Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÁC ĐỘNG của BIẾN đổi KHÍ hậu đối với bà rịa VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.39 KB, 6 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI BÀ RỊA- VŨNG TÀU
Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Long,Trần Thị Xuân Thủy-Trung tâm Phát triển Xã hội
và Môi trường vùng CERSED
------------------------------------------------------------------------------------------------------1.Giới thiệu chung
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Biến đổi khí
hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực
theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm (IPCC,2007 [6]).. Những biến đổi này
được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời, và gần đây có thêm hoạt
động của con người. BĐKH trong thời gian thế kỷ 20 đến nay được gây ra chủ yếu do
con người, do vậy thuật ngữ BĐKH (hoặc còn được gọi là sự ấm lên toàn cầu-global
warming) được coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện đại

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và
Metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của BĐKH, đặc biệt kể từ 1950 khi thế giới đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử
dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng
chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang
các vùng đất ngập nước chứa than bùn..
Bà Rịa- Vũng Tàu cũng không tránh khỏi sự đe dọa của BĐKH. Để có thể xây dựng
Định hướng chiến lược phát triển bền vững BR-VT đến 2020, những dự báo tác động
của BĐKH là việc làm bức xúc. Mặc dù vậy, những dự báo dưới đây chưa thể có độ
chính xác cao mà chỉ mang tính nhận diện vấn đề. Để dự báo tốt cần triển khai đề tài
nghiên cứu đánh giá thích hợp.
2. BĐKH ở Việt Nam – cơ sở của dự báo đối với BR-VT
Một số phác thảo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo BĐKH
toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nôi tháng 2/2008, được trình bày
tóm tắt dưới đây.
Bảng 1.Thông báo Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990)
1



Năm
Nhiệt độ tăng thêm(0C)
2010
0,3-0,5
2050
1,1-1,8
2100
1,5-2,5
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1]. Chú ý rằng
khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương

Mực nước biển tăng thêm (cm)
9
33
45
số liệu trên chưa tính đến tính ì của

Bảng 2.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm
1990)
Năm

Tây
Bắc

Đông
Bắc

Đồng
bằng
BB

2050
1,41
1,66
1,44
2100
3,49
4,38
3,71
Nguồn:Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1].

Bắc
Trung
Bộ
1,68
3,88

Nam
Trung
Bộ
1,13
2,77

Tây
nguyên

Nam
Bộ

1,01
2,39


1,21
2,80

Bảng 3. Kịch bản nước biển dâng ở Việt Nam so với năm 1990
Kịch bản / năm
2050
2100
A1F1
13,7
39,7
A2
12,5
33,1
A1B
13,3
31,5
B2
12,8
28,8
A1T
12,7
27,9
B1
13,4
26,9
Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, 2008 [1] chú ý số liệu chưa tính đến biên độ sụt hạ địa chất
địa phương
Tính trung bình của cả 6 kịch bản thì đến cuối thế kỷ 21 nhiệt đô có khả năng tăng
thêm 2,80C, mực nước biển dâng cao thêm 37cm chưa tính đến sự tan băng mà chỉ tính

đến sự dãn nở nước đại dương.IPCC cũng dự báo rằng cuối thế kỷ 21 mực nước biển
có thể tăng thêm tối đa 81 cm [6]. Tuy nhiên các nhà khoa học Anh cho rằng con số đó
chưa phản ánh đúng, nước biển cuối thế kỷ 21 có thể tăng thêm đến 163 cm- tức là gấp
đôi số liệu dự báo của IPCC.
Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam:
Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam
Nhiệt độ ở các vùng ven biển tăng chậm hơn các vùng sâu hơn trong lục địa
Đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ có thể tăng thêm từ 4,0 đến 4,50C theo kịch bản cao nhất
và 2,0 đến 2,20C theo kịch bản thấp nhất
Biên độ dâng cao mực nước biển ở nước ta là khá lớn theo tất cả các kịch bản, măc dù
vậy vẫn chỉ là tương đương hoặc thấp hơn chút ít so với dự báo của IPCC năm 2007
2


- BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino, làm giảm đến 20-25% lượng mưa ở khu vực
miền Trung-Tây Nguyên, gây ra hạn hán không chỉ phổ biến và kéo dài mà thậm chí
còn gây khô hạn thời đoạn ngay trong thời gian El Nino. Tác động này ở Nam Trung
Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên lớn hơn Nam Tây Nguyên[5].
Những nhận định trên đây là cơ sở để nhận diện một số tác động của BĐKH đối với Bà
Rịa - Vũng tàu
3. Phác thảo tác động của BĐKH đối với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Chuyển sang trạng thái bán khô hạn và các hệ lụy
Tăng nhiệt độ đến 2,80C, khô hạn hóa là những cảnh báo có nhiều tin cậy đối với tỉnh
nhà. Điều này cũng đã được Nguyễn Đình Hòe và Đặng Đình Long phân tích gần đây
[4].Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu mưa và bốc hơi hơn 30 năm qua, cũng như sự
xuất hiện cảnh quan bán khô hạn ở một số vùng trong tỉnh, các tác giả này chứng minh
BR-VT đã chớm chuyển sang trạng thái bán khô hạn. BR-VT là tỉnh thuộc loại cực kỳ
thiếu nước. Nếu tính theo chuẩn cấp nước cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuât 2500
m3/người/năm là bền vững thì khả năng cung cấp của nguồn tài nguyên nước BR-VT
hiện nay chỉ đạt 35,7%. Xu thế bán khô hạn sẽ tiếp tục gia tăng do BĐKH.

Khô hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất nông nghiệp giảm sút. Nhiều loại
dịch bệnh cây trồng của vùng khí hậu nóng Tây Nam Bộ sẽ có khả năng xâm lấn vào
tỉnh (rầy trắng, vàng lùn-lùn xoắn lá…); các giống cây trồng ưa nước sẽ không cho
năng suất và bị các loài ưa khô hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảng các hệ sinh thái
nông nghiệp bản địa. Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạm dụng phân bón hóa
học và hóa chất bảo vệ thực vật, làm cho đất bị suy thoái và chất lượng nông sản không
cao. Bọ dừa Brontispa sp.vốn ưa mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ có nhiều cơ hội tấn công
và làm mất năng suất dừa của BR-VT.
Thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt dẫn đến việc khai thác quá mức và
không thể kiểm soát môi trường của việc khai thác nước ngầm. Hiện tượng nhiễm mặn
3


và ô nhiễm nước ngầm gia tăng. Mỏ nước ngầm Bà Rịa- nguồn cung cấp nước chủ yếu
hiện nay của tỉnh vốn nằm ngay sát biên mặn (1mg/lit), có nhiều khả năng bị nhiễm
mặn và tiến tới mất khả năng cấp nước.Thiếu nước sinh hoạt dẫn đến nhiều loại bệnh
mới có khả năng phát triển như tiêu chảy, thương hàn, bệnh ngoài da do phải sử dụng
nước không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên các bệnh liên quan đến muỗi như sốt rét,
sốt xuất huyết là những dịch bệnh chủ yếu hiện nay có thể giảm bớt. .

Những thách thức ở vùng bờ
Dâng cao mực nước biển với biên độ như được trình bày ở bảng 2&3 là một thảm hoạ
đối với vùng bờ BR-VT. Phần đất liền vùng bờ có tổng diện tích 720,04 km2, chiếm
36,46% diện tích toàn tỉnh (1975,14 km2); Dân số của vùng bờ chiếm khoảng 55% dân
số toàn tỉnh; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,66‰; Tổng giá trị kinh tế vùng bờ năm
2003 chiếm khoảng 64% giá trị kinh tế toàn tỉnh không kể dầu khí.[8].
Sự tẩy trắng san hô xuất hiện rải rác có thể do ô nhiễm môi trường hoặc khai thác sinh
vật rạn quá mức, tuy nhiên sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước
biển tăng nhiệt độ nhanh, kèm theo là sự suy thoái tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực
tím xuống mặt đất và axit hoá nước biển do nồng độ cao của khí CO2 - loại khí chủ yếu

gây ra hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân chính của việc xuất hiện hiện tượng tẩy trắng
san hô trên quy mô rộng. Nhiều nhà khoa học cảnh báo nếu con người không hành
động gấp để kiểm soát biến đổi khí hậu thì đến khoảng 2050 san hô sẽ bị huỷ diệt trên
quy mô toàn cầu [7]. Điều đó thực sự là một thảm hoạ, vì nếu không còn san hô thì
nguồn lợi thủy sản – thế mạnh của tỉnh nhà và đồng thời là nguồn sống của hàng vạn
dân BR-VT sẽ bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Xói lở bờ biển và nguy cơ ngập chìm vùng đất thấp ven bờ là một đe dọa nguy hiểm.
Theo kịch bản dâng cao mực nước biển Việt Nam (bảng 1), đến 2050 nước biển sẽ
dâng cao thêm 33 cm, theo quy luật động lực sóng, chiều rộng bãi biển cát bị xói lở sẽ
là 330 m- 3300 m, có nghĩa là một phần lớn dải đất thấp ven bờ phía Đông của tỉnhnơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch và nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, nơi cư trú
của hàng vạn hộ gia đình sẽ bị sóng phá hủy[2]. Tình trạng còn có thể nguy hiểm hơn
nếu mực nước biển dâng cao thêm 1,0m theo dự báo của các nhà khoa học Anh. Vùng
đất thấp dọc sông Thị Vải, nơi tập trung các khu công nghiệp của tỉnh thậm chí còn bị
đe dọa trầm trọng hơn vì định vị trên vùng sụt hạ địa chất.
Những thành công trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo của tỉnh nhà có thể bị BĐKH làm
sút giảm, thậm chí có thể xóa sạch. Hơn thế nữa, việc di dân tái định cư cho hàng vạn
hộ gia đình là thách thức lớn không chỉ về quỹ đất lúc đó đã trở nên hạn hẹp, kinh phí
lớn mà còn làm xáo trộn sinh kế của khoảng 50% dân số cả tỉnh đang cư trú ở vùng bờ,
không ít trong số đó lại tái nghèo.

4


Ảnh vệ tinh chup nghiêng tỉnh BR-VT cho thấy thành phố Vũng Tàu và vùng công
nghiệp dọc sông Thị Vải sẽ có nguy cơ chìm ngập dưới tác động của mực nước biển
dâng cao. (Nguồn Google Earth, 2008)
Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội
Đó là theo đuổi một lộ trình tăng trưởng kinh tế cacbon thấp nhờ chuyển giao công
nghệ, sử dụng các cơ chế tài chính sáng tạo như CDM (cơ chế phát triển sạch), bán
quyền phát thải khí nhà kính cho các nước công nghiệp phát triển, tìm kiếm tài trợ quốc

tế cho các chương trình bảo vệ và phát triển rừng…BĐKH còn là cơ hội cho kinh tế
biển phát triển nếu có quy hoạch đúng đắn (vận tải biển, dịch vụ hàng hải, du lịch
biển…)
4. Định hướng chung trong ứng phó với BĐKH ở Bà Rịa- Vũng Tàu
Phần lớn các địa phương ở nước ta, nhất là các tỉnh ven biển trong đó có BR-VTchưa
nhận diện đầy đủ mối đe doạ của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu chưa thực sự được
tính toán và lồng ghép vào các quy hoạch phát triển của tỉnh cũng như của các ngành,
các địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng nặng nề. Các quy hoạch ngành và địa
phương vẫn tiếp tục đổ tiền của ra vùng đất thấp ven bờ, các khu đô thị mới, khu công
nghiệp vẫn tiếp tục được đổ đất lấn biển mà không có quy hoạch thích hợp. Những
ngành nhạy cảm và có nguy cơ chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu như nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mặn - lợ, du lịch biển, công nghiệp, đô thị vùng bờ chưa
tính kỹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Những tác động tiêu cực cấp 2 như
nghèo đói gia tăng, tị nạn môi trường trên diện rộng, xung đột tranh chấp tài nguyên và
đất sống, xung đột sinh thái cũng chưa được nghiên cứu dự báo.

5


Vì thế việc cần làm sớm là nghiên cứu xác định tác động của BĐKH và điều chỉnh lại
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, biến thách thức của BĐKH thành cơ
hội mới cho phát triển.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Khắc Hiếu. Tổng quan về các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu và kết quả
Hội nghị Liên Hợp Quốc về BĐKH ở Bali.Báo cáo tại Hội thảo BĐKH toàn cầu và ứng
phó của Việt Nam. Hà Nội 26-29/2/2008
2. Nguyễn Đình Hoè. Phát triển Du lịch vùng bờ Bà Rịa-Vũng Tàu với nguy cơ biến
đổi khí hậu toàn cầu. Du lịch Việt Nam số 2/2008
3. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Ngọc Sinh. Biến đổi khí hậu và an ninh quốcgia. Báo
cáo tại hội thảo “Biến đổi khí hậu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam”, Hà Nội 2629/2/2008

4. Nguyễn Đình Hòe, Đặng Đình Long. Nguy cơ thiếu hụt tài nguyên nước cho phát
triển bền vững Bà Rịa- Vũng Tàu. Tạp chí KH&CN Bà Rịa- Vũng Tàu số 1/2008
5. Nguyễn Đức Ngữ. Biến đổi khí hậu và khô hạn, hoang mạc hóa. Báo cáo tại Hội
thảo BĐKH toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam, Hà Nội, 26-29/2/2008
6. IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on
Climate Change. />7. Buchheim, J. CoraReefBleaching. />8.. UBND Bà Rịa- Vũng Tàu.Chiến lược Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh BR-VT, Vũng
Tàu, 2005
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

6



×