Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục đạo đức CHO học SINH lớp 9b TRƯỜNG TRUNG học cơ sở THIỆU CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.13 KB, 12 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THIỆU HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THIỆU CHÂU
***

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 9B
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THIỆU
CHÂU
Thuộc lĩnh vực: đạo đức


Giáo viên: PHÙNG THỊ NGÂN
Chức vụ: giáo viên
Thanh Hoá: 3/2011
A-ĐẶT VẤN ĐỀ
***
I-LỜI MỞ ĐẦU:
Giáo dục là một đề tài cốt lõi cần được coi trọng trong các nhà trường
trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự nghiệp đổi mới của đảng và nhà nước ta
bước đầu thu được những kết quả căn bản. Trong công tác giáo dục cần chú
trọng cả tài và đức. Đức ở đây là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rễ rất quan
trọng, trong công cuộc đổi mới hiện nay yếu tố con người được đặc biệt quan
tâm trong đó tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của
con người ngày càng được đề cao và phát triển mạnh mẽ. Việc nâng cao chất
lượng đào tạo và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là yêu cầu thường
xuyên, cấp bách của giáo dục. Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ nói chung và đạo
đức của học sinh nói riêng không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề
mang tính toàn cầu, mang tính thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự
sống và phát triển của loài người.
Trước tình hình của đào tạo đạo đức như hiện nay, đặc biệt là tư tưởng


đạo đức của thanh niên là lối lo ngại chung của toàn xã hội. Trước sự đổi mới
của đất nước-mở của giao lưu với các nước trên thế giới, bên cạnh
nhữngthành tựu đạt được thì còn có những mặt trái thiếu tích cực: như các
văn hoá phẩm không lành mạnh len lỏi tác động xấu đến đạo đức và lối sống
của thanh-thiếu niên. Trước sự xuống cấp của đạo đức truyền thống của một
bộ phận nhân dân đã làm ảnh hưởng đến đạo đức học sinh. Số lượng học sinh
không được giá dục đầy đủ về đạo đức hoặc thiếu phương pháp giáo dục đã
dẫn đến tình trạng hư hỏng ngày càng nhiều ở vùng dân cư.
Giáo dục đạo đưc tốt sẽ là cơ sở nâng cao giáo dục toàn diện cho nhân
cách của thế hệ trẻ phát triển đúng hướng, tạo cơ sở cho các em có cách ứng
xử đúng đắn trong các mối quan hệ khác nhau như: Quan hệ bạn bè, quan hệ
gia đình, quan hệ thầy cô, với người trên…Tạo cho các em hiểu được các mối
quan hệ đó.
Để làm được điều đó trách nhiệm không chỉ của riêng ai mà cần có sự
chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biêt phải có sự kết hợp tay ba giữa:
Gia đình-nhà trường-xã hội. Ở nhà trường việc giáo dục đạo đức là trách
nhiệm của tất cả các thầy cô nhưng trong đó phải kể đến giáo viên bộ môn
Giáo Dục Công Dân, giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò
đặc biệt quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, là người “đứng mũi
chịu sào” trong mọi công việc của học trò.
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là làm cho các em có được
phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững và có được bản lĩnh đạo đức để ứng xử
đúng trong mọi mối quan hệ. Nếu thực hiện tốt công tác giáo dục đào tạo đạo
đức sẽ tạo nên những chuyển biến căn bản trong giáo dục toàn diện.
II-THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
*Tình hình thực tế của giáo viên chủ nhiệm:
-Thuận lợi:là giáo viên nữ địa phương có lòng yêu thương trẻ,nhiệt tình với
công việc,có kinh nghiệm công tác lâu năm lại được công tác ở môi trường
giáo dục có nhiều thành tích,đặc biệt là ban giám hiệu nhà trường nhiệt
tình,giàu kinh nghiệm.

-Khó khăn:Tuổi đời cũng đã cao,sức khoẻ hạn chế,trong khi lại chủ nhiệm hs
lớp 9 là lớp cuối cấp,có nhiều công việc phải làm hơn so với lớp dưới.một số
hs có bố mẹ đi làm kinh tế xa không có điều kiện trực tiếp quản lí các em,các
em phải ở nhà một mình hoặc ở nhà cùng ông bà nên cũng có nhiều em lười
học,lêu lổng,hay bỏ học đi chơi.
-Tình hình học sinh lớp 9B:
Tổng sổ học sinhlà 27 em,trong đó nữ 12 em ,nam 15 em.Các em đang ở độ
tuổi 14,15,là lứa tuổi đang muốn khẳng định mình
-Đa số các em xuất thân từ nông thôn,có hoàn cảnh kinh tế khó khăn như em
sơn,em Bắc, em Đại,em Hà,em kính… em Tuấn là hs khuyết tật,tính tình
không ổn định,hay đánh bạn
Học sinh củalớp phân bố rải rác trên địa bàn toàn xã cũng là một khó khăn
cho giáo viên chủ nhiệm.
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm học 2019-2010 của lớp ,chất lượng đạo đức
tương đối thấp, cụ thể như sau:
Tổng
số 27
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
12 44 10 37 5 19 0 0
Căn cứ vào mục tiêu giáo dục của ngành, chỉ tiêu của nhà trường cùng với sự
quan tâm của các lực lượng giáo dục,của lãnh đạo nhà trường, UBND xã, hội
cha mẹ học sinh.
Cùng với việc nắm bắt sơ bộ tình hình lớp, giáo viên chủ nhiệm đã tiến hành
sinh hoạt lớp và họp phụ huynh ngay từ đầu năm học, phân công trên cơ sở
bình bầu của tập thể lớp thành lập được bộ máy cán sự lớp như sau:
1-Lê Thị Thu: Lớp trưởng
2-nguyễn Thị Trang: Lớp phó học tập
3-Nguyễn hữu Tuấn: Lớp phó lao động
4-Lê Thị Hường: Lớp phó lao động

Các tổ trưởng:
Tổ 1: Lê thị Hằng
Tổ 2 : Lê Văn Hưng
Tổ 3:Lê Hữu Tuấn.
Phụ trách bộ môn:
Nguyễn Thị Thu :Môn toán
Nguyễn Thị Trang : Môn Ngữ Văn
Lê Thị Dung : Môn Anh
Nguyễn Hữu Tuấn : Môn lý
Lê Thị Hằng: Môn Sử
Lê Thị Hường : Môn Sinh
Bàn trưởng:
1-Nguyễn Thị Hà
2-Lê Thị Hằng
3-Lê Hữu Anh
4-Trần Thị Hoa
5-Phùng Bá Chính
6-Nguyễn THị Thu
7- Nguyễn Văn Thịnh
8-Nguyễn Thị Hoa
9-Lê Thị Hường
10-Trần Văn Lãm
Việc bầu và ấn định ban cán sự lớp tạo nên sự cân bằng về mặt tâm lí và tư
tưởng của các thành viên trong lớp , có thể nói ban cán sự lớp là cánh tay đắc
lực của Giáo viên chủ nhiệm

*PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sử dụng các phương pháp:
-Phương pháp điều tra thăm dò
-Phương pháp trò chuyện

-Phương pháp quan sát
-Phương pháp phân tích tác động tương hỗ
-Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
*KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu từ: tháng 9/2010
-Tìm hiểu và thu thập số liệu
-Tiến hành nghiên cứu
-Viết đề tài.
B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I-CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1-Giáo viên chủ nhiệm cần phải bám trường, bám lớp để nắm bắt kịp thời
những biểu hiện đặc biệt của hs.
2-Cho hs nắm vững những nội quy,quy chế hoạt động của nhà trường,lớp học.
3-Kết hợp với giáo viên bộ môm để hiểu biết hs của lớp chủ nhiệm .
4-Kết hợp chặt chẽ với hội cha mẹ hs để cùng giáo dục .
II-CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1-Biện pháp chung:
-Việc giáo dục theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
-Việc giáo dục đạo đức phải quán triệt yêu cầu toàn diện
-Giáo dục đạo đức phải thông qua tất cả các hoạt động giáo dục
-Giáo dục đạo đức phải tuân theo kế hoạch, có sự phối hợp đồng bộ và
hướng vào một mục đích chung.
.Để đạt được các mục tiêu yêu cầu trên các biệ pháp chỉ đạo chung theo định
hướng của nhà trường được tiến hành như sau
1.Phương pháp nêu gương và giáo viên chủ nhiệm là tấm gương đầu
tiên, trung tâm nhất. Vì vậy để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp người giáo
viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của người giáo viên
nhân dân. Có thể nói một cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ, biểu
hiện của giáo viên chủ nhiệm với mọi hiện tượng xã hội lúc có mặt hay không
có mặt học sinh đều ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lớp chủ nhiệm. Chẳng

hạn giáo viên chủ nhiệm nhắc học sinh lớp chủ nhiệm đi học đúng giờ nhưng
bản thân giáo viên lại hay đi muộn hoặc nhắc nhở các em không được nói tục,
phải lễ phép, đoàn kết, thân ái nhưng ở chợ hay ở nhà giáo viên lại nói năng
tục tĩu, chửi bới om sòm thì chắc chắn một điều lần sau nhắc nhở các em cho
dù các em không dám nói thẳng trước mặt giáo viên nhưng trong thâm tâm
các em sẽ suy nghĩ “Thầy cô cũng thế” có nghĩa là chỉ khẩu phục thôi chứ
tâm không phục. Vì thế tấm gương mờ thì học sinh soi vào không thể sáng.
2.Tổ chức động viên mọi người đặc biệt là phụ huynh, cán bộ địa
phương, hội khuyến học xã nắn vững yêu cầu, nội dung phương pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh.
3.Chủ động vạch kế hoạch và hướng dẫn mọi người thực hiện tố kế
hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Nắm vững, khảo sát chất lượng đạo của
học sinh ở đầu năm, cuối học kì từ đó đề ra mục tiêu và các biện pháp giáo
dục phù hợp.
4.Có thể giáo dục đạo đức học sinh qua các môn học đặc biệt là giáo
dục công dân, văn học.
5.Coi trọng việc chỉ đạo công tác học sinh cá biệt. Cần nắm vững hoàn
cảnh diễn biến tư tưởng, tính cách, biểu hiện tốt xấu, các biện pháp giáo dục
hàng ngày, Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các cuộc
hội ý, thảo luận với các giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường và các lãnh đạo
để thống nhất việc giáo dục và rèn luyện học sinh.
6.Đặc biệt khi giáo dục học sinh cần chú ý tới môi trường giáo dục,
nghĩa là giáo dục các em phải bằng tập thể và thông qua tập thể. Có thể khên,
phê bình trước tập thể để kích thích sự tự tin cũng như ý thức phải vươn lên.
Đồng thời theo dõi thi đua hàng tháng cho từng cá nhân, từng tổ.
7.Giáo dục học sinh thông qua “Bộ máy tự quản của lớp”-cánh tay đắc
lực của giáo viên chủ nhiệm. Qui định rõ chức năng nhiệm vụ của từng bộ
phận tự quản:
-Lớp trưởng: Phụ trách chung, theo dõi hoạt động của lớp
-Lớp phó lao động: Phụ trách lao động trực nhật

-Lớp phó văn thể: Phụ trách văn nghệ, quỹ lớp
-Lớp phó học tập: phụ trách về học tập, theo dõi điểm tỗ, xấu
-Tổ trưởng: theo dõi, quán xuyến hoạt động của tổ, báo cáo lớp trưởng
-Bàn trưởng: Quán xuyến bàn của mình, kiểm tra việc làm bài tập ở nhà
báo cáo với tổ trưởng.
-Cán bộ phụ trách môn học: Điều khiển, truy bài trong buổi sinh hoạt
15 phút.
2-Phương pháp giáo dục đối với từng học sinh cá biệt trong lớp 9B
Để đạt được kết quả trong việc giáo dục học sinh bản thân tôi đã tìm hiểu đặc
điểm của từng em để hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em hư,trên cơ
sở để chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng.
1-Em phùng Bá Chính:
Gia đình mới chuyển từ nam về,bố mẹ làm nghề hàng xeo nên rất bận,ít có
thời gian để quan tâm đến mọi sinh hoạt cũng như việc học tập của em nên
em có tính tự do,hay ăn quà vặt, ham chơi trò chơi điện tử, nói năng tục
tỉu,nhiều lần lấy trộm tiền của cha mẹ tiêu sài,chơi bời, thường xuyên bỏ học
bồi dưỡng rủ rê bạn bè để lên thị trấn chơi quán chát…tôi đã nhiều lần đến
gia đình gặp gỡ phụ huynh,nhiều khi phải gặp riêng em để tâm tư,động viên
giúp em yêu trường yêu lớp và chăm học,tôi cử em làm tổ trưởng để em tự soi
mình vào công việc và điều chỉnh lại mình…từ đó em có nhiều chuyển biến
tích cực. đến nay em đã tiến bộ rõ rệt,tiếp thu bài rất nhanh.Bố mẹ em mừng
lắm.
2-Em Nguyễn Viết Kính:
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn
C- Kết luận:
Từ thực tế của kết quả điều tra cùng với phương pháp giáo dục tác
động đến các em trong lớp có kết quả cụ thể như sau:
Tổng số
Tốt Khá Trung bình
SL % SL % SL %

20 7 1
Qua kết quả của quá trình giáo dục học sinh tôi thấy có một số bất lợi
trong việc giáo dục học sinh trên địa bàn xã-trường THCS Thiệu Châu như
sau:
+.Địa bàn trường đóng là thuần nông, một xã trung tâm huyện
+.Nền kinh tế của nhân dân còn nhiều vất vả thiếu thốn nên bố mẹ các
em buộc phải bươn chải kiếm sống hay có gia đình biền biệt miền nam, hải
phòng kiếm sống cả năm nên việc giáo dục các em là phó mặc tất cả cho nhà
trường. Đó là điểm bất lợi tác động hạn chế cho việc giáo dục đạo đức học
sinh.
Vì vậy trên cơ sở chỉ đạo của nhà trường đã đi đúng yêu cầu, nội dung,
hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương, nhà trường và gia đình.
Với sự nỗ lực của bản thân cùng với các tổ chức quần chúng khác trong
nhà trường cùng với các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường, kết hợp với tấm
lòng yêu nghề, mến trẻ, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. Bằng
cách vận dụng phương pháp giáo dục linh hoạt, sáng tạo phù hợp với tình
hình cho nên đạo đức của học sinh lớp chủ nhiệm xét trên tổng thể là ngoan,
chăm học. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng ít nhiều của môi trường không được
quan tâm, chú ý của gia đình, sự ảnh hưởng của các luồng văn hoá không lành
mạnh ngoài nhà trường…Song với phương pháp giáo dục phù hợp đã giúp
chất lượng đạo đức học sinh chuyển biến tốt, nhưng cá biệt vẫn có em chuyển
biến chậm do nhiều nguyên nhân.
1.Bài học kinh nghiệm:
Muốn thu được kết quả tốt trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nhìn nhận năng lực của học sinh để
lựa chọn ra một đội ngũ cán bộ có năng lực, đáng tin cậy, sẽ là cánh tay phải
cho giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí lớp.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết lựa chọn, vận dụng một cách tổng hợp
các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng đối

tượng, phù hợp với tâm lí, tính cách của từng học sinh.
Phải phối hợp với các lực lượng giáo dục, các tổ chức xã hội, đặc biệt
phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh cùng giáo dục các em.
Muốn làm tốt mỗi người làm công tác giáo dục phải là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
.
Phải phối hợp với các lực lượng giáo dục, các tổ chức xã hội, đặc biệt
phải liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh cùng giáo dục các em.
Muốn làm tốt mỗi người làm công tác giáo dục phải là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay đặc biệt là yếu tố môi trường sẽ
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà
trường. Vì vậy phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung có vai
trò qan trọng và cấp bách, có tác dụng thức tỉnh ý thức tốt cho học sinh. Từ đó
các em sẽ hiểu được những yêu cầu đạo đức mới, cao hơn đó là tình cảm đạo
đức tự giác tích cực và có ý chí, góp phần cho sự phát triển nhân cách của học
sinh trong giai đoạn cách mạng hiện nay
NHỮNG ĐỀ XUẤT
1.Các ngành các cấp thực sự quan tâm và có biện pháp khen thưởng, kỉ luật
thích đáng để giáo dục học sinh.
2.Nhà trường cần thường xuyên tổ chức họp phụ huynh định kì để giáo viên
chủ nhiệm có điều kiện trao đổi với gia đình tìm ra phương pháp giáo dục tốt
nhất.
3.Đề xuất áp dụng đề tài này rộng rãi đối với các khối trong nhà trường THCS
Thiệu Châu.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, học sinh đã giúp tôi trong
quá trình hoàn thành đề tài!


×