Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự tương đồng và khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong dòng họ civil law

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.95 KB, 6 trang )

Sự tương đồng và khác biệt giữa cấu trúc nguồn luật trong
dòng họ Civil Law và dòng họ Common Law

Dòng họ Civil Law và Common Law có cấu trúc nguồn luật tương tự nhau (đều
gồm các thành tố: luật thành văn, án lệ, tiền lệ pháp, các học thuyết pháp luật, lẽ
phải tự nhiên…). Tuy vậy ta có thể nhận diện chúng qua một điểm khác biệt rõ
nét, đó là sự coi trọng Luật thành văn với tư cách là nguồn luật chính của Civil
Law trong khi Common Law lại thừa nhận và ưu tiên Án lệ là nguồn luật chính
của mình.

1. Điểm tương đồng.
Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất giữa hai dòng Civil Law và Common Law
chính là sự thừa nhận cả bồn thành tố : luật thành văn, án lệ (tiền lệ pháp), tập
quán pháp, lẽ phải tự nhiên, các học thuyết trong quá trình ngiên cứu pháp luật.
Điều này có thể thấy rất rõ khi nhìn vào cấu trúc nguồn luật của cả hai dòng họ:

Civil Law
- Luật thành văn

- Án lệ (tiền lệ pháp)


- Tập quán pháp

- Các nguyên tắc chung của pháp luật
- Các học thuyết pháp luật

- Lẽ phải tự nhiên.

Common Law


- Án lệ (tiền lệ pháp)
- Luật công bình (ở Anh)

- Luật thành văn.

- Tập quán pháp
- Các tác phẩm nghiên cứu pháp luật.

- Lẽ phải tự nhiên
Sự tương đồng này xuất phát từ quá trình hình thành và phát triển pháp luật của
hai dòng họ đều dựa trên cơ sở lý luận pháp luật, pháp luật được xây dựng cùng
quá trình hình thành và phát triển các học thuyết nghiên cứu pháp luật ( với dòng
họ Civil Law), hay qua thực tiễn xét xử với các vụ việc cụ thể ( Common Law).
Với cả hai dòng họ pháp luật ra đời do sự nhu cầu thực tiễn. Cả hai dòng họ đều


chịu sự ảnh hưởng từ Luật La Mã, nên ở cả hai đều hình thành tư duy pháp lý từ
rất sớm, điều đó giải thích tại sao lại có án lệ, luật hành văn và các học thuyết pháp
lý trong cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ này. Luật tục hay còn gọi là tập quán
pháp và lẽ phải tự nhiên là thành tố mà hầu hết dòng họ pháp luật nào cũng thừa
nhận, vì vậy nguyên nhân chính để xuất hiện sự tương đồng này vẫn là cả hai dòng
họ Civil Law và Common Law đều xây dựng pháp luật theo tư duy pháp luạt,
pháp luật thực sự là công cụ, ý chí của nhà nước chứ không phải thần thánh hay
thượng đế giống các dòng Luật Hồi giáo hoặc các dòng họ luật tục khác.

Ngoài điểm tương đồng nổi bất kể trên, còn có một sự tương đồng khác trong cấu
trúc nguồn luật của cả hai dòng họ này, đó chính là sự ảnh hưởng của Luật La mã
tới cấu trức nguồn luật tuy nhiên với mức độ khác nhau.

2. Những điểm khác biệt

- Điểm khác biệt đầu tiên và cũng là cơ bản giữa cấu trúc nguồn luật của hai dòng
họ là: Civil Law coi luật thành văn là nguồn luật chính trong khi đó Common Law
lại thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thức.

- Pháp luật thành văn: hệ thống các quy phạm pháp luật được tập hợp hóa và pháp
điển hóa do nhà nước ban hành.


- Án lệ: là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền
lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương
tự.

Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác nhau trong tư duy pháp lý trong quá trình
phát triển của hai dòng họ này.

Luật thành văn được coi là nguồn chính của Civil law trong đó quan trọng nhất là
các qui phạm pháp luật. Với tư duy pháp lí là chủ nghĩa duy lí (rationalism) hay tư
duy theo lối diễn dịch, đi từ cái phổ quát đến trường hợp cá biệt. Phương pháp tư
duy này bắt nguồn từ viêc coi trọng pháp điển hóa, khái quát các trường hợp của
cuộc sống. Luật thành văn xuất hiện do sự kiện diễn ra vào năm 528, Hoàng đế
Justinian I ra lệnh tập hợp, hệ thống hoá và củng cố - điển chế hoá Luật La Mã và
Tập hợp các chế định luật dân sự - Corpus Juris Civilis ra đời, đặt viên gạch đầu
tiên cho luật thành văn. Sự phát triển của luật thành văn gắn liền với sự phát triển
của hoạt động nghiên cứu luật La Mã của trường phái pháp điểm hóa - trường phái
các nhà pháp điển hiện đại (Usus Modernus Pandectarium hay Pandectists) xuất
hiện ở Đức thế kỷ 16. Trường phái này không phát triển lý luận về pháp luật, cũng
không tìm hiểu nội dung mang tính lịch sử của Corpus Juris mà quan tâm đến việc
làm thế nào để áp dụng các quy phạm pháp luật trong thực tiễn, làm cho nó không
mâu thuẫn với tập quán pháp ở Đức. Sự thừa nhận luật thành văn với tư cách một
nguồn luật chính trong dòng họ Civil Law xuất phát từ cuối thế kỷ XIX, với việc

phục hồi pháp điển hoá. Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho hệ


thống pháp luật châu Âu lục địa (Tiêu biểu là Bộ luật Napoleon 1804). Pháp điển
hoá là kỹ thuật trình bày một cách có phương pháp một pháp luật phù hợp với xã
hội hiện đại, một pháp luật được toà án áp dụng.

Pháp điển hoá cũng bộc lộ những hậu quả tiêu cực, làm xuất hiện trường phái luật
học thực chứng. Chủ nghĩa luật học thực chứng phủ nhận vai trò của luật tự nhiên
và đánh giá quá cao vai trò của pháp điển hoá, cho rằng trong hệ thống pháp luật
chỉ có các văn bản pháp luật mới có thể được coi là nguồn luật.

Với Common Law theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận qui
nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc, án lệ lựa chọn là nguồn
chính. Điều này mang tới một hệ thống Common law mở, gần gũi với đời sống
thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp
luật. Án lệ xuất hiện ở Anh, năm 1154, Vua Henry II đã tạo ra một hệ thống luật
chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, ông đưa các
thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách
thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân
đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác. Những phán
quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ (precedent), hay theo Tiếng Latin
là stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộc bởi những
phán quyết đã có từ trước đó. Thuật ngữ “Common Law” bắt đầu xuất hiện từ thời
điểm đó. Như vậy trước khi Nghị viện ra đời trong lịch sử pháp luật của Anh,
Common Law đã được áp dụng trên toàn bộ vương quốc trong vài thế kỉ.


- Một sự khác biệt tuy không rõ nét nhưng cũng giúp ta nhận nhìn sâu hơn trong
mối tương quan so sánh chính là sự tiếp nhận tư duy pháp lý của luật Lã Mã trong

việc xây dựng cấu trúc nguồn luật của hai dòng họ này. Tuy cả hai hệ thống pháp
luật này đều ít nhiều đều thừa hưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ
pháp lý La Mã. Ví dụ : stare decisis (Phán quyết của Tòa án trước đó phải được
công nhận như tiền lệ); pacta sunt servandas (Hợp đồng phải được tôn trọng),
nhưng sự ảnh hưởng của Luật La Mã tới cấu trúc nguồn luật của Civil Law chính
là sự hình thành và coi trong luật thành văn thì sự ảnh hưởng của các học thuyết
pháp lý, với tư cách là một nguồn luật thì ở Common Law có xu hướng áp dụng
nhiều hơn so với các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law. Sở dĩ có điểm khác
biệt này vì Luật La Mã có sự ảnh hưởng mang tính quyết định và xuyên suốt quá
trình phát triển của dòng họ Civil Law còn với Common Law luật La Mã chỉ là
một sự bổ trợ và có ảnh hưởng không nhiều như với Civil Law.



×