Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Câu hỏi minh họa môn hóa vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.97 KB, 16 trang )

CÂU HỎI MINH HỌA MÔN HÓA VÔ CƠ
(Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo)

Mã đề cương chi tiết: TCDD085
Câu 1. Để điều chế Na kim loại, người ta thực hiện phản ứng:
A. Điện phân NaOH.
B. Điện phân nóng chảy NaOH.
C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
D. Cho dung dịch NaOH tác dụng với H2O.
Câu 2. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là:
A. Na2O và NO2.
B. Na2O, NO2 và O2.
C. NaNO2 và O2.
D. Na, NO2 và O2.
Câu 3. Tìm câu sai trong các ý sau:
Trong nhóm IA, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Tính khử tăng dần.
C. Năng lượng ion hóa giảm dần.
D. Độ âm điện tăng dần.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kim loại kiềm?
1. Năng lượng ion hóa thứ nhất rất lớn
2. Có 1 số oxy hóa duy nhất là + 1
3. Ion không có màu
4. Kim loại kém hoạt động
5. Hợp chất dễ tan trong nước
6. Tính chất hóa học đơn giản
A. 2, 3, 5, 6
B. 1, 3, 5, 6
C. 2, 3, 4, 6
D. 3, 4, 5, 6


Câu 5. Chọn phát biểu không đúng
A. Các ion của kim loại kiềm không có màu.
B. Hợp chất của kim loại kiềm dễ tan trong nước.
C. Liên kết kim loại trong kim loại kiềm là liên kết mạnh.
D. Các hợp chất giữa nguyên tử kim loại kiềm với nguyên tử của nguyên tố khác là liên kết
ion.
Câu 6. Hydro có thể tạo ra những trạng thái oxy hóa nào:
A. – 1, + 2.
B. – 1, + 1.
C. + 1, + 2.
D. A, B, C sai.
Câu 7. Kim loại kiềm có:
A. Bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố cùng chu kì.
B. Cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
C. Một electron hoá trị và năng lượng ion hoá thứ nhất rất thấp.
D. Khối lượng riêng đều lớn hơn khối lượng riêng của nước.
Câu 8. Một trong những ứng dụng quan trọng của Na, K là:
A. Chế tạo thủy tinh hữu cơ.
B. Chế tạo tế bào quang điện.
C. Làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
D. Sản xuất NaOH, KOH.
Câu 9. Hoà tan Na vào dung dịch nào dưới đây không thấy xuất hiện kết tủa?
A. CuSO4.
1


B. Ba(HSO3)2.
C. Ca(HCO3)2.
D. KHCO3.
Câu 10. Cho các phát biểu sau:

1. Kim loại kiềm là kim loại rất hoạt động.
2. Kim loại kiềm có năng lượng ion hóa thứ nhất rất thấp.
3. Kim loại kiềm có tính chất hóa học đơn giản nhất so với các nguyên tố ở nhóm khác
Phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 1, 2 và 3.
Câu 11. Chọn câu đúng
A. Các nguyên tố phi kim có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron.
B. Các nguyên tố khí hiếm có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron.
C. Các nguyên tố á kim có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron.
D. Các nguyên tố kim loại có các lớp orbital được điền đầy đủ các electron.
Câu 12. Thù hình là:
A. Các nguyên tử khác nhau của cùng một nguyên tố.
B. Các nguyên tử khác nhau có cùng số Proton.
C. Các dạng đơn chất khác nhau của cùng một nguyên tố.
D. Các nguyên tử khác nhau có cùng số khối.
Câu 13. Các phân tử O2 và O3 được gọi là:
A. Các dạng thù hình của nguyên tố oxi.
B. Các đồng vị của nguyên tố oxi.
C. Các nguyên tử của nguyên tố oxi.
D. A, B và C sai.
Câu 14. Tập hợp tất cả các nguyên tử có số proton và số electron giống nhau được gọi
là:
A. Thù hình.
B. Đồng vị.
C. Nguyên tố.
D. Đồng khối.
Câu 15. Cho các công thức sau: AZ1 X và AZ2 X . Chọn câu đúng:

A. AZ1 X và AZ2 X là các nguyên tử của nguyên tố X.
B. AZ1 X và AZ2 X là các dạng thù hình của nguyên tố X.
C. AZ1 X và AZ2 X là các đồng vị của nguyên tố X.
D. A, B, C sai.
Câu 16. Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí:
A. NH3, O2, N2, CH4, H2.
B. N2, Cl2, O2, CO2, H2.
C. NH3, SO2, CO, Cl2.
D. N2, NO2, CO2, CH4, H2.
Câu 17. Các hợp chất giữa nguyên tử Ba với nguyên tử của nguyên tố khác là liên kết:
A. Ion.
B. Hydro.
C. Cộng hóa trị.
D. Van der Walls.
Câu 18. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là:
A. 3.
2


B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 19. Khi đun nóng dung dịch canxi hiđrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các
hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 20. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
A. Đá vôi

B. Thạch cao
C. Đá hoa cương
D. Đá phấn
Câu 21. Tên gọi khoáng chất nào sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Đôlômit
B. Cacnalit
C. Sinvinit
D. Hematit
Câu 22. Magie có thể cháy trong khí cacbon đioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức
hoá học của chất này là:
A. C.
B. MgO.
D. Một chất khác.
C. Mg(OH)2.
Câu 23. Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi bằng
nhau là:
A. MgO và CO.
B. CO2 và MgCO3.
C. MgCO3 và CO.
D. không có cặp chất nào.
Câu 24. Không gặp kim loại kiềm và kiềm thổ ở dạng tự do trong thiên nhiên vì:
A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất ít.
B. Đây là những kim loại hoạt động hoá học rất mạnh.
C. Đây là những chất hút ẩm đặc biệt
D. Đây là những kim loại tác dụng mạnh với nước.
Câu 25. Để điều chế Ba kim loại người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương
pháp sau?
A. Điện phân dung dịch BaCl2 có màng ngăn.
B. Dùng Al để đẩy Ba ra khỏi BaO (Phương pháp nhiệt nhôm).
C. Dùng Li để đẩy Ba ra khỏi dung dịch BaCl2.

D. Điện phân nóng chảy BaCl2.
Câu 26. Các hợp chất sau : CaO , CaCO3 , CaSO4 , Ca(OH)2 có tên lần lượt là:
A. Vôi sống, vôi tôi, thạch cao, đá vôi.
B. Vôi tôi , đá vôi, thạch cao,vôi sống.
C. Vôi sống, thạch cao, đá vôi, vôi tôi.
D. Vôi sống, đá vôi, thạch cao, vôi tôi.
Câu 27. Br2 lỏng hay hơi đều rất độc. Hóa chất $hong thường, dễ kiếm để hủy hết lượng
brom lỏng, chẳng may bị đổ, để bảo vệ môi trường là:
A. Dung dịch HCl.
B. Giấm ăn.
C. Dung dịch NaCl.
3


D. Dung dịch Ca(OH)2.
Câu 28. Có thể dùng loại thạch cao nào để bó bột khi bị gãy xương hoặc để đúc khuôn?
A. CaSO2.2H2O.
B. CaSO4 khan.
C. CaSO4.H2O hoặc 2CaSO4.H2O.
D. CaSO4.2H2O hoặc CaSO4 khan.
Câu 29. Khi bị bỏng vôi bột nên sơ cứu bằng cách nào sau đây?
A. Lau khô sạch vôi bột rồi rửa bằng dung dịch amoniclorua 10%.
B. Dùng nước rửa sạch bột rồi rửa lại bằng dung dịch amoniclorua 10%.
C. Dùng nước rửa sạch vôi bột rồi lau khô.
D. Dùng nước xà phòng để rửa.
Câu 30. Tác nhân nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường nước?
A. Các ion kim loại nặng: Hg, Pb, Sb,…
B. Các ion NO 3− , SO 24 − , PO 34− ,…
C. Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.
D. Các cation: Na+, Ca2+, Mg2+,…

Câu 31. Phương pháp nào sau đây dùng để diệt rêu và làm cho lúa được tốt hơn?
A. Bón vôi bột trước một lát rồi bón đạm.
B. Bón đạm trước một lát rồi bón vôi bột.
C. Trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lượt.
D. Bón vôi bột trước, vài ngày sau mới bón đạm.
Câu 32. Hợp kim của magie và sắt được dùng để bảo vệ mặt trong của các tháp chưng
cất và crackinh dầu mỏ. vai trò của magie trong hợp kim này là:
A. Anot để bảo vệ kim loại.
B. Tăng tuổi thọ của tháp chưng cất và crackinh dầu mỏ.
C. Tăng độ bền của hợp kim so với sắt nguyên chất.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 33. Trong các hợp chất, các nguyên tố nhóm IIIA có số oxi hóa chủ yếu là:
A. 0.
B. +1.
C. +3.
D. -3.
Câu 34. Trong dung dịch chứa muối nhôm sunfat trong nước, nhôm sunfat kết tinh dưới
dạng:
A. Al2(SO4)3.14H2O
B. Al2(SO4)3.18H2O
C. Al2(SO4)3.12H2O
D. Al2(SO4)3.24H2O
Câu 35. Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA.
B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện.
D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.
Câu 36. Boxit nhôm có thành phần chủ yếu là Al2O3 lẫn trong các tạp chất SiO2 và
Fe2O3. Để làm sạch Al2O3 trong công nghiệp nên sử dụng các hóa chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO2.

B. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl.
C. Dung dịch NaOH đặc và axit H2SO4.
D. Dung dịch NaOH đặc và axit HNO3.
4


Câu 37. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là:
A. Mg(OH)2.
B. Ca(OH)2.
C. KOH.
D. Al(OH)3.
Câu 38. Cho hỗn hợp Al, Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2 thu được
dung dịch C và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy
có khí bay lên. Thành phần của chất rắn D là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Al, Fe, Cu.
C. Al, Cu, Ag.
D. Cả A, B và C.
Câu 39. Dữ kiện nào sau đây cho thấy Al hoạt động mạnh hơn Fe?
A. Fe dễ bị ăn mòn kim loại hơn.
B. Vật dụng bằng Al bền hơn so với bằng Fe.
C. Fe bị Al đẩy ra khỏi dung dịch muối.
D. Al còn phản ứng được với dung dịch kiềm.
Câu 40. Để điều chế Al người ta:
1. Điện phân AlCl3 nóng chảy.
2. Điện phân dung dịch AlCl3.
3. Điện phân Al2O3 nóng chảy trong criolit.
4. Khử AlCl3 bằng K ở nhiệt độ cao.
Cách đúng là:
A. 1 và 3.

B. 1, 2 và 3.
C. 3 và 4.
D. 1, 3 và 4.
Câu 41. Cho sơ đồ biến đổi sau:
(1)
X + HCl → B + H2
B + dd NaOH → C↓ + D
(2)
C + dd KOH → dd E + …
(3)
dd E + HCl (vừa) → C↓ + … (5)
Kim loại nào trong số các kim loại sau đây (Fe, Zn, Al, Mg, Cu) thỏa mãn được các biền
đổi trên?
A. Al, Zn.
B. Al.
C. Mg, Fe.
D. Al, Cu.
Câu 42. Có ba chất Mg, Al, Al2O3 . Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là
chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch CuSO4.
Câu 43. Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?
A. Dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch Na2S.
B. Dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3.
5


C. Al + dung dịch NaOH.

D. Dung dịch AlCl3 + dung dịch NaOH.
Câu 44. Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) không được dùng:
A. Để làm trong nước.
B. Trong công nghiệp giấy (làm giấy không thấm nước), thuộc da.
C. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải.
D. Khử trùng nước.
Câu 45. Người ta thường cho phèn chua vào trong nước nhằm mục đích:
A. Làm trong nước.
B. Làm mềm nước.
C. Khử mùi.
D. Diệt trùng trong nước.
Câu 46. Phèn chua có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O có tác dụng làm trong nước vì:
A. Khi tan trong nước, phèn chua tạo nhôm hydroxyt kéo các hạt bụi lơ lửng lắng xuống.
B. Khi tan trong nước, phèn chua tạo môi trường axit kéo các hạt bụi lơ lửng lắng xuống.
C. Khi tan trong nước, phèn chua tạo sắt (III) hydroxyt kéo các hạt bụi lơ lửng lắng xuống.
D. Khi tan trong nước, phèn chua làm cho các hạt kết dính lại với nhau và lắng xuống.
Câu 47. Dùng tổ hợp 2 trong 4 chất sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, nước Br2,
dung dịch NH3 để phân biệt các chất sau: Cu, Zn, Al, Fe2O3
A. Dung dịch NaOH, nước Br2.
B. Dung dịch HCl, nước Br2.
C. Dung dịch HCl, nước NH3.
D. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH.
Câu 48. Kim loại có thể tạo peoxyt là:
A. Na.
B. Al.
C. Fe.
D. Zn.
Câu 49. Thuỷ tinh là chất rắn có cấu trúc vô định hình. Tính chất nào sau đây không
phải là của thuỷ tinh?
A. Trong suốt.

B. Không có điểm nóng chảy cố định.
C. Cho ánh sáng mặt trời đi qua, nhưng giữ lại bức xạ hồng ngoại.
D. Thuỷ tinh rắn, dẻo.
Câu 50. Thành phần chính của khí than ướt là:
A. CO,CO2 ,H 2 ,N 2
B. CH 4 ,CO,CO2 ,N 2
C. CO,CO2 ,H 2 ,NO2
D. CO,CO2 ,NH 3,N 2
Câu 51. Si phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. CuSO4 ,SiO2 ,H 2SO4lo· ng
B. F2 ,Mg,NaOH
C. HCl,Fe(NO3 )3,CH 3COOH
D. Na2SiO3,Na3PO4 ,NaCl
6


Câu 52. Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào sau đây?
A. Fe2O3,Ca,CO2 ,H 2 ,HNO3®Æ
c,H 2SO4®Æ
c
B. CO2 ,Al 2O3,Ca,CaO,HNO3®Æ
c,H 2SO4®Æ
c
C. Fe2O3 ,MgO,CO2 ,HNO3 ,H 2SO4®Æ
c
c,H 2SO4®Æ
c,CaO
D. CO2 ,H 2O,HNO3®Æ

Câu 53. Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, chiều từ C đến Pb,

nhận định nào sau đây sai:
A. Độ âm điện giảm dần.
B. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.
C. Bán kính nguyên tử giảm dần.
D. Số oxi hoá cao nhất là +4.
Câu 54. Trong các hợp chất, số phối trí của nguyên tố nhóm IVA:
A. Tăng lên từ C đến Pb.
B. Giảm xuống từ C đến Pb.
C. Như nhau từ C đến Pb.
D. A, B, và C sai.
Câu 55. Ở nhiệt độ cao, cacbon monooxit có thể khử tất cả các oxit trong dãy nào sau
đây?
A. CaO, CuO, ZnO, Fe3O4.
B. CuO, FeO, PbO, Fe3O4.
C. MgO, Fe3O4, CuO, PbO.
D. CuO, FeO, Al2O3, Fe2O3.
Câu 56. Để phân biệt hai bình khí CO2 và SO2 tốt nhất nên dùng thuốc thử nào?
A. Dung dịch Ca(OH)2.
B. Dung dịch H2SO4.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch CaCl2.
Câu 57. Trong các phản ứng hoá học sau đây, phản ứng nào sai
A. SiO 2 + 4HF → SiF4 + 2H 2 O
B. SiO 2 + 4HCl → SiCl 4 + 2H 2 O
0

C. Si O 2 + 2C  t→ Si + 2CO
0

t

→ Si + 2M gO
D. SiO2 + 2M g 

Câu 58. Một hỗn hợp khí gồm CO và N2 có tỉ khối so với H2 là 14. Nếu thêm 20% thể
tích khí N2 vào hỗn hợp thì tỉ khối so với H2 của hỗn hợp mới sẽ thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi.
B. Giảm.
C. Tăng.
D. Không xác định.
Câu 59. Axit HCN (axit cianic) có khá nhiều ở vỏ của củ sắn và nó là chất cực độc. Để
tránh hiện tượng bị say khi ăn sắn, người ta làm như sau:
A. Cho thêm nước vôi vào rồi luộc để trung hoà HCN.
B. Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi sôi mở nắp nồi khoảng 5 phút.
C. Tách bỏ vỏ rồi luộc.
D. Tách bỏ vỏ rồi luộc, khi sôi mở nắp nồi khoảng 5 phút.

7


Câu 60. Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt
tính. Tính chất nào sau đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị
phòng độc, lọc nước?
A. Đốt cháy than sinh ra khí cacbonic.
B. Hấp phụ các chất khí, chất tan trong nước.
C. Khử các chất khí độc, các chất tan trong nước.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 61. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
A. Cacbon đioxit.
B. Lưu huỳnh đioxit.
C. Ozon.

D. Dẫn xuất clo của hiđrocacbon.
Câu 62. Khí nào sau đây gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn khi sử dụng bếp than ở nơi
thiếu không khí?
A. CO
B. CO2
C. SO2
D. H2S
Câu 63. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. CO2 + dung dịch Na2CO3 →
B. CO2 + C →
C. CO2 + CaCO3 + H2O →
D. CO2 + H2O + BaSO4 →
Câu 64. Nhận định nào sau đây là đúng: Tất cả các muối cacbonat đều:
A. Tan trong nước.
B. Bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit.
C. Không tan trong nước.
D. Bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Câu 65. Trong số các nhận định sau về các nguyên tố nhóm VA, nhận định nào sai? Từ
nitơ đến bitmut:
A. Tính phi kim giảm dần.
B. Độ âm điện giảm dần.
C. Nhiệt độ sôi của các đơn chất tăng dần.
D. Tính axit của các hiđroxit tăng dần.
Câu 66. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VA được biểu diễn
tổng quát là:
A. ns2np3
B. ns2np4
C. (n -1)d10 ns2np3
D. ns2np5
Câu 67. Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí.
D. Cho không khí đi qua bột đồng nung nóng.
Câu 68. Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng”, chất này có công thức hoá học
là:
A. HCl.
B. N2.
C. NH4Cl.
D. NH3.
Câu 69. Khi nhiệt phân, hoặc đưa muối AgNO3 ra ngoài ánh sáng sẽ tạo thành các hoá
chất sau:
A. Ag2O, NO2 và O2.
B. Ag, NO2 và O2.
C. Ag2O và NO2.
8


D. Ag và NO2.
Câu 70. Khi axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại giải phóng khí NO2. Nhưng khi axit
HNO3 loãng tác dụng với kim loại giải phóng khí NO. Điều kết luận nào sau đây là
không đúng?
A. Axit HNO3 đặc có tính chất oxi hoá mạnh hơn axit HNO3 loãng.
B. Yếu tố tốc độ phản ứng hoá học tạo nên sự khác biệt giữa hai trường hợp.
C. Axit HNO3 đặc có tính chất oxi hoá yếu hơn axit HNO3 loãng.
D. Axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại, sản phẩm NO2 thoát ra nhanh nhất.
Câu 71. Nguyên tử nào sau đây có khả năng tạo ra liên kết bội hình thành phân tử gồm
2 nguyên tử?
A. N
B. P

C. C
D. Cl
Câu 72. Nitơ tinh khiết nhất được điều chế bằng cách:
to
A. 2NH3 + 3CuO 
→ N2 + 3Cu + 3H2O
B. 4NH3 + 6NO → 5N2 + 6H2O
C. 2NaN3 → 2Na + 3N2
o

t
D. Cu + N2O 
→ CuO + N2
Câu 73. Oxit nào của nitơ không tạo muối?
A. N2O và NO
B. N2O và NO2
C. NO và NO2
D. NO2 và N2O5
Câu 74. Nitơ oxit là oxit:
A. Có tính khử
B. Có tính oxi hóa
C. Vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
D. A, B và C sai
Câu 75. Để khử sạch ammoniac khi giặt tả lót trẻ em, có thể cho vào nước xả sau cùng
chất nào sau đây?
A. Phèn chua.
B. Giấm ăn.
C. Muối ăn.
D. Nước Giaven.
Câu76. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 trong công nghiệp, người

ta thực hiện phương pháp nào sau đây?
A. Nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hóa lỏng.
B. Cho hỗn hợp đi qua CuO đun nóng.
C. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc.
D. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.
Câu 77. Sau khi làm thí nghiệm với P trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc với hoá chất này
cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc?
A. Dung dịch axit HCl.
B. Dung dịch kiềm NaOH.
C. Dung dịch muối CuSO4.
D. Dung dịch muối Na2CO3.
Câu 78. Để nhận biết ion PO43- thường dùng thuốc thử AgNO3, bởi vì:
A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 79. Để nhận biết ion NO3- người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và
đun nóng, bởi vì:

9


A. Tạo ra khí có màu nâu.
B. Tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. Tạo ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 80. Nước cường toan là hỗn hợp một thể tích axit HNO3 đặc với ba thể tích axit HCl
đặc, có tính chất oxi hoá rất mạnh. Nó có thể hoà tan đựoc mọi kim loại, kể cả vàng và
bạch kim. Nguyên nhân tạo nên tính chất oxi hoá mạnh của nước cường toan là:
A. Do tính chất oxi hoá mạnh của ion NO3-.

B. Do tính chất axit mạnh của HNO3 và HCl.
C. Do tạo ra clo nguyên tử có tính chất oxi hoá mạnh.
D. Do một nguyên nhân khác.
Câu 81. Trong các hợp chất của oxy có thể có những loại liên kết nào?
1. Cộng hóa trị không phân cực
2. Cộng hóa trị phân cực
3. Ion
4. Hydro
A. 2.
B. 1 , 2 , 3 và 4.
C. 1 , 2 và 3.
D. 2 và 3.
Câu 82. Các hợp chất nào dưới đây là peroxide?
1. Na2O2
2. MnO2
3. BaO2
4. TiO2
A. 1 và 3.
B. 1.
C. 1 , 2 và 3.
D. 1 , 3 và 4.
Câu 83. Khí hydrogen sinh ra trong các phản ứng nào?
1. Al + NaOH + H2O →
2. Cu + HNO3,loãng →
3. Cu + H2SO4 (đđ) →
4. CaH2 + H2O →
A. 1.
B. 1 , 2 và 3.
C. 4.
D. 1 và 4.

Câu 84. Hợp chất nào chủ yếu được tạo thành khi đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxygen?
C. SO3.
D. S2O3.
A. SO.
B. SO2.
Câu 85. Oxgen có những mức oxy hóa nào trong hợp chất?
1. -1
2. -2
3. +1
4. +2
A. 1.
B. 1 và 2.
C. 1 , 2 và 3.
D. 1, 2 , 3 và 4.
Câu 86. Trong nước ở các trạng thái lỏng và rắn có những loại liên kết nào?
1. Van der Waals
2. Cộng hóa trị có cực
3. Ion
4. Hydro
A. 1 và 3
B. 2 và 4
C. 1 , 2 và 4
D. 2 , 3 và 4
Câu 87. Những hợp chất nào dưới đây của lưu huỳnh được gặp trong tự nhiên?
1. CuSO4.5H2O
2. Na2SO4.10H2O
3. FeS2
4. (NH4)2S2
A. 1 , 2 và 3
B. 3

C. 1 , 3 và 4
D. 2 và 3
Câu 88. Lưu huỳnh có những mức oxy hóa nào trong các hợp chất bền nhất?
1. -2
2. +2
3. +6
4. +4
A. 3
B. 3 và 4
C. 1 , 3 và 4
D. 2 và 3
Câu 89. Những loại phân tử nào của lưu huỳnh có ở các điều kiện thường?
1. S2
2. S4
3. S6
4. S8
A. 4
B. 3 và 4
10


C. 2 , 3 và 4
D. 1 , 2 , 3 và 4
Câu 90. Hợp chất nào là chất khử mạnh nhất?
B. H2Se
A. H2S
C. H2Te
D. H2Po
Câu 91. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

B. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
C. sát trùng nước sinh hoạt.
D. Chữa sâu răng.
Câu 92. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì:
A. Dung dịch bị vẫn đục màu vàng.
B. Không có hiện tượng gì.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
Câu 93. Tác nhân chủ yếu gây ra mưa axit là:
A. CO và CH4.
B. CH4 và NH3.
D. CO và CO2.
C. SO2 và NO2.
Câu 94. Dung dịch H2S khi để ngoài trời xuất hiện lớp cặn màu vàng do:
A. H2S bị oxi không khí khử thành lưu huỳnh tự do.
B. Oxi trong không khí đã oxi hóa H2S thành lưu huỳnh tự do.
C. H2S đã tác dụng với các hợp chất có trong không khí.
D. Có sự tạo các muối sunfua khác nhau.
Câu 95. Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hóa:
A. H2O2, HCl, SO3.
B. O2, Cl2, S8.
C. O3, KClO4, H2SO4đặc.
C. FeSO4, KMnO4, HBr.
Câu 96. Nguyên tố nào sau đây không có số oxi hóa dương
A. F
B. Cl
C. Br
D. I
Câu 97. Dãy nguyên tố nào sau đây có số oxi hóa từ +1 đến +7 trong các hợp chất với O,
N?

A. F, Cl, Br.
B. Cl, Br, I.
C. F, Br, I.
D. F, Cl, I.
Câu 98. Phân tử của các đơn chất halogen có kiểu liên kết:
A. Cộng hoá trị.
B. Tinh thể.
C. Ion.
D. Phối trí
Câu 99. Trong các hợp chất flo luôn có số oxi hoá âm vì flo là phi kim:
A. Mạnh nhất.
B. Có bán kính nguyên tử nhỏ nhất.
C. Có độ âm điện lớn nhất.
D. A, B, C đúng.
Câu 100. Trong số các hiđro halogenua, chất nào sau đây có tính khử mạnh nhất ?
A. HF.
B. HBr.
C. HCl.
D. HI.
Câu 101. Với cùng một nguyên tố, phản ứng của các halogen:
A. Xảy ra theo một mức độ mãnh liệt như nhau.
B. Xảy ra theo một mức độ mãnh liệt giảm dần từ Flo đến Iot.
C. Xảy ra theo một mức độ mãnh liệt tăng dần từ Flo đến Iot.
11


D. Tùy theo điều kiện phản ứng mà mức độ mãnh liệt có thể tăng từ Flo đến Iot hoặc giảm từ
Flo đến Iot.
Câu 102. Khi làm lạnh dung dịch chứa halogen trong nước, các halogen tách ra tinh thể
dưới dạng:

A. X2.2H2O
B. X2.4H2O
C. X2.6H2O
D. X2.8H2O
Câu 103. Nguyên tố nào sau đây không phản ứng trực tiếp với C, N2 và O2?
A. Brom.
B. Iot.
D. Clo.
D. A, B và C đúng.
Câu 104. Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về hidro halogenua?
1. Là hợp chất có cực.
2. Tan vô hạn trong nước.
3. Bốc khói trong không khí ẩm.
4. Dung dịch nước của hidro halogenua được gọi là axit halogenhydric.
A. 1, 2, 3 và 4.
B. 1, 2 và 3.
C. 2, 3 và 4.
D. 1, 2 và 4.
Câu 105. Halogenua được phân loại thành:
A. Halogenua ion
B. Halogenua cộng hóa trị
C. Halogenua ion và halogenua cộng hóa trị
D. A, B và C sai
Câu 106. Muối iot là muối ăn có thêm lượng nhỏ iot ở dạng:
B. MgI2.
C. CaI2.
D. KI hoặc KIO3.
A. I2.
Câu 107. Dùng muối Iôt hàng ngày để phòng bệnh bướu cổ. Muối Iôt là:
A. NaI.

B. I2.
C. NaCl và I2.
D. NaCl và KI.
Câu 108. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy
còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt
khuẩn của clo là do:
A. Clo độc nên có tính sát trùng.
B. Clo có tính oxi hoá mạnh.
C. Có HClO chất này có tính oxi hoá mạnh.
D. Một nguyên nhân khác.
Câu 109. Để khử một lượng nhỏ khí clo không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta
dùng hoá chất nào sau đây:
A. Dung dịch NaOH loãng.
B. Dung dịch Ca(OH)2
C. Dung dịch NH3 loãng
,
D. Dung dịch NaCl.
Câu 110. Đầu que diêm chứa S, P, C, KClO3. Vai trò của KClO3 là:
A. Chất cung cấp oxi để đốt cháy C, S, P.
B. Làm chất độn để hạ giá thành sản phẩm.
C. Làm chất kết dính.
12


D. Làm tăng ma sát giữa đầu que diêm với vỏ bao diêm.
Câu 111. Nguyên tố chuyển tiếp thuộc khối các nguyên tố nào?
1. s
2. p
3. d
4. f

A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3 và 4
D. 3
Câu 112. Cấu hình electron của nguyên tố chuyển tiếp họ d có phân lớp ngoài cùng là:
A. nd1-10(n-1)s1-2
B. (n-1)d1-10ns1-2
C. nd10(n-1)s2
D. (n-1)d10ns2
Câu 113. Cấu hình electron của nguyên tố chuyển tiếp họ f có phân lớp ngoài cùng là:
A. nf1-14(n-1)d0-1(n-2)s2
B. (n-1)d1-14(n-2)d0-1ns2
C. (n-2)s2(n-1)d0-1nf1-14
D. (n-2)f1-14(n-1)d0-1ns2
Câu 114. Chọn câu đúng nhất
A. Các nguyên tố chuyển tiếp nhóm I, II, III là kim loại. Nhóm V, VI, VII là phi kim.
B. Tất cả các nguyên tố chuyển tiếp đều là phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố chuyển tiếp đều là kim loại.
D. Các nguyên tố chuyển tiếp ở đầu chu kỳ là phi kim, cuối chu kỳ là kim loại.
Câu 115. Chọn câu đúng nhất
A. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố chuyển tiếp nằm ở chu kỳ lớn.
B. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố chuyển tiếp nằm ở chu kỳ nhỏ.
C. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố chuyển tiếp nằm ở cả hai chu kỳ lớn và nhỏ.
D. Tất cả đều sai.
Câu 116. Cấu hình electron của các nguyên tố chuyển tiếp là:
A. Orbital s chưa đầy đủ electron.
B. Orbital d hay f chưa đầy đủ electron.
C. Orbital d được điền đủ electron.
D. Orbital s và d được điền đủ electron.
Câu 117. Các nguyên tố chuyển tiếp nhóm IB có cấu hình electron ngoài cùng là:

A. (n-1)d10ns1
B. (n-1)d9ns2
C. (n-1)d5ns1
D. A và C
Câu 118. Các nguyên tố chuyển tiếp nhóm IIIB có cấu hình electron ngoài cùng là:
A. (n-1)d2ns1
B. (n-1)d1ns2
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 119. Các nguyên tố chuyển tiếp nhóm IVB có cấu hình electron ngoài cùng là:
A. (n-1)d3ns1
B. (n-1)d2ns2
C. nd3(n-1)s1
D. nd2(n-1)s2
13


Câu 120. Các nguyên tố chuyển tiếp nhóm VB có cấu hình electron ngoài cùng là:
A. (n-1)d3ns2
B. (n-1)d4ns1
C. nd3(n-1)s2
D. (n-1)d5ns0
Câu 121. Nguyên tố chuyển tiếp có nhiều trạng thái oxy hóa là do:
A. Sự mất electron trên phân lớp ns.
B. Các electron của phân lớp (n-1)d góp phần cùng với eletron của ns để tạo thành các trạng
thái oxy hóa.
C. A và B sai.
D. A và B đúng.
Câu 122. Nguyên tố chuyển tiếp nào sau đây chỉ có một trạng thái oxy hóa?
A. Zn

B. Hg
C. La
D. A, B và C
Câu 123. Nguyên tố nào sau đây chỉ có một trạng thái oxy hóa?
A. Sc
B. Y
C. La
D. Tất cả đều đúng
Câu 124. Sc, Y, La là những nguyên tố chuyển tiếp chỉ có một trạng thái oxy hóa. Trạng
thái oxy hóa đó là:
A. +1
B. +2
C. +3
D. Một trạng thái khác
Câu 125. Theo thuyết hợp chất trung gian
“Khi chất xúc tác tương tác với phức chất tạo ... hợp chất này ... nhanh chóng tương tác với
phức chất kia tạo thành phức chất sản phẩm, phản ứng còn chất xúc tác ... thành phần”
Chọn câu đúng điền vào phát bểu trên
A. Hợp chất trung gian, không bền, giữ nguyên
B. Hợp chất trung gian, bền, giữ nguyên
C. Hợp chất trung gian, không bền, thay đổi
D. Hợp chất trung gian, bền, thay đổi
Câu 126. Khái niệm phức chất theo A. Grinbe:
“Phức chất là những hợp chất phân tử xác định, khi kết hợp các hợp phần của chúng lại
thì tạo thành các ion phức tạp tích điện dương hay âm, có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể
cũng như ở trong dung dịch. Trong trường hợp riêng, điện tích của ion phức tạp đó có thể
bằng không”
A. Phân tử, phức tạp, không thể, có thể.
B. Đơn giản, đon giản, có khả năng, có thể.
C. Phân tử, phức tạp, có khả năng, có thể.

D. Đơn giản, phức tạo, không thể, có thể.
Câu 127. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
A. Các nguyên tố hoá học riêng biệt kết hợp với nhau thì tạo thành các hợp chất đơn giản, hay
các hợp chất bậc nhất.
14


B. Những hợp chất đơn giản có thể kết hợp với nhau tạo thành hợp chất bậc cao, hay hợp chất
phân tử.
C. Trong nhiều trường hợp không có ranh giới rõ rệt giữa hợp chất đơn giản và phức chất.
D. Tất cả đều sai
Câu 128. Khái niệm phức chất theo K.B. Iaximirxki có đặc điểm nào sau đây?
A. Có mặt sự phối trí.
B. Không phân ly hoàn toàn trong dung dịch (hoặc trong chân không).
C. Có thành phần phức tạp (số phối trí và số hóa trị không trùng nhau).
D. Tất cả đều đúng.
Câu 129. So với các nguyên tố điển hình (nhóm A) thì khả năng tạo phức của các nguyên
tố chuyển tiếp nhóm B:
A. Tốt hơn.
B. Kém hơn.
C. Bằng nhau.
D. Không xác định được.
Câu 130. [PtCl 6 ]2 − có tên:
A. Ion hexacloroplatinat (IV)
B. Ion hexacloroplatin (IV)
C. Ion hexacloplatinat (IV)
D. Tên gọi khác
Câu 131. Cầu nội thường mang điện tích gì?
A. Chỉ mang điện tích dương
B. Chỉ mang điện tích âm

C. Không mang điện
D. Có thể mang điện tích dương, có thể mang điện tích âm và cũng có thể không mang điện
tích
Câu 132. Điện tích của cầu nội được quyết định bởi:
A. Điện tích của nguyên tử trung tâm.
B. Điện tích của phối tử.
C. Tổng điện tích của nguyên tử trung tâm và phối tử.
D. Một yếu tố khác.
Câu 133. Các ion không liên kết trực tiếp với nguyên tử trung tâm mà liên kết với cầu
nội bằng liên kết ion được gọi là:
A. Phối tử.
B. Cầu ngoại.
C. Phức chất.
D. Tất cả đều sai.
Câu 134. Trong hợp chất phức chất, cầu nội và cầu ngoại liên kết với nhau bằng:
A. Liên kêt ion.
B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết hydro.
D. Liên kết Van der waals.
Câu 135. Cầu nội của [Ag(NH3)2]NO3 là:
A. Ag+
B. NO3−
C. [Ag(NH3)2]+

15


D. NH3
Câu 136. Trong [Fe(CO)5], cầu ngoại là:
A. Fe

B. CO
C. [Fe(CO)5]
D. Không có cầu ngoại
Câu 137. Trong [Fe(CO)5], ion phức mang điện tích:
A. Dương
B. Âm
C. Trung hòa điện
D. Không xác định được
Câu 138. Trong [Fe(CO)5], nguyên tử trung tâm là:
A. Fe+3
B. Fe
C. Fe+2
D. Không có nguyên tử trung tâm
Câu 139. [Co(NH3)6]Cl3 có tên:
A. Hexaammincoban (III) clorua
B. Hexaamincoban (III) clorua
C. Hexaammincoban (VI) clorua
D. Hexaamincoban (VI) clorua
Câu 140. K2[CuCl3] có tên:
A. Kali tricloro đồng (I)
B. Kali triclorocuprat (I)
C. Kali triclorocuprat (II)
D. Kali tricloro đồng (II)

HẾT -

.

16




×