Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chương 1 mở đầu khái quát chung về protein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.66 KB, 5 trang )

Quang hợp

Lá cây: nơi thực hiện quá trình quang hợp ở thực vật.

Quang hợp là quá trình thu nhận năng lượng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một
số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng như làm nguồn thức ăn cho
hầu hết các sinh vật trên Trái đất. Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang
dưỡng (sống nhờ nguồn năng lượng do quang hợp) thường là những mắt xích đầu tiên;
nghĩa là các sinh vật còn lại đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu
cầu dinh dưỡng của chúng. Do vậy, quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc
nhất trên Trái đất, vì nó tạo năng lượng cho sự sống trong sinh quyển. Quá trình quang


hợp cũng sản sinh ra khí ôxy, tạo nên một bầu khí quyển chứa nhiều ôxy cho Trái đất,
một bầu khí quyển vốn dĩ chỉ chứa nitơ và cácbônic trước khi có sinh vật quang dưỡng.

Ở thực vật, quá trình quang hợp chủ yếu được thực hiện nhờ diệp lục (chlorophyll nghĩa
là màu xanh lục). Sắc tố này thường chứa trong các bào quan gọi là lục lạp. Mặc dù, hầu
hết các phần của nhiều loài thực vật đều có màu xanh, năng lượng của quá trình quang
hợp chủ yếu được thu nhận từ lá. Một số loài vi khuẩn quang dưỡng không sử dụng
chlorophyll của thực vật (tảo và cyanobacteria) mà dùng một sắc tố tương tự gọi là
bacteriochlorophylls và quá trình quang hợp của các vi khuẩn không sản sinh ôxy.

Lịch sử

Các sinh vật đầu tiên trên Trái đất xuất hiện cách đây khoảng 3,5 - 4 tỉ năm tổng hợp thức
ăn cho chúng từ những vật chất vô cơ bằng sự hóa tổng hợp (chemosynthesis), tức là lấy
năng lượng từ các phản ứng hóa học từ các chất vô cơ như H2, NH4, H2S. Ngày nay, các
sinh vật này vẫn còn tồn tại trong những môi trường rất đặc biệt như trong các hố xí, suối
nước nóng có lưu huỳnh và các miệng núi lửa trên các sàn đại dương, được gọi là các
sinh vật yếm khí. Sau đó xuất hiện nhóm sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng ánh


sáng mặt trời để tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ phức tạp, sự quang tổng hợp
(photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học,
chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sinh vật quang hợp đầu tiên
này không tạo ra ôxy.


Về sau một số sinh vật có khả năng sử dụng nước cho sự quang hợp, tạo ra O2, dần dần
tích tụ trong khí quyển, một số sinh vật tiến hóa khác có khả năng sử dụng O2 xúc tác
trong các phản ứng để giải phóng năng lượng trong các phân tử thức ăn. Quá trình này
được gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO2 và H2O
tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O2 sinh ra từ sự
quang hợp.

Cả 2 loại sinh vật này được gọi chung là sinh vật tự dưỡng-tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật
chất vô cơ, phân biệt với sinh vật dị dưỡng phải lấy thức ăn hữu cơ từ môi trường chung
quanh, chúng tiêu thụ các sinh vật tự dưỡng.

Ý nghĩa

Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại
những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không
khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.

Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:




Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ
là tinh bột là đường glucozo.




Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.



Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2
và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.

Các giai đoạn chính của quá trình quang hợp :



Pha sáng: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã
được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và
NADPH

Nơi diễn ra pha sáng là màng Tilacoid




Cách thức tiến hành: Trong pha sáng diễn ra quá trình quang phân ly nước (phân
tử nước bị phân ly dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp
thụ). Quá trình quang phân ly này diễn ra tại xoang của Tilacôit theo sơ đồ phản
ứng sau:

2H2O ------> 4H + 02


Các electron xuất hiện trong quá trình quang phân ly nước đền bù lại các electron của
diệp lục a bị mất khi diệp lục này tham gia truyền electron cho các chất khác. Các proton
đến khử NADP+ (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat dạng ôxi hoá) thành dạng khử
(NADPH)



Sản phẩm của pha sáng gồm có : ATP, NADPH và ôxi



2Pha tối: Pha tối(pha cố định CO2) diễn ra trong chất nền strôma của lục lạp



×