Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả ớt trên nền bón NPKCaMg theo mục tiêu năng suất 125 tấnha đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng ớt ngọt trồng trong nhà có mái che tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.91 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, ngoài sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô giáo, bạn bè, người thân và các cơ quan đơn vị.
Qua thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học đã giúp tôi không những bổ
sung kinh nghiệm mà còn cho tôi làm quen dần với thực tế sản xuất. Có được
thành công đó, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Nguyễn Thị
Mai Phó trưởng bộ môn khoa học cây trồng - khoa Nông Lâm Ngư nghiệp Trường Đại Học Hồng Đức, với tư cách là người trực tiếp hướng dẫn, cô đã
giành nhiều thời gian quý báu, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại Học
Hồng Đức, Ban chủ nhiệm Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, cùng các thầy giáo cô
giáo trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên
cứu của mình.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị
Mai - Người trực tiếp hướng dẫn tôi. Những người luôn tận tình chỉ bảo phương
pháp nghiên cứu phân tích kết quả và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt đề tài thực tập tốt nghiệp này.
Tuy nhiên do thời gian không có nhiều, với kinh nghiệm và tầm nhìn còn
hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý chân thành của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô giáo trong
khoa, cùng toàn thể các bạn trong lớp ĐH TTK14 Trường Đại Học Hồng Đức
để tôi khắc phục được những hạn chế của mình, đúc kết thêm kinh nghiệm trong
học tập, cũng như sau này ra trường công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, tháng … năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Anh
i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.....................................................................................3
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, việc áp dụng hình thức sản xu ất theo h ướng
công nghệ cao, tại nhà lưới là biện pháp đang được ưu tiên, coi trọng phát triển.......................19
Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, khi trồng ớt ng ọt ph ải th ường
xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc. Thực hiện khâu tỉa cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây chỉ để
3 – 4 cành. Thường những cành phụ phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này
thường mọc nghiêng làm cho tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, t ạo đi ều
kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều, vì vậy cần tỉa nhanh kịp thời.........................................19
VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................20
Ngày ủ giống: 04/11/2014.........................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................................26
* Số quả trên cây.........................................................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................55

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.
Bảng 2.


Sản lượng ớt trên thế giới giai đoạn 2004 – 2007………………..
Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm không khí trong nhà lưới qua thời gian

Bảng 3.

thực tập……………………………………………………………
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến thời gian sinh

Bảng 4.

trưởng của ớt ngọt trồng trong nhà có mái che..............................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến động thái tăng

Bảng 5.

trưởng chiều cao của ớt ngọt trồng trong nhà có mái che...............
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến động thái tăng

Bảng 6.

trưởng đường kính thân của ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến bệnh thán thư hại

Bảng 7.

ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.................................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến bệnh héo rũ hại ớt

Bảng 8.


ngọt trồng trong nhà có mái che.....................................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến tình hình nhện đỏ

Bảng 9.

hại ớt ngọt trồng trong nhà có mái che...........................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến các yếu tố cấu

thành năng suất ớt ngọt trồng trong nhà có mái che......................
Bảng 10. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến năng suất ớt ngọt
trồng trong nhà có mái che.............................................................
Bảng 11. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến chất lượng quả ớt
ngọt trồng trong nhà có mái che....................................................

iii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.

Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm không khí trong nhà lưới qua thời

Biểu đồ 2.

gian thực tập……………………………………………..........
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến thời gian sinh

Biểu đồ 3.

trưởng của ớt ngọt trồng trong nhà có mái che...........................

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến động thái tăng

Biểu đồ 4.

trưởng chiều cao của cây ớt ngọt trồng trong nhà có mái che...
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến động thái tăng

Biểu đồ 5.

trưởng đường kính thân của ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến bệnh thán thư

Biểu đồ 6.

hại ớt ngọt trồng trong nhà có mái che......................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến tình hình nhện

Biểu đồ 7.

đỏ hại ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến số quả trên cây

Biểu đồ 8.

ớt ngọt trồng trong nhà có mái che...........................................
Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến chiều dài quả ớt

Biểu đồ 9.

ngọt trồng trong nhà có mái che..................................................

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến đường kính quả

ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.............................................
Biểu đồ 10. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến trọng lượng quả
ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.............................................
Biểu đồ 11. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến năng suất ớt
ngọt trồng trong nhà có mái che.................................................
Biểu đồ 12. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến độ dày thịt quả
ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.............................................
Biểu đồ 13. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến hàm lượng chất
khô trong quả ớt ngọt trồng trong nhà có mái che......................

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT
TT
NSLT
NSTT
FAO
ĐC
TH

Công thức
Thứ tự
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực thu
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thể giới.
Đối chứng

Thu hoạch

v


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1.

Lượng phân bón cho mục tiêu năng suất 125 tấn/ha theo phần

Phụ lục 2.

mềm Nutri.net - Haifa Isreal...........................................................
Lượng nước tưới cho cây ớt theo phần mềm Nutri.net - Haifa

Phụ lục 3.
Phụ lục 4.
Phụ lục 5.
Phụ lục 6.
Phụ lục 7.
Phụ lục 8.
Phụ lục 9.

Isreal................................................................................................
Xử lý số liệu phần động thái tăng trưởng chiều cao cây. ………..
Xử lý số liệu phần động thái tăng trưởng đường kính thân……….
Xử lý số liệu phần sâu, bệnh hại ớt……………………………….
Xử lý số liệu phần các yếu tố cấu thành năng suất………………
Xử lý số liệu phần NSLT & NSTT……………………………….
Xử lý số liệu phần chất lượng quả………………………………..

Một số hình ảnh thí nghiệm………………………………………

vi


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Cây ớt (Capsicum spp.) là cây trồng có vị trí quan trọng thứ hai (sau cây
cà chua) trong số chín loại cây họ Cà (Solanaceae). Cây ớt có nguồn gốc từ
Nam Mỹ, bắt nguồn từ 1 số loại cây hoang dại, được thuần hóa và trồng ở Châu
Âu, Ấn Độ cách đây 500 năm. Ngày nay, ớt được trồng rộng rãi trên toàn thế
giới từ 550 vĩ độ Bắc đến 550 vĩ độ Nam, đặc biệt là các nước nhiệt đới [4].
Tùy thuộc vào mức độ cay, cây ớt được chia thành 2 loại là ớt ngọt
(Capsicum annum L) và ớt cay (Capsicum frutescens L). Quả ớt ngọt là loại rau
xanh giàu dinh dưỡng. Trong 100 g ớt ngọt xanh có chứa 110 mg vitamin C, 292
mg vitamin A, Carbohydrate 4.64 g, chất xơ 1.7 g. Vì vậy, ớt ngọt được coi là
nguyên liệu quan trọng cho việc nấu nhiều món ăn ngon trong nền văn hóa ẩm
thực của nhiều nước trên thế giới [8].
Cây ớt thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng liên tục cùng với
việc hình thành nhánh và ra lá mới. Vì lý do đó, cây ớt cần được cắt tỉa một cách
thường xuyên để đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình sinh trường và phát triển
nhằm đạt năng suất quả tối đa. Ngoài ra, việc cắt tỉa còn nhằm mục đích cải
thiện chế độ không khí, qua đó đó hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh
hại (Horbowicz và Stepowska 1995)[12]. Thông thường, các nhánh phát triển từ
các điểm phân cành phải được cắt tỉa thường xuyên, hoa cũng được hình thành
từ các điểm phân cành. Vấn đề đặt ra là phải tạo cấu trúc thân cây như thế nào
và khi nào thì bắt đầu để hoa, cho phép hình thành quả đầu tiên, từ đó thiết lập
cân bằng giữa quá trình sinh trưởng thân, lá với quá trình hình thành và phát
triển quả. Sự có mặt của quả trên cây sẽ hạn chế sự sinh trưởng của cây khi cân

bằng được thiết lập. Việc thiết lập cân bằng giữa quá trình sinh trưởng và phát
triển là rất quan trọng và cần phải được duy trì trong cả vụ cây trồng. Sự mất cân
bằng sẽ dẫn đến tình trạng năng suất quả giảm hoặc là do sinh trưởng quá mạnh,
hoặc là do sinh trưởng không đảm bảo cho việc hình thành và phát triển của quả.
1


Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện
qui trình kỹ thuật sản xuất cây ớt ngọt trong nhà có mái che, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả ớt
trên nền bón NPKCaMg theo mục tiêu năng suất 125 tấn/ha đến sinh trưởng,
năng suất, chất lượng ớt ngọt trồng trong nhà có mái che tại Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Xác định cấu trúc cành, quả thích hợp cho cây ớt ngọt trên nền bón
NPKCaMg theo mục tiêu năng suất 125 tấn/ha, tạo cơ sở để bổ sung hoàn thiện
qui trình công nghệ sản xuất ớt trong nhà có mái che ở Thanh Hóa.
1.2.2. Yêu cầu cần đạt
1) Xác định được ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến sinh
trưởng, phát triển ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.
2) Xác định được ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến tình hình
sâu bệnh hại ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.
3) Xác định được ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến năng suất,
chất lượng quả của cây ớt ngọt trồng trong nhà có mái che.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dữ liệu khoa học về ảnh hưởng
của biện pháp cắt tỉa cành, quả đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng ớt trồng
trong nhà có mái che.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phổ biến vận dụng trong sản xuất
ớt trong nhà có mái che ở tỉnh Thanh Hóa.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu chung về cây ớt.
2.1.1. Sơ lược về cây ớt
Ớt là cây trồng thuộc họ cà Solanaceae, có nguồn gốc từ Mexico, Trung
và Nam Mỹ. Ớt đã được trồng từ khoảng năm 5200 – 3400 trước Công nguyên.
Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì có 5 loài
ớt được trồng chính trong tổng số 30 loài ớt: loài Capsicum annum L.; loài C.
frutescens L.; loài C. chinense Jacquin; loài C. pendulum Willdenow var
pendulum L. và loài C. pubescens Ruiz and Pavon. Các loài ớt trồng chủ yếu
được phân biệt bởi cấu trúc hoa và đặc điểm quả. Ớt ngọt thuộc về loài C.
Annum[5].
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây ớt.
2.1.2.1. Bộ rễ.
Thuộc loại rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh về bốn phía, có thể ăn
sâu tới 70 - 100cm nhưng chủ yếu tập trung ở tầng đất mặt 0 - 30cm. Phân bổ
theo chiều ngang với đường kính 50 – 70cm. Có hai loại rễ: rễ chính (rễ trụ) và
rễ phụ (rễ bên).
Bộ rễ có khả năng tái sinh nếu có thể thông qua thời kỳ vườn ươm và nhổ
đi trồng trần. Bộ rễ rất háo nước, ưa ẩm, ưa tơi xốp, không có rễ bất định. Rễ ớt
rất sợ ngập úng, chịu hạn khá hơn so với một số loại cây rau khác. Sự phát triển
của bộ rễ ớt có liên quan với các bộ phận trên mặt đất hay sự phân nhánh của rễ
có liên quan đến sự phát triển của các cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 trên thân.
Gieo ớt ở nơi cố định, thời gian đầu sau 4 - 6 tuần lễ, rễ chính ăn sâu tới

20cm. Thời gian này phân biệt về sau khi rễ phụ phát triển mạnh, phân nhánh
nhiều thì không rõ giữa rễ chính và rễ phụ. Ớt gieo thẳng chống hạn tốt, rễ có
thể ăn sâu lớp đất ở phía dưới trong một thời gian dài hơn. Trường hợp trồng
bằng cây con, rễ chính bị đứt, do đó kích thích rễ bên phải phát triển mạnh hơn
và phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Bộ rễ ớt ăn nông hay sâu, mạnh hay yếu có
liên quan đến mức độ phát triển các bộ phận trên mặt đất. Phụ thuộc vào phương
pháp trồng, cấu tượng của đất, loại đất, độ ẩm và chế độ canh tác. Khi tưới nước
3


đầy đủ, bộ rễ ăn nông phân bố rộng và ngược lại khi gặp hạn, rễ ăn sâu và phân
bố hẹp. Nắm được đặc tính của rễ ta phải giữ ẩm, chống úng, xới xáo, vun gốc
cho cây vững chắc và tăng diện tiếp xúc của rễ [1].
2.1.2.2. Thân.
Thân thuộc loại thân gỗ, thân tròn, dễ gãy và một số giống còn non thân
có lông mỏng. Khi thân già, phần sát mặt đất có vỏ xù xì, hóa bần. Thân chính
cây ớt dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, thường biến động 20 - 40cm thì ngừng
sinh trưởng, trong lúc đó các nhánh mọc ra từ thân chính phát triển mạnh nhánh
cấp 1,2,3... Khi cây già thì khó phân biệt thân chính và các nhánh cấp. Trên thân
các cành phát triển mạnh và mọc đối xứng hoặc so le tùy giống, kiễu lưỡng phân
tạo cho cây ớt có dạng lật ngữa, do vậy rất dễ đổ khi gặp mưa, gió mạnh (đa số
các giống ớt hiện nay, các cành cấp 1 nằm so le còn các cành xa cấp 1 mọc đối).
Sự phân cành trên thân chính cao hay thấp, sớm hay muộn là phụ thuộc vào các
đặc tính của giống và kỹ thuật canh tác [1].
2.1.2.3. Lá ớt.
Lá ớt ngoài nhiệm vụ quang hợp, thì còn một đặc điểm rất quan trọng để
phân biệt giữa các giống với nhau. Lá có hai dạng chủ yếu: dạng elip (bầu dục),
dạng lưỡi mác. Phiến lá nhẵn không có răng cưa, đầu lá nhọn, gân lá dày nỗi rõ,
phân bố dày và so le. Cuống lá mập, khỏe, dài, chiều dài cuống thường chiếm
1/3 so với tổng chiều dài lá (2,5 - 5cm) tùy giống. Lá ớt thường có màu xanh

đậm, xanh nhạt, xanh vàng và màu tím. Một số giống trên mặt lá non còn phủ
lông tơ. Diện tích, hình dạng, màu sắc lá phụ thuộc vào giống và điều kiện trồng
trọt.
Lá ớt nhiều hay ít có ảnh hưởng sản lượng quả sau này. Lá ít không
những ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây mà còn làm cho ớt ít quả vì ở
mỗi nách lá nơi phân cành là vị trí ra hoa, ra quả [1].
2.1.2.4. Hoa ớt.
Ớt là cây hàng năm (cây một năm), hoa lưỡng tính (tự thụ phấn), đầu
nhụy chia 2 vòi dài, rất thuận tiện cho quá trình tự thụ phấn. Hoa mẫu, đều,
thường có hiện tượng rụng hoa, rụng nụ trên cây. Hoa thường phân bổ đơn hoặc
thành chùm (1 - 3 hoa/chùm) nhưng rất ít. Nhị có túi phấn tách rời thành 2 - 3
4


bó. Khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh và sinh
trưởng dinh dưỡng thì tế bào riêng lẽ có cấu tạo đặc biệt bằng nhu mô được hình
thành nơi đính cuống hoa (với cành nách lá). Lớp tế bào này sẽ chết đi hình
thành tầng rời và làm cho hoa bị rụng, sự mẫn cảm của lớp tế bào này đối với
điều kiện ngoại cảnh là phụ thuộc vào giống. Hoa ớt có màu trắng, nở vào buổi
sáng vào lúc 9 - 10h sáng. Qua quá trình phân hóa mầm hoa chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, dinh dưỡng và tỷ lệ C/N trên cây.
Căn cứ vào đặc tính ra hoa phân loại ớt như sau:
+ Loại hình sinh trưởng vô hạn: Khi có nhánh đầu tiên thì hoa xuất hiện
sau đó cứ tiếp tục ra hoa khi xuất hiện các câp cành, cây tiếp tục sinh trưởng cho
đến khi chết. Đa số các giống ớt có năng suất cao hiện nay đều sinh trưởng vô
hạn (cây cao cành nhiều).
+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Khi cây xuất hiện cành thứ nhất thì có
hoa đầu tiên. Hoa tiếp tục xuất hiện trên các cành thứ cấp khoảng đến cành cấp
4,5 thì cuối ngọn xuất hiện chùm hoa cuối cùng và cây ngừng sinh trưởng chiều
cao. Hiện nay loại này nước ta ít sử dụng [1].

2.1.2.5. Quả và hạt.
Quả ớt thuộc loại quả mọng, nhiều nước, có 2 - 3 ô cách nhau bởi vách
ngăn dọc theo trục quả (lõi quả). Cấu tạo quả chia làm 3 phần (từ ngoài vào
trong): Thịt quả, xơ thịt và vỏ quả.
Nửa quả gần cuống to hơn và chứa nhiều hạt hơn nửa quả phần ngọn. Hạt
ớt nằm tập trung xung quanh lõi của quả. Phần lớn chất cay được tập trung phần
giữa đến cuống quả. Quả ớt chín có màu đỏ, vàng hoặc tím đen.
Dạng quả: to hoặc nhỏ, dài hoặc nhọn cuối quả (chìa vôi), quả dài cong ở
cuối quả (sừng bò).Ớt ngọt quả to hơn. Ớt cay, ớt ngọt có nhiều hình dáng: tròn
dẹt như quả cà chua, tròn dài như quả cà tím, quả đào, bầu như quả lê, hoặc dạng
sừng bò, chìa vôi phụ thuộc vào đặc tính của giống và kỹ thuật canh tác.
Độ lớn của quả, trọng lượng và số lượng quả trên cây nhiều hay ít phụ
thuộc vào giống, do đó tỷ lệ chất khô/tươi của cây cũng phụ thuộc vào giống và
biện pháp kỹ thuật, hàm lượng chất cay, dinh dưỡng thay đổi ngay trong một
quả và phụ thuộc vào giống cũng như chế độ dinh dưỡng, nước.
5


Hạt ớt nhẵn, dẹp, có màu vàng, P 1000 hạt 4 - 5g. Sức nảy mầm của hạt
giống khá cao nếu bảo quản tốt có thể giữ được 2 - 3 năm [1].
2.1.3. Đặc điểm sinh thái của ớt.
2.1.3.1. Nhiệt độ.
Ớt là cây ưa ấm và rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp ở tất cả các thời kỳ sinh
trưởng, phát triển. Giai đoạn nảy mầm, ớt yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp nhất
25 - 30oC. Nhiệt độ thấp hơn, ớt nảy mầm chậm, tỷ lệ nảy mầm thấp. Ớt sinh
trưởng mạnh trong điều kiện nắng ấm và yêu cầu 3 - 5 tháng có nhiệt độ dao
động trong khoảng 25oC - 30oC. Nhiệt độ thấp dưới 5oC ớt ngừng sinh trưởng.
Giai đoạn ra hoa, ớt đặc biệt mẫn cảm với nhiệt độ cao. Tỷ lệ đậu quả giảm
nghiêm trọng khi nụ hoa được hình thành ở nhiệt độ 33 oC trở lên. Ngoài ra nhiệt
độ cao ở thời kỳ sau thụ phấn cũng ức chế quá trình hình thành quả (Denis R.

Decoteau, 1990)[7].
Theo khuyến cáo của Trung tâm nghiên cứu Teaspoon – Feeding TM Haifa,
Israel, nhiệt độ thích hợp đối với cây ớt, loài Capsicum annuum L ở thời kỳ nảy
mầm là 20oC - 25oC, thời kỳ sinh trưởng 20oC - 25oC (ban ngày) và 16oC - 18oC
(ban đêm), thời kỳ ra hoa, hình thành quả 26oC - 28oC (ban ngày) và 18 - 20oC
(ban đêm) (HAIFA, 2000)[11].
2.1.3.2. Ánh sáng.
Ớt là cây có nguồn gốc vĩ độ Nam nên ưa cường độ ánh sáng mạnh. Hầu
hết các giống ở nước ta ưa ánh sáng ngày dài (đòi hỏi thời gian chiếu sáng 12 –
13 giờ/ngày) và cường độ chiếu sáng mạnh, cường độ ánh sáng 40 - 50 ngàn có
thể thỏa mãn nhu cầu trong thực tế ớt có thể được cường độ ánh sáng mạnh đến
hàng vạn lux. Nhưng nếu trong quá trình sinh trưởng phát triển ánh sáng liên tục
từ 0 - 15 ngày ớt sẽ bị rụng lá, hoa và quả. Thiếu ánh sáng kết hợp nhiệt độ
không khí thấp, cây con sinh trưởng khó khăn, vươn dài, vóng, quá trình phân
hóa mầm hoa cũng bị ảnh hưởng, để tận dụng ánh sáng nên bố trí nơi trồng phải
giải nắng.
2.1.3.3. Nước.
Theo Doktorin der Naturwissenschaften (2010)[9] có thể trồng ớt thành
công trong điều kiện dựa hoàn toàn vào nước trời. Tuy nhiên để đảm bảo đạt
6


năng suất cao, ổn định thì chủ động tưới, tiêu là vấn đề quan trọng nhất. Ớt bị
ngập úng, thậm chí chỉ trong một thời gian rất ngắn cũng có thể gây ra hiện
tượng rụng lá, đồng thời làm xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại. Ớt là cây trồng
dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện độ ẩm đất thấp do quá trình thoát hơi nước thông
qua khí khổng của cây rất cao, trong khi bộ rễ ớt ăn nông, tập trung chủ yếu ở
lớp đất mặt. Vì vậy để đạt năng suất cao, cần phải đảm bảo cung cấp nước đầy
đủ cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng nước tưới ở các thời kỳ sinh

trưởng khác nhau của cây ớt của Karssen. J. G. M. Vos (1994)[14] cho thấy,
việc cắt giảm lượng nước tưới ở thời kỳ trước khi ra hoa đã làm chậm quá trình ra
hoa, giảm tối đa số lượng hoa. Thiếu nước ở thời kỳ giữa ra hoa và hình thành quả
dẫn đến làm giảm tổng sản lượng lượng quả thu hoạch trong toàn vụ. Tình trạng
thiếu nước liên tục không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quả thu hoạch
mà còn ảnh hưởng lớn đến phẩm chất và sản lượng ớt thương phẩm. Sản lượng
ớt thương phẩm đạt cao nhất khi tưới nước ở mức 120% và thấp nhất ở mức tưới
40% tổng lượng thoát hơi nước nước bề mặt lá và thoát hơi nước bề mặt đất
(Doktorin der Naturwissenschaften, 2010)[9].
Theo Makinde (2010)[15] ớt được coi là cây trồng mẫn cảm nhất đối với
sự thiếu nước. Để đạt năng suất cao, cần cung cấp nước và duy trì độ ẩm đất ở
giới hạn thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đặc biệt
là giai đoạn trước và trong thời kỳ ra hoa. Phương pháp tưới nước nhỏ giọt được
coi là có hiệu quả nhất để cung cấp nước và dinh dưỡng theo nhu cầu của cây.
2.1.3.4. Độ ẩm.
Ớt yêu cầu độ ẩm đất cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng:
+ Thời kỳ cây con yêu cầu 70 - 80%
+ Thời kỳ ra hoa tạo quả yêu cầu 80 - 85%
+ Giai đoạn chín yêu cầu 70 - 80%
Ẩm độ không khí thấp 55 - 65% trong quá trình sinh trưởng.
Nếu độ ẩm đất thiếu: quả bé, ít lứa quả, chín sớm, năng suất thấp. Độ ẩm
cao trước khi cây nở hoa sẽ làm sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, thời kỳ ra
7


hoa, thụ phấn thụ tinh khó khăn, hoa bị rụng. Thời kỳ quả chín dễ bị bệnh và lâu
chín, tỷ lệ khô/tươi thấp. Phải tưới nước, che tủ luống giữ ẩm, chống úng cho ớt.
2.1.3.5. Đất trồng.
Cây ớt thích hợp trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ
hoặc cát pha, thoát nước tốt, khả năng giữ ẩm cao, hàm lượng mùn, hàm lượng

chất hữu cơ cao. Độ pH thích hợp cho sinh trưởng phát triển của ớt là 6,5 - 7,5.
Đất trồng ớt nên có độ dốc từ 0,01 - 0,03% để đảm bảo cho việc thoát nước
nhanh, qua đó hạn chế các bệnh về rễ. Cung cấp nước đầy đủ và kịp thời cho ớt
là vấn đề đặc biệt quan trọng trong thâm canh ớt. Thiếu hoặc thừa nước là
nguyên nhân gây rụng hoa, rụng quả. Trong thời kỳ ra hoa, ớt đặc biệt mẫn cảm
với tình trạng độ ẩm của đất. Thiếu hoặc thừa nước trong thời kỳ này đều dẫn
đến hạn chế quá trình thụ phấn, làm xuất hiện nhiều loại sâu bệnh hại, dẫn đến
làm giảm năng suất, chất lượng ớt. Vì vậy, các loại đất có khả năng ngấm nước
và thoát nước chậm, điều kiện tưới hạn chế được coi là không thích hợp cho việc
trồng ớt do năng suất thấp (Karssen. J. G. M. Vos, 1994)[14].
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cây ớt.
Theo S.Roy, M. S. I. Khan (2011)[19] và Manuel Etuardo Alana (1998)
[16], nhu cầu bón phân cho ớt tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và khả năng cung
cấp dinh dưỡng của đất, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ trong đất, hàm lượng
các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) cũng như khả năng hấp phụ và mức độ rửa
trôi dinh dưỡng trong đất trồng ớt.
Cây ớt yêu cầu một lượng lớn các chất dinh dưỡng đa lượng và trung
lượng, song phản ứng của ớt đối với phân bón nhìn chung thấp hơn so với các
loại rau màu khác như hành tây, rau riếp (Umesh Mohan Zende, (2008)[20].
Nghiên cứu của Makinde., et al, 2010)[15] cho thấy có sự tương quan
tuyến tính thuận giữa sự hấp thu các chất dinh dưỡng và năng suất ớt quả. Yếu
tố dinh dưỡng chủ yếu của ớt là N và lân. Trên đất bán khô hạn, thành phần cơ
giới nhẹ, lượng phân bón cho 1 ha ớt là: 10 tấn phân hữu cơ, 140 N + 100 P 2O +
200 K2O. Theo Karima Lahbib (2012)[13] bón lân cho ớt không chỉ có tác dụng
tăng năng suất quả mà còn có tác dụng cải thiện màu đỏ của quả. N là yếu tố
quyết định năng suất ớt. Cần phải bón cho ớt 22 N - 34 N trước mỗi đợt ra hoa
và hình thành quả. Bón thừa N, cây sinh trưởng mạnh, dẫn đến làm chậm quá
8



trình ra hoa, hình thành quả, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn hiện tượng thối
vỏ quả ớt.
Nhu cầu bón phân cho ớt phụ thuộc vào loại đất và đặc điểm cây trồng vụ
trước đó. Bón phân cho ớt phải đảm bảo yêu cầu cân đối về mặt dinh dưỡng để
đảm bảo đạt năng suất tối đa. Ở Ethiopia, lượng phân bón khuyến cáo áp dụng
cho 1 ha ớt là: 200 kg/ha DAP + 100 kg Urê (Karima Lahbib, 2012)[13].
2.1.5. Tình hình sản xuất ớt trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.5.1. Trên thế giới
Theo tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cây ớt được xem là một trong số
những cây trồng quan trọng ở các vùng nhiệt đới. Năm 2003, diện tích trồng ớt
trên thế giới vào khoảng 1.700.000 ha cho mục đích lấy quả tươi và khoảng
1.800.000 ha để làm ớt khô. Năm 2009 diện tích trồng ớt trên thế giới 1,81 triệu
ha cho mục đích lấy quả tươi, với sản lượng 28,07 triệu tấn. Diện tích sản xuất
ớt khô 1,91 triệu ha, với sản lượng 31,38 triệu tấn. Các nước nhập khẩu và xuất
khẩu ớt quan trọng nhất bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxicô, Pakistan, Thái
Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo JM. Polas, 1994[3] Khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1988 – 1992 có
diện tích 1685.000 ha, sản lượng đạt 2.100.000 tấn. Indonexia có diện tích
13.700 ha, sản lượng là 440.000 tấn. Thái Lan có diện tích trồng ớt là 121.000
ha, sản lượng 328.000 tấn.
Sản lượng ớt trên thế giới giai đoạn 2004 – 2007 được thể hiện trong bảng
1. Qua bảng số liệu chúng ta thấy ớt được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc. Sản
lượng ớt trên thế giới năm 2007 là 26,056,90 tấn, trong đó Trung Quốc chiếm
14,033,000 tấn, hơn một nửa sản lượng ớt trên toàn thế giới. Tiếp đến là các
nước Mexico, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha có sản lượng hơn 1 triệu
rưỡi tấn/năm.

9



Bảng 1. Sản lượng ớt trên thế giới giai đoạn 2004 – 2007
Đơn vị: Tấn
Quốc gia

2004

2005

2006

2007

Trung Quốc

12,031,03
1

12,530,18
0

13,031,0
00

14,033,0
00

Mexico

1,431,258


1,617,264

1,681,27
7

1,690,00
0

Indonesia

1,100,514

1,058,023

1,100,00
0

1,100,00
0

Thổ Nhĩ Kỳ

1,700,000

1,829,000

1,842,17
5

1,090,92

1

Tây Ban Nha

1,077,025

1,063,501

1,074,10
0

1,065,00
0

Mỹ

978,890

959,070

998,210

855,870

Nigeria

720,000

721,000


721,500

723,000

Ai Cập

467,433

460,000

470,000

475,000

Hàn Quốc

410,281

395,293

352,966

345,000

Hà Lan

318,000

345,000


318,000

340,000

Romania

237,240

203,751

279,126

280,000

Ghana

270,000

270,000

277,000

279,000

Italia

362,430

362,994


345,152

252,194

Tuy-ni-di

255,000

256,000

256,000

250,000

Algeria

265,307

248,614

275,888

233,000

10


Quốc gia

2004


2005

2006

2007

Hungary

126,133

113,371

206,419

207,000

Ma Rốc

182,340

190,480

235,570

192,000

Serbia

159,741


167,477

177,255

150,257

Nhật Bản

153,400

154,000

146,900

150,000

Israel

129,100

134,700

150,677

136,000

Thế Giới

24,587,12

4

25,261,25
9

26,252,9
07

26,056,9
0

Nguồn: FAO Production yearbook . Vol. 47 – 2007

11


2.1.5.2. Ở Việt Nam
Nước ta nằm trong giới hạn từ 8040 – 23020 vĩ độ Bắc, kinh độ 1020 –
1140, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp cho cây ớt phát
triển quanh năm nên ớt được trồng khắp từ Bắc vào Nam.
Diện tích sản xuất ớt ở Thái Bình những năm gần đây đạt trên 1.000 ha,
tập trung chủ yếu ở huyện Quỳnh Phụ từ 850 – 950 ha. Những năm trước giống
ớt chủ yếu là ớt quả dài, năng suất cao trên 220 tạ/ha, giá khoảng 15.000 –
20.000 đồng/kg. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường, giống ớt được sử
dụng chủ yếu là ớt chỉ thiên, năng suất 120 – 140 tạ/ha, giá bán từ 30.000 –
65.000 đồng/kg. Lợi nhuận thu được từ sản xuất ớt từ 260 – 440 triệu đồng/ha.
Lợi nhuận thu được cả năm từ 280 – 460 triệu đồng/ha tùy theo công thức luân
canh [22].
Trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013, huyện Phù Cát sản xuất được 253 ha
ớt, tăng 163 ha so với vụ Đông Xuân năm trước, tập trung tại các xã Cát Tài, Cát

Sơn, Cát Lâm, Cát Hanh. Năng suất ớt đạt khá, 1 tấn ớt tươi/sào [23].
Ở huyện Phù Mỹ, địa phương có phong trào trồng ớt mạnh nhất tỉnh Bình
Định, trong vụ Đông Xuân 2012 – 2013 diện tích trồng ớt cũng tăng đột biến lên
800 ha, tăng hơn 200 ha so với cùng kỳ năm trước [23].
Xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) được xem là xã “triệu phú”
nhờ trồng ớt. Tính đến năm 2013, toàn xã có khoảng 80 ha trồng ớt xuất khẩu.
Ớt là cây dễ trồng, không kén đất, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, do
vậy tiềm năng phát triển cây ớt ở nước ta là rất lớn. Khác với các loại rau khác,
quả ớt có thể thu hoạch nhiều lần, sơ chế hay chế biến đơn giản (phơi khô, bột,
tương), với đặc điểm này cây ớt khắc phục được tính rủi ro của thị trường, giữ
giá cả ổn định, đảm bảo được lợi ích co người sản xuất.
Ở Thanh Hóa cây ớt được trồng tập trung ở một số huyện như Triệu Sơn,
Vĩnh Lộc, Thọ Xuân… Riêng vụ Đông Xuân năm 2005 diện tích trồng ớt toàn
tỉnh có khoảng 85 ha, tập trung chủ yếu ở Vĩnh Lộc (65 ha), Thọ Xuân (15 ha)

Huyện Hoằng Hóa có tới 80 ha đất màu chuyên sản xuất ớt cay xuất khẩu,
tập trung chủ yếu ở các xã Hoằng Thịnh, Hoằng Trung, Hoằng Đạo, Hoằng
12


Châu, Hoằng Phong, Hoằng Đồng. Năm 2013, nhờ thời tiết thuận lợi nên cây ớt
sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao từ 20 – 25 tấn/ha, giá bán bình
quân 30.000 đ/kg, có thời điểm giá ớt tăng cao đến 55.000đ/kg. Xã Xuân Du,
huyện Như Thanh trồng được 13 ha ớt cay xuất khẩu, đạt giá trị 500 triệu
đồng/ha [24].
2.2. Khái quát về phần mềm quản lý dinh dưỡng Nutri.net – Haifa Israel.
Haifa Nutri-Net là một công cụ được thực hiện để hỗ trợ người sản xuất
trong việc xây dựng các chương trình dinh dưỡng cây trồng của họ và hệ thống
thủy lợi bằng cách tích hợp các thông số canh tác có liên quan với nhau. Phần
mềm chuyên gia này được dựa trên cơ sở dữ liệu toàn diện về dinh dưỡng cây

trồng, tưới tiêu, đất và khí hậu. Các giai đoạn đầu vào yêu cầu người dùng nhập
dữ liệu của mình hoặc để thu thập dữ liệu có liên quan từ cơ sở dữ liệu có sẵn
trong chương trình. Tất cả những dữ liệu này sau đó được tích hợp bởi hệ thống
phần mềm tối ưu hóa chương trình dinh dưỡng cây trồng chi tiết. Các yếu tố đầu
vào (dinh dưỡng, nước, phân bón) được xác định chi tiết và chính xác hơn, từ đó
sẽ giải quyết tốt hơn các điều kiện cụ thể của người trồng, và do đó, năng suất
cao và đạt được nhiều lợi nhuận hơn.
Phần mềm này được điều hành độc quyền trên web. 'Haifa Nutri-Net' tạo
ra một chương trình nutrigation chi tiết phù hợp với các thông số sau: chức năng
dinh dưỡng ¾ cụ thể của 80 loại cây trồng phổ biến ở mức sản lượng tiêu biểu
của họ. ¾ phương pháp tăng trưởng, ¾ đất và nước thông số, ¾ điều kiện khí
hậu, ¾ phương pháp tưới tiêu và lịch trình khi xây dựng các chương trình dinh
dưỡng. Khi các chương trình dinh dưỡng dựa trên nutrigation, các chương trình
ứng dụng được tiếp tục chia thành mức phân bón, giai đoạn tăng trưởng và
ngày. Đề án cuối cùng có thể được gửi trực tiếp từ các phần mềm như một file
đính kèm qua e-mail, hoặc in ra và fax. Các cơ sở dữ liệu toàn diện trong phần
mềm độc lập có thể phục vụ người sử dụng bằng cách trích dẫn tài liệu tham
khảo về sự hấp thu chất dinh dưỡng của một loạt các loại cây trồng, cung cấp dữ
liệu đặc trưng cho giai đoạn đầu của cây trồng và ETP dữ liệu và hình ảnh thiếu
dinh dưỡng của nhiều loại cây trồng.
Trong phạm vi thí nghiệm đã sử dụng phần mềm Haifa Nutri-Net để tính
lượng phân bón và nước tưới cho cây ớt ngọt trồng trong nhà có mái che dựa
13


trên mục tiêu năng suất 125 tấn/ha. Hàm lượng phân bón và nước tưới cụ thể
trong thí nghiệm được trình bày chi tiết trong phụ lục kèm theo.
2.3. Nguyên lý sản xuất cây trồng trong nhà có mái che.
Canh tác trong điều kiện được bảo vệ bao gồm tất cả các phương pháp mà
cây trồng được trồng và bảo vệ dưới sự tác động của các yếu tố vật lý với mục

đích chính là nhằm cải thiện điều kiện môi trường sống cho cây trồng. Canh tác
trong điều kiện được bảo vệ theo cách thức hiện đại không phải chỉ quan tâm
đến việc bảo vệ cây trồng mà còn chú trọng đến việc sử dụng các công nghệ
hiện đại để điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tức là toàn bộ
quá trình sản xuất cây trồng.
Canh tác trong điều kiện được bảo vệ gồm rất nhiều hình thức, từ loại che
phủ nilon trên đất, loại vòm lợp che phủ nilon đến những cấu trúc nhà cao bao
phủ bằng nilon hoặc kính. Việc bảo vệ này có thể được áp dụng trong suốt vụ
sản xuất hoặc chỉ trong một giai đoạn nhất định của vụ.
Sản xuất cây trồng trong nhà có mái che là hình thức sản xuất mà cây
trồng trong các kiến trúc nhà cao (con người có thể di chuyển trong đó được),
được làm bởi các khung, giá đỡ, được phủ bằng tấm kính, màng polyethylene
hay lưới chống công trùng và được lắp đặt các thiết bị để điều chỉnh môi trường
trong nhà nhằm bảo vệ cây trồng khỏi những điều kiện bất thuận và điều chỉnh
sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
Đặc điểm nổi bật nhất của cây trồng trong nhà có mái che khi so với sản
xuất ngoài trời là sự có mặt của hàng rào ngăn cách giữa cây trồng với môi
trường xung quanh. Sự ngăn cách này tạo nên môi trường tách biệt trong nhà và
bảo vệ cây trồng khỏi sự tác động của mưa, gió, côn trùng, bệnh và động vật.
Hơn nữa sự tách biệt này có thể tạo ra các điều kiện thích hợp cho quá trình sản
xuất bằng cách sử dụng các điều kiện nhân tạo như sưởi và cung cấp CO 2. Việc
sử dụng các chất điều khiển hóa học và sinh học cũng hiệu quả hơn khi sản xuất
cây trồng trong nhà có mái che.
Nhà có mái che tạo nên môi trường tách biệt với môi trường bên ngoài ,
điều này có nghĩa là so với ngoài trời thì môi trường bên trong nhà có ít ánh
sáng hơn, nhiệt độ và ẩm độ cao hơn, nồng độ CO 2 biến động mạnh hơn. Khi sử
dụng các thiết bị trong nhà, các yếu tố trên có thể được điều khiển trong một
14



giới hạn nhất định, cho phép điều khiển quá trình sản xuất. Sản xuất cây trồng
trong nhà có mái che là phương pháp canh tác chuyên biệt tốn nhiều kinh phí
hơn nhưng năng suất lại cao hơn. Kinh phí đầu tư như là sự lắp đặt giá thể trồng,
hệ thống điều khiển tự động bằng máy tính, các giá đỡ có thể di động được, lắp
đặt hệ thống chắn sáng hoặc cung cấp ánh sáng là tùy thuộc vào bản chất của
cây trồng sản xuất. Những kỹ thuật đó giúp cho quá trình sản xuất được dễ dàng
hơn. Nhà có mái che có cây được trồng trong đó được coi như là một lò phản
ứng sinh học. Tất cả những yếu tố nói trên tạo nên sự khác biệt của sản xuất cây
trồng trong nhà có mái che so với sản xuất ngoài trời.
Nhà có mái che có nhiều loại khác nhau. Thiết kế nhà có mái che luôn
luôn phải quan tâm về mặt giá thành, tuổi thọ, độ vững chắc, khả năng xuyên
qua của các tia có bước sóng ngắn và độ cách nhiệt. Thêm vào đó các điều kiện
môi trường, hệ thống canh tác, nhu cầu của cây trồng và các khía cạnh kinh tế xã
hội cũng có vai trò quan trọng. Do đó trên thế giới có rất nhiều loại hình nhà có
mái che đã được thiết kế.
Tổng diện tích nhà che phủ bằng kính và nhựa (thiết kế cao 2 mét hoặc
hơn) trên thế giới đã đạt tới 220,000 ha trong đó: 40,000 ha là nhà kính và
180,000 ha là nhà che phủ bằng các vât liệu nhựa.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tính đến thời điểm hiện nay, 13 tỉnh
thành phía Nam có trồng rau trong nhà lưới đã xây dựng được 239.000 m 2 nhà
lưới, trong đó nhiều nhất là biên hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng tàu,
Long An.
Ở thành phố Hồ Chí Minh số nhà lưới được sử dụng để sản xuất rau ăn lá
hiện nay lên đến 500 nhà với nhiều dạng khác nhau (nhà lưới kín, nhà lưới hở
xung quanh, nhà lưới dạng nửa kín nửa hở…). Tùy theo mức đầu tư của các hộ
trồng rau, diện tích mỗi nhà lưới từ 500 đến hơn 1000 m2[25].
Ở Đà Lạt nhiều nhà có mái che được xây dựng để trồng hoa và rau quả với
diện tích tổng cộng khoảng 80 ha.
Ở Thanh Hóa mô hình trồng ớt ngọt, dưa vàng, cà chua đã và đang được
trồng trong nhà có mái che ở khu công nghệ cao nhà máy đường Lam Sơn. Tuy

nhiên, do chưa thực sự có những khảo sát, nghiên cứu đầy đủ, kĩ lưỡng về các
15


biện pháp canh tác phù hợp cho cây trồng trong nhà có mái che nên năng suất
của các loại cây trồng hiện nay đang còn thấp.
2.4. Cơ sở của kỹ thuật cắt tỉa cành, quả cây trồng trong nhà có mái che.
Các loại cây trồng trong đời sống của mình đều trải qua giai đoạn sinh
trưởng sinh dưỡng, trong giai đoạn này cây trồng tập trung phát triển các cơ
quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá, đến khi thân lá đạt được một mức độ nhất định
để tăng khả năng quang hợp và tích lũy cho cây thì cây chuyển sang giai đoạn
sinh trưởng sinh thực, trong giai đoạn này cây trồng tập trung phát triển các cơ
quan sinh sản, cơ quan dự trữ như ra hoa, kết quả, tạo củ... Để cây trồng phát
triển cân đối giữa hai giai đoạn này cần có các biện pháp kỹ thuật tác động như
phân bón, nước tưới, tỉa cành lá...
Có một số loại cây trồng trong nhà có mái che đã được thực hiện việc cắt
tỉa để tạo cân bằng cho quá trình sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo độ
thông thoáng, giảm thiểu sâu bệnh hại như cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, cà tím ...
Cây ớt thuộc loại hình sinh trưởng vô hạn, sinh trưởng liên tục cùng với
việc hình thành nhánh và ra lá mới. Vì lý do đó, cây ớt cần được cắt tỉa một cách
thường xuyên để đảm bảo sự cân bằng giữa quá trình sinh trường và phát triển
nhằm đạt năng suất quả tối đa. Ngoài ra, việc cắt tỉa còn nhằm mục đích cải
thiện chế độ không khí, qua đó đó hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh
hại (Horbowicz và Stepowska 1995)[12].
Thông thường, cây ớt thường được cắt tỉa hai tuần một lần. Các lá mới và
chồi phía bên trên lá phát triển từ nách của các mắt thân, cây phải được cắt tỉa để
duy trì kiến trúc hai thân chính trên một gốc của cây. Hoa ớt cũng phát triển tại
các điểm phân cành.
Sau khoảng 1 tuần trồng trong nhà có mái che tất cả các cây sẽ phát triển 2
– 3 chồi gốc tại điểm phân cành. Tại thời điểm này các cây nên được tỉa cành để

lại hai thân cây mạnh nhất. Hai thân cây sẽ được quản lý để thực hiện việc sản
xuất, vận chuyển dinh dưỡng trong suốt cả năm. Mỗi gốc sẽ phát triển lên một
tầm cao lên tới 4 mét và buộc dây kéo để duy trì thẳng đứng.
Các thân cây bên được phép phát triển đến mắt đầu tiên của nó, lúc này
một lá phát triển cũng như một thân cây bên thứ cấp. Các thân cây bên thứ cấp
16


được tỉa ra, để lại những lá đầu tiên trên thân bên gốc cũng như các lá chính trên
thân chính. Các lý do để rời lá thứ hai này là để tăng diện tích lá của tán cho quá
trình quang hợp và để cung cấp bóng mát cho cây phát triển. Trong tháng một lá
thứ ba (hai lá trên các phương chính) có thể được cho phép để phát triển trên cây
có trong hàng chu vi. Các lá này nhận được nhiều ánh sáng hơn vì vị trí của lá
nằm ở bên ngoài và lá bổ sung cung cấp các yêu cầu để che trái cây cũng như
tăng diện tích quang hợp.
Điều quan trọng là phải biết khi nào để quả đầu tiên và bắt đầu thiết lập sự
cân bằng giữa phát triển thân lá và phát triển quả. Sự hiện diện của trái cây sẽ
làm giảm tốc độ tăng trưởng thực vật là sự cân bằng được thiết lập. Tỉa và chăm
sóc lá và thân cây sau đó cho phép phát triển phù hợp với sự tăng trưởng thực vật
với mức tăng trưởng trái cây. Khi sự cân bằng này được thành lập, điều quan
trọng là phải làm việc để duy trì sự cân bằng cho liên tục, sản xuất ổn định trong
suốt mùa vụ.
2.5. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về kỹ thuật cắt tỉa
cành, quả ớt trồng trong nhà có mái che.
2.5.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước.
Việc cắt tỉa cây trồng trong nhà có mái che đang được áp dụng rộng rãi
trong sản xuất hiện nay. Đây là một thực hành quản lý cây trồng đã được sử
dụng để tăng năng suất trên đơn vị diện tích trồng ớt ngọt trong nhà kính
[21]. Mật độ thực vật cao làm giảm trọng lượng quả ảnh hưởng đến năng suất
thu hoạch (Cebula, 1995)[6].

Một nghiên cứu của MM. Maboko, CP. Du Plooy và S. Chiloane[17]
được tiến hành trong 2009/2010 và 2010/2011 để điều tra tác động của mật độ
cây, hoa và thân cây ớt ngọt được tỉa trồng thủy canh tại ARC-Roodeplaat
VOPI. Cây ớt đã được trồng với 3 mật độ (2, 2,5 và 3 cây / m2), ba phương pháp
cắt tỉa cành (2, 3 và 4 thân) và ba phương pháp cắt tỉa hoa (loại bỏ hai hoa đầu
tiên, bốn hoa đầu tiên hoa hoặc loại bỏ 1 hoa đầu tiên). Bố trí thí nghiệm theo
kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với hai lần nhắc lại. Quả cây ớt ngọt đã được
thu hoạch ở giai đoạn có màu xanh lá cây. Dữ liệu được thu thập trên mười cây,
số lượng trái cây, khối lượng trái cây, năng suất lý thuyết, năng suất thực tế và
tổng sản lượng cho tất cả phương pháp cắt tỉa. Dạng cắt tỉa để bốn thân cây mà
17


không loại bỏ bất kỳ hoa với mật độ 3 cây/m2 cho năng suất và chất lượng
cao. Tỉa hai hoặc bốn quả đầu tiên dường như không có ảnh hưởng đáng kể đến
năng suất. Kết quả cho thấy năng suất ớt ngọt và chất lượng có thể bị ảnh hưởng
bởi mật độ cây/m2 và cắt tỉa cành, trong khi hoa cắt tỉa có ý nghĩa (p < 0,05)
hiệu lực.
Theo Jovicich et al (2004); Zende (2008)[10] cây ớt có thói quen phân
cành, vì vậy, trái cây phát triển được điều khiển bằng cách hạn chế sự phân cành
1, 2, 3 và 4 chi nhánh chính. Những lý do cho ớt chuông cắt tỉa cành trong điều
kiện nhà kính là để đào tạo điều kiện cho cây phát triển thẳng đứng, tạo sự thuận
lợi cho ánh sáng thâm nhập trên tất cả các tán lá, cải thiện quả trên cây và làm
chín quả sớm và năng suất cao của các loại quả có kích thước lớn.
Hơn nữa, cắt tỉa là có hiệu quả trong việc cải thiện không khí lưu thông
làm giảm độ ẩm tương đối và giới hạn lây lan của bệnh. Phương pháp cắt tỉa
thay đổi theo thói quen phân cành khác nhau của Capsicum. và dưới mật độ thực
vật khác nhau. Mục tiêu chính của cắt tỉa thực tế là có được sự cân bằng hợp lý
giữa số lượng quả trên cây và kích thước quả bằng cách cải thiện quản lý
tán. Do sự tăng trưởng sinh dưỡng lớn nên việc cắt tỉa cành là yếu tố quan trọng

trong việc sử dụng thích hợp của khu vực sản xuất. Tỉa cây 2, 3 hoặc 4 thân
chính đã được báo cáo là hiệu quả trong việc tăng năng suất và giảm kích cỡ
quả. Như vậy, hạn chế số quả rụng cho phép nâng cao chất lượng quả của cây
(Cebula, 1995)[6].
Theo Jovicich et al. (1999)[10] hệ thống cắt tỉa dẫn đến sự khác biệt đáng
kể trong tất cả tính trạng sinh trưởng thực vật. Nói chung, cây ớt chuông cắt tỉa
đến một thân chính đã có chiều cao cây cao hơn những dạng tỉa cành để 2 hoặc 4
thân chính. Điều này có thể là do thực tế rằng sự cạnh tranh giữa các thân cây
cho sẵn nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng trong một hệ thống cây 1 thân nhỏ
hơn trong 2 hoặc 4 thân. Mặt khác, các lá có trọng lượng tươi và khô lớn nhất,
cũng như các diện tích lá lớn nhất là thu được bằng cây ớt tỉa cành để 4 thân
chính, tiếp theo cây tỉa cành để 2 thân chính. Nói chung, Jovicich et al., (1999)
[10] báo cáo rằng các cây tỉa cành để 1 thân chính có chiều dài cành dài hơn cây
2 hoặc 4 thân. Trong khi đó, thực vật với 2 và 4 thân cây đã có một sự tăng

18


trưởng thực vật lớn (số lá lớn và trọng lượng khô trong cây lớn) hơn trên dạng
để 1 thân cây chính.
Theo Shaw và Cantliffe (2002)[18] khi cắt tỉa cây ớt ngọt để 1 thân chính
duy nhất sẽ cho quả có trọng lượng tươi cao hơn và độ dày thịt quả cao hơn so
với dạng cắt tỉa để 2 hoặc 4 thân chính. Đối với đặc điểm độ dày thịt quả, nó ảnh
hưởng nhiều đến việc xử lý sau thu hoạch. Ví dụ, quả có độ dày thịt quả cao sẽ
cho trọng lượng quả lớn hơn, thuận lợi trong quá trình vận chuyển, khi vận
chuyển đi xa sẽ ít bị dập nát.
2.5.2. Kết quả nghiên cứu trong nước.
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, việc áp dụng hình thức sản
xuất theo hướng công nghệ cao, tại nhà lưới là biện pháp đang được ưu tiên, coi
trọng phát triển.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, khi trồng ớt
ngọt phải thường xuyên loại bỏ lá già, lá bị bệnh dưới gốc. Thực hiện khâu tỉa
cành trước lúc ra hoa. Mỗi cây chỉ để 3 – 4 cành. Thường những cành phụ phát
triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc nghiêng làm cho
tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho
sâu bệnh phát triển nhiều, vì vậy cần tỉa nhanh kịp thời.
Biện pháp cắt tỉa cành, quả ớt nhằm tăng năng suất, chất lượng của ớt
đang được nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Và sẽ sớm được đưa ra áp
dụng rộng rãi trong sản xuất hiện nay.

19


×