Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm một số phương pháp tiện dạy học môn địa lý 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.12 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN LỆ THỦY
TRƯỜNG THCS SỐ 2 SEN THỦY
--------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN
ĐỊA LÝ 8

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái
Tổ chuyên môn:

N¨m häc: 2010 - 2011


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................3
1. Yêu cầu của ngành:................................................................................................................3
2. Thực trạng :............................................................................................................................4
3. Giải pháp đã sử dụng :...........................................................................................................4
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :...........................................................................................................5
1. Cơ sở lý luận :........................................................................................................................5
2. Giả thuyết :.............................................................................................................................5
3. Quá trình thể nghiệm (Thực nghiệm ) :.................................................................................8
4. Hiệu quả mới :.....................................................................................................................10
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :.................................................................................................11
1. Kinh nghiệm cụ thể :............................................................................................................11


2. Kết luận chung và kiến nghị :.............................................................................................11
Tài liệu tham khảo :.................................................................................................................12

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

2


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Yêu cầu của ngành:
Trong bối cảnh hiện nay toàn ngành giáo dục đang nổ lực thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học
sinh. NQ TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định “Phải đổi mới phương pháp giáo dục và đào
tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học...”.
Định hướng đó đã được pháp chế trong luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp dạy học, rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học
tập cho học sinh” Cần chuyển từ “Dạy học lấy giáo viên làm trung tâm” sang “Dạy học
lấy học sinh làm trung tâm”, phải tích cực hoá các hoạt động của học sinh, khơi dậy cho
các em tính khao khát, tìm tòi, nghiên cứu, cố gắng phát huy trí tuệ và nghị lực cao
trong quá trình nắm vững kiến thức. Để thực hiện điều này đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi
giáo viên phải có những bước chuyển biến rõ nét trong việc cải tiến phương pháp dạy và
học.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá cần giáo dục thế
hệ trẻ trở thành những con người “Năng động sáng tạo – Có năng lực giải quyết vấn đề”
Những con người tự tin có trách nhiệm, có những hành động phù hợp với giá trị nhân

văn và công bằng xã hội. Cần thực hiện giảng dạy trên lớp với nhiều phương pháp phù
hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Năm học 2008 – 2009 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục - đào tạo triển khai thực
hiện mô hình xây dựng “Nhà trường thân thiện học, học sinh tích cực”.Đây là mô hình
cải thiện linh hoạt các hoạt động thường ngày của nhà trường nhằm làm cho các hoạt
động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong
giáo dục, phù hợp với nhu cầu và cuộc sống tại địa phương, tạo tâm lý cho người học
được thoải mái, gắn liền với việc bảo vệ gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống, bảo
đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực cần thiết, phù hợp với học sinh.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

3


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

2. Thực trạng :
Trong năm học vấn đề sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là bản đồ giáo
khoa, tranh ảnh, các mẫu vật của bộ môn địa lí được thực hiện ở chương trình địa lí lớp
8 . Đây là một chương trình giúp các em hiểu sâu về địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội Việt
Nam, và liên hệ các châu lục, các quốc gia trên thế giới. Khi đã hiểu rõ, nắm chắc các
kiến thức đó các em sẽ có cơ sở áp dụng các biện pháp để khai thác kiến thức từ bản đồ
giáo khoa, giúp các em hiểu rõ hơn về tự nhiên con người các quốc gia trên thế giới,
càng có ý nghĩa hơn khi các em được học về tự nhiên kinh tế xã hội của Việt Nam, tạo
điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có hiệu quả và chất lượng, đáp ứng yêu cầu
khi đất nước mở cửa hội nhập.
Trước đây khi chưa thực hiện đồng bộ kết hợp nhiều phương pháp dạy trên lớp.
Kết quả học tập chưa đạt hiệu quả tối ưu. Phần lớn giáo viên chưa chú trọng khâu chuẩn
bị: Soạn bài, bản đồ, tranh ảnh, các mẫu vật, mô hình, sơ đồ nhất là các hình động trên

máy tính.… nên kết quả của một giờ lên lớp chưa cao. Qua những năm tháng giảng dạy
tôi thấy : Nếu chỉ sử dụng các phương pháp giảng dạy đơn thuần giáo viên hướng dẫn
các em quan sát mà không đi sâu vào phương pháp hướng dẫn các em cách quan sát sử
dụng bản đồ, mẫu vật thật, mô hình, thì các em chỉ như cái máy nhớ rồi lại quên không
khắc sâu được kiến thức cho các em .
3. Giải pháp đã sử dụng :
Trong một giờ học áp dụng nhiều phương pháp để đạt hiệu quả cao nhất, cần
phối hợp đồng bộ giữa các phương pháp với nhau để học sinh nắm chắc kiến thức ngay
tại lớp, bằng các kiến thức mình tự tìm tòi và cùng nhóm xây dựng lên, chứ không phải
là kiến thức mà thầy cô truyền thụ cho mình. Trong đề tài này phương pháp chủ yếu tôi
muốn cùng đồng nghiệp chúng ta quan tâm đến đó là : Phương pháp phát huy tính tích
cực, chủ động tìm tòi kiến thức của học sinh, qua các dạng bản đồ, hình ảnh, mô hình,
tranh ảnh, mẫu vật cụ thể để các em tự xác định được.
Làm thế nào để các em tiếp thu bài ngay trên lớp, hiểu sâu về kiến thức đòi hỏi
người GV phải có nhiều phương pháp giảng dạy để giúp các em học tập năng động thoải
mái sáng tạo, phát huy trí thông minh của các em. Đó là lý do tôi muốn trao đổi với các
bạn đồng nghiệp kinh nghiệm.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

4


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lý luận :
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những con
người năng động, độc lập và sáng tạo, tiếp thu được những tri thức khoa học, kỹ thuật
hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của

bản thân và xã hội. Thì việc giảng dạy học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào
thực tế là điều thầy cô mong muốn.
Với nội dung học tập của môn Địa lí 8 chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh
động và phong phú, hấp dẫn, dễ kích thích tính tò mò ham hiểu biết của học sinh, tạo
điều kiện cho việc hình thành động cơ, nhu cầu nhận thức cũng như hứng thú học tập
của học sinh. Địa lí là môn khoa học của các môn khoa học, tri thức địa lí chủ yếu được
hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả thực nghiệm, thực hành, tưởng tượng,
liên hệ địa phương... Muốn thực hiện các bài học trên lớp. Giáo viên phải là người
hướng dẫn các em chủ động trong giờ học. Qua thực tế hiện nay để đạt một giờ dạy tốt
là cả một vấn đề mà mỗi thầy cô chúng ta cần quan tâm : Có những giờ dạy rất thành
công, nhưng cũng có những giờ dạy chưa đạt được mục đích của bản thân mỗi giáo viên
đứng lớp. Vì những cơ sở trên đây tôi muốn trao đổi với các bạn tìm ra những phương
pháp tối ưu nhất để các giờ dạy địa lí đạt kết quả cao nhất.
2. Giả thuyết :
Trong chương trình SGK lớp 8 có 2 nội dung chính đó là phần tự nhiên - kinh tế
Châu Á và Tự nhiên Việt Nam. Dù là dạy địa lí các châu hay địa lí Việt Nam chúng ta
cũng cần hình thành cho các em học sinh những nội dung cơ bản sau:
-Về kiến thức : Cần nắm những kiến thức cơ bản nào?
-Về kỹ năng : Cần rèn luyện kỹ năng gì?
-Về thái độ : GD học sinh về thái độ … -> tìm ra biện pháp thực hiện.
Trong các giờ lên lớp những bài dạy nào có bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật thật là tốt
nhất vì học sinh không thể đi đến tận nơi, thấy tận mắt tất cả những nơi trên bề mặt của
trái đất, hay ở Việt Nam để quan sát thực tế địa phương....
Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” .
Giáo viên sử dụng bản đồ tự nhiên Việt Nam bản đồ khoáng sản Việt Nam, mẫu
vật khoáng sản Việt Nam, bản đồ trống Việt Nam.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

5



Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

Học sinh quan sát.
Tài nguyên khoáng sản :
- Việt Nam có khoảng 5000 điểm tụ và quặng khoáng sản với 60 loại khác nhau.
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn như:
+ Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc, bô xít....
Với những bài dạy không có bản đồ, mẫu vật để quan sát . Giáo viên cho học
sinh quan sát tranh ảnh, bảng số liệu có đủ thời gian để quan sát. Có thể đưa ra yêu cầu
trước hoặc cho học sinh quan sát xong mới đưa yêu cầu.
Ví dụ : Dạy bài “Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam” .
Yêu cầu cho học sinh quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam treo tường và sách
giáo khoa, để nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản, sự phân bố, trữ lượng các loại
khoáng sản của nước ta.
Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài ta thấy cần áp dụng những phương
pháp nào cho phù hợp. Tuỳ theo mỗi bài dạy có những phương pháp khác nhau áp dụng
ở mỗi lớp khác nhau. Tuy vậy nhưng ở chương trình lớp 8 những phương pháp tôi cho
là phù hợp có thể áp dụng được để giảng dạy đạt hiệu qủa, đó là :
+ Quan sát lược đồ, mẫu vật, mô hình, băng hình, tranh ảnh.
+ Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
+ Phương pháp hoạt động nhóm : Phát huy tính chủ động tìm tòi, tìm ra những
kiến thức mới của học sinh.
+ Phương pháp kiểm tra đánh giá.
a.Hướng dẫn học sinh quan sát : Bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,mẫu vật, hình ảnh động
trên màn hình, tranh ảnh, thí nghiệm.
- Bản đồ vùa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng là cuốn
sách giáo khoa thứ hai của bộ môn địa lí.
- Từ bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. có thể bồi dưỡng cho học sinh thế giới duy vật

biện chứng, bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học, tự nghiên cứu. Do đặc điểm của các đối
tượng sự vật địa lí được trãi rộng trong không gian, giáo viên không thể dẫn học sinh
đến tận nơi được. Vì vậy dạy học không thể thiếu bản đồ, tranh ảnh, mẫu vật.. Trong
giảng dạy địa lí mở đầu bằng bản đồ kết thúc bằng bản đồ. Đây là đặc trưng của bộ môn
khoa học địa lí mà không một môn khoa học nào có thể so sánh được. Cho nên khi lên

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

6


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

lớp giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu của bài học để đưa ra một hệ thống câu
hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ một cách có hiệu quả.
Ví dụ :
Quan sát lược đồ khoáng sản Việt Nam cho biết nước ta có những loại khoáng
sản nào?
+ Học sinh quan sát và trả lời: Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm, đồng thiếc,
bô xít....dựa vào các kí hiệu của bản đồ mà không cần sử dụng sách giáo khoa.
Các em đã thấy các loại khoáng sản này chưa ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên cho học sinh quan sát các mẫu vật khoáng sản
Việt Nam, để các em nhận biết các loại khoáng sản một cách hiệu quả nhất.
b.Phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm tòi kiến thức của
học sinh.
Sau khi học sinh đã quan sát cụ thể một mẫu vật, sơ đồ, bảng số liệu thống kê,
hình ảnh … nào đó hoặc các kiến thức đã qua thực tế - Giáo viên cần phát huy tối đa
hoạt động tư duy tích cực của học sinh bằng các tình huống để các em dự đoán nên giả
thuyết tranh luận giữa những ý kiến trái ngược…
Ví dụ : Quan sát tranh khai thác than, dầu khí em có nhận xét gì?:

+ Em dự đoán xem, hậu quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên, tại sao
con người lại khai thác quá mức nguồn tài nguyên, có ảnh hưởng gì tới tương lai?
+ Em thử đoán xem khai thác hợp lí nguồn tài nguyên là biện pháp tích cực hay
tiêu cực?
+ Để bảo vệ nguồn tài nguyên chúng ta cần phải làm gì ?
c.Phương pháp hoạt động nhóm :
Với những câu hỏi khó, những tình huống chưa giải quyết, cá nhân các em có thể
đưa ra ý kiến thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến.
Thảo luận nhóm là phương pháp thể hiện rõ nhất sự đổi mới trong phương pháp
dạy học, lấy học sinh làm trung tâm.
Hoạt động nhóm là hoạt động đòi hỏi tính tự giác của học sinh rất cao, em nào
cũng được đưa ra ý kiến của mình. Nhưng hoạt động này đôi khi không hiệu quả vì giáo
viên chưa đi sâu đi sát đến từng nhóm và hướng dẫn các nhóm hoạt động chưa cụ thể.
Đây là một hoạt động mà người giáo viên thực hiện chưa tốt. Có giáo viên để các nhóm

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

7


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

hoạt động, ít để ý đến các em, có nhóm các em gây ồn ào mất trật tự, có nhóm chỉ có
một vài em làm việc còn lại một số các em khác không chú ý .
Thảo luận là trao đổi ý kiến về một vấn đề có phân tích lý lẽ, giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh với học sinh. Giúp cho học sinh mở rộng kiến thức, phát triển
được tư duy khoa học. Giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, giao tiếp tranh luận... Thảo
luận có nhiều hình thức : Thảo luận cá nhân(hay cả lớp..), thảo luận theo cặp, nhóm,
theo tổ...
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả trước hết giáo viên phải đưa ra những yêu cầu

rõ ràng cần thảo luận những câu hỏi nào ? (Chú ý những câu hỏi khó mới cần đưa ra
thảo luận). Thời gian qui định là bao lâu? Mỗi nhóm báo cáo xong cần có nhận xét đánh
giá (khen, nhắc nhở) Một điều giáo viên cần chú ý đó là theo dõi sự hoạt động của các
nhóm - Mỗi nhóm sẽ cử một nhóm trưởng chỉ đạo các bạn trong nhóm hoạt động và một
thư ký ghi ý kiến của các bạn trong nhóm.
d.Phương pháp kiểm tra đánh giá :
Đây là một hoạt động nhằm đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, của cá nhân
thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (Đúng, sai – lựa chọn câu đúng). Bài tập điền từ
phù hợp vào chỗ trống bằng các phiếu học tập, trò chơi, nhận biết mô hình, tư duy kiến
thức từ bản đồ…
3. Quá trình thể nghiệm (Thực nghiệm ) :
Để thực hiện tốt một giờ dạy đạt kết quả thì việc đầu tiên là khâu thiết kế một bài
dạy (Các bước lên lớp)
Tôi đã áp dụng kết hợp nhiều phương pháp để giảng dạy bài “Đặc điểm tài
nguyên khoáng sản Việt Nam” Với bài dạy này : Về mục tiêu cần xác định :
a. .Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được.
+ Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là một nguồn lực quan
trọng để công nghiệp hóa đất nước.
+ Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển. Giải thích được vì sao
nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
+ Các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu của
nước ta.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

8


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8


+ Bảo vệ và khai thác có hiệu quả và tiết kiệm nguồn khoáng sản quý giá của
nước ta.
b. Kỹ năng:
- Biết xác định các đối tượng bản đồ, kí hiệu của các loại khoáng sản, tên các loại
khoáng sản chính.
- Chỉ được các vùng mỏ khoáng sản chính của nước ta.
- Xác định được các loại khoáng sản và vùng phân bố trên bản đồ trống Việt
Nam.
- Các vùng khai thác khoáng sản, các cơ sở luyện kim và suất khẩu.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế, liên hệ địa phương.
c. Thái độ :
- Tham gia và có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta đặc biệt
là nguồn tài nguyên khoáng sản, có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường.
- Sau khi xác định rõ mục tiêu của bài thì khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học và
phương pháp dạy cho phù hợp với từng phần của bài học.
Ví dụ : Phần 1 :Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản :
+ Cho học sinh quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam.
? Cho biết Việt Nam có những loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn ?
- Các khoáng sản có trữ lượng lớn như : Than, dầu mỏ, apatít, đá vôi, sắt, crôm,
đồng, thiếc…
? Em hãy xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ.
- Sau khi học sinh trả lời Giáo viên : Cho học sinh quan sát mẫu khoáng sản.
? Nơi phân bố ?
Giáo viên cho học sinh tự dán kí hiệu cắt rời lên bản đồ trống Việt Nam.
Ví dụ : Phần 2/ Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta.
Hoạt động nhóm :
Nhóm 1 : Giai đoạn tiền Cambri.
Nhóm 2 : Giai đoạn cổ kiến tạo.
Nhóm 3 : Giai đoạn tân kiến tạo.

* Đại diện nhóm trình bày, chỉ trên bản đồ khoáng sản Việt Nam.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

9


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

+ Quan sát thảo luận nhóm. Rút ra kết luận …
Bằng sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp quan sát – Thảo luận – Kiểm tra
đánh giá giờ học đã thật sự thu hút học sinh.
4. Hiệu quả mới :
Các tiết dạy có sự chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, đồ dùng dạy học như: Tranh
ảnh, bảng số liệu, mẫu vật, bản đồ, thao tác chính xác, kết hợp đồng bộ nhuần nhuyễn
các phương pháp dạy học. Giáo viên đã giúp các em nắm các kiến thức cơ bản một cách
chính xác, do chính các em tìm ra từ các phương tiện trực quan và biết tái hiện kiến thức
khi cần thiết, biết suy luận, diễn tả một sự vật hiện tượng địa lí, vận dụng chúng vào
thực tiễn, trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong quá trình thi và kiển tra.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

10


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
1. Kinh nghiệm cụ thể :
Qua những giờ dạy được chuẩn bị đầy đủ, thao tác chính xác, giúp các em nắm

các bài lý thuyết sâu hơn áp dụng trong đời sống hằng ngày, những kiến thức địa lí trong
chương trình lớp 8 để giải thích mối quan hệ nhân quả của tự nhiên và kinh tế xã hội
Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trên
con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, áp dụng những hiểu biết của mình
vào thực tế hiện nay là điều hết sức cần thiết, sau khi học song chương trình THCS các
em có thể bước vào cuộc sống với sự tự tin và lòng dũng cảm, để đối mặt với cuộc sống
xã hội đầy khó khăn và gian khổ, tạo điều kiện cho hoạt động học tập và lao động có
hiệu quả và chất lượng.
2. Kết luận chung và kiến nghị :
Trong đề tài này tôi muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp những suy nghĩ của
tôi về một số phương pháp sử dụng phương tiện dạy học, để dạy tốt chương trình địa lí
lớp 8 đạt hiệu quả cao. Tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chúng ta
cùng xây dựng nên một hình thức dạy môn địa lí thế nào cho hay nhất, đạt kết quả cao
nhất của bộ môn địa lí.
Kiến nghị :
- Mở lớp tập huấn về việc sử dụng công nghệ thông tin.
- Hình ảnh khai thác khoáng sản tại các vùng mỏ Việt Nam.
- Mẫu vật từ ngành công nghiệp luyện kim của Việt Nam.
- Hình ảnh nhà máy sán xuất.

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

11


Một số PP sử dụng phương tiện dạy học môn địa lý 8

Tài liệu tham khảo :
+ Sách giáo khoa địa lí lớp 8.
+ Sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng địa lí lớp 8.

+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 môn địa.
+ Át lát địa lí Việt Nam - Thế giới.
+ Chuyên đề địa cấp huyện.
+ Tài liệu bộ giáo dục đào tạo “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Ngày …. tháng ……. năm 2011
Người viết

Đinh Thị Gái

Giáo viên thực hiện: Đinh Thị Gái – Trường THCS Số 2 Sen Thủy

12



×