Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bài giảng thị trường tài chính và các định chế tài chính chương 4 GV nguyễn thu hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.35 KB, 80 trang )

CHƯƠNG 4
THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
(6 tiết)


Những nội dung chính
I. Tổng quan về trái phiếu và thị trường trái
phiếu
II. Trái phiếu chính phủ
III. Trái phiếu công ty
IV. Định giá trái phiếu


Tổng quan về trái phiếu
• Trái phiếu (bond): là công cụ nợ dài hạn do chính
phủ hoặc các công ty phát hành nhằm huy động vốn
dài hạn. Trái phiếu do chính phủ phát hành được gọi
là trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc (treasury
bond), trái phiếu do công ty phát hành được gọi là trái
phiếu công ty.
• Luật chứng khoán 2006, trái phiếu là loại chứng khoán
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với một phần vốn nợ của chủ thể phát hành.


Tổng quan về trái phiếu
• Mệnh giá (par value): trên trái phiếu bao giờ cũng ghi
một số tiền nhất định được gọi là mệnh giá. Mệnh giá
trái phiếu là giá trị mà người nắm giữ trái phiếu sẽ
nhận được khi trái phiếu đến hạn.
• Lãi suất (coupon rate): được ghi trên trái phiếu. Lãi


suất của trái phiếu (coupon rate) là mức lãi suất mà
người mua trái phiếu sẽ được hưởng, nó chính là tỷ lệ
phần trăm giữa số tiền lãi và mệnh giá trái phiếu.


Tổng quan về trái phiếu
• Thời hạn trái phiếu (maturity): là khoảng
thời gian (tính bằng năm) kể từ lúc trái
phiếu được phát hành cho tới khi nhà phát
hành trả lại mệnh giá cho người nắm giữ
trái phiếu (đáo hạn)


Tổng quan về trái phiếu


Tổng quan về trái phiếu


Tổng quan về trái phiếu
• Phân loại trái phiếu
Trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty
Trái phiếu được trả lãi định kỳ và trái phiếu
chiết khấu


Tổng quan về trái phiếu
• Trái phiếu được trả lãi định kỳ (coupon bond): là trái
phiếu mà chủ thể phát hành sẽ trả lãi đã được ấn định
theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

• VD: Một trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, lãi suất
coupon là 8%/năm, thời gian đáo hạn là 5 năm, phát
hành vào tháng 3/2008. Trái chủ sẽ nhận được 80 USD
vào tháng 3 mỗi năm từ năm 2009 đến 2013. Và vào
tháng 3/2013, trái chủ cũng nhận được vốn gốc là 1000
USD.


Tổng quan về trái phiếu
• Trái phiếu chiết khấu (discount bond): là loại trái phiếu được
phát hành với giá thấp hơn so với mệnh giá, trái chủ sẽ nhận
được một khoản tiền bằng mệnh giá vào ngày đáo hạn của trái
phiếu.
• VD: Một trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, được phát hành với
giá 700USD, thời gian đáo hạn là 5 năm, phát hành vào tháng
3/2008. Trong suốt thời gian 5 năm, trái chủ không nhận được
bất cứ khoản tiền nào từ chủ thể phát hành. Đến thời gian đáo
hạn vào tháng 3/2013, trái chủ sẽ nhận được 1 khoản tiền bằng
mệnh giá là 1000 USD


Thị trường trái phiếu
• Thị trường giao dịch, mua bán các loại trái phiếu
do chính phủ hoặc công ty phát hành được gọi là
thị trường trái phiếu.
• Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu
mới lần đầu phát hành được gọi là thị trường sơ
cấp.
• Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái
phiếu đã phát hành được gọi là thị trường thứ

cấp.


Thị trường trái phiếu
• Thị trường sơ cấp phục vụ cho nhu cầu
huy động vốn dài hạn cho chính phủ hoặc
các công ty.
• Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh
khoản cho trái phiếu đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp.


Phương thức giao dịch
trên thị trường sơ cấp
• Đấu thầu
• Bao tiêu và bảo lãnh phát hành
• Phát hành đặc cách
• Phát hành riêng theo loại nhà đầu tư
• Kết hợp nhiều phương thức


Đấu thầu
• Là phương thức chủ yếu để phân phối trái phiếu
chính phủ ở các nước công nghiệp phát triển.
• Là phương thức hiệu quả hơn về chi phí và minh
bạch hơn về thông tin hơn các phương thức khác.
• Đấu thầu đa giá (multi-price auction): nhà phát
hành bán trái phiếu theo thứ tự giá giảm dần và
chấp nhận bán cho ai trả giá cao hơn cho đến khi
nào đủ số lượng cần phát hành. Những người nào

thắng thầu phải mua theo giá mà họ đã trả  Mua
theo lãi suất đã trả


Ví dụ về đấu thầu đa giá
• Phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ:
Phiếu
thầu

đặt Lãi suất đặt KL trái phiếu
thầu

đặt thầu

Thành viên A 9,50%

100 tỷ đồng

Thành viên B 9,95%

140 tỷ đồng

Thành viên C 9,95%

110 tỷ đồng

Thành viên D 10,00%

100 tỷ đồng



Ví dụ về đấu thầu đa giá
•  Thành viên A sẽ mua được toàn bộ 100
tỷ đồng, thành viên B mua được 200 x
140/(140+110) = 112 tỷ đồng. Thành viên
C mua được: 200 x 110 /(140+110) = 88 tỷ
đồng. Lãi suất trúng thầu là 9,5%, 9,95%.


Đấu thầu giá thống nhất:
• Nhà phát hành đặt các lệnh bán theo thứ tự
giá giảm dần và chấp nhận bán cho ai trả giá
cao cho đến khi nào đủ số lượng cần phát
hành nhưng tất cả người trúng thầu đều phải
mua theo một mức giá thống nhất.
• Mức giá này chính là giá trúng thầu thấp nhất
trong các mức giá trúng thầu  Mức lãi suất
cao nhất trong các mức giá trúng thầu


Đấu thầu giá thống nhất:
•  Trong VD trên, thành viên A sẽ mua
được toàn bộ 100 tỷ đồng, thành viên B
mua được 200 x 140/(140+110) = 112 tỷ
đồng. Thành viên C mua được: 200 x 110
/(140+110) = 88 tỷ đồng. Lãi suất trúng
thầu là 9,95% (lãi suất cao nhất).


Bao tiêu (sydication)

• Bao tiêu là hình thức phát hành trái phiếu mà
chính phủ chỉ định một nhóm các tổ chức nào
đó bao tiêu đợt phát hành với một mức phí
thương lượng, sau đó các tổ chức này bán
trái phiếu lại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ hay
các nhà đầu tư tổ chức khác.
• Các tổ chức bao tiêu có thể bao gồm các
ngân hàng và các tổ chức tài chính.


Bao tiêu (sydication)
Ưu điểm :
• Bao tiêu giúp giảm thiểu rủi ro của đợt phát
hành nên thường hữu hiệu khi nhu cầu trên
thị trường trái phiếu không chắc chắn lắm.
• Bao tiêu còn đóng vai trò quan trọng khi
chính phủ muốn đưa ra thị trường một loại
công cụ mới và cần có sự trợ giúp của các tổ
chức bao tiêu.


Bao tiêu (sydication)
Nhược điểm :
• Thiếu sự minh bạch
• Đòi hỏi sự thương lượng thành công giữa
chính phủ và tổ chức bao tiêu


Bảo lãnh phát hành (underwriting)
• Bảo lãnh phát hành là phương thức phát

hành trái phiếu trong đó chính phủ ký kết
một hợp đồng bảo lãnh phát hành với tổ
chức bảo lãnh.
• Chính phủ đặt ra mức giá tối thiểu, người
bảo lãnh được hưởng hoa hồng để nỗ lực
phát hành trái phiếu.


Phát hành đặc cách (tap sales)
• Đây là hình thức phát hành trái phiếu có tính
linh hoạt, theo đó chính phủ thông báo đợt
phát hành và nhận các đơn đặt mua một số
lượng trái phiếu trong một thời kỳ nhất định.
• Chính phủ có thể thiết lập giá cố định và giá
tối thiểu, giá này có thể thay đổi tùy theo điều
kiện của thị trường.


Phát hành riêng theo loại nhà đầu tư
(private placement)
• Khi phát hành trái phiếu chính phủ thường đối mặt với
việc lựa chọn kỹ thuật phát hành sao cho vừa phù hợp
với sở thích của đa số nhà đầu tư, vừa thiết kế sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của một số nhà đầu tư, đặc
biệt như các nhà đầu tư tổ chức như quỹ lương hưu.


Việc thiết kế và phát hành cho một nhóm khách hàng
mục tiêu được gọi là phát hành riêng theo loại nhà đầu
tư.



Kết hợp nhiều phương thức
• Hầu hết các nước sử dụng kết hợp nhiều
phương thức phát hành với nhau nhằm
tân dụng ưu điểm của từng phương thức
phát hành sao cho phù hợp với nhu cầu
của thị trường, phù hợp với trình độ quản
lý tiền mặt của tổ chức phát hành.


×