều chỉnh chính
sách phù hợp; đồng thời đưa trên những đánh giá này, xây dựng nhu cầu tăng cường
năng lực nhằm đảm bảo xây dựng được một hệ thống tài chính đủ mạnh, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Các nước tham gia Chương trình FSAP trên cơ sở tự nguyện. Các nước không
phải là hội viên của WB và IMF cũng có thể được hỗ trợ thực hiện Chương trình khi
có đề nghị chính thức từ phía Chính phủ. Đến nay đã có 148 nước hoàn thành đợt đánh
giá đầu tiên của Chương trình FSAP.
Mục tiêu của các đánh giá trong FSAP là nhằm đưa ra phân tích tổng hợp về sự
phát triển và tính ổn định về tài chính. Trong đó, đánh giá tính ổn định về tài chính có
nghĩa là xem xét về: (i) một môi trường kinh doanh mà có thể ngăn ngừa một số lượng
lớn các định chế tài chính khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán và đổ vỡ; (ii) các
điều kiện mà có thể tránh được những biến động đáng kể đối với việc cung cấp các
dịch vụ tài chính. Đánh giá sự phát triển về tài chính có nghĩa là xem xét tới quá trình
tăng cường và đa dạng hóa cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng được nhu cầu
của nền kinh tế, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.

Ngày 14/3/2011, tại văn bản số 1492/VPCP-QHQT, Thủ tướng Chính phủ đã
đồng ý chủ trương việc triển khai FSAP. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan
chủ trì thực hiện Chương trình FSAP đã: (i) thông báo chính thức với IMF/WB về ý
kiến của Thủ tướng Chính phủ; (ii) phối hợp với các Bộ ngành hữu quan đề xuất cơ
chế tổ chức thực hiện chương trình; (iii) làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xác định các nội dung chi tiết và thời điểm thích hợp để
triển khai Chương trình tại Việt nam.
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật đến tháng 9/2012)

25


×