Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

hệ sinh thái rừng ngập mặn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.69 KB, 20 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA VẬT LÝ
BỘ MÔN HẢI DƢƠNG-KHÍ TƢỢNG-THỦY VĂN
---------------o0o---------------








BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN ĐỀ


HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN






GVHD: THS. NGUYỄN VĨNH XUÂN TIÊN
SVTH: (Nhóm 5)
NGUYỄN TRƢƠNG THANH HỘI
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
HOÀNG THỊ THANH THỦY
LÊ TRỌNG HUY


TÔ DUY THÁI





Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 08/2008



2
Chương 1
RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM
1.1 Định nghĩa:
Rừng ngập mặn là rừng của các loài cây nhiệt đới và cây bụi có rễ mọc từ các trầm tích nƣớc mặn nằm
giữa khu vực giữa bờ biển và biển.
1.2 Phân bố:
RNM tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bán đảo Cà Mau và hai tỉnh phía Bắc là
Nam Định và Thái Bình.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích RNM chƣa đến 100.000 ha tập trung ở các tỉnh
Cà Mau 62.554ha, Bạc Liêu 4.142 ha, Sóc Trăng 2.943 ha, Trà Vinh 8.582 ha, Bến Tre 7.153 ha, Kiên
Giang 322 ha, Long An 400 ha…
Rừng ngập mặn Cồn Chim, đầm Thị Nại tỉnh Bình Định có tổng diện tích 5.060 ha đang đƣợc khôi
phục.
RNM Cần Giờ hay rừng Sác có diện tích rừng và đất rừng là 38.664 ha (trƣớc kia là 40.000ha).
Theo số liệu Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho thấy, năm 1943 diện tích rừng ngập mặn
(RNM) Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 vào năm 2006.
RNM nguyên sinh tự nhiên hiện nay hầu nhƣ không còn. Đa số RNM hiện nay là rừng trồng (62%) còn lại
là rừng thứ sinh nghèo hoặc rừng mới tái sinh trên bãi bồi.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố dọc bờ biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Theo Phan

Nguyên Hồng (1999) đã chia vùng phân bố RNM Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định
điều kiện sinh thái cho từng tiểu khu:
- Khu vực I: ven biển Đông Bắc. Khu vực này đƣợc chia làm 3 tiểu khu:
o Tiểu khu (TK) 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông, bờ biển dài khoảng 55 km. TK này gồm lƣu vực
cửa sông Kalong, lƣu vực vịnh Tiên Yên – Hà Cối và vùng ven bờ cửa sông Tiên Yên – Ba
Chẽ.T
o TK2: từ Cửa Ông đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 40km.
o TK3: Từ Cửa Lục đến mũi Đồ Sơn, bờ biển dài khoảng 55 km.
- Khu vực II: ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Khu vực này đƣợc chia làm 2 TK
o TK1: từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc.
o TK2: từ cửa sông Văn Úc đến cửa Lạch Trƣờng thuộc khu vực bồi tụ của hệ thống sông Hồng.
- Khu vực III ven biển Trung Bộ từ mũi Lạch Trƣờng đến mũi Vũng Tàu. Đƣợc chia làm 3 tiểu khu.
o TK1: từ Lạch Trƣờng đến mũi Ròn.
o TK2: Từ Mũi Ròn đến mũi đèo Hải Vân
o TK3: từ mũi đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu
- Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ. Khu vực này đƣợc chia lam 4 TK.
o TK1: từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp (ven biển Đông Nam Bộ).
o TK2: từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh (ven biển ĐBSCL).
o TK3: từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp (ven Biển Tây Nam bán đảo Cà Mau).
o TK4: từ cửa sông Bảy Háp (mũi Bà Quan) đến mũi Nãi, Hà Tiên (ven biển phía tây bán đảo Cà
Mau).

3

































1.3 Môi
trường sống:
Mỗi loại cây RNM đều có yêu cầu điều kiện môi trƣờng, sinh thái khác nhau nhƣng chúng vẫn có những
đặc điểm chung nhƣ:
- Sống ở trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, xích đạo.

- Ven biển khu nƣớc lợ, lƣu vực của cửa sông thông ra biển, các đầm trũng nội địa.
- Có ảnh hƣởng của triều lên xuống.
- Vùng không có sóng lớn.
- Độ ẩm cao.
Ngoài ra chúng còn chịu những tác động khác nhƣ loại đất và chế độ ngập triều dựa vào sơ đồ sau ta thấy
sự phân bố của các loại cây trong rừng ngập mặn:
Hình 1.1: Bản đồ các khu vực rừng ngập mặn Việt Nam
4

Hình 1.2: Quan hệ giữa chế độ ngập triều, thể nền và phân bố loại cây



Mực thuỷ triều
4m ..................................................................................................................................... Chà là
4m - 3,5m .................................................................................................................. Giá
3,5 m .................................................................................................... Cóc đỏ
3 m .......................................................................................... Vẹt Dù
2,5 m .....................................................................................Xu
2 m ................................................................... Đƣớc Đôi
2m – 1,5m ............................................ Mấm Trắng
1,5m .............................................. Bần Đắng

Hình 1.3: Sơ đồ phân bố các hội đoàn rừng sác vùng Duyên hải Tp. HCM
(theo Vũ Văn Cƣơng-1964)



1.4 Hệ sinh thái:
Thể

nền
Đất
chặt
cứng
Đất
chặt
Đất ổn
định ít
Đất mềm
đã ổn định Bùn mềm
Thực
vật tự
nhiên
chủ
yếu
Chà là,
rang,
giá, lức
Cóc,
dà, giá,
xu,
rang,
chà là,
tra
Vẹt,
dà,
mấm,
cóc,
đƣớc
Đƣớc,

mấm,
đƣng
Mấm,
bần
Thực
vật
gây
trồng
Bạch
đàn,
dừa, keo
Đƣớc, dà, mấm
quăn
Đƣớc, đƣng
Vùng bị ngập bởi triều bất thƣờng
Vùng bị ngập bởi triều cao
bị ngập bởi triều trung bình
Bị ngập bởi triều thấp
Biển
5
- Thực vật: Khu hệ thực vật RNM Việt Nam bao gồm 47 họ thực vật. Số lƣợng biến đổi theo từng vùng
khác nhau: vùng ven biển Bắc Bộ có 52 loài, vùng ven biển Trung Bộ có 69 loài, vùng ven biển Nam
Bộ có 100 loài. Vùng ven biển Cà Mau có hệ sinh thái RNM phong phú nhất về thành loài cây, sinh
trƣởng phát triển tốt nhất và đạt kích thƣớc lớn nhất. Nơi đây gần với trung tâm hình thành và phân bố
RNM ở Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia.
- Động vật: Hiện nay vẫn chƣa có công trình nghiên cứu tổng hợp về khu hệ động vật của RNM Việt
Nam. Nghiên cứu về động vật RNM mới chỉ dừng lại ở từng hệ sinh thái địa phƣơng.
Thí dụ: kết quả nghiên cứu ở RNM Cần Giờ (Tp. HCM) chỉ cho thấy có 22 loài động vật sống nổi trên
mặt nƣớc; 114 loài động vật đáy bao gồm 34 loại giun, 51 loại giáp sát, 29 loại thân mền; 137 loài cá, 9
loài lƣỡng cƣ, 31 loài bò sát, 130 loài chim, 19 loài động vật có vú (theo Vũ Trung Tạn, 1994; Phạm Đình

Trọng, 1995; Lê Đức Tuấn, 1997). Ở khu rừng cấm Năm Căn (Cà Mau) phát hiện có 15 loài động vật có
vú, trong đó có những loài thú lớn nhƣ lợn rừng, vƣợn, hổ, nai, báo gấm, khỉ đuôi dài… (Lê Diên Dực,
1986). Số loài chim biến động từ 121- 147 loài hình thành nên những sân chim nhƣ Ngọc Hiển, Bà Lạt,
Cù Lao Đất, đặc biệt là sân chim Tân Khánh rộng 130 ha với vạn cá thể, đƣợc xem là sân chim lớn nhất
Đông Nam Á. Ở đây có nhiều loài chim quý hiếm của thế giới nhƣ già đẫy, hạc cổ trắng, cò thìa, sếu cổ đỏ
ở Tam Nông (Đồng Tháp)…Ngoài ra tôm còn là loài có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ với RNM. Thể hiện
qua câu tục ngữ “Cây đƣớc rƣớc con tôm, con tôm ôm cây đƣớc”.
Theo số liệu lâm nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có 98 loại cây RNM trong đó có 32 loài thực thụ
và 66 loài tham gia vào hệ sinh thái rùng ngập mặn ở đây. Bên cạnh đó còn có 36 loài thú,182 loài
chim,34 loài bò sát và 6 loài lƣỡng cƣ, đồng thời vùng biển và ven biển có đến 260 loài cá và thủy sản.
Tại vùng Cồn Chim hiện nay có khoảng 64 loài động vật phù du, 76 loài cá thuộc 40 họ (cá đối, cá bống,
cá liệt, cá móm, cá giò, cá chua và cá mú, cá hồng…), 35 loài giáp xác, 31 loài thân mềm và một loài da
gai và 33 loài chim trong đó có 23 loài chim nƣớc và 10 loại chim rừng…
Thực vật ở RNM Việt Nam và ở rừng Sác Cần Gìơ trƣớc kia có trên 24 loài,36 chi thuộc 24 họ. Các loại
cây phổ biến nhƣ Mấm, Bần, Đƣớc, Dà, Vẹt, Xu, Cóc, Giá, Chà là,Tra,Ráng…đây là những loài cây thích
hợp với điều kiện môi trƣờng sinh thái ở RNM.
1.5 Vai trò rừng ngập mặn
- Là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, nó giúp tiêu thụ một
lƣợng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lƣợng Oxi cho chúng ta. Nhằm giúp giảm bớt hiện
tƣợng nóng lên của trái đất và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nƣớc biển gây ảnh hƣởng đến đời
sống của những ngƣời dân cƣ ven biển. Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên
hợp quốc sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu làm băng tan nhanh, dẫn đến hiện tƣợng biển có thể
lấy mất tới 12,2% diện tích đất của Việt Nam, đe doạ nơi sinh sống của 17 triệu ngƣời vào cuối thể kỷ
XXI.
- Có vai trò quan trọng nhƣ việc lọc sinh học trong việc xử lý chất thải. Ngoài ra nó còn có tác dụng xử
lý chất dinh dƣỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm đồng thời lọc
thức ăn cho các loài động vật biển có vú.
- Giúp bảo vệ động vật khi nƣớc triều lên cao và sóng lớn nhƣ: nhiều loài động vật sống trong hang
hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nƣớc triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng
nhƣ cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc. Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tƣơng đối

ổn định.
- Là nơi có hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ nhất nhƣ nó là vùng nuôi dƣỡng các loài cá con trong rạn
san hô, theo thống kê có 164 loài cá sống tại RNM và các rạn san hô.
- Nó cũng là nơi có lợi nhuận về kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong
nƣớc và xuất khẩu. Ngoài ra, ta có thể thu nhập từ các nguồn khác nhƣ: nuôi ong lấy mật, bán cây
giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lƣợng lớn than củi…Trong số 51
lo ại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung câp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm
6
phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21loài có thể dùng nuôi ongvà 1 loài có thể
dùng làm đƣòng, sáp (Hồng, 1999).
- Nhờ hệ thống rễ dày đặc của các loài cây RNM có tác dụng bảo vệ đới bờ và cửa sông tránh tình trạng
xói lở và tác hại của bão, sóng đối với hệ thống đê biển. Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan
Nguyên Hồng ( Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sƣ Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao sóng
biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m.
Tƣơng tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26-12-2004 hơn 2 triệu ngƣời ở 13 quốc gia Châu Á và
Châu Phi bị thiệt mạng, môi trƣờng bị tàn phá nặng nề, nhƣng kết quả khảo sát của IUCN ( Hiệp hội
Bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP ( Chƣơng trình Môi trƣờng thế giới) cùng các nhà khoa học
cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tƣờng xanh” RNM với băng rừng rộng gần nhƣ còn nguyên
vẹn vì năng lƣợng sóng đã đƣợc giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về ngƣời rất thấp hoặc không bị
tổn thất…RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng thiệt hại giảm
50%-80%. Ngoài ra, nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên
mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dƣỡng cho đất.
- RNM cũng góp phần giảm chi phí tu bổ đê điều hàng năm. Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và
phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, trƣớc đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5
triệu đồng/ mét dài nhƣng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí này đã giảm xuống
còn 1,2 triệu đồng/mét dài.
- RNM cũng là nơi tốt để tổ chức du lịch sinh thái, huấn luyện, nghiên cứu và giảng dạy.





Chương 2
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

2.1 Giới thiệu:
Rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc phát triển dựa trên sự lắng đọng và bồi tụ phù sa từ sông Sài Gòn, hạ lƣu là
sông Lòng Tàu, Ngã Bảy, sông Đồng Tranh và Soài Rạp, nằm ở cửa ngõ Đông Nam của thành phố Hồ
Chí Minh.


Hình 2.1: Bản đồ sinh quyển Cần Giờ
7

Trƣớc đây rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc xem là khu đa dạng sinh học. Trong chiến tranh chống đế quốc
Mỹ, Cần Giờ đƣợc xem là đƣờng giao thông huyết mạch, cửa ngõ chủ yếu vào Sài Gòn. Vì vậy mà Mỹ đã
biến nơi đây thành “vùng đất chết” bằng bom đạn và chất độc hoá học. Đến nỗi nhiều nhà khoa học khi
chứng kiến đã thốt lên rằng “phải hằng trăm năm sau rừng mới có thể phục hồi lại đƣợc”. Năm 1978,
UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trƣờng Duyên
hải với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn. Sau 30 năm vƣợt qua mọi thử thách và khó khăn,
phải đổi bằng nhiều mồ hôi và nƣớc mắt của những ngƣời đi trƣớc, rừng ngập mặn Cần Giờ đã trải một
màu xanh đầy sức sống. Có tổng diện tích: 37.162,53 ha (rừng trồng: 19.448,36 ha; rừng tự nhiên:
11.043,11 ha; còn lại là diện tích đất khác).

Hình 2.2: Máy bay rải chất độc Hình 2.3: “Vùng đất chết” Cần Giờ



Hình 2.3: Trồng lại rừng Cần Giờ Hình 2.4: Rừng sau phục hồi
Là một hệ sinh thái trung gian giữa nƣớc mặn và nƣớc ngọt, dƣới sự ảnh hƣởng của biển, thuỷ triều đã
hình thành hệ thực vật phong phú, là nơi cung cấp thức ăn, nuôi dƣỡng, là nơi cƣ trú của các loài thuỷ sinh

và động vật. Đặc biệt, hệ thực vật rừng ngập mặn có nguồn gốc phát tán từ Indonesia và Malaysia.
Ngày 21/01/2000 tổ chức UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn Cần Giờ là “ Khu dự trữ sinh quyển
rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đây là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đƣợc phục hồi sau chiến tranh hóa
học đầu tiên trên thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam, đƣợc xem là khu rừng
đƣợc khôi phục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý thuộc vào loại tốt nhất ở Việt Nam và thế giới. Ngày nay,
“vùng đất chết” đã biến thành “lá phổi xanh” thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Đặc điểm tự nhiên:
2.2.1 Vị trí địa lý:
- Cách trung tâm thành phố khoảng 50 km, chiều dài từ Bắc đến Nam là 35km, Đông sang Tây là 30km.
- Vĩ độ Bắc: 10° 22'14'' - 10° 37'39''
- Kinh độ Đông: 106°46'12'' – 107°00'59''
- Ranh giới:
o Bắc giáp huyện Nhà Bè.
8
o Nam giáp biển Đông.
o Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa, Vũng Tàu.
o Tây giáp Long An và Tiền Giang.


Hình 2.5: Bản đồ tự nhiên Cần Giờ

2.2.1 Khí hậu: có hai mùa, mùa mƣa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 11-4. Nhiệt độ trung bình 25.8
0
C.
Lƣợng mƣa thấp, từ 1.300-1.400mm/năm
2.2.2 Địa hình: tƣơng đối bằng phẳng, cao trung bình từ 0.0-1.5m.
2.2.3 Thổ nhƣỡng: đất ở đây chủ yếu có pha bùn, có 4 loại: đất mặn, đất mặn phèn ít, đất mặn phèn
nhiều, đất cát mịn có pha ít bùn ven biển.
2.2.4 Chế độ thuỷ triều: có chế độ bán nhật triều không đều, mực triều trung bình 2m, khi triều cao có

thể dâng đến 4m.
2.2.5 Độ mặn:
Độ mặn lớn nhất khi triều cƣờng và nhỏ nhất khi triều kém.
Vào khoảng tháng 4 nƣớc biển chiếm ƣu thế hơn trong mối tƣơng tác sông – biển, nƣớc mặn xâm nhập
sâu hơn vào trong vùng đất liền.
2.2.7. Mạng lƣới sông rạch: chằng chịt


Hình 2.6: Bản đồ sông rạch Cần Giờ

×