Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

kiểm tra giữa kỳ môn Tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152 KB, 17 trang )

KIỂM TRA GIỮA KỲ
Môn: Tài chính quốc tế
Đề bài: Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế.
Liên hệ tới thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở Việt Nam
Bài làm:
I/ Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc
tế
1. Phương thức ứng trước – Advanced Payment
Phương thức ứng trước là phương thức thanh toán trong đó người mua
chấp nhậ giá hàng của người thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn
(không huỷ ngang ), nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được
người bán gửi đi.
• Đặc điểm:
- Ngay sau khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng, sau 1
thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc trả trước.
- Phương thức này bản chất là việc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà
xuất khẩu, hoạc nhằm bảo vệ thực hiện hợp đồng cho nhà xuất khẩu.
• Ưu điểm :
 Đối với nhà nhập khẩu:
- Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì
một lý do nào đó không muốn giao hàng.
- Do thanh toán trước, nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà
xuất khẩu để được giảm giá.
- Do thanh toán trước nên nhà nhập khẩu tránh được rủi ro tỷ giá.
1
 Đối với nhà xuất khẩu:
- Do được thanh toán trước nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ
phía nhà nhập khẩu.
- Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
- Do nhận được tiền thanh toán trước nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất
khẩu được tăng cường.


- Nếu thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể chuyển hoá ngay
sang nội tệ để trang trải các chi phí và tránh được rủi ro tỷ giá.
• Nhược điểm:
 Đối với nhà nhập khẩu:
- Do phải thanh toán trước, nên nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về
tài chính. Nếu hàng hoá đến chậm hoặc bị khiếm khuyết áp lực càng tăngđồng
thời làm cho lợi nhuận có thể giảm.
- Sau khi nhận được tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng
giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng, thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi
ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp dồng hay một
dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng xuất khẩu.
- Luật pháp quốc gia: Nhà nhập khẩu phải chắc chắn được phép thanh toán
cho người bán (ở nước ngoài) trước khi hàng hoá được nhập khẩu vào trong
nước. Chính sách quản lý ngoại hối ở một số nước cấm không cho nhà nhập
khẩu làm điều này, bởi vì ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài trong khi giá trị hàng
hoá dối ứng lại chư achuyển vào trong nước.
 Đối với nhà xuất khẩu:
- Sau khi đặt hàng, nhà nhập khẩu không thực hiện chuyển tiền trước,
trong khi đó hàng hoá đã được nhà xuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể
phải chịu chi phí quản lý, chi phí lưu kho,tiền bảo hiểm hoặc nếu như hàng hoá
đã gửi đi thì phải chở hàng hoá quay về và phải tìm khách hàng mua khác rất
tốn kém hay phải giảm giá bán.
2
- Người hưởng lợi bảo hiểm phải là người nhập khẩu ngay cả khi nhà xuất
khẩu mua bảo hiểm hàng hoá.
2. Phương thức ghi sổ (Open account)
Phương thức ghi sổ là phương thức trong đó người bán mở một tài khoản
hoặc một quyển sổ để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoàn thành giao
hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ có thể là tháng, quý hoặc năm người mua
trả tiền cho người bán

• Ðặc điểm:
- Ðây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của các Ngân
hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán.
- Chỉ mở tài khoản đơn biên giữa bên mua và bên bán, không mở tài khoản
đa song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản chỉ là để
theo dõi, không có giá trị quyết toán giữa hai bên.
- Dùng chủ yếu trong mua bán hàng đổi hàng hay cho các chuyến hàng
thường xuyên, định kỳ trong một thời gian nhất định.
- Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng bán trả tiền
ngay (chênh lệch là do yếu tố lãi suất và rủi ro tín dụng )
• Ưu điểm đối với các bên tham gia:
 Đối với nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu chỉ phải trả tiền khi nhận được hàng hoá và chấp nhận
hàng hoá.
- Nhà nhập khẩugiảm được áp lực tài chính do được thanh toán chậm
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ thì nhà nhập khẩu có thể
được lợi khi ngoại tệ giảm giá
3
 Đối với nhà xuất khẩu:
- Là phương thức thanh toán đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, thường
được thực hiện khi các đối tác tín nhiệm nhau và các rủi ro trong thanh toán ít
phát sinh.
- Do chi phí bán hàng thấp nên khả năng cạnh tranh từ giảm giá bán sẽ
tăng, thu hút thêm khách hàng mới với số lượng lớn, tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Vì không có sự tham gia của ngân hàng trong khâu xử lý chứng từ nên
cả nhà xuát khẩu và nhà nhập khẩu đều giảm được chi phí cho thủ tục giấy tờ,
giảm được chi phí giao dịch. Song toàn bộ rủi ro trong khâu thanh toán thuộc về
người bán
• Nhược điểm:

 Đối với nhà nhập khẩu:
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi
ro tỷ giá khi ngoại tệ lên giá. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể ký một
hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn với ngân hàng.
- Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng thời
gian, không đúng chủng loại và chất lượng.
 Đối với nhà xuất khẩu:
- Sau khi nhận hàng hoá, nhà nhập khẩu có thể không hay không thể
thanh toán hoặc trì hoãn kéo dài thời gian thanh toán. Về lý thuyết cho dù quyền
sở hữu hàng hoá có thể được bảo lưu, nhưng thực tế nhà xuất khẩu khó kiểm
soát được hàng hoá một khi đã chuyển cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra nhà nhập
khẩu có thể gây ra tranh chấp về chất lượng hoặc khiếu nại về sự khiếm khuyết
hay thiếu hụt hàng hoá để yêu cầu giảm giá. Trước tình hình này nhà xuất khẩu
có ba cách lựa chọn : giảm giá, tìm đối tác mua khác hoặc chở hàng quay về
4
nước. Để phòng ngừa rủi ro này nhà xuất khẩu phải mua bảo hiểm tín dụng
hoặc yêu cầu nhà nhập khẩu cấp thư tín dụng dự phòng.
- Nếu hoá đơn thanh toán ghi bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro
tỷ giá khi ngoại tệ giảm giá. Để tránh rủi ro này, nhà xuất khẩu có thể ký một
hợp đồng kỳ hạn với ngân hàng để bán ngoại tệ kỳ hạn.
- Nhà xuất khẩu phải gánh chịu chi phí kiểm soát tín dụng và thu tiền.
3. Phương thức chuyển tiền (Remittance)
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán , trong đó khách hàng
(người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình , chuyển một số tiền nhất
định cho người thụ hưởng tại một địa điểm xác định và trong một thời gian nhất
định.
Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách:
- Chuyển tiền bằng điện (TT: Telegraphic Transfer Remittance)
- Chuyển tiền bằng thư (MTR: Mail Tranfer Remittance)
Hai cách chuyển tiền khác nhau ở chỗ chuyển tiền bằng điện nhanh hơn

chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.
• Đặc điểm:
- Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của
nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ
hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường
hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ
giá hối đoái của nước đó.
5
- Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu
dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước
vận tải, bảo hiểm, bồi thường...
- Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua
đại lý của mình ở nước người thụ hưởng. Người mua sẽ chuyển tiền của mình
thông qua ngân hàng đó cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng
(tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).
Hình thức này có rủi ro hơi cao
• Ưu điểm:
- Phương thức này có thủ tục thanh toán đơn giản, tương đối nhanh
- Dễ dàng được lựa chọn làm phương thức thanh toán cho các bên.
• Nhược điểm:
- Theo phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, việc nhận
được tiền thanh toán hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên
và những thoả thuận về mốc thời gian giá trị thanh toán…
- Quyền lợi của các bên đều có thể bị ảnh hưởng khi có những trục trặc
trong giao dịch hoặc xảy ra tranh chấp. Chỉ nên sử dụng phương thức này khi
các bên hiểu biết nhau khá tốt, uy tín của các bên cao, đã có mối quan hệ làm ăn
với nhau lâu dài, tốt đẹp.
4. Phương thức nhờ thu (Collection of payment )
Phương thức nhờ thu là phương thức trong đó người xuất khẩu sau
khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác

cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối
phiếu do mình lập ra.
6

×