Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MÔ tả CÔNG VIỆC của GIÁM đốc điều HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.92 KB, 11 trang )

Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng
giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

Mô tả công việc của giám đốc điều hành
"Tính chất công việc của Giám đốc" là tác phẩm chủ yếu của Henry Míntzbert và là
tác phẩm kinh điển của trường phái nghiên cứu vai trò Giám đốc. Cuốn sách nêu lên
một cách toàn diện những đặc điểm công việc của Giám đốc, vai trò mà Giám đốc
đảm nhiệm, những thay đổi trong công việc của Giám đốc, những loại hình chức vụ
của Giám đốc bí quyết nâng cao hiệu quả.
Henry Mintzberg là một nhà quản lý người Canada, thuộc trường phái nghiên cứu
về vai trò của Giám đốc trong khoa học quản lý phương Tây. Ông là giáo sư trường
Đại học Mc. Kenzie (Canada), ủy viên ban biên tập của nhiều Tạp chí nổi tiếng về
quản lý, đồng thời cũng là ủy viên Hội nghiên cứu của Hoàng gia Canada.
Các tác phẩm của ông gồm có: “Tính chất công việc của Giám đốc”, "Quyền lực bên
trong và bên ngoài của tổ chức", "Xây dựng và quyết sách chiến lược", "Sự hình
thành chiến lược và tổ chức".
Henry Mintzberg lấy vai trò mà Giám đốc đảm nhiệm làm Trung tâm để phân tích
chức năng và công việc của Giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. "Giám đốc"
mà ông gọi ở đây là người phụ trách chủ yếu trong một tổ chức chính thức hoặc một
đơn vị của tổ chức đó và là người có chức vị, có quyền lực chính thức.
Những đặc điểm về công việc của Giám đốc
Theo Henry Mintzberg, công việc của bất kỳ Giám đốc nào đều có 6 đặc điểm: Khối
lượng công việc rất lớn, nhịp độ khẩn trương, công việc của Giám đốc luôn gấp gáp,
đa dạng và lặt vặt, đặt công việc thực tế lên vị trí ưu tiên, thích sử dụng phương
thức nói miệng, coi trọng mối liên hệ tin tức với bên ngoài và bên dưới, sự kết hợp
giữa quyền lực và trách nhiệm.
Vai trò của Giám đốc
Người đại diện của tổ chức
Đây là vai trò đơn giản nhất cơ bản nhất mà Giám đốc đảm nhiệm. Họ phải thực
hiện nhiều chức trách, có một số mang tính hành chính, một số mang tính cổ vũ lòng
người. nhưng đều là những việc có liên quan đến quan hệ giữa người với người,


không liên quan đến việc xử lý thông tin quan trọng và ra quyết định quản lý.
Người lao động
Giám đốc là thủ trưởng chính thức của một tổ chức, chịu trách nhiệm động viên và
dẫn dắt cấp dưới, bao gồm việc thuê dùng, huấn luyện, đánh giá, đãi ngộ, đề bạt,
biểu dương, can thiệp và cho thôi việc. Sự thành công hay thất bại của tổ chức là do
tâm sức và khả năng nhìn xa trông rộng của Giám đốc quyết định.


Người liên lạc
Giám đốc thông qua các kênh chính thức, thiết lập và duy trì mối liên hệ của tổ chức
với những cá nhân và đoàn thể ở ngoài tổ chức, sau đó lại thông qua vai trò người
phát ngôn, người truyền bá thông tin và người đàm phán để phát triển hơn nữa mối
quan hệ ấy và nhận thức được những điều bổ ích những thông tin mà mối liên hệ ấy
tạo ra.
Người tiếp nhận thông tin
Những thông tin mà Giám đốc nhận được bao gồm: những thông tin mang tính
nghiệp vụ trong nội bộ, thông qua các báo cáo của cấp dưới, sự quan sát đối với
hoạt động của tổ chức, những thông tin về các sự kiện ở bên ngoài như thông tin về
khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, người cung cấp, biến động của thị trường...
những ý kiến và phương hướng, các loại sức ép, ví dụ đề nghị của cấp dưới và yêu
cầu của những người ngoài tổ chức, ý kiến của thành viên hội đồng quản trị và
những lời chất vấn của các tổ chức xã hội...
Người truyền bá thông tin
Giám đốc phải truyền bá những thông tin từ bên ngoài cho tổ chức của mình và
truyền bá những thông tin nội bộ từ nhân viên cấp dưới này đến nhân viên cấp dưới
khác.
Người phát ngôn
Vai trò truyền bá thông tin của Giám đốc là vai trò trong nội bộ tổ chức. Còn vai trò
người phát ngôn là vai trò đối ngoại. Đó là việc truyền bá những thông tin của tổ
chức cho những cơ quan và những cá nhân ngoài tổ chức.

Nhà doanh nghiệp
Họ là người khởi xướng và thiết kế nhiều cải cách của tổ chức trong phạm vi quyền
hạn của mình. Khái niệm “nhà doanh nghiệp" ở đây bao gồm toàn bộ công tác quản
lý có liên quan đến những biến đổi tròng một tổ chức sẵn có hoặc một tổ chức mới
thành lập.
Người khắc phục khó khăn
Trong vai trò nhà doanh nghiệp. Giám đốc cần chủ động tập trung sự chú ý vào việc
đổi mới tổ chức. Trong vai trò khắc phục khó khăn, Giám đốc phải xử lý những tình
huống ngoài ý muốn và những biến đổi hàm chứa các nhân tố không điều khiển
được. Hai vai trò này là hai bộ phận trong một thể thống nhất liên tục của việc ra
quyết định quản lý. Giữa hai vai trò ấy có một khoảng cách không rõ ràng lắm, đồng
thời có liên quan đến sự phán đoán và quan điểm của cá nhân.
Người phân phối nguồn lực
Vai trò này gồm 3 phần:
* Sắp xếp thời gian của bản thân: Sắp xếp công việc: thiết lập một chế độ làm việc


của tổ chức: làm việc gì, ai làm, thông qua tổ chức nào để làm... Đó là một vấn đề
quan trọng trong việc phân phối nguồn lực.
* Giám đốc phải là người giữ quyền phê chuẩn mọi quyết định quan trọng để đảm
bảo cho việc phối hợp các quyết định đó khiến cho các quyết định đó bổ sung cho
nhau, không trái ngược với nhau và lựa chọn được phương án tốt nhất trong tình
hình nguồn lực có hạn.
* Người đàm phán: Đàm phán là trao đổi nguồn lực. Nó đòi hỏi người tham gia đàm
phán phải có đủ quyền lực chi phối nguồn lực và nhanh chóng quyết định vân đề.
10 vai trò nói trên của Giám đốc là một thể thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau,
không thể tách rời nhau.
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác của Giám đốc?
1. Cùng với cấp dưới chia sẻ thông tin
Cấp dưới khó có được thông tin đầy đủ và phải dựa vào Giám đốc để có được một

số thông tin như ý tưởng mới của khách hàng, xu hướng của nhà cung cấp, sự biến
đổi của hoàn cảnh xung quanh... Thông tin có thể truyền đạt bằng miệng hoặc văn
bản. Tuy nhiên, cần cân nhắc lợi hại giữa việc nâng cao hiệu quả quản lý với những
rủi ro mà việc hết lộ thông tin có thể dẫn đến để quyết định mức độ và nội dung
truyền đạt thông tin một cách thích hợp.
2. Tự giác khắc phục tình trạng giải quyết công việc một cách hời hợt
Do nhiều việc nên các Giám đốc rất dễ sa vào tình trạng giải quyết công việc một
cách hời hợt. Họ cần tự giác khắc phục tình trạng này bằng cách: một số việc thông
thường, Giám đốc có thể ủy quyền cho người khác. Đối với những vấn đề quan
trọng nhất, nhạy cảm nhất thì Giám đốc phải đích thân xử lý.
3. Trên cơ sở chia sẻ thông tin, có 2-3 người cùng gánh vác nhiệm vụ Giám
đốc
Đây là một biện pháp để. khắc phục gánh nặng quá lớn về công việc của Giám đốc.
Việc hình thành một ban Giám đốc hoặc một văn phòng tổng Giám đốc, trong đó
hình thức ban Giám đốc 2 người là phổ biến nhất. Một người đảm nhiệm các vai trò
đổi ngoại, người kia đảm nhiệm vai trò lãnh đạo và ra quyết định quản lý. Ưu điểm là
có thể giảm được gánh nặng công việc lên vai một người và làm cho mỗi người
trong tập thể lãnh đạo đi sâu vào chức trách của mình. Tuy nhiên, muốn cho biện
pháp này có thể thực hiện một cách hữu hiệu, cần có hai điều kiện. Một là, mỗi cá
nhân trong tập thể lãnh đạo phải chia sẻ thông tin với nhau. Hai là, mỗi thành viên
trong tập thể lãnh đạo phải phối hợp nhịp nhàng với nhau, có nhận thức giống nhau
về phương châm và mục tiêu của tổ chức.
4. Tận dụng chức trách để phục vụ mục đích của tổ chức
Có một số Giám đốc khi vấp váp hoặc thất bại thường đổ lỗi cho việc mình có nhiều
chức trách đến nỗi không thể làm tốt được. Kỳ thực, chính vì không tận dụng được
chức trách của mình nên ông ta đã không phục vụ tốt mục tiêu của tổ chức. Cùng


một việc giống nhau, một số người cho rằng, đó là gánh nặng, một số người lại cho
rằng đó là cơ hội. Trên thực tế, đối với một Giám đốc sáng suốt, mỗi chức trách đều

cung cấp cho ông ta những cơ hội phục vụ mục tiêu của tổ chức. Ví dụ, việc tham
gia những hoạt động mang tính lễ nghi mất nhiều thời gian nhưng qua đó, người ta
có thể tạo ra những quan hệ mới cho tổ chức.
5. Thoát khỏi những công việc không cần thiết, dành thời gian để quy hoạch
công việc tương lai.
6. Phải thích ứng với vai trò chủ yếu tỏng mỗi tình huống cụ thể
Mặc dù Giám đốc phải đảm nhiệm một cách toàn diện của nhiều vai trò nhưng trong
mỗi tình huống cụ thể khác nhau, ông ta phải giữ những vai trò chủ yếu khác nhau.
7. Phải nắm vũng những tình tiết cụ thể, đồng thời phải có quan điểm toàn
cục.
8. Nhận thức đầy đủ ảnh hưởng của mình trong tổ chức
Giám đốc cần biết rằng, nhân viên cấp dưới rất nhạy cảm với mỗi lời nói và việc làm
của Giám đốc. Một câu nói sơ suất những thông tin bị hết lộ một cách tuỳ tiện từ
người lãnh đạo cao nhất đều có thể bị lộ ra ngoài bằng những hình thức khác nhau,
ảnh hưởng đến tổ chức.
9. Xử lý tốt mối quan hệ với các thế lực có thể gây ảnh hưởng đối với tổ chức
Các thế lực đó có thể là: công nhân viên, cổ đông, chính phủ, công đoàn, công
chúng, học giả, người mua, người cung cấp. Giám đốc phải cân nhắc lợi ích và yêu
cầu của những thế lực đó đe xử lý một cách thỏa đáng.
10. Sử dụng tri thức và tài năng của các nhà khoa học về quản lý
Khi hoạch định chương trình làm việc của mình, khi ra một quyết định chiến lược,
Giám đốc nên sử dụng tri thức và tài năng của các nhà khoa học về quản lý. Vì vậy,
Giám đốc cần cộng tác tốt với họ, giúp đỡ họ để họ hiểu rõ công việc của Giám đốc
và những vấn đề tồn tại, giúp họ có được những thông tin và tài liệu cần thiết, đầy
đủ, giúp họ làm việc trong một môi trường thường xuyên vận động để họ sử dụng tri
thức và tài năng của mình vào việc giải quyết những vấn đề thực tế.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
Bảng mô tả công việc giám đốc tài chính
1.Trách nhiệm :


Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm
mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược tài chính của Doanh nghiệp.
Đánh giá các chương trình hoạt động của Doanh nghiệp trên phương diện tài chính.


Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những
nhu cầu ngân quỹ đột xuất.
Thiết lập cơ cấu tư bản của Doanh nghiệp.
Duy trì khả năng thanh khoản của Doanh nghiệp và đảm bảo có đủ nguồn tài chính
cho Doanh nghiệp.
Xây dựng một chính sách phân chia lợi nhuận hợp lý.
Đảm bảo rằng các loại tài sản của Doanh nghiệp được kiểm soát và sử dụng một cách
hợp lý và sinh lợi.
Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo
có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán, Phòng Tài
vụ, Phòng Xuất Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ … trên cơ sở bảo toàn
và phát triển vốn Công ty, đồng thời cam kết:
Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các Đơn vị Sản xuất, Phòng Sản xuất và
Phòng Kinh Doanh – Tiếp thị trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn hoạt động đồng thời cam
kết nguyên tắc đảm bảo CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM và hiệu quả cuối cùng.
Báo cáo với Tổng Giám đốc định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện nhiệm
vụ và thường xuyên báo cáo kịp thời khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động SXKD đình
trệ và thiệt hại.
Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các Giám đốc thành viên Ban Giám đốc Công ty,
với hoạt động của các Đơn vị SXKD và sâu sát trong Công ty.
Thực hiện các công việc được ủy quyền khi Tổng Giám đốc vắng mặt.
2.2Quyền hạn :

Ký duyệt các văn bản Kế hoạch tài chính – Ngân sách và những quy định về quản lý
tài chính –ngân sách.
Xem xét và trình Giám đốc phê duyệt các ĐĐH và Hợp đồng SXKD về năng lực tài
chính của Công ty.
Xem xét và phê duyệt chi tiêu tài chính – ngân sách đối với mọi hoạt động của Công
ty trên cơ sở quản lý kế hoạch và định mức tài chính được quy định cho từng đối tượng theo
nguyên tắc đảm bảo CLSP và hiệu quả cuối cùng.
Yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp phụ trách nhiệm vụ kế hoạch Tài chính – Ngân sách
Yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp hay Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh, các Trưởng
Phòng, Ban liên quan thực hiện Mục tiêu, Chính sách của Công ty, nhiệm vụ kế hoạch sản
xuất kinh doanh và nhiệm vụ Tài chính – Ngân sách đã được Tổng Giám đốc phê duyệt.
Đồng thời, yêu cầu báo cáo công việc của mỗi Đơn vị khi cần thiết.
Ký duyệt các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm.
Xem xét kiểm tra và trình Giám đốc phê duyệt các Báo cáo Tài chính – Ngân sách
theo Pháp lệnh Kế toán –Thống kê quy định.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Địa chỉ : 88/64 Nguyễn Lương Bằng Quận Đống Đa – Hà Nội
Điện Thoại : ( 84-4 ) 51 31 853


Fax :

( 84-4 ) 51 32 246

E-mail :
BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
Vị Trí: Giám đốc Điều hành Nhóm MFWG
Mã số: 01-MD
Nơi làm việc: Văn phòng Nhóm MFWG tại Hà Nội

Người Phụ trách Trực tiếp: Ban Thường Trực Nhóm MFWG
Mô tả Công việc:
1. Hoạch định Chiến lược:
1.1 Chịu trách nhiệm điều phối việc xây dựng kế hoạch chiến lược
của Nhóm (từ 3-5 năm),
bao gồm cả việc định hướng sản phẩm và dịch vụ chủ chốt của
Nhóm với sự trợ giúp và
phê duyệt của Ban Thường Trực Nhóm (BTT)
1.2 Chịu trách nhiệm điều phối việc lập và rà soát kế hoạch hoạt
động thường niên của Nhóm,
bao gồm cả kế hoạch tài chính, đảm bảo được phê duyệt bởi BTT
1.3 Hỗ trợ BTT định hướng và xây dựng cơ cấu tổ chức của Nhóm,
bao gồm cả việc xây dựng
và duy trì văn hóa tổ chức của Nhóm
1.4 Chịu trách nhiệm trong việc tìm hiểu và xây dựng hệ thống văn
bản hướng dẫn và điều


hành cho Nhóm, dựa trên những kinh nghiệm/thông lệ trong và
ngoài nước trong ngành
TCVM
1.5Chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập và duy trì mối quan
hệ hợp tác và hỗ trợ các tổ
chức Thành viên của Nhóm, đặc biệt là các tổ chức thực hành về
TCVM
1.6Chịu trách nhiệm thiêt lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với
các nhà tài trợ đảm bảo
sự hỗ trợ và uy tín cho các thành viên trong Nhóm với sự trợ giúp
của BTT
1.7Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cơ

quan chức năng nhằm tác
động về mặt chính sách trong việc xây dựng và duy trì các thể chế,
luật định bảo hộ ngành
TCVM tại Việt Nam
2. Dịch vụ Sản phẩm:
2.1 Chịu trách nhiệm điều phối việc triển khai kế hoạch chiến lược
và kế hoạch hoạt động đã
được phê duyệt theo đúng tiến độ với sự trợ giúp của BTT
2.2Chịu trách nhiệm nghiên cứu và xây dựng các sản phẩm cho
Nhóm nhằm hỗ trợ và cải
thiện tốt nhất các hoạt động của các tổ chức thành viên theo từng
thời kỳ phù hợp.


2.3 Chịu trách nhiệm điều phối hoạt động tạo nguồn thông qua các
dự án tài trợ trong và
ngoài nước với sự hỗ trợ của BTT, bao gồm cả việc đàm phán và
thương thuyết cuối cùng
2.4Chịu trách nhiệm cuối cùng về việc đưa các sản phẩm, dịch vụ
của Nhóm tới các tổ chức
thành viên và các tổ chức đối tác, đảm bảo uy tín và chất lượng (các
hoạt động thăm quan
học tập kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trên website, các khóa đào
tạo ngắn và dài hạn, kết
nối tài chính giữa các nhà tài trợ và các tổ chức thành viên, v.v)
2.5 Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống báo cáo định kỳ
theo quy định về hoạt
động của Nhóm, đảm bảo đệ trình và phê duyệt bởi BTT

3. Nhân sự Đào tạo:

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Địa chỉ : 88/64 Nguyễn Lương Bằng Quận Đống Đa – Hà Nội
Điện Thoại : ( 84-4 ) 51 31 853
Fax :

( 84-4 ) 51 32 246

E-mail :
3.1 Chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá và xây dựng mục tiêu cán bộ
Nhóm định kỳ với sự trợ


giúp của BTT
3.2Chịu trách nhiệm việc định hướng và sắp xếp nguồn nhân lực
của Nhóm đảm bảo các
công việc không chồng chéo và hiệu quả , bao gồm cả cán bộ
chuyên trách và tình nguyện
3.3Chịu trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo và định hướng cán
bộ của văn phòng Nhóm,
bao gồm cả việc tạo dựng môi trường làm việc phù hợp đảm bảo
các cán bộ hoàn thành
mục tiêu chung
3.4Chịu trách nhiệm đề xuất và tuyển dụng cũng như đề bạt cán bộ
tại văn phòng Nhóm với
sự trợ giúp của BTT
3.5Chịu trách nhiệm liên lạc thông tin, chuẩn bị và chủ trì các cuộc
họp BTT, họp Nhóm định
kỳ và đột xuất với sự hỗ trợ của Trợ lý.
4. Tài chính Kế toán:
4.1Chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt các chi tiêu theo kế

hoạch tài chính đã được
BTT phê duyệt.
4.2Chịu trách nhiệm chính việc hỗ trợ bộ phận tài chính kế toán lựa
chọn và thiết lập hệ
thống quản lý tài chính kế toán cho Nhóm hiệu quả và thực tế, bao
gồm cả các báo cáo tài


chính với nhà tài trợ.
4.3Chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt báo cáo tài chính
hàng tháng và năm, bao
gồm việc đệ trình với BTT cũng như các cơ quan chức năng và nhà
tài trợ.
4.4Chịu trách nhiệm tổ chức việc rà soát hệ thống tài chính kế toán
định kỳ 6 tháng/lần, bao
gồm việc cân đối nguồn lực bên trong và bên ngoài Nhóm để thực
hiện.
4.5Chịu trách nhiệm chính trong việc phân tích và đánh giá các chỉ
số tài chính định kỳ nhằm
tham vấn cho BTT những quyết định phù hợp nhất cho từng giai
đoạn.
Trình độ yêu cầu:
• Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành kinh tế
• Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp và ít nhất 3 năm
kinh nghiệm làm
quản lý và các vị trí tương đương (quản lý tối thiểu từ 5 cán bộ trở
lên)
• Sử dụng thành thạo các kỹ năng tiếng Anh
• Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
• Có kiến thức, kinh nghiệm về TCVM sẽ là một lợi thế

• Có kỹ năng giao tiếp, trình bày hiệu quả, trọng tâm đàm phán và
thương thuyết


• Có kinh nghiệm làm việc độc lập, và làm việc theo nhóm (các
thành viên trong Nhóm
đến từ vùng miền, quốc gia khác nhau)
• Có khả năng làm việc dưới môi trường áp lực cao
• Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, trung thực và minh bạch
• Sử dụng thành thạo các phần mền và công cụ máy tính, đặc biệt
Word, Excel, Power
point, internet, email, v.v
• Sẵn sàng đi công tác xa và làm việc tại những vùng có điều kiện
khó khăn khi được
yêu cầu.
Quyền lợi: Ứng cử viên sẽ được nhận mức thu nhập cạnh tranh với
các tổ chức Phi
Chính Phủ Quốc Tế. Bên cạnh đó ứng cử viên cũng sẽ có những cơ
hội đào tạo và nâng
cao năng lực phù hợp với công việc của vị trí này.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Địa chỉ : 88/64 Nguyễn Lương Bằng Quận Đống Đa – Hà Nội
Điện Thoại : ( 84-4 ) 51 31 853
Fax :

( 84-4 ) 51 32 246

E-mail :
Nhóm không phân biệt tuổi, giới tính, và là môi trường làm việc
không hút thuốc lá




×