Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Bài giảng pháp luật đại cương bài 3 đh lạc hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.99 KB, 21 trang )

Bài 3.
Lý Luận Chung Về Pháp Luật


1. Nguồn gốc Pháp luật
1.1 Nguồn gốc ra đời của Pháp luật

a. Các quan điểm Phi Mác Xít
Thuyết
Thần
học

Thuyết
“Quyền
tự nhiên”

Thuyết
PL
linh cảm

PL do
Thượng
đế sáng
tạo ra

PL là tổng
thể quyền
tự nhiên
của con
người


PL là
linh cảm
của con
người về
cách xử sự
đúng đắn


b. Quan điểm học thuyết Mác - Lênin
 Pháp luật và NN là 2 hiện tượng cùng xuất hiện, tồn

tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau
 Pháp luật và NN là những hiện tượng XH mang tính
lịch sử , đều là sp của XH có giai cấp và đấu tranh
giai cấp
 Nguyên nhân hình thành NN cũng là nguyên nhân
hình thành pháp luật: sự tư hữu, giai cấp và đấu
tranh giai cấp


Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ
 Chưa có NN

chưa có PL

 Trât tự xã hội được duy trì bằng: phong tục, tập quán,

đạo đức, các tín điều tôn giáo
Đặc điểm các QPXH
Một là, là những quy phạm phù hợp với lợi ích, ý chí

của toàn thể thị tộc, bộ lạc
Hai là, điều chỉnh cách sử xự của những con người
liên kết với nhau theo tinh thần hợp tác và giúp đỡ
lẫn nhau
Ba là, được thực hiện một cách tự nguyện, theo thói
quen của từng thành viên thị tộc, bộ lạc


Khi XH hình thành giai cấp:
 Giai cấp sở hữu tài sản
 Giai cấp thống trị

giai cấp thống trị
Nhà nước
Pháp luật

Nhận xét:
(1) các quy phạm xã hội này phù hợp với điều kiện kinh tế
- xã hội của XHCSNT
(2) khi chế độ tư hữu ra đời và phân chia thành giai cấp
thì các tập quán đó không còn phù hợp
(3) Giai cấp thống trị pháp luật dùng để bảo vệ quyền tư
hữu của mình
(chọn lọc những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo có
lợi cho mình và đề ra những quy phạm mới => Pháp
luật)


1.2 Pháp luật hình thành bằng con đường nào?


Thừa nhận (tập quán
hoặc tiền lệ pháp)
Pháp
luật

Nhà
nước
Tiến hành hoạt động xây dựng các
quy tắc sử xự mới trong từng lĩnh vực


2 Khái niệm, bản chất và các thuộc tính Pháp luật

 Bản chất giai cấp (Tính giai cấp)

 Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở mục đích

điều chỉnh các QHXH.
 Giai cấp thống trị cụ thể hoá ý chí của mình thông
qua NN thành các quy tắc xử sự áp đặt lên XH buộc
mọi người phải tuân theo
 Củng cố địa vị của giai cấp thống trị
=> Pháp luật là công cụ để thực hiện sự thống trị giai
cấp


Bản chất xã hội (Tính xã hội)
 Pháp luật do nhà nước ban hành, đại diện chính thức

của toàn xã hội. Ngoài việc bảo vệ lợi ích của giai cấp

thống trị thì ít hay nhiều (tuỳ thuộc vào hoàn cảnh
trong mỗi gia đoạn cụ thể) pháp luật còn thể hiện ý
chí và lợi ích của giai tầng khác. Mục đích để xã hội
phát triển.
 Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở
chỗ, một quy phạm pháp luật vừa là thước đo của
hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các
quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận
thức xã hội và điều chỉnh các quá trình xã hội


Tính dân tộc và tính mở
Tính dân tộc:
xây dựng trên nền tảng tính dân tộc, thấm
nhuần tính dân tộc,
 phản ánh được những phong tục tập quán, đặc
điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn
minh văn hoá của dân tộc.
* Tính mở:
tiếp thu những thành tựu của nền văn minh,
văn hoá pháp lý của nhân loại
Tiếp thu có chọn lọc


2.2 Khái niệm Pháp luật
 Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính

bắt buộc chung.
 Do NN ban hành ra hoặc thừa nhận.
 Được NN bảo đảm thực hiện.

 Thể hiện trước hết ý chí của giai cấp thống
trị.
 Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.


2.3. Các thuộc tính của Pháp luật
Tính quy phạm và phổ biến:
Là khuôn mẫu chung cho nhiều người. Pháp luật
là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của
con người được xác định cụ thể. Pháp luật đưa ra
giới hạn cần thiết mà nhà nước quy định để các
chủ thể có thể xử sự một cách tự do trong khuôn
khổ cho phép.
Được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống. Pháp
luật có phạm vi tác động rộng lớn: điều chỉnh
những quan hệ xã hội cơ bản, phổ biến, điển
hình; tác động đến mọi cá nhân, tổ chức trong
những điều kiện, hoàn cảnh mà nó đã dự liệu.


Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
 Phương thức thể hiện: pháp luật phải được thể hiện

thông qua những hình thức xác định (tập quán pháp,
tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật) và bằng
ngôn ngữ pháp lý (rõ ràng, chính xác, một nghĩa, có khả
năng áp dụng trực tiếp);
Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật được
quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều
khoản; các điều khoản này lại được thể hiện trong các

hình thức xác định. Đó là các văn bản pháp luật có tên
gọi được quy định chặt chẽ, như Hiến pháp, Bộ luật,
Đạo luật, Pháp lệnh, Nghị định…
 Phương thức hình thành: pháp luật phải được xây
dựng theo thủ tục, thẩm quyền một cách chặt chẽ và
minh bạch


Tính ý chí
 Pháp luật luôn là sản phẩm của ý chí mà không phải

hình thành từ sự tự phát hay cảm tính. Thông thường
đó là ý chí của giai cấp thống trị, nhưng trong một số
trường hợp đó cũng có thể là ý chí của các giai tầng
khác trong xã hội. Pháp luật trước hết là kết quả của
quá trình chủ động tư duy, sáng tạo của nhà làm luật,
thông qua quá trình làm luật nhà cầm quyền đưa ý chí
của mình trở thành ý chí chung của toàn xã hội. Tính
ý chí của pháp luật thể hiện rõ qua mục đích xây dựng
pháp luật, nội dung pháp luật và dự kiến hiệu ứng của
pháp luật khi triển khai vào cuộc sống


Tính quyền lực nhà nước (tính cưỡng chế)
 Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhà

nước đảm bảo thực hiện, điều đó có nghĩa là nhà nước đã
trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc
đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân, tức là pháp luật
mới trở thành quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung.

 Tùy theo mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các
biện pháp về tư tưởng, tổ chức, khuyến khích, kích
thích... kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo
cho pháp luật được thực hiện đúng. Khi pháp luật thể
hiện đầy đủ nguyện vọng, ý chí, lợi ích của đông đảo nhân
dân trong xã hội thì nó cũng được mọi người trong xã hội
tôn trọng và tự giác thực hiện, khi đó không phải dùng
biện pháp cưỡng chế của nhà nước
 Tính quyền lực nhà nước chính là yếu tố không thể thiếu,
bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện. Đây
cũng là điều khác nhau căn bản giữa pháp luật với các quy
phạm xã hội khác.


3. Chức năng, vai trò của PL
1. Chức năng
 Điều chỉnh các QHXH: Sự tác động trực tiếp của PL tới
các quan hệ XH bằng cách ghi nhận, củng cố những
QHXH cơ bản, quan trọng, phổ biến và tạo lập hành
lang pháp lý để hướng các QHXH phát triển theo mong
muốn của NN.
 Bảo vệ: Việc qui định những phương tiện nhằm mục
đích bảo vệ những QHXH cơ sở, nền tản của XH trước
các vi phạm và loại trừ những QHXH lạc hậu hoặc
không phù hợp với bàn chất chế độ.
 Giáo dục: PL tác động gián tiếp tới các QHXH thông
qua ý thức con người, hướng con người tới những cách
xử sự hợp lý, phù hợp với cách xử sự ghi trong QPPL,
phù hợp với lợi ích của XH và bản thân.



Vai trò của pháp luật
 Là phương tiện chủ yếu để NN quản lý mọi mặt của

đời sống XH
 Là phương tiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân
 Là cơ sở hoàn thiện bộ máy NN và tăng cường
quyền lực NN
 Góp phần tạo dựng những quan hệ mới
 Là cơ sở tạo lập mối quan hệ đối ngoại


4. Hình thức PL
 Là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để

nâng ý chí của giai cấp mình lên thành PL
 Có 3 hình thức PL

Tập quán pháp
Tiền lệ pháp
Văn bản QPPL

Pháp
luật


4.1 Tập quán pháp
 Là hình thức NN thừa nhận một số tập quán đã lưu


truyền trong XH
 Phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, lợi ích
của XH
 Nâng lên thành những quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung
 Được NN đảm bảo thực hiện
 Áp dụng phổ biến trong PL chủ nô, phong kiến, tư
sản


4.2 Tiền lệ pháp:
 Là hình thức NN thừa nhận một số quyết định của cơ

quan hành chính và cơ quan xét xử trong khi giải
quyết các vụ việc xảy ra,
 Rồi lấy đó làm mẫu cho cách giải quyết đối với các vụ
việc khác tương tự xảy ra sau đó


4.3 Văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm
 Là những văn bản do cơ quan NN có thẩm quyền
ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó
chứa đựng các quy tắc xử sự chung, được áp dụng
nhiều lần trong đời sống XH
Đặc điểm
 Do các chủ thể có thẩm quyền ban hành
 Ban hanh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định
 Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc

chung
 Được nhà nước đảm bảo thực hiện
 Điều chỉnh các QHXH


Ý thức pháp luật
Khái niệm: là một hình thái ý thức xã hội thể hiện trên phương diện
pháp luật, phản ánh:
- Những học thuyết, tư tưởng, quan điểm của con người về pháp
luật
- Mối liên hệ giữa con người với pháp luật hiện hành
- Mối liên hệ giữa con người với pháp luật đã qua
- Mối liên hệ giữa con người với pháp luật phải có trong tương lai
- Sự đánh giá về hành vi hợp pháp hay không hợp pháp trong hành
vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.
Để nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của
mọi công dân Nhà nước cần phải:
- Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
- Giáo dục, tuyên truyền phổ biến rộng rãi pháp luật
- Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
- Kiện toàn các cơ quan quản lý nhà nước
- Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện và áp dụng pháp luật



×