Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÁC ĐỘNG của CHẤT THẢI rắn đối với môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.16 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Đô thị hóa là xu hướng phát triển tất yếu trên phạm vi toàn cầu. Bên
cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận của quá trình đô thị hóa như
tạo ra những cơ sở vật chất cần thiết để ứng dụng những thành tựu khoa
học mới nhất chế tạo những sản phẩm công nghệ cao phục vụ đời sống,
hình thành một thị trường rộng lớn và năng động thúc đẩy quá trình trao
đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho sự phát triển xã hội nhanh chóng, là những
tiêu cực không thể tránh khỏi như gia tăng liên tục số lượng chất thải rắn,
chất thải nước và chất thải khí vào môi trường, các loại chất thải này ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân tại khu vực gây nên ô
nhiễm nguồn nước, không khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn và các loại bệnh
tật phát triển.
Chương 1: Tổng quan về chất thải rắn
1.1. Định nghĩa:
Chất thải rắn được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của
con người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là
những vật đã bỏ đi, thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi
cho con người.
Các nguồn sinh ra chất thải rắn:
-Từ mỗi cơ thể.
-Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ…), phần lớn do sinh
hoạt.
-Từ thương mại (các cửa hàng, chợ…)
-Từ các khu trống của đô thị (bến xe, công viên…)
-Từ khu công nghiệp (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,
công nghiệp hoá học, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…)
-Từ nông nghiệp.
-Từ các nhà máy xử lý rác.
1.2. Phân loại chất thải rắn:
1.2.1. Theo quan điểm thông thường:
- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra


trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
- Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các
hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở
các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ,


còn rác từ các công trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng.
- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các
thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý
nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông
nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…
- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ
hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con
người, động thực vật.
Trong nhiều trường hợp người ta phân chia thành 3 loại; chất thải từ sinh
hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp.
1.2.2. Theo công nghệ quản lý, xử lý.
Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực
tế đã góp phần giảm thiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá
trình xử lý. Việc phân chia rác thải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một
bước tiến quan trọng, giúp hiệu quả của quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu
lượng ô nhiễm.
- các chất cháy được: giấy,hang dệt, rác thải, cỏ, gỗ củi, rơm rạ., chất dẻo, da
cao su
- các chất không cháy được: kim loại sắt, kim lại không phải sắt, thủy tinh,
đá và sành sứ.

- Các chất hỗn hợp
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển
rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần
lớn phương tiện thu gom CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm
bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung
chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều
khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển CTR hàng
ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư. Nhìn chung, tất cả các
giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn
lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường. 6.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
do chất thải rắn CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ
chiếm chủ yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR
hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%,
và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác
tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu chôn
lấp. Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của
nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thảităng khi nhiệt


độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi
chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác
có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào. Khi vận
chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu
cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân
hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi,
Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan
hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi
ốc đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện
pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí.

Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể
bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát
thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn.
Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản
lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy
hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các
chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp
chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi
phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại
của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô
nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng,
dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.
ới người dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp
chất thải... Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các
bệnh da liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như
tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh hưởng của bãi rác cao hơn
hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng. Hiện tại chưa có số liệu đánh giá
đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của những người
làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu ảnh hưởng
ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các
loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh
thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu
chảy, và các vấn đề về đường ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn
nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ
tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ
con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm
phải hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn đề cần được quan tâm là, do
chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ và trẻ em đã
trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Hai thành phần chất thải rắn



được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và chất hữu cơ khó
phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực
phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước và tồn tại bền vững
trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người như vô
sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch gây ra các bệnh
tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu, ung
thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ thứ 3... Chất thải nông nghiệp, đặc
biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn đề bức xúc của người
nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không khí,
nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ người dân ở nông thôn.
2.1. Ô nhiễm môi trường nước do chất thải rắn
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc
của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ
phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho
thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất
ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường
ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi
thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không
được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước
rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một
nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn,
nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác
có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân
bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý
sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước

nghiêm trọng.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của
nước rỉ rác và của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý
nghiêm ngặt.
2.2. Ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói,
thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất
thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, Niken,
Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các
kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn
và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể


gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hóa chất... Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ
sinh, không có hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh
vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.
CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại
nặng, phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải
thông thường thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao. Trong khai
thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải
dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng
đến môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất,
làm đất bị ảnh hưởng xấu.
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp
lý không những gây ô nhiễm môi trường
mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con

người, đặc biệt đối với người dân sống gần
khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi
chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ
sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm phế
quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những
nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn cho
thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu
chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu ảnh
hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực
không chịu ảnh hưởng (Biểu đồ 6.1).
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ
về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức
khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải.
Những người này thường xuyên phải chịu ảnh
hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất
độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại hơi
khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì
vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối tượng
này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày,
tiêu chảy, và các vấn đề về đường ruột khác.
Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều
nguy cơ khác đối với cộng đồng làm nghề
này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim
tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy hiểm với
sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh
truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ dẫm phải
hoặc bị cào xước vào tay chân,... Một vấn



đề cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn
trong những người làm nghề nhặt rác, phụ nữ
và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị
tổn thương.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào
loại cực kỳ nguy hiểm là kim loại nặng và
chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có
khả năng tích lũy sinh học trong nông sản,
thực phẩm cũng như trong mô tế bào động
vật, nguồn nước và tồn tại bền vững trong
môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm
đối với con người như vô sinh, quái thai, dị
tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch
gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần
kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong máu,
ung thư và có thể di chứng di tật sang thế hệ
thứ 3...
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải
chăn nuôi đang là một trong những vấn đề
bức xúc của người nông dân. Có những vùng,
chất thải chăn nuôi đã gây ô nhiễm cả không
khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức
khoẻ người dân ở nông thôn. Trong một điều
tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ gia
đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho
thấy gần 50% các hộ có nhà ở gần chuồng
lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn
- 5m thì tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc và số trứng giun trung bình của người
chăn nuôi cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký

sinh trùng đường ruột của người không chăn
nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ
lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột với ký sinh
trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi.
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN
ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI
6.3.1. Chi phí xử lý chất thải rắn ngày
càng lớn
Trong 5 năm qua, lượng CTR của cả nước
ngày càng gia tăng. Chi phí thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR vì thế cũng tăng lên,
chưa kể đến chi phí xử lý ô nhiễm môi trường
liên quan đến CTR. Các chuyên gia về kinh
tế cho rằng, với điều kiện kinh tế hiện nay
(năm 2011) thì mức phí xử lý rác là 17 - 18
USD/tấn CTR dựa trên các tính toán cơ bản


về tổng vốn đầu tư, chi phí vận hành, chi phí
quản lý, khấu hao, lạm phát, v.v...
Hàng năm ngân sách của các địa phương
phải chi trả một khoản khá lớn cho công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Chi
phí xử lý CTR tuỳ thuộc vào công nghệ xử
lý: Mức chi phí xử lý cho công nghệ hợp vệ
sinh là 115.000đ/tấn - 142.000đ/tấn và chi
phí chôn lấp hợp vệ sinh có tính đến thu hồi
vốn đầu tư 219.000 - 286.000đ/tấn (Thành
phố Hồ Chí Minh tổng chi phí hàng năm cho
thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt

khoảng 1.200 - 1.500 tỷ VNĐ). Chi phí xử
lý đối với công nghệ xử lý rác thành phân
vi sinh khoảng 150.000đ/tấn - 290.000đ/
tấn (Thành phố Hồ Chí Minh 240.000đ/tấn;
thành phố Huế đang đề nghị 230.000đ/tấn;
thành phố Thái Bình 190.000đ/tấn, Bình
Dương 179.000đ/tấn). Chi phí đối với công
nghệ chế biến rác thành viên đốt được ước
tính khoảng 230.000đ/tấn - 270.000đ/tấn.
(Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng, 2010).
Chỉ tính riêng chi phí vận hành lò đốt
CTR y tế đối với các bệnh viện có lò đốt, mỗi
tháng bệnh viện tuyến trung ương chi phí
trung bình khoảng 26 triệu đồng, bệnh viện
tuyến tỉnh 20 triệu đồng, bệnh viện huyện 5
triệu đồng. Đối với các bệnh viện thuê Trung
tâm thiêu đốt chất thải y tế vận chuyển và đốt
rác, chi phí khoảng 7.500 đồng/kg.
Chi phí vận hành lò đốt cho xử lý chất
thải cho cụm bệnh viện là khoảng 10.000 15.000 đồng/kg CTR y tế nguy hại. Đối với
một số bệnh viện đa khoa lớn, chi phí cho xử
lý CTR y tế lên tới 100 triệu đồng/tháng.
2.4.2. Ảnh hưởng đến du lịch và nuôi trồng thuỷ sản do chất thải rắn
Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi
trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn
hoá và các địa điểm du lịch, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du lịch.
Các địa danh thu hút khách du lịch như chùa Hương, vịnh Hạ Long, các
bãi biển,... cũng đang gặp phải vấn đề ô nhiễm môi trường do tình trạng
xả rác thải bừa bãi.
Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống đang là một hướng

phát triển kinh tế được nhiều địa phương lựa chọn. Tuy nhiên, vấn đề ô
nhiễm môi trường tại chính các làng nghề đã gây cản trở lớn tới các hoạt
động phát triển du lịch làng nghề, làm giảm lượng khách du lịch,... dẫn


đến giảm nguồn thu từ hoạt động này tại các địa phương có làng nghề.
Các bãi trung chuyển rác lộ thiên và bãi chôn lấp rác không đảm bảo
vệ sinh thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp nuôi trồng thủy sản.
2.4.3. Xung đột môi trường do chất thải rắn Xung đột môi trường xảy ra trong xã hội khi
vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa dung hòa được với nhau. Trong
những năm gần đây, khi xã hội càng phát triển, nhận thức của cộng đồng càng cao, trong
khi đó, lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên vấn đề BVMT và sức khỏe cộng đồng thì số
các vụ xung đột môi trường càng nhiều. Trong quản lý CTR, xung đột môi trường chủ
yếu phát sinh do việc lưu giữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp CTR không hợp vệ sinh.
Những xung đột giữa các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô
nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn hoá,
du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến. Trong quá
trình hoạt động, sản xuất, các làng nghề sản sinh nhiều chất thải rắn gây ảnh hưởng tới
môi trường không những tại nơi diễn ra các hoạt động sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các
vùng lân cận. Chính vì vậy, tại đây đã nảy sinh nhiều vấn đề xung đột môi trường. Xung
đột môi trường giữa các nhóm xã hội trong làng nghề, giữa cộng đồng làm nghề và không
làm nghề, giữa các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp, giữa hoạt
động sản xuất và mỹ quan, văn hoá,...
Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề do CTR. Đây là loại xung đột phổ biến
nhất. Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ
chức sản xuất ngay tại trong nhà mình. Các loại chất thải rắn phát sinh đã ảnh hưởng trực
tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, dẫn đến những khiếu kiện. Xung đột
giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông nghiệp. Trong khi
các cộng đồng làm nghề công nghiệp, thủ công nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động

sản xuất của mình thì các cộng đồng sản xuất nông nghiệp bị tác động của ô nhiễm môi
trường làm cho năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp.
Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các làng sản xuất gạch, ngói, gốm sứ,... Song song
với sự phát triển của làng nghề, diện tích dành cho hoạt động sản xuất của làng nghề ngày
càng được mở rộng thì diện tích nông nghiệp lại càng ngày bị thu hẹp. Xung đột xảy ra
khi người sản xuất khai thác đất sét từ các ruộng lúa, rồi các loại phế phẩm từ gạch ngói,
xỉ than lại bị thải bỏ xuống các ruộng đồng khiến cho ruộng sản xuất nông nghiệp trở
thành bãi rác.
Xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hoá. Việc thải bỏ chất thải rắn của
làng nghề không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa.


Chương 3: Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính độc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác để tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa
chọn các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau: Thành phần tính
chất CTRSH, Tổng lượng CTR cần được xử lý, Khả năng thu hồi sản phẩm và
năng lượng, yêu cầu bảo vệ môi trường. Bao gồm các phương pháp xử lý sau:
3.1. Phương pháp đốt chất thải rắn
Đốt rác là quá trình oxi hóa chất thải ở nhiệt độ cao bằng oxy của không khí,
có thể giảm thể tích chất thải xuống 85 95% . đây là phương pháp kỹ thuật hợp
vệ sinh được áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến. Phương pháp này có những ưu
điểm: Thu hồi năng lượng, XL được các chất thải nguy hiểm có thể đốt được,
nguy cơ ô nhiễm nước ngầm ít hơn chôn lấp rác, XL nhanh và tốn diện tích chỉ
bằng 1/6 so với phương pháp vi sinh. Bên cạch các ưu điểm nổi bật thì phương
pháp này cũng tồn tại những nhược điểm sau: chi phí XL cao và gây ô nhiễm
không khí.
3.2. Phương pháp xử lý sinh học
Phương pháp này bao gồm các phương pháp sau: Ủ rác thành phân Compost,
Ủ hiều khí, Ủ yếm khí.

Ủ rác thành phân Compost: Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương
pháp truyền thống, được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển hay ngay cả
các nước phát triển như Canada. Phần lớn các gia đình ở ngoại ô các đô thị tự ủ
rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ (Compost) để bón cho vườn của
chính mình. Các phương pháp xử lý phần hữu cơ của chất thải rắn sinh hoạt có thể
áp dụng để giảm khối lượng và thể tích chất thải, sản phẩm phân compost dùng để
bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Các loại vi sinh vật
chủ yếu tham gia quá trình xử lý chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và
antinomycetes. Các quá trình này được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ
khí, tùy theo lượng oxy có sẵn.


Ủ hiếu khí: Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào
khoảng 2 thập kỷ gần đây, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc,
Việt Nam. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu
khí đối với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô
thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành đioxitcacbon (CO 2). Thường thì chỉ sau
2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khỏang 450C và sau 6 7 ngày đạt tới 70 750C.
nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn
hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy khí diễn ra khá
nhanh, chỉ sau khoảng 2 4 tuần là rác được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn
gây bệnh và côn trùng bị phân hủy do nhiệt độ ủ tăng cao. Bên cạnh đó, mùi hôi
cũng bị hủy nhờ quá trình phân hủy yếm khí. Độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở 40
50%, ngoài khoảng này quá trình phân hủy đều bị chậm lại.


Ủ yếm khí: Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu ở quy
mô nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí.
Công nghệ này không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó có
những nhược điểm sau: Thời gian phân hủy lâu, thường là 4 12 tháng; Các

vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy
thấp; Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy là khí methane và khí
sunfuahydro gây mùi khó chịu.
3.3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn
3.3.1. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải
rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp
sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối
cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một
số khí như CO2, CH4.
Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là
phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất
lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý
rác thải. Thí dụ ở Hoa Kỳ trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương
pháp này; hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản… Người ta cũng hình thành các bãi
chôn lấp rác vệ sinh theo kiểu này.
Các ưu điểm của phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh: Có thể xử lý một lượng
lớn chất thải rắn; Chi phí điều hành các hoạt động của BCL không quá cao; loại
được côn trùng, chuột bọ, ruồi, muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở; Các hiện tượng
cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra còn giảm thiểu được mùi hôi
thối gây ô nhiễm môi trường không khí; giảm ô nhiễm môi trường nước ngầm và
nước mặt; BCL sau khi đóng cửa được sử dụng làm công viên, làm nơi sinh sống
hoặc các hoạt động khác; có thể thu hồi khí gas phục vụ phát điện hoặc các hoạt
động khác; BCL là phương pháp xử lý CTR rẻ tiền nhất đối với những nơi có thể
sử dụng đất; Chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn các phương pháp khác; BCL hợp vệ
sinh là một phương pháp xử lý chất thải rắn triệt để không đòi hỏi các quá trình xử
lý khác như xử lý cặn, xử lý các chất không thể sử dụng, loại bỏ độ ẩm (trong các
phương pháp thiêu rác, phân hủy sinh học…)
Nhược điểm: Các BCL đòi hỏi diện tích đất đai lớn; Cần phải có đủ đất để

phủ lấp lên chất thải rắn đã được nén chặt sau mỗi ngày; Các lớp đất phủ ở các
BCL thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa; Đất trong BCL đã đầy có thể bị
lún vì vậy cần được bảo dưỡng định kỳ; Chôn lấp thường tạo ra khí methane hoặc
hydrogen sunfite độc hại có khả năng gây nổ hay gây ngạt. Tuy nhiên, người ta có
thể thu hồi khí methane có thể đốt và cung cấp nhiệt.


Ở Việt Nam, ngoài một phần rất nhỏ xử lý CTR đô thị bằng phương pháp làm
phân vi sinh- Compost, phương pháp đổ bỏ chất thải bằng phương pháp chôn lấp
là phổ biến. phương pháp thiêu đốt đang áp dụng cho chất thải nguy hại y tế và
một phần công nghiệp. như vậy có thể nói ở nước ta kỹ thuật xử lý chất thải đô thị
chưa cao. Phương pháp xử lý CTR bằng chôn lấp hở, đổ bãi vẫn phổ biến ở việt
nam. Phương pháp này có các nhược điểm sau:
+ Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt
gặp chúng.
+ Khi đổ thành đống rác thải sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại động vật
gặm nhấm, các loại côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi nảy nở gây nguy
hiểm cho sức khỏe con người.
+ Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ rỉ nước tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt
và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn
nước mặt.
+ Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối. Mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy
ngầm” hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến hiện
tượng ô nhiễm không khí.
Có thể nói đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc
thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp
này lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và
quỹ đất khan hiếm thì nó sẽ trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược

điểm nêu trên.
3.3.4. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh


Một BCL rác hợp vệ sinh, ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toànvệ sinh còn phải tuân thủ những quy định nhằm bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc
thu gom và xử lý triệt để nước rác. Bởi vậy, muốn đạt được mục tiêu đề ra thì cá
nhân, tổ chức chịu trách nhiệm phải tuân thủ các quy định từ khâu thiết kế, vận
hành, giám sát môi trường tại BCL rác. Về thiết kế phải tuân thủ các quy định như
hệ số thẩm thấu của đáy bãi, hệ thống đường ống thu gom nước rác, hệ thống lót
đáy chống thấm, hệ thống kiểm soát nước mặt, hệ thống kiểm soát khí thải, hệ
thống bờ bao,… về quy trình chôn lấp cần phải tuân thủ các quy trình thiết lập
giếng quan trắc nước ngầm, nước mặt, không khí… và thực hiện xử lý nước rác rò
rỉ đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường. các hợp CHC trong rác thải bị phân hủy với
sự trợ giúp của nấm và vi sinh trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nhưng thiếu oxy và
ánh sáng (yếm khí) trong bãi chôn lấp đã tạo ra dung dịch và hòa tan các chất ô
nhiễm hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn gây bệnh … gọi là nước rác rò rỉ. lượng và thành
phần nước rác không những phụ thuộc vào đặc điểm, thành phần rác thải mà còn
phụ thuộc vào kỹ thuật xây dựng, phương pháp vận hành, tuổi BCL, điều kiện thời
tiết và yếu tố địa chất.

Kết luận
Vấn đề chất thải rắn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một
trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường. bên cạnh sự phát
triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển đô thị và các khu công
nghiệp sẽ phát sinh chất thải rắn của công nghiệp, bệnh viện và rác thải đô
thị.
Nếu khôngđược xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người thải ra
môi ngfcos thể gây ra nhiều bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm,
phá hoại đến cả môi trường… tác nhân gây nguy hại môi trường của chất
thải rắn là rất lớn. vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải

pháp quản lý và xử lý chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa
học trong và ngoài nước, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn
đến môi trường sống, vì sức khỏe của con người và toàn xã hội.



×