Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp chương 5 phân tích lưu chuyển tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.33 KB, 127 trang )

BÀI GIẢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Chương 5.
PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ


Nội dung :
1. Vai trò của tiền
2.Mục đích phân tích lưu chuyển tiền tệ
3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5. Phân tích lưu chuyển tiền tệ


1. Vai trò của tiền
1.1 Các khái niệm căn bản :
Tiền Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bao gồm :
tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển
• Tương đương tiền: Là các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ
dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều
rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
• Luồng tiền: Là luồng vào và luồng ra của tiền và tương
đương tiền, không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa
các khoản tiền và tương đương tiền trong DN


1.2 Vai trò của tiền
- Tiền là máu nuôi sống doanh nghiệp,
thiếu tiền và không tìm được nguồn tài


trợ doanh nghiệp sẽ phá sản do mất khả
năng thanh toán.
- Doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi vay cho
ngân hàng bằng tiền chứ không phải
bằng doanh thu và lợi nhuận kế toán
- Doanh nghiệp nộp thuế và chia cổ tức
cho cổ đông bằng tiền chứ không phải
bằng lợi nhuận kế toán.


2. Mục đích phân tích :
- Đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
- Đánh giá khả năng trả lãi, trả cổ tức và nợ
định kỳ bằng nguồn tiền của doanh nghiệp
- Dự báo trạng thái tiền tệ trong tương lai


3. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền
tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài
chính tổng hợp phản ánh các khoản thu và
chi bằng tiền của doanh nghiệp trong một
thời kỳ nhất định được chia làm 3 phần :
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài trợ (tài
chính)


• 3.1 Lưu chuyển tiền tệ từ HĐKD

(Operating cash flow)
- Là các dòng tiền ra và tiền vào liên quan
trực tiếp đến hoạt động tạo ra doanh thu bán
hàng của doanh nghiệp, đây là dòng tiền
phát sinh thường xuyên trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là dòng tiền quan trọng nhất, phản ánh khả
năng tạo tiền từ nội tại để đáp ứng các nhu
cầu trả lãi, chi trả cổ tức, trả nợ dài hạn tới
hạn và đầu tư mở rộng quy mô


Dòng thu
•Tiền thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ
•Tiền thu khác từ HĐKD
-Tiền phạt, tiền bồi thường,

Dòng chi

•Tiền chi để mua nguyên
vật liệu, hàng hóa, dịch
vụ
•Tiền chi trả công cho
người lao động
cho thuê tài sản, thu hồi các
khoản nợ đã xử lý
•Tiền chi trả lãi
-Tiền thu do nhận ký cược, ký
•Tiền chi nộp thuế thu

quỹ
nhập
-Tiền thu hồi các khoản đưa đi
•Tiền chi khác cho HĐKD
ký cược ký quỹ
-Tiền thu do được hoàn thuế
•Tiền chi khen thưởng &
-Tiền thu từ KP sự nghiệp
phúc lợi
được cấp


• Lưu chuyển tiền ròng từ HĐKD =
Tổng thu bằng tiền từ KD – Tổng chi bằng tiền
cho KD =
= Tiền thu BH - Tiền chi mua hàng - Tiền chi
cho BH&QL - Tiền chi trả lãi + Tiền thu khác từ
KD - Tiền chi nộp thuế - Tiền chi khen thưởng
& phúc lợi
+ LC tiền ròng KD >0 : Tiền tạo ra từ KD không
những đủ trang trải các chi phí bằng tiền từ
KD, trả lãi và trả thuế mà còn dư để trả nợ
định kỳ và đầu tư vào TSDH.
+ LC tiền ròng KD<0 : Tiền tạo ra từ KD không
đủ trang trải các chi phí bằng tiền từ KD, trả lãi
và trả thuế.


3.2 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
( In vestment cash flow)

• Là các dòng tiền ra và tiền vào liên quan
trực tiếp đến hoạt động xây dựng, mua
sắm, nhượng bán, thanh lý các tài sản dài
hạn và hoạt động đầu tư tài chính như :
cho vay, góp vốn, đầu tư chứng khoán…
+ Lưu chuyển tiền ròng từ đầu tư <0 : DN
mở rộng quy mô đầu tư
+ Lưu chuyển tiền ròng từ đầu tư >0 : DN
thu hẹp quy mô đầu tư


Dòng thu

Dòng chi

•Tiền thu nhượng bán, thanh
lý TSCĐ và TSDH khác
•Tiền thu hồi CK cho vay
-Thu hồi CK cho vay
-Thu hồi vốn TP đến hạn
-Bán trái phiếu
•Thu hồi vốn đầu tư
-Thu hồi vốn góp LD
-Bán cổ phiếu
•Tiền thu từ lãi cho vay và
đầu tư

•Tiền chi để xây dựng, mua
sắm TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác

•Tiền chi để cho vay và mua
các công cụ nợ , trừ công cụ
nợ được coi là tiền tương
đương
•Tiền chi đầu tư vốn vào đơn
vị khác trừ cổ phiếu đầu tư
ngắn hạn được xem là tiền
tương đương :
-Góp vốn liên doanh
-Mua cổ phiếu của doanh
nghiệp khác


3.3 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài
trợ hay hoạt động tài chính
( Financing cash flow)
Là các dòng tiền ra và tiền vào làm
thay đổi quy mô và kết cấu vốn chủ sở
hữu và vốn vay


Dòng thu
•Tiền thu từ vốn góp của
chủ sở hữu
-Chủ sở hữu góp vốn
-Phát hành cổ phiếu
•Tiền thu do đi vay
-Vay ngắn hạn, dài hạn từ
ngân hàng
-Phát hành trái phiếu


Dòng chi
•Tiền chi hoàn trả vốn
góp của chủ sở hữu, kể
cả tiền chi mua cổ phiếu
quỹ
•Tiền chi hoàn trả nợ
gốc vay ngắn hạn và dài
hạn
•Tiền chi trả nợ thuê tài
chính
•Tiền chi trả cổ tức và
chia lãi cho chủ sở hữu

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính


• Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính =
= Tổng thu bằng tiền từ TC – Tổng chi bằng
tiền cho TC
+ Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính >0 : DN
phải huy động tiền từ bên ngoài bằng cách đi
vay hoặc chủ sở hữu góp thêm vốn để đầu
tư hoặc bù đắp thâm hụt tiền từ kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền ròng từ tài chính <0 : DN
không cần huy động thêm tiền từ bên ngoài,
tiền ròng từ kinh doanh đủ để đáp ứng nhu
cầu chi tiền cho đầu tư, trả bớt nợ vay và
chia lãi cho chủ sở hữu.



4. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển
tiền tệ:
2 phương pháp :
• Phương pháp trực tiếp
• Phương pháp gián tiếp :
+ Căn cứ vào các chỉ tiêu trên báo cáo
kết quả kinh doanh
+ Căn cứ vào lợi nhuận sau thuế hoặc
lợi nhuận trước thuế


4.1. Phương pháp trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp các dòng
thu và chi bằng tiền từ kinh doanh, đầu
tư và tài chính được xác định trực tiếp
căn cứ vào số liệu ghi chép trên tài
khoản vốn bằng tiền và các tài khoản
có liên quan.
Ví dụ : Tiền thu từ bán hàng được xác
định căn cứ vào sổ kế toán các tài
khoản 111, 112, 113 đối chiếu với sổ kế
toán các tài khoản 511, 512 và 131.


111,112,113
Bán hàng thu tiền ngay
511

Mua hàng trả tiền ngay

Trả tiền mua hàng trả chậm

Thu tiền từ hàng bán trả chậm
131

131

Trả lương cho CVN
Thu trước tiền của khách hàng

Trả lãi cho chủ nợ
Nộp thuế cho nhà nước

Thu tiền bán TSCĐ
Thu tiền bán chứng khoán

Trả tiền mua TSCĐ
Cho vay và mua trái phiếu
Góp vốn và mua cổ phiếu

151,152,156
331
334
635
333


Ưu điểm :
- Phản ánh đầy đủ, chính xác các dòng thu và chi
bằng tiền

Nhược điểm :
- Phải có thông tin bên trong ( sổ kế toán tổng
hợp và chi tiết)
- Không giải thích được sự khác nhau giữa lợi
nhuận ròng và tiền ròng KD
- Không thích hợp cho việc đánh giá khả năng
trả lãi và nợ định kỳ bằng tiền tạo ra từ nội tại
- Không thích hợp cho việc phân tích khả năng
tạo tiền của doanh nghiệp


4.2 Phương pháp gián tiếp căn cứ các chỉ tiêu trên
báo cáo kết quả kinh doanh.
42.1. Xác định lưu chuyển tiền từ KD
Lưu chuyển tiền từ kinh doanh được xác định căn
cứ vào mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và
tiền ròng từ KD
LN sau thuế = DTBH - GVHB - Chi phí BH&QL
- Lãi vay + Lợi nhuận khác - Thuế TNDN
Tiền ròng từ KD = Tiền thu BH - Tiền chi MH - Tiền
chi cho BH&QL - Tiền chi trả lãi + Tiền khác từ KD
-Tiền chi nộp thuế TN - Tiền chi khen thưởng & PL


Từ 2 công thức, cho thấy :
1. Các thành phần cơ bản xác định lợi nhuận
ròng và tiền ròng KD là giống nhau
2. Nếu:

- Doanh thu bán hàng = Tiền thu bán hàng,

- Chi phí cho KD = Tiền chi cho KD
- Lợi nhuận khác = Tiền thu khác từ KD
- Tiền chi khen thưởng &phúc lợi = 0

Tiền ròng kinh doanh = Lợi nhuận ròng


3. Nếu :
- Doanh thu bán hàng = Tiền thu bán hàng,
- Lợi nhuận khác = Tiền thu khác từ KD
- Tiền chi khen thưởng &phúc lợi = 0
- Mọi khoản chi phí cho kinh doanh đều chi
bằng tiền ngoại trừ khấu hao.

Tiền ròng KD = Lợi nhuận ròng + Khấu hao


• Câu hỏi tự kiểm tra
Trích số liệu trong BC kết quả kinh doanh của công ty A.
Chỉ tiêu
1.Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
Trong đó : chi phí khấu hao

Số tiền
120.000
90.000
20.000

3. CP bán hàng & quản lý

Trong đó : chi phí khấu hao
4. Lãi tiền vay
5. Thuế thu nhập
6. Lợi nhuận sau thuế

15.000
5.000
5.000
2.500
7.500


Yêu cầu : Xác định tiền ròng từ hoạt động kinh doanh
và điền số liệu vào bảng sau, biết doanh thu bằng tiền
thu, mọi khoản chi đều chi bằng tiền ngoại trừ khấu
hao.
Chỉ tiêu
1. Tiền thu bán hàng
2. Chi phí kinh doanh bằng tiền
3. Lãi vay bằng tiền
4. Thuế thu nhập đã nộp bằng tiền
5. Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh

Số tiền
120.000
80.000
5.000
2.500
32.500


Cho biết nếu chi phí khấu hao tăng thêm 1.000 thì lợi
nhuận sau thuế giảm bao nhiêu và tiền ròng kinh doanh
tăng bao nhiêu? Biết thuế suất thuế thu nhập là 25%


Giải :
a) Tiền ròng từ kinh doanh
7.500 + 25.000 = 32.500
b) Nếu chi phí khấu hao tăng 1.000
Lợi nhuận sau thuế giảm :
1.000 x (1-25%) = 750
Tiền ròng từ kinh doanh tăng ?
Tiền ròng KD = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao
LN sau thuế giảm 750, khấu hao tăng 1.000
Tiền ròng kinh doanh tăng :
1.000 – 750 = 250


• Sự khác biệt giữa các thành phần :
(1) Doanh thu BH và Tiền thu BH
Sự khác biệt là do có những khoản bán chịu
chưa thu được tiền trong kỳ, những khoản bán
chịu kỳ trước thu tiền trong kỳ này và sự thay
đổi trong khoản thu trước tiền hàng.
Tiền
thu
bán
hàng

=


Doanh
thu
bán
hàng

Thay đổi
nợ phải
thu
khách
hàng

+

Thay đổi
thu trước
khách
hàng


×