Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích đối tượng nghiên cứu của địa lý nhân văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.23 KB, 5 trang )

Câu 1: Phân tích đối tượng nghiên cứu của Địa lý nhân văn
Mỗi khoa học đều có một đối tượng nghiên cứu cụ thể. Địa lý nhân văn
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xã hội, nhân văn trong địa lý học. Địa lý học
nhân văn bao gồm các chuyên ngành như địa lý kinh tế, địa lý chính trị, địa lý xã
hội, địa lý đô thị, địa lý lịch sử, địa lý văn hóa, địa lý nhân khẩu, v.v. Địa lý nhân
văn nghiên cứu con người với tư cách là dân cư của lãnh thổ và các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội…của họ trên phương diện địa lý. Địa lý nhân văn là quan niệm
nổi lên trong địa lý học phương Tây, phổ biến rộng rãi ở Pháp. So với địa lý kinh
tế - xã hội (trường phái địa lý Xô viết), địa lý nhân văn nghiên cứu chi tiết hơn khía
cạnh dân cư, nhất là xã hội. Ngoài nội dung về khía cạnh kinh tế ( tài nguyên thiên
nhiên, nguồn vật chất, nguồn lao động, nguồn thông tin, các biến đổi về quản lý
kinh tế, xã hội,…) còn nhiều khía cạnh khác được đề cập tới như dân cư thế giới,
những bộ phận của địa lý văn hóa, địa lý ngôn ngữ, tôn giáo, các quá trình xã hội
và địa lý các vấn đè xã hội, các mẫu quần cư thành phố, chất lượng cuộc sống đô
thị…
Câu 2: Trình bày các nhiệm vụ chủ yếu của địa lý nhân văn
Câu 3: Ví dụ minh họa cho các quy luật cơ bản trong địa lý nhân văn
Câu 4: Khái niệm tộc người, nêu sự phân bố các tộc người đông dân trên thế giới.
Tại sao nói lãnh thổ tộc người có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi tộc người?
-Khái niệm “Tộc người” (Ethnie), là một hình thái đặc thù của một tập đoàn
người, một tập đoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã
hội, được phân biệt bởi ba đặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác
về cộng đồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử. ứng với mỗi chế
độ kinh tế - xã hội gắn với các phương thức sản xuất (nguyên thuỷ, chiếm hữu nô
lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa), tộc người có một trình độ phát triển,
được gọi bằng các tên: bộ lạc, bộ tộc chiếm nô, bộ tộc phong kiến, dân tộc tư bản
chủ nghĩa và dân tộc xã hội chủ nghĩa.
-Có thể nói rằng mỗi dân tộc có một lãnh thổ hình thành của mình tức cái
nôi đầu tiên của dân tộc. Sự có mặt của lãnh thổ đó là điều kiện bắt buộc của sự
xuất hiện bất kỳ một tộc người nào. Lãnh thổ tộc người trước hết như là điều kiện
của sự phát triển của một dân tộc đó, là nơi của dân tộc đó lao động sản xuất, đảm


bảo cho mối quan hệ kinh tế văn hoá. Thông thường một dân tộc cư trú trên một


phạm vi lãnh thổ nhất định. Như vậy, lãnh thổ tộc người là khu vực phân bố của
một dân tộc, là biểu tượng quy định ranh giới với các dân tộc khác.

Câu 23: Nêu các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội. Lấy ví dụ
*Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
1. Vị trí địa lí
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2)
và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.
a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho
thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây
Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.
b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông
Nam Á, có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và
trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều
nước trên thế giới.
c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động
của thế giới. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.
2. Tài nguyên thiên nhiên
a) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên
Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động,
thực vật biển và trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là
những thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.
Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ
lụt, hạn hán …
Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân
tán theo không gian và phân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ



lượng đáng kể như: boxit, vật liệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai
thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệu quả.
Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan
hệ mật thiết với trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như
phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc
bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương
lai.
*Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân
đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong
điều kiện nước ta hiện nay, dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh
tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
*Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất
Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt
hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước
Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát
triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho
đến nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tập trung hoá về mặt hành
chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện.
Nước ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật có trình
độ nhất định để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Cơ sở vật chất – kỹ
thuật của các ngành từng bước được hình thành trong nông nghiệp, công nghiệp,
dịch vụ. Tuy nhiên, cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đủ mạnh để có thể đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Câu 24: Trình bày các loại cơ cấu kinh tế



Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có liên
quanhữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có nhiều loại cơ cấu khác nhau, theo
nhiều tiêu chí xác định.
- Cơ cấu vốn đầu tư
- Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
- cơ cấu vốn đầu tư
- cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành
- Cơ cấu kinh tế theo thành phần
- Khu vực nhà nước
- Khu vực ngoài nhà nước
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
- Cơ cấu kinh tế theo ngành
- Nông – lâm – ngư nghiệp
- Công nghiệp – xây dựng
- Dịch vụ
- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
- Cơ cấu xuất - nhập khẩu…
Câu 26: Dựa trên các điều kiện liên quan đến tài nguyện thiên nhiên, phân tích xu
thế vận động của nền kinh tế thế giới
+ Xu hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hướng tới nền kinh tế tri thức. Đó là
quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu dựa vào
tài nguyên thiên nhiên và sức lao động để sản xuất ra của cải vật chất sang
phương thức dựa vào tri thức và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, làm
nguồn lực sản xuất ra của cải. Tin học hoá quá trình từ sản xuất, dịch vụ đến
quản lý là một cốt lõi của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức;
+ Xu hướng công nghiệp hóa hai giai đoạn theo lợi thế so sánh: đây là quá trình
chuyển từ giai đoạn sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giá nhân công rẻ (lợi thế
tĩnh) để tạo ra tiềm lực công nghiệp hóa. sang giai đoạn phát triển nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ (lợi thế động), đi thẳng vào các ngành công nghiệp



hiện đại để sản xuất ra hàng hóa có hàm lượng cao về vốn và công nghệ, có khả
năng hội nhập vào thị trường quốc tế.



×