Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phương pháp grap trong dạy học sinh học phần 2 nguyễn phúc chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.92 KB, 88 trang )

Chương 5

GRAP DẠY HỌC SINH HỌC
MỤC TIÊU
- Giải thích các khái niệm: grap nội dung và grap hoạt động.
- Trình bày quy trình lập grap nội dung và grap hoạt động.

NỘI DUNG
- Khái niệm về grap nội dung.
- Khái niệm về grap hoạt động.
- Quy trình xây dựng grap nội dung và grap hoạt động.

heo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động
bao giờ cũng có hai mặt, đó là: Mặt “tĩnh” và mặt
“động”. Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức,
còn mặt động là các hoạt động của thày và trò trong quá trình
hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy
học bằng “grap nội dung” và mô tả mặt động bằng “grap hoạt
động dạy học”. Như vậy, grap dạy học bao gồm: grap nội
dung và grap hoạt động.

T

GRAP DẠY HỌC

GRAP HOẠT ĐỘNG

GRAP NỘI DUNG
91



4.1. Grap nội dung
Khái niệm grap
nội dung

Grap nội dung là grap phản ánh một
cách khái quát, trực quan cấu trúc
lôgic phát triển bên trong của một tài
liệu.

Nói cách khác, grap nội dung là tập hợp những yếu
tố thành phần của một nội dung trí dục và mối liên hệ bên
trong giữa chúng với nhau, đồng thời diễn tả cấu trúc logic
của nội dung dạy học bằng một ngôn ngữ trực quan, khái
quát và súc tích. Mỗi loại kiến thức có thể được mô hình hoá
bằng một loại grap đặc trưng để phản ánh những thuộc tính
bản chất của loại kiến thức đó. Trong dạy học, có thể sử dụng
grap nội dung các thành phần kiến thức hoặc grap nội dung
bài học.
Ví dụ, Grap nội dung bài “Cấu tạo và tính chất của cơ”.

92


Sợi
dài
(tế
cơ)

đoạn sáng - đoạn
tối


Tơ cơ

đoạn sáng - đoạn tối
(tế bào cơ)

Tơ cơ

đoạn sáng - đoạn tối
(tế bào cơ)


bào




CẤU
TẠO

Tơ cơ

Bắp


Mạch
máu
& dây
thần
kinh


Vân sáng - vân tối
(tế bào cơ)

Nguyên nhân co cơ : do điều
khiển cuả thần kinh
(tế bào cơ)
TÍNH
CHẤT

Co rút làm
xương
chuyển
động

Cơ chế : các đoạn sáng của sợi
cơ co ngắn lại

Năng lượng co cơ do quá trình
dị hoá cung cấp

Hình 5.1. Grap nội dung bài "Cấu tạo và tính chất của cơ"

93


5.1.1. Quy trình lập grap nội dung
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình
giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có
khả năng lập grap nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có loại

grap nội dung tương ứng.
Ví dụ, đối với kiến thức giải phẫu thì dùng
grap cấu tạo hoặc cấu trúc để mô tả, còn kiến
thức sinh lý thì dùng grap quá trình để mô tả.
Sự lựa chọn đó là cần thiết vì không phải bài học nào cũng
có thể lập được grap nội dung và grap nội dung các kiến thức
khác nhau mang tính đặc thù. Sau đó thiết kế grap nội dung
theo những bước ở hình 5.2.
Bước 1. Xác định các đỉnh của grap
Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung, mỗi
đơn vị kiến thức sẽ giữ vị trí của một đỉnh trong grap. Tiêu
chuẩn để xác định hệ thống những đơn vị kiến thức cho mỗi
nội dung là lôgic hệ thống của nội dung. Trong nội dung bài
lên lớp có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau
thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, nhưng cũng có những đơn vị
kiến thức độc lập. Mỗi đơn vị kiến thức có thể là tập hợp của
nhiều thông tin, do đó việc xác định các đỉnh cho grap nội
dung phải lựa chọn hết sức súc tích.

94


Kiểm tra tính hợp lý

Xác định các đỉnh của grap
của grap

Thiết lập các cạnh
Không hợp lý
Hợp lý

Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng
Hình 5.2. Quy trình lập grap nội dung

Bước 2. Thiết lập các cung
Thiết lập cung tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh
của grap đó là mối liên hệ của các đơn vị kiến thức. Các cung
này được biểu hiện bằng các mũi tên thể hiện tính hướng đích
của nội dung.
Các mối quan hệ đó phải bảo đảm tính lôgic khoa học, bảo
đảm những quy luật khách quan và bảo đảm được tính hệ
thống của nội dung kiến thức.
Nếu xét thấy các mối quan hệ của các đỉnh hợp lý thì chuyển
sang bước 3 để sắp xếp các đỉnh và các cung lên một mặt
phẳng. Nếu các mối quan hệ không hợp lý thì quay trở lại
bước 1 để xem xét lại việc xác định các đỉnh của grap cho
hợp lý hơn.
95


Bước 3. Bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng

Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối
quan hệ giữa chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo
một logíc khoa học và phải bảo đảm những yêu cầu sau :
+ Phải chú ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được
logíc phát triển bên trong tài liệu giáo khoa.
+ Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với thầy,
đồng thời dễ hiểu đối với trò, đảm bảo tính trực quan cao.
Không nên lập các grap phức tạp, rắc rối làm cho học sinh
khó hiểu hơn.

Đối với những nội dung có nhiều mối quan hệ giữa các đơn
vị kiến thức, hoặc giữa các đối tượng nghiên cứu, việc xác
định các cung có thể thực hiện bằng cách lập bảng ma trận.
Với quy trình trên, giáo viên có thể dẽ dàng tổ chức học sinh
lập được các graph nội dung đa dạng và phong phú.
5.1.2. Ví dụ: Lập grap nội dung bài “Cấu tạo cơ thể”

Bước 1. Phân tích cấu trúc nội dung của bài để xác định các
đỉnh của grap. Trọng tâm của bài là mô tả khái quát cấu
tạo và chức năng và mối quan hệ của các hệ cơ quan
trong cơ thể người. Vì vậy các hệ cơ quan được xác
định là các đỉnh của grap, đó là: hệ thần kinh; hệ nội
tiết; hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu hoá; hệ vận động;
hệ sinh dục; hệ bài tiết….
96


Bước 2. Thiết lập các cung thực chất là xác định mối quan
hệ của các hệ cơ quan trong cơ thể người. Mỗi hệ cơ
quan có cấu tạo và chức năng riêng, nhưng trong cơ thể
các hệ cơ quan liên hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp hoạt
động một cách nhịp nhàng để thực hiện tốt các hoạt
động chung của cơ thể. Các hệ cơ quan có thể liên hệ
trực tiếp với nhau, như hệ thần kinh với hệ tuần hoàn;
hệ tuần hoàn với hệ vận động,... Các hệ cơ quan cũng
có thể liên hệ gián tiếp với nhau như hệ tiêu hoá và vận
động. Việc xác định các mối quan hệ như vậy sẽ thể
hiện được bằng các cung của grap một cách hợp lý.
Bước 3. Sau khi xác định được các đỉnh và các cung, chúng
ta đặt các đỉnh lên mặt phẳng để tạo ra một grap nội

dung hoàn chỉnh (xem hình 5.3).
5.2. Grap hoạt động
Grap hoạt động là grap mô tả trình tự các hoạt động sư phạm
theo logic hoạt động nhận thức nhằm tối ưu hoá bài học.
Grap hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dựng trên
cơ sở của grap nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm
của thày và hoạt động học của trò ở trên lớp; bao gồm cả
việc sử dụng các phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy
học.
Thực chất grap hoạt động dạy học là mô hình khái quát và
trực quan của giáo án. Grap hoạt động là một dạng angorit

97


hoá hoạt động dạy - học theo phương pháp đường găng (con
đường tối ưu).
Hệ thần kinh

Hệ nội tiết

Hệ tuần hoàn
Hệ tiêu hoá

Hệ hô hấp

Hệ sinh dục

Hệ vận động


Hệ bài tiết

Hình 5.3. Bố trí các đỉnh và các cung trên một mặt phẳng

Những hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh ở trên
lớp mang tính hệ thống. Hệ thống các hoạt động sư phạm
được tổ chức hợp lý sẽ giúp cho hoạt động học tập của học
sinh thuận lợi và hiệu quả hơn. Dựa trên kết quả phân tích cấu
trúc nội dung bài học và logíc tâm lý nhận thức của học sinh,
giáo viên xác định lôgic các hoạt động dạy học một cách khoa
học. Trong khâu chuẩn bị bài học, giáo viên phải phân tích hệ
thống các hoạt động sư phạm thành các yếu tố cấu trúc của bài
học, đó là các “hoạt động” và tổng hợp các hoạt động đó trong
98


một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Mối liên hệ giữa các
hoạt động của bài học có thể được biểu diễn bằng grap hoạt
động dạy học.
Mỗi bài học được cấu trúc bởi một số đơn vị
kiến thức, đó là các khái niệm, các quá trình
hoặc quy luật . . . Để hình thành mỗi đơn vị
kiến thức cần có một hoạt động tương ứng.
Trong mỗi hoạt động gồm nhiều thao tác. Nếu
chỉ xét về mặt kỹ thuật, hoạt động là tổng các
thao tác. Như vậy, thao tác là đơn vị cấu trúc
của hoạt động và hoạt động là đơn vị cấu trúc
của bài học.
Trong mỗi bài học, các hoạt động tương ứng với các đơn vị
kiến thức, mang tính hệ thống nên phân bố tuyến tính, tức là

thứ tự của các hoạt động đòi hỏi phải có lôgic khoa học. Các
thao tác trong mỗi hoạt động cũng phân bố tuyến tính, theo
một trình tự chặt chẽ. Ví dụ, trong hoạt động H có các thao
tác T1, T2, T3, ...Tn. , bắt buộc phải thực hiện xong thao tác 1
mới thực hiện thao tác 2, xong thao tác 2 rồi mới thực hiện
đến thao tác 3...
Lập grap hoạt động tức là xác định các phương án khác
nhau để triển khai bài học, việc này phụ thuộc vào grap nội
dung và quy luật nhận thức.

99


Trong dạy – học, một bài học sẽ có nhiều hoạt động khác
nhau, dùng grap để biết trình tự thực hiện các hoạt động; hoạt
động nào thực hiện trước và hoạt động nào phải thực hiện khi
đã hoàn thành một số công việc khác.
Dùng một grap có hướng để mô tả trình tự các hoạt động và các
thao tác sư phạm của thày và trò, cách làm như sau: Các hoạt
động trong một bài học được đặt tương ứng với các đỉnh của
một grap, đánh số từ 1 đến n (bài học có n hoạt động). Có thể
thêm vào grap một đỉnh ứng với hoạt động khởi đầu và một
đỉnh ứng với việc kết thúc (hoàn thành bài học). Dùng các mũi
tên để xác định hoạt động nào thực hiện trước, hoạt động nào
thực hiện sau, hoạt động nào xuất phát từ hoạt động nào trước
đó... Mô hình grap hoạt động dạy học có thể có cấu trúc như
hình 5.4.
Trong dạy học grap hoạt động giống như một chương trình
kiểm tra trong tin học, theo grap đó giáo viên có thể chủ
động lựa chọn các cách tổ chức bài học sao cho hiệu quả

nhất.

BẮT ĐẦU

Hoạt động 1

100
Hoạt động 3

Hoạt động 2


Hình 5.4. Mô hình grap hoạt động dạy - học
Grap hoạt động có tính chất tương tự như algorit, có tác dụng
chỉ dẫn thứ tự các thao tác cần thực hiện trong các hoạt động
dạy học. Nó có thể được biểu diễn bằng những sơ đồ hoặc
bằng bảng chỉ dẫn hoặc viết dưới dạng bài soạn.
5.2.1. Quy trình lập grap hoạt động
Lập grap hoạt động là ứng dụng “bài
toán con đường ngắn nhất” của lý
thuyết grap trong dạy học, nhằm thực
hiện bài học theo hướng tối ưu hoá.
Grap hoạt động được lập để dạy một tổ
hợp kiến thức hoặc một bài học, theo
một quy trình như sau:
Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt
ra đối với HS khi thực hiện bài học.
Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác
đinh mục tiêu bài học, trong đó đáng

101


chú ý nhấy là các yếu tố : nội dung bài
học, khả năng nhận thức của HS, năng
lực của giáo viên.

Bước 1. Xác định mục
tiêu của bài học

Bước 2: Xác

Bước 3 : Xác định các

định các hoạt

thao tác trong mỗi hoạt

động

động.

Bước 4 : Dùng “bài toán
con đường ngắn nhất” để
lập grap hoạt động dạy
học theo hướng tối ưu hoá
bài học

Hình 5.5. Quy trình lập grap hoạt động
Bước 2 : Xác định các hoạt động

Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa
vào grap nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân

102


tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với
một đơn vị kiến thức chủ chốt.
Bước 3 : Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động.
Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các
thao tác chính để đạt được mục tiêu.
Bước 4 : Dùng “bài toán con đường ngắn nhất” để lập grap
hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hoá bài học.
Sau khi xác định được các hoạt động và các thao tác
của một bài học, giáo viên lập grap hoạt động dạy
học mô tả diễn biến chính của bài học.
5.2.2. Ví dụ, lập grap hoạt động của bài : Xương đầu,
thân và xương chi
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
- Mô tả được cấu tạo của bộ xương người.
- Nêu những đặc điểm giống và khác nhau giữa xương người
so với xương động vật có vú.
- Giải thích sự phù hợp giữa cấu trúc với chức năng của bộ
xương người.
Bước 2. Xác định các hoạt động.
Bài có 4 hoạt động chính:
- Mô tả cấu tạo và chức năng xương đầu.
- Mô tả cấu tạo và chức năng của xương thân.
103



- Mô tả cấu tạo và chức năng của xương chi.
- Xác định đặc điểm tiến hoá và đặc điểm thích nghi của bộ
xương người.
Bước 3. Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động
Hoạt động 1. Học sinh mô tả cấu tạo và chức năng xương đầu
T1.1. Quan sát tranh vẽ xương đầu.
T1.2. Trả lời các câu hỏi
- Xương đầu có mấy phần ?
- Mô tả cấu tạo của xương sọ (sọ não).
- Mô tả cấu tạo xương mặt (sọ mặt).
T1.3. So sánh
- So sánh hộp sọ với xương mặt về các nội dung sau: khối
lượng (hoặc diện tích), số lượng xương, sự liên kết giữa các
xương .
- So sánh xương sọ người với xương sọ động vật có vú?
T1.4. Lập grap về cấu tạo xương đầu
Hoạt động 2. Học sinh mô tả cấu tạo và chức năng xương thân.
T2.1. Quan sát tranh vẽ cột sống và đốt sống.
T2.2. Trả lời câu hỏi về xương sống:
- Cột sống có hình dạng như thế nào ?
- Cột sống gồm những đoạn nào ?

104


- Cấu tạo cột sống liên quan như thế nào với chức năng của
nó?
T2.3. So sánh hình dạng và cấu trúc cột sống của người với

cột sống động vật có vú.
T2.4. Lập grap về cấu tạo cột sống.
T2.5. Quan sát tranh vẽ lồng ngực.
T2.6. Trả lời câu hỏi:
- Lồng ngực được tạo thành bởi những xương nào?
- Lồng ngực của người khác lồng ngực động vật có vú ở
những điểm nào? Tại sao ?
- Nêu chức năng của lồng ngực.
T2.7. Lập grap về cấu tạo lồng ngực
Hoạt động 3. Mô tả cấu tạo và chức năng xương chi.
T3.1. Quan sát tranh vẽ hoặc mô hình xương chi.
T3.2. Trả lời các câu hỏi:
- Xương chi trên gồm những xương gì? mô tả cấu trúc của
xương chi trên.
- Mô tả cấu trúc của xương chi dưới.
Vừa mô tả vừa lập grap về cấu tạo xương chi.
Hoạt động 4. Xác định đặc điểm tiến hoá và đặc điểm thích
nghi của bộ xương người.
T4.1 So sánh bộ xương người với bộ xương thú (có thể là
khỉ) trên tranh vẽ hoặc mô hình.
105


T4.2. So sánh sự khác nhau giữa chi trên và chi dưới.
Sau khi xác định các hoạt động và các thao tác tương ứng
giáo viên lập một grap hoạt động mô tả tiến trình của bài học.
Trong grap hoạt động các hoạt động được ký hiệu là H, các
thao tác ký hiệu là T. grap hoạt động bài 9 được thiết kế như
hình 2.19.
Bước 4. Lập grap hoạt động


H1

T1.1

T1.2

H2

T2.1

T2.2

H3

T3.1

T3.2

H4

Hình 5.6. Grap hoạt động bài “Xương đầu, thân và xương chi”
5.2.3. Ý nghĩa của grap hoạt động
Grap hoạt động mô tả các thao tác sư phạm - những hoạt
động của thầy và trò trong quá trình hình thành tri thức mới.
Grap hoạt động là bản thiết kế cấu trúc của một bài học. Đối
với giáo viên, grap hoạt động giúp cho giáo viên ghi nhớ giáo
án, chủ động sáng tạo hơn trong giờ lên lớp. Sử dụng grap
106



hoạt động dạy học giáo viên sẽ hoàn toàn thoát ly khỏi giáo
án chủ động trong khâu tổ chức hoạt động học tập của học
sinh theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập.
Grap có thể được sử dụng trong tất cả các
khâu của quá trình dạy học, để hình thành
tri thức mới hoặc hoàn thiện tri thức hoặc
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh.
5.3. Mối quan hệ giữa grap nội dung và grap hoạt động trong
dạy học
 Đối với giáo viên
Trong khâu chuẩn bị bài, dựa vào nội dung sách giáo khoa,
chương trình, tài liệu tham khảo... lập grap nội dung của một
tổ hợp kiến thức hay một bài học. Từ grap nội dung, giáo viên
xác định các hoạt động dạy - học để lập grap hoạt động. Trên
lớp, giáo viên thực hiện các tình huống dạy học, tức là triển
khai grap nội dung theo grap hoạt động dạy - học và chỉ đạo
hoạt động lĩnh hội tri thức của học sinh.
 Đối với học sinh
Ở trên lớp thực hiện các hoạt động dưới sự tổ chức của giáo
viên để tự lập được grap nội dung (hệ thống hoá các khái
niệm), qua đó hiểu bản chất nội dung học tập. Ở nhà, học
sinh tự học bằng grap để ghi nhớ nội dung bài học và có thể
vận dụng linh hoạt trong những trường hợp cần thiết.
107


Hai loại grap này được áp dụng trong một bài học, grap nội
dung thể hiện logic của các thành phần nội dung kiến thức

trong một bài học, có tính khách quan và về cơ bản không
thay đổi và nó phù hợp với yêu cầu “chuẩn kiến thức” mà
mục tiêu bài học đã quy định. Còn grap hoạt động dạy học là
mô hình hoá về hoạt động của thày và trò nhằm thực hiện
mục tiêu dạy học, nó có tính linh hoạt. Grap hoạt động là mô
hình hoá tiến trình, kế hoạch bài học được dự kiến trong giáo
án.

Như vậy, grap nội dung và grap hoạt động liên quan mật thiết
với nhau, giữa grap nội dung và grap hoạt động có mối quan
hệ hai chiều. Trong khâu chuẩn bị bài học (viết bài soạn)
giáo viên căn cứ vào grap nội dung để thiết lập grap hoạt
động dạy học. Trong khâu thực hiện bài học (trên lớp hoặc tự
học) giáo viên dùng grap hoạt động để tổ chức học sinh thiết
lập grap nội dung theo một logic khoa học. Với mục đích cuối
cùng là học sinh có được graph nội dung trong tư duy.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý, trong một số trường hợp, chỉ cần
phân tích cấu trúc nội dung rồi dựa vào đó có thể thiết lập
được grap hoạt động dạy học
Tóm tắt chương 5
Trong dạy học có 2 loại grap là: grap nội dung và grap hoạt động.
Hai loại grap này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Một số khái niệm cơ bản

108




Grap nội dung học tập.




Grap hoạt động dạy học

Câu hỏi thảo luận
1. Hãy trình bày khái niệm grap nội dung và khái niệm grap hoạt
động, sự khác nhau cơ bản giữa 2 laọi grap này.
2. Trình bày quy trình xây dựng grap nội dung (cho ví dụ).
3. Trình bày quy trình xây dựng và sử dụng grap hoạt động (cho ví
dụ).

Chương 6

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP
TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC
Nhiều năm qua, chúng tôi đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết
grap trong dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đặc biệt
trong dạy học Giải phẫu - sinh lý người, Sinh thái học và Di
truyền học. Do đó, trong chương này chúng tôi xin trình bày
về cách sử dụng phương pháp grap đối với một số môn học
cụ thể. Hy vọng sau khi thấu hiểu phần lý thuyết chung với
các nguyên tắc, quy trình thiết kế và sử dụng grap, độc giả có
thể vận dụng một cách linh hoạt - sáng tạo trong các môn
học ở trường phổ thông.
MỤC TIÊU
Hình thành kỹ năng sử dụng grap trong dạy học sinh học.

NỘI DUNG


109


- Sử dụng phương pháp grap trong dạy học giải phẫu sinh lý người
ở trung học cơ sở.
- Ứng dụng lý thuyết grap trong dạy học Sinh thái học (THPT)
- Ứng dụng lý thuyết grap trong dạy học Di truyền học (THPT)

6.1. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY
HỌC GIẢI PHẪU SINH - LÝ NGƯỜI
6.1.1. Các loại graph nội dung trong dạy - học giải phẫu
sinh - lý người
Dựa vào quy trình thiết kế grap nội dung và đặc điểm của các
thành phần kiến thức, trong dạy học GP-SLN có thể lập được
các loại grap sau:
61.1.1. Grap nội dung của kiến thức giải phẫu người
Kiến thức giải phẫu người là loại kiến thức mô tả hình dạng
và cấu tạo của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể người. Có
thể dùng grap để mô tả cấu tạo của các cơ quan, bộ phận.
Những grap này thường là những grap có hướng, hoặc grap
hình cây.
Ví dụ: grap thành phần của máu (hình 6.1).
Máu là mô liên kết lỏng được cấu
tạo bởi hai thành phần chính là: tế
bào tự do và chất gian bào. Các tế
bào tự do chiếm 45% thể tích máu
gồm : Hồng cầu, bạch cầu và tiểu
cầu. Chất gian bào chiếm 55% thể
tích máu, đó chính là huyết tương.
110



MÁU
(Mô liên kết
lỏng)

Chất gian bào
(huyết tương -55% V

Tế bào tự do
(45% V máu)

Hồng
cầu

Bạch
cầu

Tiểu
cầu

Nước
(92%
)

Prôte
in
(7%)

M.kho

áng(0,
9%)

Gluc
ô
(0,12

Hình 6.1. Grap thành phần của máu
6.1.1.2. Grap nội dung của kiến thức sinh lý cơ thể người
Kiến thức sinh lý phản ánh những hoạt động đặc
trưng của các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể và được trình
bày ở hai mức độ, đó là các hiện tượng sinh lý và các quá
trình sinh lý. Đặc điểm của loại grap này là thể hiện được mối
quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan, các bộ
phận trong cơ thể người. Học sinh thường khó nhớ những
khái niệm sinh lý, vì vậy cần thiết kế những grap đơn giản
giúp cho học sinh dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Ví dụ, khái niệm thụ
tinh và khái niệm thụ thai (xem phụ lục).
Grap mô tả quá trình sinh lý phản ánh những
hoạt động đặc trưng của các cơ quan, hệ cơ
quan và cơ thể, thể hiện ở chức năng sinh lý của
111


chúng. Loại grap này mô tả một loạt các hiện
tượng sinh lý xảy ra theo một trình tự nhất định
nên thường dùng grap đường đi hoặc graph chu
trình để thể hiện.
Ví dụ: grap quá trình tiêu hoá và hấp thụ
Biến đổi cơ học

Thức ăn

Sản phẩm

Biến đổi hoá học

tiêu hoá

Ruột hấp thụ chọn lọc

Máu

Bạch huyết

Tế bào

Hình 6.2. Grap về quá trình tiêu hoá và hấp thụ

112


6.1.3. Grap nội dung của kiến thức vệ sinh, y học
Kiến thức vệ sinh – y học được tích hợp trong các kiến thức
về cấu tạo và sinh lý, hoặc trình bày thành mục riêng. Đó là
những kiến thức về một số bệnh, tật thường gặp, trên cơ sở
chỉ rõ triệu chứng, nguyên nhân, con đường xâm nhiễm của
một số bệnh, từ đó đề ra các biện pháp phòng, chống bệnh
tật, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. Dùng grap hoạt động để
mô tả các hoạt động vệ sinh một cách cụ thể.
Loại grap này phản ánh cơ sở khoa học của các biện

pháp vệ sinh, rèn luyện và tăng cường khả năng lao
động, học tập một cách khoa học nhằm đạt hiệu quả
cao.
Ví dụ : grap chung về bệnh (hình 6.3) hoặc grap tật cận thị và
cách phòng chữa (hình 6.4).

Triệu chứng
Bệnh

Phát hiện bệnh

Nguyên nhân

Biện pháp phòng

Cách lây truyền

tránh và chữa trị

Hình 6.3. Grap chung về các bệnh

113


Triệu chứng

Cận
thị

Nguyên

nhân

Không nhìn rõ vật
ở xa

Đọc sách
gần, thiếu
ánh sáng

Đọc
sách
đúng cự
ly
Phòn
g
chữa

Bẩm sinh

Đeo
kính
phân kỳ

Phẫu
thuật

Hình 6.4. Grap về tật cận thị
Đây là một grap chung gồm các đỉnh kiến thức cơ bản mà
mỗi đỉnh là một grap con (sub-grap) trong các grap con đó lại
có các đỉnh là các grap con khác. Mô hình các nhóm kiến

thức chung này không những triển khai cho toàn bộ chương
trình mà còn có thể triển khai trong từng bài hoặc từng tổ hợp
kiến thức.
6.1.1.4. Grap tổng hợp các loại kiến thức
Trong nội dung các bài học của môn GP-SLN, các thành
phần kiến thức trên thường được nghiên cứu trong mối quan
hệ chung. Vì vậy, thực tế ít khi xây dựng những grap riêng
cho từng thành phần kiến thức, mà các kiến thức được mô
hình hoá bằng những grap tổng hợp, bao gồm cả grap về giải
phẫu, grap về sinh lý và grap về vệ sinh.
Ví dụ, dùng grap mô hình hoá cấu tạo và chức năng của
Nơron.
114


Nơ ron có hai phần chính là thân và tua (sợi nhánh và sợi
trục), hai phần này tạo thành chất xám và chất trắng với hai
chức năng cơ bản là hưng phấn và dẫn truyền. Bằng grap kết
hợp với hình vẽ học sinh lĩnh hội dễ dàng khái niệm về cấu
tạo nơron, một thành phần cấu tạo nên hệ thần kinh (xem
hình 6.5).
Nơron
Chức năng

Thân
Cấu tạo

Chất xám

Hưng

phấn

Tua ngắn
Tua
Tua dài

Chất trắng

Dẫn truyền

Nơron là đơn vị cấu trúc và đơn vị
chức năng của hệ thần kinh

Hình 6.5. Grap cấu tạo và chức năng của nơron

6.1.1.5. Grap nội dung bài học GP - SLN
- Các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học có liên quan mật
thiết với nhau và mang tính hệ thống. Dùng grap cấu trúc hoá
115


×