Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín sacombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.61 KB, 29 trang )

Chương I: TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM HẬU KHỦNG
HOẢNG 2007-2009 ĐẾN NAY.
1. Tình hình kinh tế Thế giới

Việc kinh tế thế giới phát triển mạnh (và không bền vững) cho tới năm 2007 chủ yếu bắt nguồn
từ chính sách vĩ mô nới lỏng của chính phủ Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng dot.com vào năm 2000 và
sự trỗi dậy nhanh chóng của tứ cường mới nổi: Brazil, Nga, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc (nhóm
BRIC) đã tích tụ làm mất cân đối vĩ mô toàn cầu. Những mất cân đối này là điều kiện cơ bản để các
dòng tài chính dịch chuyển với những khối luợng lớn chưa từng có trong lịch sử, vượt qua tầm hiểu
biết và kiểm soát của giới chính sách, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó lan
ra các nước phát triển; và đến lượt nó kéo theo sự suy giảm về kinh tế trên toàn thế giới.
Thế giới vừa trải qua tròn 5 năm bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế mang tính hệ
thống toàn cầu, tác động sâu sắc tới lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội của nhiều nước trên thế giới.
Trận “động đất tiền tệ xảy ra ngày 15/9/2008” sau 5 năm tới nay vẫn còn tác động và ảnh hưởng mà
chưa thể khôi phục được như trước. Kinh tế Mỹ đã thoát khỏi suy thoái nhưng tốc độ hồi phục rất
chậm chạp và có thể xảy ra tình trạng “chạm đáy lần thứ hai”. Kinh tế Châu Âu ngập trong khủng
hoảng nợ công vẫn chưa có lối thoát, tương lai phục hồi vẫn lu mờ. Tăng trưởng kinh tế các nước
đang phát triển cũng chậm lại.
Nhìn lại 5 năm xảy ra khủng hoảng, điều quan trọng làm các nước nhận thức rõ là để thích ứng
với thời đại toàn cầu hóa, phải tiến hành cải cách các mô thức cũ, nhất là hệ thống tiền tệ, ngân hàng
thế giới sao cho phù hợp với tình hình mới hiện nay.
2. Tình hình kinh tế Việt Nam
Kể từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải trải qua 3 giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô: lần thứ
nhất xảy ra vào giữa năm 2008; lần thứ hai xảy ra vào cuối năm 2009 và đầu năm 2010; lần thứ ba từ
năm 2011 và kéo dài tới nay.
Mặc dù có quy mô khác nhau nhưng các giai đoạn bất ổn về kinh tế vĩ mô nói trên đều có cùng
diễn biến, nguyên nhân, cũng như hệ quả: lạm phát cao cùng với quy mô thâm hụt thương mại lớn đã
dẫn đến những lo ngại VND bị mất giá, từ đó thúc đẩy người dân và doanh nghiệp chuyển đổi tài sản
từ VND sang USD, khiến thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên căng thẳng. Lãi suất trên thị
trường từ đó gia tăng mạnh. Những điều này lại xảy ra cùng với việc NHNN phải thắt chặt tiền tệ để
kiềm chế lạm phát đã khiến tình hình càng trở nên trầm trọng.


Trong giai đoạn 2008 – 2012, tính trung bình, Việt Nam đã phải chịu mức lạm phát 2 con số;
lãi suất huy động và cho vay kỳ hạn 12 tháng luôn ở mức cao. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong
giai đoạn này lại ở mức dưới 7% so với mức trung bình của những năm đầu thập kỷ 2000, do nền
kinh tế phải chịu nhiều cú sốc về cung.
Các đợt thắt chặt tiền tệ, mặc dù đã khiến cho tổng đầu tư giảm và kéo thâm hụt thương mại
giảm theo nhưng về cơ bản, tổng đầu tư vẫn ở mức cao (khoảng gần 40% GDP) do chi tiêu của


Chính phủ vẫn còn lớn (khoảng 30% GDP). Ngoài ra, do tỷ lệ tiết kiệm nội địa không tăng trong khi
đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giảm nên trong giai đoạn lạm phát và thâm hụt thương mại ở mức
cao cùng người dân vẫn tăng tích trữ USD, tình trạng căng thẳng về ngoại tệ vẫn chưa được giải
quyết triệt để.
Các vấn đề về nợ xấu bất động sản, phá sản doanh nghiệp, nợ xấu tín dụng hay tái cấu trúc
ngân hàng luôn là vấn đề nóng của những năm gần đây.
3. Chính sách điều hành Vĩ mô của Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua
Câu hỏi đặt ra là tại sao nền kinh tế Việt Nam lại phải chịu nhiều lần bất ổn về kinh tế vĩ mô
tương tự nhau như vậy?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần nhìn lại các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô đã được
thực hiện trong thời gian qua. Không khó để nhận thấy rằng, trong các giai đoạn xảy ra bất ổn kinh
tế vĩ mô, các chính sách chủ đạo được áp dụng bao gồm: thắt chặt tiền tệ và tài khóa, điều chỉnh tỷ
giá hối đoái. Về cơ bản, đây là những chính sách hoàn toàn đúng đắn, bởi chúng có tác dụng kiềm
chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại, từ đó tăng sức hấp dẫn đối với VND và giảm động cơ
nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chính sách này lại không được thực
hiện triệt để.
Mặt khác, chúng ta đã quá đề cao mục tiêu tăng trưởng. Xét trên một khía cạnh nào đó, việc đề
cao mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế suy giảm là hợp lý. Tuy nhiên, điều đáng nói là các
nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã không xác định được chính xác giới hạn tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới và có một niềm tin rằng, sự suy giảm kinh tế mà Việt Nam
gặp phải trong vài năm trở lại đây là do tính chu kỳ cũng như các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế
giới. Do vậy, việc mở rộng tài khóa và tiền tệ trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp có thể cải

thiện được tình hình, đưa nền kinh tế phục hồi theo mẫu hình chữ V. Tuy nhiên, mọi thứ đã không
diễn ra theo lô-gíc này.
Sự nửa vời trong việc thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian qua là do
Chính phủ đã đặt ra quá nhiều mục tiêu trong khi số công cụ chính sách có trong tay lại ít, không
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong hoạch định chính sách kinh tế, đó là: số lượng các mục tiêu
không được nhiều hơn số lượng các công cụ chính sách có trong tay.
Việc số lượng các mục tiêu nhiều hơn số lượng các công cụ chính sách đã dẫn đến những mâu
thuẫn trong quá trình thực hiện, buộc Chính phủ phải thường xuyên áp dụng các biện pháp hành
chính (kiểm soát giá xăng dầu, giá than, giá điện, cấm buốn bán USD…) trong một giai đoạn dài hay
thậm chí phải liên tục điều chỉnh các mục tiêu đã đề ra (điển hình là mục tiêu lạm phát), hoặc phải
đổi hướng chính sách khi hiệu ứng phụ của các chính sách trước đó quá lớn.
Chẳng hạn, chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng đã khiến cho
lạm phát và thâm hụt thương mại ở mức cao, gây sức ép lên tỷ giá hối đoái, thanh khoản của hệ
thống ngân hàng, lãi suất và đòi hỏi phải thắt chặt tài khóa và tiền tệ. Trong khi đó, việc thắt chặt
tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá lại khiến cho vấn đề thanh khoản của các ngân


hàng thương mại trở nên căng thẳng, nợ xấu bất động sản gia tăng, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ
thống các tổ chức tín dụng và gây sức ép phải nới lỏng chính sách này.
Đó là chưa kể đến việc một số các mục tiêu chính sách, điển hình là mục tiêu về tỷ giá hối đoái
và giá vàng chưa được xác định rõ ràng, đã dẫn đến những lúng túng trong việc sử dụng các công cụ
cần thiết để kiểm soát lạm phát hay đảm bảo thanh khoản của hệ..

Chương II: NGÀNH NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trước năm 1990: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống 1 cấp. Không có sự tách biệt giữa
chức năng quản lý và kinh doanh. Ngân hàng Nhà Nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương,
vừa là ngân hàng thương mại.
Tháng 5/1990:Hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và

Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt
động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm
vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ,
tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng, thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là
ngân hàng duy nhất được phát hành tiền. Là ngân hàng của các ngân hàng và là cơ quan tổ chức việc
điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi
phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.
+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối
và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi
ngân hàng thực hiện.
Sau quá trình đổi mới nhất là kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân
hàng 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân
hàng nước ngoài đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng Việt
Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. 2 trong số 5 NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa
và chính thức hoạt động theo mô hình đa sở hữu được gần hai năm. Các NHTM cổ phần một mặt
đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn
điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND. Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền
vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam trong năm 2012
a. Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng




Hoạt động tín dụng

Trong năm 2012, NHNN tiến hành thực hiện việc phân bổ hạn mức tín dụng được ấn định cho
các ngân hàng trong hệ thống và có sự phân biệt theo 4 nhóm ngân hàng tùy theo sức khỏe là 17%,

12%; 8% và 0% để tạo mức tăng dư nợ hợp lý (dự kiến khoảng 15-17 % cả năm), đồng thời không
để những ngân hàng quản trị kém, tài chính không lành mạnh vẫn tăng trưởng bất chấp rủi ro va gây
tác động xấu đến cả hệ thống. Song do dòng vốn tín dụng vẫn chảy vào sản xuất kinh doanh chậm
hơn nhiều so với mong muốn, nên Ngân hàng Nhà nước đã tăng thêm hạn mức tin dụng cho những
ngân hàng có nhu cầu; bỏ các hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực được gọi là “phi sản xuất”;
quy định các biện pháp khuyến khích tín dụng ưu tiên cho một số lĩnh vực như nông nghiệp nông
thôn; xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Dẫu vậy tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền
kinh tế vẫn gần như bằng 0%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Đến ngày 20-122012, NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng đạt 6.45% so với cuối năm 2011 và ước cả năm đạt
khoảng 7%. Tuy nhiên, ngày 9-1-2013, NHNN có thông báo về kết quả hoạt động ngân hàng năm
2012 và định hướng 2013,điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm
tăng trưởng 8.91%. Trong đó, tín dụng VNĐ tăng 11.51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1.56% so với cuối
năm 2011. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%,
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6.15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến
khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4.4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức
tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản
phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD
phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...


Hoạt động huy động vốn


Trần lãi suất huy động vẫn được áp đặt, tuy chỉ với các khoản vốn có kỳ hạn dưới một năm.
Huy động và cho vay với kỳ hạn dài hơn được trở lại cơ chế thỏa thuận, mở ra một lối đi đỡ chật hẹp
hơn cho hoạt động ngân hàng. Đồng thời, kể từ giữa tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục hạ
trần lãi suất huy động và tương ứng là các lãi suất điều hành (tái cấp vốn, tái chiết khấu, v.v.) với
mức độ cao và tốc độ nhanh chưa từng có so với các ngân hàng trung ương khác. Đến cuối năm

2012, lãi suất huy động đã được điều chỉnh giảm 6 lần, từ 14% xuống 8%/năm.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của toàn hệ thống năm 2012 tăng khoảng
16%. Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn, ngoại trừ ở ngân hàng ACB sụt giảm do xảy
ra khủng hoảng trong vụ bầu Kiên thì huy động vốn năm 2012 tăng khá mạnh, có ngân hàng đạt mức
tăng trên dưới 100% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư
hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít
biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2012

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG NĂM 2012




Kết quả kinh doanh của các ngân hàng

Với tình hình kinh tế khó khăn cũng như tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong những
năm gần đây đã khiến cho lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 sụt giảm khá
mạnh. Tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28,600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với
năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi
khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những
ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm
trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận.
Có thể điểm qua ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng
trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phòng rủi ro tăng
mạnh do nợ xấu gia tăng.
Với những con số lãi lên đến cả ngàn tỷ, tuy nhiên nếu so với lượng vốn và tài sản khủng thì
hiệu suất lợi nhuận các ngân hàng dường như chưa xứng tầm với quy mô. Xét chỉ tiêu lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE), dẫn đầu vẫn là NH Công Thương và NH Quân Đội với tỷ lệ 19.83% và

20.17%. Tuy nhiên, với tổng tài sản khổng lồ, lợi nhuận cơ bản trên tài sản của các ngân hàng đều
khá thấp dưới 1.5%, trong đó, tỷ lệ này của SHB chỉ đạt 0.03%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cao
nhất trong số các ngân hàng thuộc về NH Công Thương khi đạt 2,534 đồng, kế tiếp là NH Quân Đội
với 2,433 đồng.
b. Những khó khăn mà hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đối mặt
 Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng

Nợ xấu đang trở thành vấn đề nhức nhối của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau khi trải qua giai đoạn phát triển nóng của nền kinh tế với
việc tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao thì khi khủng hoảng kinh tế xảy ra với việc thị trường bất
động sản bị đống băng đã khiến cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng khá mạnh. Tỷ lệ nợ
xấu trong năm 2012 đã tăng với tốc độ chóng mặt so với các năm trước khi năm 2008 tỷ lệ nợ xấu
chỉ là 2,17% thì đến năm 2012 tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên 6%.


Điểm qua tình hình nợ xấu của một số ngân hàng thương mại lớn có thể thấy hầu hết vẫn duy
trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn dưới 3%. Tuy nhiên cũng có một số ngân hàng có nợ xấu rất cao như
Agribank, SHB hay BaoVietbank. Đồng thời nợ xấu vẫn đang có xu hướng tăng lên nhất là nhóm nợ
có khả năng mất vốn.
Có thể thấy nợ xấu chính là trở ngại lớn nhất hiện nay mà các ngân hàng thương mại đang gặp
phải. Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà còn cả toàn bộ
hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển
vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do
bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD không có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho
hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn. Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi
suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền
kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững.
Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý trong
năm 2013. Và vào ngày 26/07/2013, công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) đã được chính thức
thành lập sau một thời gian dài được nghiên cứu và thảo luận. Mặc dù hiệu quả mà VAMC mang lại

vẫn cần được kiểm chứng nhưng nó đánh dấu một nỗ lực lớn của NHNN trong việc xử lý nợ xấu, cải
thiện hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
 Vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

Trước thực trạng nợ xấu đang có xu hướng ngày càng gia tăng và vấn đề quản trị yếu kém tại
một số ngân hàng đã đặt ra yêu cầu cần phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Kể từ đầu năm 2012, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bắt đầu quá trình tái cơ cấu theo
Đề án được ban hàng theo QĐ số 254 ngày 1/3/2012 của Thủ tướng chính phú về “ Cơ cấu lại hệ
thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”. Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra các


ngân hàng và thực hiện bắt buộc chín ngân hàng yếu kém

phải thực hiện việc tái cấu trúc ngày

trong năm 2012.
Chính vì vậy mà trong năm 2012 chứng kiến khá nhiều hoạt động mua bán và sáp nhập trong
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Điển hình là việc sáp nhập ba ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Đệ nhất dưới sự bảo trợ của NH Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV). Tiếp đến là vụ sáp nhập của Habubank vào SHB vào tháng 8/2012.
Nhìn chung kết quả của hai cuộc sáp nhập đem lại là giúp cho tình hình tài chính của các ngân hàng
được cải thiện, tăng tính thanh khoản và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các ngân hàng khác cũng
đang trong quá trình tự tái cơ cấu như NH Đại Tín (Trust Bank) sau khi được tập đoàn Thiên Thanh
đầu tư vốn đã đổi tên là NH Xây Dựng Việt Nam và một số NH khác như GPBank, NaviBank,
TienPhongBank…
Không chỉ có các ngân hàng nhỏ nằm trong diện tái cơ cấu thực hiện mua bán sáp nhập mà các
ngân hàng lớn cũng đang tìm kiếm đối tác phù hợp để hợp nhất, nhằm đẩy mạnh ph|t triển, mở rộng
quy mô cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh. Giai đoạn hiện nay được xem là cơ hội để thực hiện
chiến lược này khi chủ trương tái cơ cấu của NHNN đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, nhiều ngân
hàng cũng tăng cường việc tìm kiếm đối tác ngoại, thu hút thêm nguồn vốn, củng cố năng lực tài

chính để tái cơ cấu và phát triển tốt hơn. Tiêu biểu nhất trong giai đoạn vừa qua là việc Bank of
Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) trở thành đối tác chiến lược tại NH Công Thương Việt Nam
(Vietinbank) khi đầu tư 743 triệu đôla Mỹ để sở hữu 20% vốn cổ phần của Vietinbank. Việc hợp tác
này sẽ giúp nâng tầm vị thế của Vietinbank không chỉ trong nước mà còn trên thị trường tài chính thế
giới.
Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang được tiếp tục thực hiện nhằm lành
mạnh hóa các ngân hàng, ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra nhất là đối với đặc thù ngành ngân
hàng khá nhạy cảm với thông tin bên ngoài.

Chương III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- SACOMBANK
TÌNH HÌNH PHI TÀI CHÍNH
Ra đời trong thách thức
Sacombank được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất giữa Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp
cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia vào ngày 21/12/1991, trong bối
cảnh rối ren của cuộc khủng hoảng tín dụng đầu những năm 1990. Ngân hàng đã từng rơi vào thời


kỳ “đói” vốn trầm trọng khi không thể huy động vốn trên thị trường 1. Tuy nhiên, sau 20 năm,
Sacombank đã trở thành một trong những NHTMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ tăng tăng
3.580 lần, đội ngũ nhân viên tăng 100 lần.

Là Ngân hàng đầu tiên….
• 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội
• 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng (mệnh giá 200.000đ/cp). Sự kiện

này đã đặt nền móng cho những cơ hội huy động vốn sau này, bao gồm cả sự tham gia của các
đối tác nước ngoài.
• 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư


Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanh giữa Sacombank (nắm
giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốn điều lệ).
• 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên

tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
• 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với
tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.
• 2008: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam mở rộng mạng lưới hoạt động ngoài biên

giới, đánh dấu bằng việc khai trương chi nhánh tại Lào năm 2008.
• Hiện tại, là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam khai thác mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng

cho phụ nữ (Chi nhánh 8 tháng 3) và cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt).
Sự giúp đỡ từ những đỗi tác chiến lược nước ngoài


Sacombank bắt đầu công cuộc hợp tác với các đối tác quốc tế lớn từ khá sớm so với các
NHTM khác. Năm 2001, Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp
10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công ty Tài
chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và
Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ
về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
từ các cổ đông chiên lược nước ngoài. Tuy nhiên, động thái thoái vốn của Dragon Capital và ANZ
cuối 2011 đầu 2012 được dự đoán có liên quan đến vụ thâu tóm cổ phiếu của Sacombank của một
nhóm cổ đông giấu mặt.
Chiến lược mạng lưới bao phủ
Tầm nhìn xuyên suốt của Sacombank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu
khu vực. Theo nhận định của Standard & Poor’s, ban lãnh đạo Ngân hàng có tư tưởng tiến bộ và có
chiến lược định hướng bán lẻ rõ ràng.
Để thực hiện mục tiêu của mình, Sacombank xây dựng mạng lưới kênh phân phối phủ rộng

48/63 tỉnh/thành, Lào và Campuchia. Tính đến cuối Q2/2013, Sacombank có 421 điểm giao dịch.
Theo chủ tịch HĐQT Phạm Hữu Phú, 80% tổng số phòng giao dịch, chi nhánh là tài sản của Ngân
hàng.

Không chỉ phát triển mạng lưới, Sacombank cũng mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều lĩnh
vực khác nhau. Năm 2002, Sacombank mở đầu chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ tài chính
trọn gói bằng cách đưa vào hoạt động Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản SBA. Tiếp sau đó là
việc mở thêm các công ty con trong lĩnh vực kiều hối (SBR), cho thuê tài chính (SBL), vàng bạc đá
quý (SBJ) và dịch vụ công nghệ thông tin (Công ty công nghệ Sacombank).


Tuy vậy, vào tháng 11/2011, STB tiến hành thoái vốn tại CTCK SBS, giảm tỷ lệ nắm giữ từ
48,95% xuống còn 10,95%. Như vậy, SBS không còn là công ty con của Sacombank.
Câu chuyện M&A – Sự thay đổi trong nội bộ Sacombank
Thông tin Sacombank bị thâu tóm đã trở thành tâm điểm của TTCK từ nửa cuối năm 2011. Để
phòng thủ, Sacombank đã miệt mài mua vào hơn 1.450 tỷ đồng cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, theo nhiều
nhận định, cuộc thâu tóm đã diễn ra âm thầm từ trước đó 2 – 3 năm. Vào ngày 17/2/2012, nhóm thâu
tóm chính thức lộ diện khi Chủ tịch của 1 trong những NH đối thủ chính của Sacombank là
Eximbank tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ của NH, đồng thời
đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo.
Sau đại hội cổ đông ngày 26/5/2012, gần như toàn bộ Hội đồng quản trị cũ bị thay thế. Trong 8
người mới được bầu vào HĐQT của Sacombank, có 4 người đến từ NH Southernbank và 4 người
đến từ NH Eximbank. Ông Đặng Văn Thành vẫn tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT nhưng không còn là
người đại diện pháp luật nữa. Ngày 3/7/2012, Sacombank cũng đã thay đổi Tổng giám đốc- Ông
Phan Huy Khang.
Tương lai của Ngân hàng sau khi thay đổi Ban lãnh đạo cũng tạo ra nhiều nghi vấn. So với
Sacombank, Southernbank là Ngân hàng nhóm 4 đang thuộc diện kiểm soát của NHNN thì khó có
thể “tái cấu trúc” thành công một ngân hàng lớn có quy mô tài sản, lợi nhuận và bề dày kinh nghiệm
hơn hẳn như STB. Một giải pháp được nhiều người nghĩ tới là sáp nhập Sacombank với 1 vài Ngân
hàng khác. Ông Phạm Hữu Phú, TGĐ Eximbank, thành viên HĐQT mới của Sacombank mới đây đã

hé lộ về việc không loại trừ Sacombank sẽ hợp nhất với một ngân hàng khác, có thể là Southernbank
hoặc Eximbank nhưng cho đến nay 08/2013 thì chúng ta vẫn chưa thấy có bất kì một M&A ngân
hàng nào của Sacombank và một ngân hàng nào khác. Có phải chăng Sacombank đang dần ổn định
hóa hoạt động của mình hay chỉ là một sự âm thầm chuẩn bị cho một chiến dịch M&A quy mô lớn
của ngành ngân hàng.
Sau ĐHCĐ, ngày 8/6/2012, UBCK công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của STB do
không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn. Cụ thể, 3 cổ đông này đều trở thành cổ đông lớn sau
1 giao dịch mua duy nhất, nhưng đến hơn 3 tháng sau UBCK mới công bố quyết định xử phạt. Đặc
biệt, tại thời điểm Eximbank bộc lộ ý định thâu tóm vào ngày 17/2/2012, 2/3 cổ đông lớn là ông
Trần Phát Minh, thành viên HĐQT CTCK Phương Nam và CTCP Đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu
vẫn chưa giao dịch. Vụ việc này đã dấy lên những nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong việc giám
sát thực hiện các quy định pháp lý vê M&A và tạo ra tâm lý lo ngại cho các công ty niêm yết về khả
năng rơi vào tình huống bị động khi có những nhóm đầu tư mua “chui” để thôn tính doanh nghiệp.


Ngay sau khi Chủ tịch HĐQT Eximbank tuyên bố đã nắm giữ 51% tỷ lệ sở hữu của STB,
Công đoàn STB đã gửi đến các cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động bày tỏ sự lo ngại có hiện
tượng trục lợi của 1 nhóm “lợi ích”. Nhiều ý kiến cho rằng STB đã sai lầm trong chiến lược phát
hành khi bán cổ phần cho các quỹ đầu tư chứ không phải các nhà đầu tư chiến lược. Vì thế, khi STB
phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, để có tiền mua cổ phiếu mới, các quỹ buộc phải bán cổ
phiếu cũ để lấy tiền mua cổ phiếu mới rẻ hơn. Điều này cũng tạo điều kiện để các “nhóm lợi ích”
mua vào cổ phiếu.
Xếp hạng của các tổ chức quốc tế
Trong năm 2011, Sacombank được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s và
Standard & Poor’s thực hiện xếp hạng tín nhiệm lần đầu. Dựa trên các đánh giá về vị thế kinh doanh,
năng lực tài chính, khả năng sinh lời, các chỉ số về thanh khoản, quản trị rủi ro tín dụng và an toàn
vốn, nhận định chung của các tổ chức này là Sacombank có triển vọng ỔN ĐỊNH. Tháng 2/2012,
Moody’s cũng tiến hành xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với STB và đánh giá năng lực tài chính ở
mức E+.
Đến 1/10/2012, tổng hợp xếp hạng của các tổ chức xếp hạng quốc tế đối với STB được thể

hiện ở bảng dưới đây:

ĐỊNH VỊ NGÂN HÀNG
Tại Q2/2011, STB là ngân hàng có hoạt động kinh doanh tương đối tốt so với các ngân hàng
niêm yết còn lại. Tỷ lệ ROA đạt trên 1,5%, cao thứ 3 trong số ngân hàng niêm yết, tỷ lệ phụ thuộc


vào hoạt động khoảng 55% chỉ sau CTG. Tổng tài sản của STB ở mức trung bình so với các ngân
hàng khác. Đáng chú ý là cùng với ACB, STB là ngân hàng có chất lượng tài sản tốt nhất trong 8
ngân hàng niêm yết.
Cuối năm 2011, STB hầu như không dịch chuyển đáng kể trên trục tọa độ và kích thước bong
bóng STB cũng không thay đổi so với thời điểm Q2/2011 trong khi các ngân hàng còn lại có sự cải
thiện về ROA. Kết quả kinh doanh của STB giảm nhẹ và ngân hàng này phụ thuộc nhiều hơn vào
hoạt động tín dụng. Chất lượng tài sản của STB vẫn được kiểm soát tốt khi màu xanh của bong bóng
vẫn được duy trì.
Đến cuối năm 2012, vị trí của STB vẫn được giữ nguyên, kích thước của bong bóng cũng
không thay đổi thể hiện hoạt động của ngân hàng ổn định trong suốt thời gian so sánh. Điểm đáng
chú ý là màu sắc của STB đã chuyển từ xanh sang vàng thể hiện chất lượng tài sản bị giảm sút. Đây
cũng là xu hướng chung của các ngân hàng niêm yết do nền kinh tế khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt
động của ngân hàng
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1. Quy mô & Tốc độ tăng trưởng

Tăng trưởng nhanh, nhưng bền vững
Sau giai đoạn tăng trưởng thần tốc trong thập niên 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân 60%,
quy mô tài sản của Sacombank chững lại trong năm 2011, 2012. Trong khi tổng dư nợ cho vay
không có nhiều thay đổi từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn vốn huy động sụt giảm 13% trong năm
2011 do khó khăn trong việc huy động trên thị trường dân cư và liên ngân hàng. Vào năm 2012, tổng
nguồn vốn huy động đã lấy lại được đà tăng 11% dựa vào tăng trưởng mạnh 17% từ huy động trên
thị trường dân cư, khiến Sacombank không còn phải phụ thuộc nhiều vào thị trường liên ngân hàng

và vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước như năm trước.
Quy mô đầu tư chứng khoán sau khi tăng mạnh hơn 1,2 lần trong năm 2010 cũng tăng chậm
lại và giảm nhẹ tại thời điểm Q2/2012. Cơ cấu đầu tư chứng khoán chứng kiến tỷ trọng gần như
tuyệt đối của CKĐT sẵn sàng để bán. CK Kinh doanh và CKĐT giữ đến ngày đáo hạn chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ chưa đến 10% qua các năm.


Nguồn vốn tự có của Sacombank được tăng cường qua các năm với tốc độ tăng trưởng VCSH
bình quân 8 năm đạt 54%. Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung, giúp cho hệ số an toàn vốn
tối thiểu CAR của Ngân hàng luôn được đảm bảo trên 9% (thấp nhất 2012: 9.53% và cao nhất 2008:
12,16%). Tính đến quý II/2013, Sacombank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn
vốn điều lệ giai đoạn 1 năm 2013 từ 10.047 tỷ đồng lên hơn 12.425.5 tỷ đồng(17%) bằng việc phát
hành cổ phiếu chi trả cổ tức năm 2011 và phát hành cổ phiếu dành cho cán bộ cốt cán. Quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ sẽ được duy trì ở mức 3.000 tỷ đồng để đảm bảo hoạt động bền vững của Ngân
hàng.
Tính đến 30/06/2013, tổng tài sản của STB đạt 159.660 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động từ
TT1 và TT2 đạt 126.870 tỷ đồng, dư nợ cho vay khách hàng đạt 109.580 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
đạt trên 15.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 12.425.5 tỷ đồng.


Thu nhập lãi thuần tăng bình quân 54,2% trong 10 năm (2004-2012) là nguồn thu nhập quan
trọng nhất và ổn định nhất của Sacombank. Mặc dù các nguồn thu nhập khác biến động mạnh qua
từng năm nhưng tổng thu nhập hoạt động vẫn tăng trưởng bình quân 53,6% qua 10 năm đến nay. Lợi
nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng bình quân 10 năm lên tới 53,9%.
Trong đó, lợi nhuận tăng mạnh nhất vào năm 2007 với 159% và đạt mức thấp nhất vào năm 2008 với
-30%. Năm 2012, ngành ngân hàng chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của các ngân hàng TMCP
ngoài quốc doanh. Trong đó , Sacombank cũng không phải là trương hợp ngoại lệ. Sacombank chỉ
đạt được 48% kế hoạch lợi nhuận so với năm 2011.
Quy mô tài sản ở mức trung bình so với các ngân hàng niêm yết
Để so sánh tính cạnh tranh của Sacombank với các NH khác, chúng tôi chọn tập hợp nghiên

cứu gồm 10 NHTM được NHNN xếp nhóm 1 là ACB, CTG, VCB, EIB, STB, VIB, MBB, BIDV,
SHB và Techcombank (TECH). Chúng tôi không lựa chọn các NH khác do một trong số các nguyên
nhân sau: (1) quy mô tài chính quá chênh lệch với Sacombank; (2) không tiếp cận được số liệu thích
hợp để so sánh. Trong số các NH so sánh, ACB và EIB là 2 Ngân hàng có quy mô, đặc điểm và mô
hình kinh doanh giống với Sacombank nhất.


Tổng tài sản của STB hiện đang đứng thứ 8, xếp sau 3 NHTM nhà nước, TECH, MBB và cả 2
đối thủ chính là ACB và EIB. MBB có tổng tài sản đứng sau STB vào cuối năm 2011, tuy nhiên đã
vượt qua STB vào Q2 2011.
Tuy nhiên, dư nợ cho vay và số dư tiền gửi KH của STB chỉ xếp sau ACB và vẫn cao hơn EIB,
MBB. Xét về lượng tiền mặt nắm giữ, STB với 13.360 tỷ đồng là NH nắm giữ nhiều tiền mặt nhất
trong 10 NHTM so sánh.
Về Vốn chủ sở hữu, STB xếp thứ 5 sau 3 NHTMNN và là NHTM tư nhân có VCSH lớn thứ 2.
So với 2 đối thủ EIB và ACB, lợi nhuận giữ lại trong 1H2012 của STB đạt khoảng 1.490 tỷ đồng,
xấp xỉ các đối thủ EIB và ACB.
2. Cơ cấu Tài sản và Chất lượng đầu tư

Tỷ lệ Cho vay/Tổng tài sản
Tỷ lệ Cho vay khách hàng/Tổng tài sản LAR của Sacombank trung bình đạt 56% trong 10 năm
qua thấp nhất vào năm 2008 với 51,2% và cao nhất vào năm 2012 với 65%. Theo chúng tôi đây là
mức hợp lý, cho thấy hoạt động hạt nhân của Ngân hàng là tín dụng trên thị trường 1 vẫn chiếm tỷ
trọng nhiều nhất.


Danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư của STB năm 2011 tăng 4% so với năm 2010, trong đó chứng khoán kinh
doanh giảm 85%, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn giảm 88%, nhưng chứng khoán đầu tư
sẵn sàng để bán lại tăng 24%.
Chứng khoán kinh doanh năm 2011 giảm do ngân hàng đã bán toàn bộ danh mục chứng khoán

nợ 1.055 tỷ đồng và giảm đầu tư chứng khoán vốn từ 1.430 try đồng xuống 505 tỷ đồng. Nguyên
nhân do tình hình lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong năm 2011 nên các
ngân hàng có xu hướng giảm danh mục đầu tư vào chứng khoán kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro,
chuyển sang các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn.
Tương tự chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn năm 2011 của
STB cũng giảm mạnh từ 2.008 tỷ đồng xuống 232 tỷ đồng do toàn bộ số trái phiếu chính phủ 204 tỷ
đồng và chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành 1.253 tỷ đồng đã đáo hạn trong năm
2011.
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán lại có xu hướng trái ngược với 2 loại chứng khoán trên,
năm 2011 tăng 24% so với năm 2010 do ngân hàng đầu tư thêm trái phiếu Chính phủ (tăng 87%) để
thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
Tính đến hết ngày 31/12/2012, danh mục đầu tư của STB giảm 12% so với năm 2011, trong đó
chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn tăng lần lượt 260% và 362%,
trong khi chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán giảm nhẹ 18%. Nguyên nhân tăng do trong điều kiện
nền kinh tế khó khăn, lãi suất giảm mạnh, thị trường liên ngân hàng bị thu hẹp, nợ xấu của hệ thống
ngân hàng gia tăng mạnh nên STB tiếp tục đầu tư vào trái phiếu Chính phủ để làm tấm đệm thanh
khoản cho ngân hàng.
Trái phiếu chính phủ - tấm đệm thanh khoản thứ cấp an toàn nhất của Ngân hàng đến cuối Quý
2/2012 là 7.116 tỷ đồng, trong khi chứng khoán nợ do các TCTD khác và các TCKT trong nước phát


hành là 9.872 tỷ đồng và 4.896 tỷ đồng. Tỷ lệ Trái phiếu Chính phủ trong danh mục đầu tư chứng
khoán chiếm 32% theo chúng tôi là tỷ lệ tương đối thấp để đảm bảo thanh khoản. Tỷ lệ trái phiếu do
các TCTD khác phát hành chiếm 45% danh mục đầu tư chứng khoán có thể tạo ra rủi ro tiềm ẩn của
việc sở hữu chéo, đặc biệt trong thời kỳ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.
Tài sản Có khác
Tỷ trọng Tài sản Có khác trong tổng danh mục tài sản của STB tại thời điểm 31/12/2012
không thay đổi so với năm 2011, nhưng tính theo giá trị tuyệt đối, Tài sản Có khác vẫn tăng nhẹ so
với năm 2011. Trong cơ cấu danh mục Tài sản Có khác của STB tại thời điểm 31/12/2012, tài sản có
khác tăng 218,5% trong khi các khoản phải thu giảm 20,7%; các khoản lãi, phí phải thu giảm 21,7%.

3. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Phân tích cơ cấu cho vay
Tốc độ tăng trưởng cho vay trong thời gian qua không quá cao do Sacombank thực hiện chính
sách kiểm soát tín dụng, đồng thời hạn chế cho vay phi sản xuất và ngưng cho vay vàng nên đối
tượng cho vay bị thu hẹp.
Chúng tôi nhận thấy Sacombank không có định hướng cho vay theo ngành nghề chuyên biệt
khi cơ cấu cho vay theo ngành nghề của Ngân hàng có sự biến động không nhỏ qua các năm. Tỷ
trọng của 2 ngành nghề cho vay chính trong năm 2007 là Thương mại và Sản xuất, gia công chế biến
có sự sụt giảm mạnh đến năm 2011: cho vay Thương mại giảm từ 32% xuống còn 12%, cho vay Sản
xuất, gia công chế biến giảm từ 28% xuống còn 7%. Ngược lại, tỷ trọng lĩnh vực nông lâm nghiệp
tăng từ 5% trong năm 2007 lên 36% trong năm 2011 và là lĩnh vực cho vay lớn nhất của Sacombank
tại thời điểm hiện tại. Đây là điều khá khác biệt đối với 1 NHTM tư nhân do các khoản vay nông
lâm nghiệp thường do các NHTM nhà nước cấp và có lãi suất vay thấp hơn các lĩnh vực khác. Do
đó, chúng tôi tin vào khả năng NH đã cơ cấu lại việc phân loại ngành nghề các khoản vay trong
năm 2010 theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nghề không khuyến khích và tăng tỷ trọng các ngành
nghề được khuyến khích.
Hai lĩnh vực liên quan đến bất động sản là Xây dựng và Tư vấn kinh doanh BĐS hiện chiếm tỷ
trọng khoảng 10% trong cơ cấu cho vay của Sacombank. Trong đó, đáng chú ý là tỷ trọng của tư
vấn, kinh doanh BĐS đã giảm đột ngột từ 9% năm 2009 xuống còn 1% năm 2010 và tiếp tục duy trì
trong năm 2011. Đây có thể là tác động của việc phân loại lại ngành nghề cho vay trong năm 2010.
Cho vay phi sản xuất hiện chiếm tỷ trọng 16%. Tuy nhiên, theo chúng tôi, mức độ exposure 10% vẫn
còn lớn, do đó NĐT cần chú ý đến rủi ro nợ xấu tiềm ẩn từ khu vực BĐS.


Các khoản tín dụng bằng VND chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 80%, cao nhất đạt 87% trong
năm 2009. Tỷ trọng cho vay bằng vàng và ngoại tệ dao động ở mức 20%, thấp hơn so với nhóm các
NHTM được phép huy động bằng vàng khác. Do đó, rủi ro thanh khoản xuất phát từ biến động tỷ giá
và giá vàng của Sacombank cũng thấp hơn.


Về địa lý, Sacombank vẫn phát triển cho vay ở khu vực truyền thống là TP Hồ Chí Minh, song
tỷ trọng cho vay đã giảm dần từ 53% năm 2007 xuống còn 44% năm 2011. Khu vực miền Trung và
miền Đông chứng kiến sự tăng trưởng tín dụng nhanh nhất với tỷ trọng tăng đáng kể từ 20% lên
29%. Tỷ trọng cho vay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Bắc tương đối ổn định qua các
năm, trong đó phần lớn các khoản vay ở miền Bắc tập trung ở khu vực Hà Nội.


Tỷ trọng cho vay theo thành phần kinh tế của Sacombank biến động chủ yếu ở khu vực cá
nhân và công ty cổ phần.Tỷ trọng cho vay cá nhân đang được điều chỉnh giảm từ 49% năm 2007
xuống còn 34% năm 2011. Tỷ trọng cho vay ở khu vực doanh nghiệp được đẩy mạnh, trong đó chủ
yếu là khu vực SME. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước cũng có chiều hướng tăng nhẹ, song
tỷ trọng chỉ chiếm khá nhỏ khoảng 5%. Cơ cấu cho vay của Sacombank tương đối tương đồng với
các NHTM tư nhân khác như ACB, EIB khi chuyển chiến lược tập trung cho vay ở khu vực cá nhân
sang SME. Có thể nói cho vay ở khu vực SME như con dao 2 lưỡi, thúc đẩy tăng trưởng của Ngân
hàng trong thời kỳ kinh tế khởi sắc và làm gia tăng nợ xấu trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Duy trì chính sách quản lý nợ xấu thận trọng
Chúng tôi đánh giá cao việc việc quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank khi tỷ lệ nợ xấu NPL
của Ngân hàng trong nhiều năm được giữ ở khoảng 0,55% - 0,65%. Mặc dù nợ xấu của hệ thống
Ngân hàng ở mức khá cao trên 10% vào 2012, STB vẫn giữ mức thấp nhất hệ thông NH vào khoảng
1.97%. Theo chúng tôi, sự chuyển dịch cơ cấu cho vay từ các ngành chịu rủi ro thời vụ cao như
thương mại, BĐS sang lĩnh vực nông lâm nghiệp đã góp phần giảm thiểu phát sinh các khoản nợ
xấu.
Chúng tôi cũng kiểm tra tình hình biến động của nợ nhóm 2/Tổng cho vay và nhận thấy sự
biến động mạnh qua các năm. Tỷ lệ này có xu hướng tăng nhẹ vào 2012, chiếm 0,48% tổng dư nợ
cho vay khách hàng, tuy nhiên vẫn ở mức khá thấp. Do đó dù chuyển sang nhóm nợ dưới tiêu chuẩn,
tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Tỷ lệ chi phí dự phòng RRTD/Tổng cho vay của Ngân hàng được giữ ổn định ở mức 0,5%.
Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (coverage ratio) lại có xu hướng gia tăng qua các năm. Coverage
ratio đã tăng từ 120% năm 2008 lên 184% năm 2010 trước khi giảm xuống còn 95% vào Q4 2012.
Trong bối cảnh nợ xấu ngày càng cao, việc tăng cường dự phòng nợ xấu cho thấy quan điểm thận

trọng của BLĐ Ngân hàng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc chất lượng tài sản đảm bảo đang
xấu đi và Ngân hàng cần phải bổ sung nguồn dự phòng nợ xấu.


Do khó khăn trong việc tiếp cận số liệu của các NH chưa niêm yết nên chúng tôi chỉ so sánh
chất lượng tài sản của ACB với các NH đã niêm yết tại thời điểm kết thúc tài chính 2012.
Tỷ lệ nợ xấu của STB đạt 1,97 %, mặc dù tăng 350% lần so với cuối năm 2011 nhưng vẫn thấp
nhất trong số các NH so sánh. Tỷ lệ cover nợ xấu của Ngân hàng là 93% - năm đầu tiên trong 5 năm
liên tiếp tỷ lệ này xuống dưới mức 100%, đứng thứ 3 trong các NH so sánh. Tỷ trọng nợ nhóm 2 trên
tổng dư nợ cho vay của STB khá nhỏ ở mức 0,75% và chưa cho thấy dấu hiệu của hiện tượng
chuyển nhóm nợ. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng tài sản ổn định ở mức 1%, thấp so với mặt
bằng chung 1,4%.
Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thế chấp
Theo thông lệ phổ biến tại Việt Nam, Sacombank cũng nhận tài sản thế chấp cho các khoản
vay khách hàng và ghi nhận ngoại bảng tài sản thế chấp đang giữ. Bất động sản vẫn là tài sản thế
chấp lớn nhất, chiếm từ 65 – 75%. Việc thị trường bất động sản đóng băng khiến cho thị giá BĐS lao
dốc có thể là nguyên nhân khiến cho dự phòng RRTD của Sacombank được bổ sung liên tục. Tỷ
trọng thế chấp BĐS có xu hướng giảm từ 75% năm 2008 xuống còn 69% năm 2011, và thay thế vào
đó là sự gia tăng của tỷ trọng thế chấp giấy tờ có giá từ 6% năm 2008 lên 11% năm 2011. Trong
danh mục giấy tờ có giá, ngoài Trái phiếu chính phủ, chúng tôi không đánh giá cao các giấy tờ thế
chấp khác như cổ phiếu hay trái phiếu doanh nghiệp (do Doanh nghiệp đi vay phát hành). Hàng tồn
kho - nguồn tài sản có độ thanh khoản thấp và cũng có khả năng mất giá trị lớn – chiếm tỷ trọng ổn
định từ 5 – 7% tổng tài sản thế chấp qua các năm.
4. TÍNH THANH KHOẢN

Thanh khoản dồi dào song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Chúng tôi đánh giá khá cao việc 2 nguồn tài sản có tính lỏng cao là tiền, kim loại quý và đầu tư
chứng khoán liên tục được bổ sung qua các năm. Tuy nhiên, mức độ thanh khoản thực tế của



Sacombank có thể thấp hơn bởi 2 yếu tố: (1) vàng luôn chiếm tỷ trọng trên 60% trong cơ cấu tài
khoản tiền mặt, vàng và kim loại quý, trong khi độ thanh khoản của vàng thấp hơn tiền mặt; (2) giá
trị chứng khoán chịu rủi ro thị trường lớn, và tính thanh khoản của TTCKVN tương đối thấp.
Hoạt động của Sacombank trên thị trường 2 chủ yếu là gửi tiền tại các NH khác, hoạt động cho
vay hầu như không đáng kể. Trong năm 2011, khi nhiều NH đẩy mạnh cho vay trên TT2 để hưởng
chênh lệch lãi suất lớn thì Sacombank lại bất ngờ giảm số dư tiền gửi và cho vay các TCTD khác
hơn 2 lần xuống còn 9.600 tỷ đồng từ 21.200 tỷ đồng trong năm 2010. Vào Q2 2012, lượng tiền gửi
và cho vay trên TT2 của STB chỉ đứng thứ 8 trong 9 NH niêm yết. Có thể Ngân hàng muốn chuyển
hướng kinh doanh khỏi thị trường LNH và tập trung tín dụng trên thị trường dân cư. Tuy vậy, chúng
tôi cũng để ngỏ 1 khả năng: 1 phần tiền gửi của các NH khác tại Sacombank có bản chất là các
khoản vay nhưng được thể hiện dưới hình thức để làm đẹp báo cáo tài chính cho các TCTD yếu kém
đi vay vốn. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng Sacombank chủ động gửi tiền LNH để không
phải trích lập dự phòng rủi ro. Đó là nguyên nhân mà dự phòng rủi ro cho vay các TCTD khác của
Sacombank không đáng kể. Sau khi Thông tư 21 của NHNN có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2012, các
khoản tiền gửi LNH sẽ được chuyển thành tiền cho vay và chúng tôi kỳ vọng sự gia tăng đáng kể
trong việc trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng.
Việc phát hành giấy tờ có giá đang tăng lên nhanh chóng kể từ năm 2003 để làm giảm bớt sự
phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng. Đến 30/6/2012, STB có trên 20.000
tỷ đồng dư nợ GTCG ở tất cả các kỳ hạn ngắn, trung và dài hạn và ở cả 3 loại tiền VND, USD và
vàng. Ngoài ra, theo thông tin từ ĐHCĐ 2012, Sacombank đang có kế hoạch phát hành 200 triệu
USD trái phiếu quốc tế dưới hình thức không chuyển đổi, không có đảm bảo với kỳ hạn 5 năm tại Sở
giao dịch chứng khoán Singapore. Chúng tôi nhận thấy hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của
STB khá giống với VietinBank.

Phân tích huy động vốn
Trong cơ cấu tiền gửi của khách hàng, sự phụ thuộc của Sacombank vào nguồn tiền gửi ở khu
vực cá nhân đã tăng từ 71% trong năm 2007 lên 78% trong năm 2011. Với việc NHNN liên tiếp hạ
trần lãi suất tiền gửi xuống còn 9%/năm, chúng tôi cho rằng các NHTM nhóm 1 như Sacombank sẽ



được hưởng lợi. Tuy nhiên, nguồn tiên gửi cá nhân lại không ổn định bằng nguồn tiền gửi doanh
nghiệp vì còn chịu tác động của thị trường chứng khoán hay thị trường vàng. Ngược lại với tiền gửi
cá nhân, tỷ trọng tiền gửi ở các loại hình khách hàng khác đều có xu hướng giảm nhẹ. Chúng tôi
nhận thấy điểm bất thường trong tỷ trọng khoản mục tiền gửi khác của Sacombank trong năm 2010
khi chiếm tới 12% tổng tiền gửi so với mức bình quân 2% của các năm khác.

Nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính tiếp tục tăng trưởng nhờ uy tín thương hiệu và
mối quan hệ đã gây dựng trong nhiều năm qua, góp phần tăng cường tinh ổn định và đa dạng hoá cơ
cấu nguồn vốn hoạt động cho Sacombank. Đến cuối năm 2011, nguồn vốn tài trợ thương mại đạt
258 triệu USD, tăng 123 triệu USD (91%); nguồn vốn ủy thác đạt 2.339 tỷ đồng, tăng 105 tỷ đồng
(5%) so với năm trước và đặc biệt, Ngân hàng đã huy động được nguồn vốn Subdebt là 105 triệu
USD.
Một số định chế quốc tế đang cho Sacombank vay vốn gồm có Ngân hàng thế giới (quỹ RDF),
Ủy ban Châu Âu (quỹ SMEDF), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (SMEFP), IFC, ACB,
Nortfund…
Tương quan giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay
Sacombank có cơ cấu kỳ hạn gửi tiền dài và cho vay ngắn khi tỷ trọng cho vay ngắn hạn được
duy trì ở mức bình quân 60%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn luôn được duy trì ở mức 85%. Tuy nhiên,
theo chúng tôi thì rủi ro kỳ hạn của Ngân hàng không nhỏ nếu dựa vào thời lượng (duration). Kỳ hạn
gửi tiền chủ yếu tập trung trong vòng 1 tháng, các khoản tiền gửi trên 1 năm chỉ chiếm khoảng 7%,
do đó kỳ hạn bình quân của các khoản tiền gửi khá ngắn, chỉ khoảng 1 tháng mặc dù đa phần thuộc
loại hình có kỳ hạn. Do kỳ hạn tiền gửi chỉ tập trung trong vòng 3 tháng nên mức chênh lệch thanh
khoản ròng dưới 3 tháng của Sacombank luôn đạt mức âm.


Tuy nhiên, với việc đường cong lãi suất đang thiết lập trở lại nhờ sự hạ nhiệt của lãi suất huy
động ở kỳ hạn dưới 12 tháng, chúng tôi kỳ vọng tiền gửi tại các kỳ hạn dài sẽ tăng lên trong thời
gian tới.

Tỷ lệ Cho vay/Tiền gửi (LDR)

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi LDR của Sacombank có xu hướng tăng nhanh từ 80% năm 2007 lên
107,3% năm 2011 và giảm còn 91,7% vào 31/12/2012. Mức LDR trên 100% là khá rủi ro, đặc biệt
khi các khoản tiền gửi từ 3 tháng trở xuống chiếm tới 88% tổng tiền gửi của khách hàng. Như đã đề
cập ở trên, NH còn sử dụng nhiều nguồn khác để huy động và sử dụng vốn, do đó chúng tôi đã điều
chỉnh thêm chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư ở tử số cũng như thêm uỷ thác đầu tư và
các khoản nợ từ việc phát hành giấy tờ có giá ở mẫu số của công thức LDR để phản ánh đầy đủ hơn
khả năng thanh khoản của Ngân hàng. So với LDR, LDR điều chỉnh cao hơn trong khoảng thời gian
từ 2005 – 2008 và thấp hơn trong 4 năm gần đây nhất. LDR điều chỉnh cũng có xu hướng tăng
nhanh theo thời gian. Tỷ lệ LDR điều chỉnh cuối năm 2012 đã giảm so với 2011, xuất phát từ việc
giảm giá trị các khoản đầu tư chứng khoán trong khi số dư giấy tờ có giá được điều chỉnh tăng, và
huy động vốn trên TT1 tăng mạnh 17%. Huy động vốn này cũng giúp giảm sự phụ thuộc của
Sacombank vào các nguồn lực bên ngoài, giúp ngân hàng chủ động kiểm soát thanh khoản của mình.


Tỷ lệ LDR điều chỉnh của STB đến 31/12/2012 đạt 90%, cao thứ 8 trong các NH so sánh.
Ngoại SHB và bỏ qua ACB vì ảnh hưởng của thông tin về Bầu Kiên đến NH này, theo chúng tôi các
NH còn lại đều có thể gặp phải rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn vượt quá nguồn huy động
và có khả năng phải phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài để tài trợ cho các khoản vay mới. LAR của
STB đạt 65%, xếp ở vị trí thứ 3 sau 2 NHTM nhà nước là BIDV và CTG. Theo chúng tôi đây là mức
hợp lý, khi nguồn vốn dành cho tín dụng không quá tập trung (như BIDV) hay quá phân tán bởi các
tài sản khác (như MSB).

CAR cao với nguồn vốn cấp 1 dồi dào
Với tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của Sacombank luôn cao
hơn mức quy định tối thiểu 9% của NHNN. Tỷ lệ CAR bình quân 8 năm của Sacombank lên tới
11,75%, với mức cao nhất là 15% vào năm 2005, cho thấy nguồn vốn dồi dào của Ngân hàng. Kể từ
khi tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ từ giữa thập niên 1990, Sacombank chưa từng rơi vào giai đoạn
thiếu hụt thanh khoản. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1. Nguồn vốn



×