Đề tài 1: Hãy chọn một nhãn hiệu sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao
của một doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Phân tích
sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường Marketing vĩ mô đến hoạt động
sản xuất và kinh doanh nhãn hiệu sản phẩm đó. Từ đó nhận định cơ hội và
đe dọa từ các nhân tố môi trường này.
1. Khái niệm và sự cần thiết môi trường Marketing.
Phân định môi trường Marketing vĩ mô.
1.1. Khái niệm và cần thiết môi trường Marketing.
1.1.1. Khái niệm.
Môi trường Marketing là bao hàm tác nhân và lực lượng bên ngoài
Marketing, có ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong công
cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục
tiêu của doanh nghiệp.
1.1.2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing
- Những biến đổi trong môi trường có thể tạo ra sự xung đột, kìm hãm
sự phát triển của doanh nghiệp cũng như có thể tạo ra động lực thúc
đẩy sự phát triển.
- Nghiên cứu môi trường Marketing giúp doanh nghiệp sử dụng các
công cụ hoặc các biến số Marketing có thể kiểm soát được để tận
dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
- Nghiên cứu môi trường Marketing là cơ sở để xây dựng chiến lược
chính sách hoặc chương trình Marketing của doanh nghiệp cho từng
giai đoạn phát triển.
1.2. Phân định môi trường Marketing vĩ mô.
1.2.1. Nhóm môi trường Kinh tế - Dân cư.
1.2.1.1. Môi trường Kinh tế.
- Tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng, lạm phát thất nghiệp.
- Tham gia của các tổ chức kinh tế, thương mại.
- Tình trạng phân bổ thu nhập trong nền kinh tế.
1.2.1.2. Môi trường dân cư.
- Quy mô và tốc độ tăng dân số
- Kết cấu nghề nghiệp và cơ cấu độ tuổi của dân cư
- Thay đổi trong quy mô và cấu trúc ngân sách chi tiêu của gia đình
- Phân bố dân cư về mặt địa lý
- Sự đa dạng của các dân tộc và tôn giáo
1.2.2. Nhóm môi trường Chính trị - Pháp luật.
Các chính sách của Chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành
chính thông qua hệ thống luật và văn bản dưới luật ảnh hưởng và khống
chế các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
- Chính sách quản lý và điều hành vĩ mô.
- Cấu trúc chính trị.
- Luật pháp điều tiết hoạt động kinh doanh.
1.2.3. Nhóm môi trường Tự nhiên – Công nghệ.
1.2.3.1. Môi trường Tự nhiên.
Điều kiện địa lý, tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, địa hình, kết
cấu hạ tầng các khu vực địa lý.
Thực trạng môi trường tự nhiên hiện nay:
- Thiếu hụt và khan hiếm nguyên liệu.
- Mức độ ô nhiễm.
- Chi phí năng lượng.
- Chính phủ can thiệp nhiều hơn trong quản lý tài nguyên thiên nhiên.
1.2.3.2. Môi trường công nghệ.
Những vấn đề trong môi trường công nghệ:
- Sự chênh lệch về khoa học kĩ thuật.
- Tình hình nghiên cứu và phát triển.
- Sự phát triển của hệ thống thông tin điều khiển học.
- Sự gia tăng các luật định (sở hữu trí tuệ, …).
1.2.4. Nhóm môi trường Văn hóa – Xã hội.
Là những lực lượng ảnh hưởng tới những giá trị cơ bản của xã hội, nhận
thức, sự ưa thích, và hành vi của người tiêu dùng => tác động nhiều chiều
đến doanh nghiệp.
- Nền văn hóa.
- Nhán văn hóa.
- Nhóm xã hội.
2. Giới thiệu về tập đoàn Trung Nguyên và sản phẩm cà phê hòa tan
G7.
2.1. Sơ lược về Trung Nguyên.
Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê
non trẻ của Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành
thương hiệu quen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế. Chỉ trong
vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma
Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công
ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa
tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần và
thương mại dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam Việt và công ty
liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao
gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu
và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung
Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành
nghề đa dạng.
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10/2/1971 tại Ninh Hòa - Khánh Hòa,
Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Trung Nguyên đã tạo ra một đế chế cà phê mà
danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần
tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng
táo bạo cùng sự thành công thần kỳ của mình.
2.2. Cà phê hòa tan G7 3 in 1.
G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hoà tan mà
G7 còn là một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự
sẵn sàng đối đầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ các công
ty đa quốc gia bằng chính tinh thần quật khởi cùng sự thông minh và mưu trí
của người Việt mới.
Sản phẩm cà phê hoà tan G7 chính là sự hội tụ của những gì tốt nhất, đặc
biệt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những vùng nguyên liệu tốt
nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với những bí
quyết pha chế huyền bí Phương Đông. Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ
có trong quá trình sản xuất ra G7 đó là khả năng chiết xuất độc đáo: chỉ lấy
những phần tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản
phẩm cà phê hòa tan với hương vị khác biệt, đậm đặc và đầy quyến rũ.
Chính những đặc biệt trên đã và đang tạo nên sự khác biệt riêng cho cà phê
hòa tan G7 mà không một sản phẩm mà cà phê hòa tan nào trên thị trường
có được.
Khi không đủ thời gian cho cà phê rang xay Trung Nguyên, sự lựa
chọn tốt nhất chính là cà phê hòa tan G7. Được chế biến từ nguồn nguyên
liệu tốt nhất với công nghệ hiện đại và bí quyết chiết xuất đặc biệt, Cà phê
hòa tan G7 có hương vị khác biệt, đậm đặc và quyến rũ, đúng “gu” thưởng
thức cà phê Việt Nam.
“G7 3in1 – Cà phê hòa tan số 1 – Thứ thiệt từ Buôn Ma Thuột”. (Cô
đặc gấp 2 lần)
Chắt lọc tinh túy từ những hạt cà phê ngon nhất Buôn Ma Thuột kết
hợp bí quyết chế biến khác biệt giúp cô đặc gấp hai lần, cà phê G7 3in1 có
khẩu vị và hương thơm đậm đà mà không một loại cà phê hòa tan nào có
được.
3. Thực trạng sự tác động của nhân tố môi trường Marketing vĩ mô
đến hoạt động sản xuất và kinh doanh G7.
3.1. Kinh tế - Dân cư.
Việt Nam đang trên đà phát triển với nhiều cơ hội hợp tác và hội nhập mới.
Điều này tác động lớn đến cà phê G7 của Trung Nguyên. Tăng trưởng GDP
năm 2010 đạt 6,78%. Trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn
nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền
kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm từng bước phục hồi và
tăng trưởng khá nhanh trong năm 2010, nhất là về cuối năm. Cụ thể, tăng
trưởng GDP quý 1/2010 đạt 5,84%, nhưng đến quý 2 đã tăng 6,44%, quý 3
tăng 7,18% và quý 4 ước tăng 7,34%. Như vậy, mức tăng GDP quý 4 năm
nay đạt cao nhất kể từ quý 2/2008.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý, mức tăng trưởng GDP năm nay đạt được
do tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cùng
kỳ năm trước. Giá trị gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt cao nhất
trong các ngành kinh tế, tăng 7,7%; tiếp đến là dịch vụ tăng 7,52%; khu vực
nông, lâm và thủy sản tăng năm nay tăng 2,78%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
của nước ta hiện nay khá cao tạo nhiều cơ hội cho Trung Nguyên đầu tư mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại cuộc họp báo ngày 31/12, Tổng cục
thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của nước ta
năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009. Tuy
nhiên, tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 là 2,88%.
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là
nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.
Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573
người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Tỷ