Luật Hôn Nhân và Gia Đình
I. KHÁI QUÁT CHUNG
NỘI DUNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ
GIA ĐÌNH
KHÁI NIỆM
VAI TRÒ
ĐẶC ĐIỂM
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
NGUYÊN TẮC
QUAN HỆ
1. Khái Niệm
Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội
mới tốt.
Để đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã
hội, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam; để nâng cao trách nhiệm của
công dân nhà nước và xã hội trong việc xây dựng,
củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Ngày 9-6-2000 Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua luật hôn nhân và gia
đình năm 2000, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2001
Luật hôn nhân và gia đình đã được thông qua
ngày 19-6-1986. Sau 14 năm thực hiện, các quy
định này có nhiều điểm không phù hợp, nên
Quốc Hội khóa 7 đã thông qua luật hôn nhân và
gia đình 9-6-2000 với 13 chương và 110 điều luật.
Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn
nhân và gia đình, trách nhiệm công dân và Nhà
nước, xã hội trong việc củng cố chế độ hôn nhân và
gia đình Việt Nam.
Luật hôn nhân và gia đình là hệ thống các quy
phạm pháp luật do nhà Nước ban hành hoặc
thừa nhận điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và
gia đình bao gồm: quan hệ nhân thân và quan hệ
tài sản giữa vợ và chồng, cha mẹ và các con, các
thành viên khác trong gia đình
2. Vai trò
Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ:
• Góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế
độ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
• Xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
của các thành viên trong gia đình.
• Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các thành
viên trong gia đình.
• Kế thừa, phát huy truyền thống đạo dức tốt đẹp
của gia đình Việt Nam nhằm xây dựng ấm no,
hạnh phúc và bền vững.
4. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật hôn nhân
và gia đình là các quan hệ hôn nhân và gia
đình:
• Quan hệ thân nhân: đóng vai trò chủ đạo, có
ý nghĩa quyết định tính chất và nội dung của
các quan hệ tài sản.
• Quan hệ tài sản: không mang tính đền bù và
ngang giá.
3. Đặc điểm cơ bản
• Hôn nhân là sự kết hợp giữa nam và nữ nhằm
xây dựng nên quan hệ vợ-chồng, trên cơ sở tự
nguyện của các bên và sự bình đẳng được
pháp luật thừa nhận.
• Mục đích của kết hôn là tạo ra một gia đình bền
vững, lâu dài và hợp pháp.
• Mối quan hệ trong hôn nhân phải tuân thep các
quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
5. Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân và
gia đình có các đặc điểm:
•
Hệ thống các quy phạm pháp luật hôn nhân và
gia đình quy định sự gắn bó mật thiết tương
ứng với quyền và nghĩa vụ của chủ thể, quy
định đồng thời quyền và nghĩa vụ.
•
Yêu cầu các chủ thể khi thực hiện quyền và
nghĩa vụ phải xuất phát từ mục đích chung
của gia đình.
•
Kết hợp giữa các biện pháp cưỡng chế với
giáo dục, hướng dẫn các chủ thể tuân thủ
pháp luật hôn nhân và gia đình
6. Các nguyên tắc cơ bản
• Hôn nhân tự nguyện tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng;
• Hôn nhân giữa các công dân Việt Nam, thuộc các
dân tộc các tôn giáo khác, giữa những ngừơi theo
tôn giáo với những người không theo tôn giáo, giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn
trọng và được pháp luật bảo vệ;
• Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số
và kế hoạch hóa gia đình;
• Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con trở thành người có
ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm
sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ chăm
sóc, phụng dưỡng ông bà…
7. Quan hệ pháp luật hôn nhân
và gia đình
Quan hệ PL HN và GĐ là hình thức pháp lý của các quan hệ
nhân thân và tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật tương ứng điều
chỉnh.
Đặc điểm: phát sinh giữa các thành viên trong gia đình và trong
một số trường hợp ngoại lệ mặc dù không còn trong hôn nhân.
Các yếu tố cấu thành bao gồm:
• Chủ thể
• Khách thể
• Nội dung
Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp
luật hôn nhân và gia đình là các sự kiện pháp lý nhất
định.
II. CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. Kết hôn
• Theo quy định: kết hôn là việc nam, nữ xác lập mối quan hệ vợ
chồng.
• Điều kiện kết hôn:
• Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;
• Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
ép buộc bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở
• Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết
hôn.
• Đăng ký kết hôn: việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thực thi theo nghi thức qui định tại
luật hôn nhân và gia đình. Việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu
vùng xa do Chính Phủ quy định
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái
pháp luật:
Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn*
• Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn*;
• Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em*;
• Hội liên hiệp phụ nữ*.
Các cá nhân, cơ quan tổ chức có quyền tự
mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm
sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp
luật.
* Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
Hậu quả pháp lý của việc kết hôn trái pháp luật
• Hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ
chồng.
• Quyền lợi của con được giải thích như trường
hợp cha mẹ ly hôn.
• Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc:
Tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu
của người đó.
Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của
hai bên. Nếu không thỏa thuận được thì yêu
cầu tòa án giải quyết.
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với
hôn nhân và gia đình
• Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện
để công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện,
tiến bộ;
• Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
hôn nhân gia đình;
• Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán
lạc hậu, phát huy truyền thống tốt đẹp thể hiện
bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn
nhân gia đình tiến bộ;
• Cơ quan tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận
động cán bộ, công chức và các thành viên của
mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa;
thực hiện tư vấn về hôn nhân gia đình;….
• Nhà trường phối hợp với gia đình giáo dục, tuyên
truyền phổ biến pháp luật về hôn nhân gia đình
cho thế hệ trẻ.
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
Quan hệ hôn nhân và gia đình thực hiện theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn/ly hôn giả tạo, lừa dối
kết hôn/ly hôn; cấm yêu sách của cải trong việc cưới
hỏi; cấm ngược đãi hành hạ ông bà, cha, mẹ, vợ,
chồng, con , cháu, anh, chị, em, và các thành viên khác
trong gia đình.
Một số trường hợp cấm kết hôn:
•
•
•
Người đang có vợ hoặc có chồng.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
Người cùng dòng máu về trực hệ, giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời.
• Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa
những người từng là cha mẹ nuôi với con
nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con
rể, bố dượng cới con riêng của vợ, mẹ kế
với con riêng của chồng.
• Giữa những người có cùng giới tính