Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CƠ sở lý LUẬN VÀTHỰC tế để xây DỰNG hệ THỐNG CHỈ TIÊU THÔNG kê PHÁT TRIỂN bền VỮNG ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.2 KB, 5 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TẾ ĐỂ XÂY
DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THÔNG KÊ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY

7


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THÔNG KÊ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS.TS.Nguyễn Sinh Cúc
1.Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những
năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”
của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền
vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây
trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro
(Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát
triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế
(nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói
giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục
hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử
dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng
kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã
hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình
nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và
phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông


qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương
trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế
kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng
Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam
Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực
hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục
cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương
trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa
phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện
chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều
đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Về Phát triển bền vững, đến nay thực tế Việt Nam chưa có hệ thống chỉ tiêu phát triển bền
vững có cơ sở pháp lý. Trong Quyết định số 43/ 2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia chưa có hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, hiện nay việc đánh giá phát triển bền vững còn chung chung, chưa có các chỉ tiêu
cụ thể nên cần xây dựng Bộ chỉ tiêu này có căn cứ khoa học và có tính khả thi cao.
8


Về chỉ tiêu thống kê. Hiện nay đã có trên 120 quốc gia áp dụng hệ thống chỉ tiêu thống kê
Phát triển bền vững do Liên hợp quốc ban hành ở các mức độ khác nhau.
Đã có mười hai tổ chức và phương án đánh giá định tính và định lượng phát triển bền vững
đó là: Bộ 58 tiêu chí của Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) của Liên hợp quốc, bộ 46 tiêu chí của
Nhóm tư vấn về tiêu chí phát triển bền vững (CGSDI), Phương án chỉ số thịnh vượng gồm 88 tiêu
chí của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Phương án Chỉ số Bền vững Môi trường của
Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 tiêu chí, 65 tiêu chí của Nhóm Bối cảnh toàn cầu, Dấu
chân sinh thái, Nhóm Tiêu chí Tiến bộ đích thực (GPI), Nhóm hành động liên cơ quan Hoa Kì về

các tiêu chí phát triển bền vững (IWGSDI), Hệ thống tiêu chí của Costa Rica về PTBV.
Uỷ ban PTBV của LHQ (CSD) được ra đời năm 1992 do sự ủng hộ của Hội đồng Kinh tế và
Xã hội thuộc Liên hợp quốc và là kết quả trực tiếp của Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và
phát triển. Một yếu tố quan trọng trong hoạt động của Uỷ ban này là tập trung vào việc xây dựng và
thử nghiệm một bộ gồm 58 tiêu chí (lúc đầu là 134) Bộ tiêu chí này đã bao quát các khía cạnh xã
hội, môi trường, kinh tế và thể chế của phát triển bền vững. Mặc dù ý định ban đầu là xây dựng một
bộ tiêu chí chung ở cấp quốc gia, sau đó sẽ xuất bản như một bộ số liệu toàn diện theo từng thời kỳ,
nhưng hiện nay CSD vẫn thận trọng nhấn mạnh rằng Bộ tiêu chí đó chỉ được sử dụng cho các quốc
gia trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các điều kiện riêng của mỗi nước và sẽ không liên quan tới bất
cứ một điều kiện nào về tài chính, kỹ thuật và thương mại. Đây là bộ chỉ thị được nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam lựa chọn để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cho quốc gia
mình.
2. Cơ sở thực tế
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn luôn kiên trì và nhất quán trong lãnh đạo chỉ đạo và thực hiện quan điểm phát
triển bền vững phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Trong những năm gần đây,
nhiều Chỉ thị, nghị quyết, của Đảng và Nhà nước về đẩy nhanh quá trình phát triển bền vững đã
được ban hành và triển khai với nhiều chủ trương chính sách đồng bộ.
Ngay từ những năm 1991,Chính phủ Việt Nam đã cử các đoàn cấp cao tham gia các Hội
nghị nói trên và cam kết thực hiện phát triển bền vững; đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch
quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” (Quyết định số 187-CT ngày
12 tháng 6 năm 1991), tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam.
Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25
tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là
một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Quan điểm phát triển bền vững đã
được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng
sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu
quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi

trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài
hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Văn kiện Đại
hội X và XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển bền vững gắn với hội nhập kinh tế
thế giới trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 2020. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề
tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội
9


dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự
phát triển của đất nước.
Thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 theo Nghị quyết Đại
Hội XI của Đảng, trong đó nhấn mạnh mục tiêu tổng quát là “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững,
theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái...” Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ
ngành nghiên cứu xây dựng Chiến lược Phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 với
mục tiêu rõ ràng và nhiều nội dung quan trọng bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường.
Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Chiến
lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. QĐ 432/QĐ-TTg.
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối
lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh,
phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực...
Theo đó, các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 gồm:
Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số bền vững môi trường (ESI), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
(ICOR), tỷ lệ nghèo, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, số người chết do
tai nạn giao thông trên 100.000 dân, tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ che
phủ rừng,...
Các định hướng ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011 - 2020 về kinh tế đó

là duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và
chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng.
Về xã hội, đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững, cụ thể, ưu tiên nguồn lực để giảm
nghèo và nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Hỗ trợ, tạo điều kiện
cho người nghèo, hộ nghèo có nhà ở, có tư liệu và phương tiện để sản xuất; phát triển kinh tế thông
qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất
hàng hóa; trợ giúp việc học chữ, học nghề.
Về tài nguyên môi trường, chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất;
bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết
kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài
nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng;...
Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam và tạo sự
hòa nhập xã hội bền vững.
Trong quá trình triển khai, thực hiện, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam
sẽ thường xuyên được xem xét để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển,
cập nhật những kiến thức và nhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đường phát triển bền
vững ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hóa hiện hành, Định hướng chiến lược phát triển
bền vững ở Việt Nam, chính phủ sẽ tập trung vào những hoạt động ưu tiên được chọn lựa và triển
khai thực hiện trong 10 năm trước mắt 2011-2020.
Để phản ánh quá trình và kết quả Chương trình PTBV, QĐ 432 trên đây của Thủ tướng đã
nhấn mạnh yêu cầu: Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường. Nghiên cứu để đưa thêm môi
trường và các khía cạnh xã hội vào khuôn khổ hạch toán tài khoản quốc gia (SNA). Hệ thống hạch
10


toán kinh tế, xã hội và môi trường hợp nhất sẽ bao gồm ít nhất một hệ thống hạch toán phụ về tài

nguyên thiên nhiên. Đó chính là hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh Phát triển bền vững ở Việt
Nam.
Vận dụng kinh nghiệm quốc tế vào Việt Nam những chỉ tiêu nào là vấn đề khó vì chế độ
chính trị, thể chế quản lý kinh tế, xã hội của Việt Nam có những nét đặc thù nên xây dựng hệ thống
chỉ tiêu phát triển bền vững phải căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước trong từng thời kỳ phát
triển và hội nhập kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2011 - 2020, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát
triển bền vững của Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa nhiều mặt.
Tuy nhiên, cho đến nay, trong hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia ban hành theo QĐ
43/2010/QĐ-TTg, chưa có hệ thống các chỉ tiêu phát triển bền vững theo đúng nghĩa. Các chỉ tiêu
thống kê bảo vệ môi trường trong hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia cũng chưa đồng bộ, thiếu tính
khả thi và chưa thống nhất với các chỉ tiêu thống kê môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường
đang áp dụng. Các chỉ tiêu thống kê (19 chỉ tiêu) phát triển bền vững do Bộ Kế hoạch và đầu tư, dự
thảo vẫn trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Vì vậy, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là rất cần thiết và cấp bách, là một trong những nội dung quan trọng của các đề tài nghiên
cứu khoa học thống kê:
Đây là vấn đề mới và khó nên trong bài viết trên đây, tác giả chỉ gợi mở một số vấn đề cơ sở
lý luận và thực tế có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu xây dựng và ứng dụng hệ thống chỉ
tiêu đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống này cần được các Vụ chức năng
của Tổng cục Thống kê, nhất là Viện Khoa học thống kê phối hợp với các Bộ ngành liên quan như
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ
Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu bổ sung vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê Quốc gia ban hành theo
QĐ số 43/2010 QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ./.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại Hội IX,X,và XI của Đảng. NXB Chính trị QG.
2. Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020. QĐ 432/QĐ-TTg.
3. Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền
vững (Chương trình nghị sự 21).
4. Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Việt Nam.
/>5. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản. Võ Kim Chi giảng viên, trường

ĐHKHXH &NV
6. Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam. Lê Thế Giới- Đại học Đà
Nẵng.
7. Hành trình vì sự phát triển bền vững 1972-1992-2002. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội 2002.
8. "Phát triển bền vững là gì? Mục tiêu, Chỉ số, Giá trị và Thực tiễn." - Robert W. Kates, Thomas M.
Parris, và Anthony A. Leiserowitz – Bùi Thuỳ Linh lược dịch

11



×