Tải bản đầy đủ (.ppt) (52 trang)

Đặc điểm môi trường tự nhiên và xã hội nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 52 trang )

ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI.


1. Định vị vùng văn
hóa Nam Bộ.
1.1 Không gian văn
hóa.





Vị trí địa lí: Nằm cuối cùng đất nước về phía Nam, trọn vẹn trong lưu
vực S. Đồng Nai và Cửu Long, là phần hạ lưu gần biển Đông.
=> tạo đặc điểm văn hóa riêng.




Khí hậu: có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
Địa hình: chủ yếu là đồng bằng.


2. Thời gian văn hóa.
Nam Bộ là nơi có nhiều nền văn hóa cổ.
Ở suối Gia Liêu, hang Gòn (Đồng Nai),
Dầu Giây ( Lộc Ninh, Bình Phước) đã phát
hiện những công cụ đá của nguời vượn,
niên đại khoảng 300.000 năm trước, đồng
thời trải qua sự đứt gãy.






Tóm lại, vào đầu thế kỷ XVI, ngoại trừ vùng cư trú
của các tôôc người bản địa Stiêng, Chrau, Mạ ở Đông
Nam Bộ, hầu hết đất đai Nam Bộ đều là hoang hoá. Kể
từ thời điểm đó, các cộng đồng lưu dân người Khmer,
người Viêôt, người Hoa, người Chăm mới nối tiếp nhau
tiến vào Nam Bộ, chia nhau khai khẩn, đào kinh, canh
tác, định cư, buôn bán, dần dần biến một vùng đất
hoang vu rộng lớn thành những vùng nông nghiệp trù
phú và những đô thị sầm uất. Nền văn hoá Nam Bộ
cũng từ đó đã hình thành như một kết quả dung hợp
giữa cái nền là văn hoá Việt với những yếu tố tiếp biến
từ văn hoá Chăm, Khmer, Hoa... và cả phương Tây sau
này.


1.3 Chủ thể văn hóa.


Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người. Tuy nhiên,
chủ thể văn hoá chính của toàn vùng vẫn là người Việt, tộc
người đa số mà dân số ở riêng Nam Bộ lên đến hơn 26
triệu người, chiếm 90,9% dân số của vùng. Riêng ở tiểu
vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hoá chính bên cạnh người
Việt còn có người Khmer và người Hoa.





Do quê quán khác nhau và nhập cư vào những thời điểm khác nhau,
nên người Hoa ở Việt Nam và Nam Bộ nói riêng là một tộc người
không thuần nhất về nguồn gốc và ngôn ngữ.


2. Đặc điểm văn hóa Nam Bộ.
Thứ 1: Do người dân ở đây đa số không phải dân
bản địa nên văn hóa của họ là văn hóa vùng đất
mới, đó là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa
trong tiềm thức, trong dòng máu, và điều kiện lịch
sử tự nhiên của vùng đất mới.
 Thứ 2: quá trình giao lưu văn hóa diễn ra với tốc
độ mau lẹ trong ẩm thực, ngôn ngữ...
 Mặt khác, Nam Bộ có nhiều vùng văn hóa tín
ngưỡng cùng đan xen tồn tại tạo nên sự đa dạng và
phức tạp.



2.1 Cách thức hoạt động sản xuất.


Do điều kiện địa lý đặc thù, nên cách thức hoạt động sản xuất của cư
dân trên vùng đất phì nhiêu rộng lớn này mang đặc trưng đồng bằng
sông nước rõ nét nhất, đồng thời cũng đa dạng nhất so với tất cả các
vùng miền khác.





Là vùng được bồi đắp luongj phù sa màu mỡ bởi 2 hệ thống sông lớn
nên nghề lua nước phát triển mạnh mẽ.



Nam Bộ cũng là vùng trồng cây công nghiệp lớn nhất nước.




Sở hữu một vùng sông nước lắm thuỷ sinh và được biển bao
quanh hai phía, Nam Bộ cũng là một ngư trường giàu có nhất nước, là
cơ sở đề phát triển các nghề đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.



Nghề nuôi cá bè trên sông phát triển ở Đồng Nai, Châu Đốc...




Các nghề thủ công truyền thống
cũng khá phát triển. Bình Dương là
nơi có nhiều làng nghề truyền
thống với các nghệ nhân điêu khắc
gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài.





Việc giao thương của vùng cũng mang đặc thù sông nước. Từ xưa, các
trung tâm giao thương lớn của vùng đều được hình thành ven bờ sông
rạch, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá: Nông Nại Đại phố, Mỹ
Tho Đại phố, Sài Gòn, Cần Thơ... Đặc biệt ở miền Tây còn có các chợ
nổi



2.2. Cách thức tổ chức xã hội
cổ truyền.






Đến Nam Bộ để khai hoang lập ấp, người Việt cũng
theo truyền thống để tổ chức quần cư thành làng ấp. Tuy
nhiên, về nội dung và hình thức, làng ấp của người Việt
Nam Bộ có nhiều điểm khác biệt với làng quê ở đồng bằng
Bắc Bộ và Trung Bộ.
Về nội dung, làng ấp của người Việt ở Nam Bộ là một tập
hợp cư dân đến từ nhiều vùng, nhiều họ tộc khác nhau, gắn
bó với nhau không phải do quan hệ dòng họ mà chủ yếu là
do quan hệ láng giềng.
Về hình thức, để tiện việc đi lại, làng ấp ở Nam Bộ thường
hình thành dọc theo kinh rạch hoặc trục lộ, không có luỹ tre
làng đóng kín. Do đó, tính cố kết cộng đồng của làng ấp

Nam Bộ lỏng lẻo hơn làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ và
Trung Bộ.


2.3. Tín ngưỡng, phong tục, lễ
hội.


Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là
nơi gặp gỡ các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng
thời là cái nôi sinh thành những tín ngưỡng tôn giáo mới. Vì vậy, đây
chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.




Phong tục của người Việt Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng
bằng Trung và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố
từ phong tục của người Khmer, người Hoa.




Lễ hội tín ngưỡng - tôn giáo bao gồm các lễ hội
thường niên của đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hoà
Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, hội đền Linh
Sơn Thánh mẫu ở núi Bà Đen, lớn nhất là lễ hội
Vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam, Châu Đốc, một lễ
hội đặc trưng của cư dân Nam Bộ, hằng năm thu
hút đến 2,5 triệu người hành hương và du khách.



Lễ hội văn hoá - lịch sử bao gồm các lễ tết cổ truyền như tết
Nguyên đán, tết Đoan ngọ..., các lễ hội tưởng niệm các danh nhân có
công mở đất như Nguyễn Hữu Kính, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc
Hầu...


• Các lễ hội truyền thống của người Khmer bao gồm
hai loại chính là các lễ hội có màu sắc Phật giáo
(bon) như lễ Phật đản, lễ nhập hạ,, lễ cầu phước , lễ
hội linh, lễ tang ..
• Các lễ hội văn hoá - lịch sử như lễ Tết, nghi lễ đắp
các núi cát và tắm Phật,, lễ cúng tổ tiên, lễ cúng trăng
(lễ đút cốm dẹp)
• Các nghi lễ vòng đời có lễ cắt tóc (đầy tháng), lễ giáp
tuổi (12 tuổi), lễ đi tu cho nam giới, lễ cưới, lễ chúc
thọ, và lễ tang dùng hình thức hoả táng.


Lễ Tắm Phật


Lễ Kỳ Yên


Lễ Nghinh Ông







Người Hoa ở Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ
cúng tổ tiên, thánh nhân được thờ cúng nhiều hơn thần linh, và Thiên
Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần là
ba vị thần được tôn sùng bậc nhất.
Trong gia đình, người Hoa thờ các vị thần bảo hộ gia đình


×