Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Hậu quả và những nguy cơ tiềm ẩn của động đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 10 trang )

Hậu quả và những nguy cơ tiềm ẩn từ động đất



Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra
hậu quả nghiêm trọng. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiêu
cách. Động đất là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại về người lớn nhất trong các loại
tai biến địa chất cũng như ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường sống của con người và sinh
vật trên Trái Đất. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và
hỏa hoạn…




Động đất ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất. Động đất
gây thiệt hại nặng nề về con người cũng như cơ sở vật chất và kinh tế. Hằng năm, động đất có thể
cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người trên Trái Đất. Những trận động đất phá hủy nhà
cửa, ruộng vườn, trang trại, bệnh viện, nơi làm việc của con người, làm đảo lộn cuộc sống của
con người. Những người có thể thoát chết sau cơn địa chấn thì lại chết vì đói và rét do không còn
nơi ăn chốn ở.



Động đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường trên Trái Đất. Động đất làm thay đổi địa hình
địa mạo, phá hủy nặng nề môi trường sinh thái trên Trái Đất. Động đất gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng bao gồm cả môi trường đất, nước và không khí, qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến
cuộc sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.






Động đất cũng là nguyên nhân của rất nhiều tai biến gây nguy hiểm cho con người và sinh vật
trên Trái Đất:

Lở đất: Động đất làm cho đất đá trên các ngọn đồi núi sạt lở, lao xuống dốc với tốc độ lớn gây
ra thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Nó cuốn phăng mọi thứ trên đường đi , bao gồm nhà cửa,
cây cối, xe cộ, con người và vật nuôi.



Ngày 31/05/197 0 một trận động đất mạnh 7,8 độ richter làm chấn động Peru. Và tai họa ập
xuống, hàng triệu tấn đá và băng trên ngọn núi Huascaran lao ầm ầm xuống với tốc độ hủy diệt,
chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, toàn bộ thị trấn Yungay bị san phẳng và hầu hết cư dân bị
chôn sống.




Ngày 12/5/2008, khoảng 78.000 người chết hoặc mất tích, 370.000 người bị thương chỉ trong
vòng một huyện thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc khi một trận động đất mạnh 7,8 độ richter
xảy ra.

Hậu quả của trận động đất ngày 12/05/2008 tại Tứ Xuyên , Trung Quốc.




Đất nứt: Động đất làm cho bề mặt địa cầu bị nứt nẻ, chỗ thì dâng cao, chỗ thì thụt lún xuống
thấp, làm thay đổi diện mạo quang cảnh; đường sá, cầu cống bị chia cắt, nhà cửa đổ sập…. Trên
bề mặt đất xuất những khe nứt, những hố tử thần gây ra những hiểm nguy khó lường cho con

người.



Trong một trận động đất ở Alaska năm 1964, một vùng đất diện tích bằng nước Pháp nghiêng
lệch đi. Làng chài Cordova bị đẩy lên cao tít khiến thủy triều không thể vào tới cầu cảng, những
chiếc thuyền bè đánh cá nằm chơi vơi trên cao, những vùng đất trước đây khô ráo nay ngập
trong nước biển.




Sóng thần: Động đất khiến cho các mảng địa chất dưới đáy biển va chạm vào nhau tạo ra các cơn
sóng thần. Chúng cao hàng chục mét và di chuyển với tốc độ cực lớn, phá hủy mọi thứ trên
đường đi và tràn vào bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, và dân cư bị cuốn trôi, gây thiệt hại vô cùng
nghiêm trọng cho dân cư ven biển.



Một trận động đất mạnh 7,7 độ richter làm rung chuyển Ấn Độ Dương ngày 17/07/2006 tại địa
điểm cách 200km phía nam Pangandaran, một bãi biển đẹp nổi tiếng với những đợt sóng thích
hợp cho những người ưa thích môn lướt sóng. Trận động đất này đã gây ra một cơn sóng thần
với nhiều độ cao khác nhau từ 2m tại Cilacap tới 6m tại bãi biển Cimerak cuốn và phạt bằng
những ngôi nhà ở sâu 400m bên trong bờ biển. Số lượng nạn nhân được thông báo gồm khoảng
600 người chết và 150 người mất tích.


Thuyền bị hất lên bờ sau cơn sóng thần





Triều giả: Triều giả là hiện tượng nước trong các hồ chao qua chao lại một cách dữ dội
sau cơn động đất ở một khu vực nào đó. Triều giả xảy ra do sóng địa chất sau trận động
đất lan truyền trong lòng đất đá làm cho đất đá dưới lòng hồ bị rung chuyển làm nước
cũng bị xáo động theo với cường độ mạnh làm cho thuyền bè bị chim đắm, nước ập vào
khu vực xung quanh bờ phá hủy nhà cửa, cây cối, phương tiện và gây ra thiệt hại
nghiêm trọng về người.




Đê vỡ: Động đất gây ra các chấn động mạnh, làm cho các tuyến đê điều bị nứt vỡ, gặp triều
cường, nước tràn vào các khu dân cư, các thành phố lớn và đất sản xuất gây ngập úng, ngập
mặn, nhà cửa chìm trong biển nước, giao thông trì trệ, ô nhiễm môi trường…..



Hỏa hoạn: Động đất không chỉ phá hủy nhà cửa, cầu cống, xe cộ… mà còn là nguyên nhân
gây ra hỏa hoạn trên diện rộng. Tàn lửa từ những chiếc đèn dầu hay những chiếc bếp sau
động đất đã nhóm lên những ngọn lửa lớn thiêu cháy mọi thứ trong hàng mấy ngày liền mà
không thể dập tắt. Đây chính là nguy cơ tồi tệ nhất để lại sau những trận động đất mà con
người còn phải hứng chịu.




Ở Việt Nam chúng ta ít xảy ra những trận động đất mạnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
cho con người, tuy nhiên trong lịch sử vẫn ghi nhận những trận động đất đã từng xảy ra ở Việt Nam:











Năm 1114 động đất gây nứt đất dài gần 30km ở Huế
Năm 1137 động đất cấp 7 ở lưu vực sông Cả
Năm 1278 động đất cấp 7 ở lưu vực sông Hồng
Năm 1285 động đất cấp 8 ở đông nam Hà Nội
Năm 1355 động đất cấp 7-8 ở Hà Nội
Năm 1584 ,1587, 1635, 1637: động đất dọc sông Mã gây sạt núi đổ nhà
Năm 1988 động đất cấp 5 vùng Cẩm Phả
Năm 2001 động đất cấp 5,3 ở Điện Biên

Vì vậy chúng ta vẫn phải đề phòng những trận động đất có thể xảy ra trong tương lai cũng như những
nguy cơ mà chúng có thể để lại để hạn chế tối đa những thiệt hại về cả con người và của cải cho đất nước.



×