Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích cực trong giảng dạy hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.74 KB, 3 trang )

Sử dụng thiết bị dạy học theo hướng tích cực
trong giảng dạy hóa học
Sử dụng các thiết bị Hóa học sao cho đảm bảo hỗ trợ tới
mức cao nhất các thiết bị đã sử dụng trong quá trình dạy
học Hóa học.
I. Một số định hướng cơ bản trong việc hướng dẫn sử dụng
thiết bị dạy học Hóa học phổ thông.
1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu dạy học Hóa học.
- Việc sử dụng thiết bị Hóa học cần thực hiện được các thí
nghiệm Hóa học trong việc nghiên cứu tính chất Hóa học, hình
thành khái niệm.
- Đảm bảo thực hiện tốt các nội dung trong các bài thực hành
được quy định trong chương trình và SGK.
- Đảm bảo giúp HS tích cực tìm tòi và vận dụng các kiến thức kĩ
năng hóa học trong các giờ ôn, luyện tập.

( Thực hành thí nghiệm- ảnh Tuấ́n Phong)
2. Đảm bảo thực hiện các thí nghiệm thành công và an toàn.


- Các thí nghiệm cần được thực hiện thành công: Hiện tượng rõ
ràng để HS quan sát được.
- Các thí nghiệm cần được thực hiện an toàn: Loại bỏ chất thải
sau thí nghiệm, không xảy ra cháy, nổ, đổ, vỡ gây nguy hiểm
cho HS và GV.
3. Đảm bảo hỗ trợ tích cực cho HS trong quá trình học tập
hóa học thông qua sử dụng đĩa hình hóa học, tranh vẽ, máy
tính và mạng...
Sử dụng các thiết bị Hóa học sao cho đảm bảo hỗ trợ tới mức
cao nhất các thiết bị đã sử dụng trong quá trình dạy học Hóa
học.


4. Đảm bảo sử dụng hợp lí và có hiệu quả.
- Các thí nghiệm được lựa chọn hợp lí, đạt được mục tiêu của
bài học. Tránh chồng chéo: vừa sử dụng thí nghiệm nghiên cứu,
lại vừa sử dụng đĩa hình thí nghiệm. Những thí nghiệm dễ thực
hiện thì nên cho nhóm HS thực hiện mà không nên sử dụng đĩa
hình thí nghiệm để minh họa.
- Chỉ nên sử dụng đĩa hình thí nghiệm với một số thí nghiệm
khó thành công, độc hại hoặc cần nhiều thời gian nên không
thực hiện được ở trên lớp.
- Với mỗi thí nghiệm đã thực hiện thành công, chú ý yêu cầu HS
khai thác được các hiện tượng thí nghiệm để rút ra kiến thức
mới. Tránh thí nghiệm chỉ dùng để minh họa thoáng qua mà
không có tác dụng phát triển tư duy cho HS.
II. Thí dụ minh họa


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THIẾT BỊ TRONG BÀI: PHẢN
ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH (Bài 4, SGK
Hóa học 11 và Bài 6 SGK Hóa học 11 nâng cao)
I. Mục tiêu
HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng để
nhận biết được:
- Phản ứng tạo thành chất kết tủa.
- Phản ứng tạo thành chất điện li yếu (nước, axit yếu)
- Phản ứng tạo thành chất khí.
HS rút ra kết luận về bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao
đổi ion trong dung dịch




×