Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mối quan hệ giữa vốn đầu tư, tạo lập, huy động và sử dụng vốn đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.71 KB, 19 trang )

Mối quan hệ giữa vốn đầu tư, tạo lập, huy động và sử dụng vốn đầu tư
Chương I. Tổng quan về vốn đầu tư, tạo lập huy động và sử dụng vốn đầu
tư.
I .Tổng quan về vốn đầu tư.
1. Khái niệm:
1.1. Khái niệm: Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể ; nhất
thiết phải sử dụng vốn đàu tư thông qua hoạt động đầu tư. vốn đầu tư
đóng vai trò hết sức quan trọng và là nguồn gốc cho sự phát triển.Theo
luật đầu tư (năm 2005): Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng
giá trị, được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2. Phân loại: vốn đầu tư được chia làm hai loại vốn đầu tư sản xuất và
vốn đầu tư phi sản xuất.
- Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia
tăng mức vốn sản xuất.Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài
sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động. Trong đó vốn đầu tư vào tài sản
cố định bao gồm vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn.
+ Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượng thực tế của tài sản cố định, bảo
đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăng thêm phần xây lấp
dở dang.
+ Vốn đầu tư sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực tế của tài sản
, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản.
- Vốn đầu tư phi sản suất : là các nguồn đầu tư vào các tài sản tài chính
như: mua cổ phiếu, trái phiếu…
1
2. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
Xét về bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay
tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.


Điều này đã được cả kinh tế học cổ điển , kinh tế học Mác_Lênin và kinh tế học
hiện đại cách mạng.
Theo lý thuyết của Keynes : Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không
chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng tiết kiệm chính là phần
dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng.
Tức là : Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm
Hay ( I ) = ( S )
Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng
khi phần tiết kiệm của nền kinh tế bao gồm tiết kiệm của khu vực tư nhân và tiết
kiệm của cổ phần. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của
nền kinh tế không phảI bao giờ cũng được thiết lập. Vì còn có sự luân chuyển
vốn giữa các nước. Khi phần tích luỹ của nền kinh tế có thể tăng nhu cầu đầu tư
tại nước sở tại, lúc đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu
tư và ngược lại. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài
khoản vãng lai.
CA = S – I
CA: tài khoản vãng lai ( current account )
3. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tư.
3.1. Lãi suất tiền vay.
Các nhà đầu tư thường có xu hướng thoanh toán các khoản đầu tư bằng
cách vay vốn. Do đó phải trả lời được câu hỏi liệu lợi nhuận do đầu tư đem lại
có cao hơn so với mức lãi suất phải trả khi chủ đầu tư vay vốn đầu tư hay
không.
2


Lãi suất tiền vay được xem như là giá cả của vốn đầu tư. Nếu mức lãi suất tăng
thì sẽ làm giảm số dự án đầu tư và ngược lại.

3.2. Các nhân tố ngoài lãi suất.
- Chu kỳ kinh doanh : Khi chu kỳ kinh doanh ở vào thời kỳ đi lên quy mô
của nền kinh tế mở rộng, nhu cầu đầu tư gia tăng. Trái lại, khi chu kỳ kinh
doanh ở vào thời kỳ đi xuống, quy mô của nền kinh tế bị thu hẹp lại nhu cầu đầu
tư giảm.
- Thuế thu nhập Doanh nghiệp:Nếu Chính phủ đánh thuế thu nhập cao sẽ
làm tăng chi phí đầu tư và làm cho thu nhập của các doanh nghiệp giảm, làm
nản lòng các nhà đầu tư.
- Môi trường đầu tư: môi trường đầu tư là cơ sở hạ tầng, luật đầu tư, các
thủ tục hành chính; tình hình chính trị – xã hội … Nếu những yếu tố trên đây
thuận lợi thì sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư và thu hút được nhiều vốn
đầu tư.
II. Tạo lập vốn đầu tư
1.Định nghĩa
Tạo lập vốn là sự tự tích luỹ tự tạo ra vốn để dầu tư.
3
IoI
1
I0
i
i
1
i
0
D
I
Đối với doanh nghiệp thì đó chính là nguồn vốn góp ban đầu và lọi nhuận
không chia sau mỗi thời kì kinh doanh.Còn Nhà nước có nguồn thu quan trọng
nhất là thuế ngoài ra còn có nhũng khoản thu từ việc cho thuê tài sản cố định các
khoản lãi đầu tư.

2.Bản chất
Nguồn vốn được hình thành, được tích luỹ từ nội tại doanh nghiệp, tổ
chức sử dụng vốn.Nguồn vốn này thể hiện tiềm lực khả năng tài chính của
doanh nghiệp hay của cả Chính phủ.Khi các doanh nghiệp kinh doanh tốt dạt
dược lợi nhuận cao thì nguồn vốn tích luỹ được càng lớn việc mở rộng qui mô
sản xuất, đầu tư sẽ dễ dàng hơn.Nền kinh tế ổn định nguồn thu từ thuế được đảm
bảo Nhà nước sẽ tạo được nguồn vốn lớn cho đầu tư và chi tiêu của mình.
Đối với cac doanh nghiệp thì muốn tạo lập được thì doanh nghiệp làm ăn cần
phải có lãi.Còn với Chính phủ không thể tuy y tăng thuế để bù đắp cho những
nguôn chi thâm hụt ngân sách mà phải tuân theo xu hướng thị trường.
3.Vai trò
Tạo lập vốn có vai trò hết súc quan trọng trong đầu tư.Nguồn vốn tự tạo
lập chính là nguồn vốn đầu tiên được sử dụng trong hoạt động đầu tư.nguồn vốn
tự tạo lập chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư.Đây là nguồn vốn rất
quan trọng và là cơ sở để có thể thu hút huy động vốn đầu tư bên ngoài.Bởi mỗi
dự án khi kêu goi đầu tư thì bản thân chủ đầu tư phải có từ 15%-30% vốn nếu
không việc vay vốn sẽ khó khăn hơn.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn nguồn vốn này còn giúp
cho các nhà đầu tư chủ động hơn trong viêc thực hiện các dự án.Nhờ có nguồn
vốn tự tích luỹ nên khi vốn góp từ bên ngoài chua chuyển về thì chủ dự án vẫn
có thể cho tiến hành ngững công đoạn đầu để tiết kiêm thời gian như việc san
lấp mặt bằng.
Nguồn vốn tự tạo lập,tự tích luỹ của các chủ đầu tư càng lớn thì số tiền phải đi
vay của dọ sẽ ít đi.Do đó áp lực bởi vay vốn sẽ giảm đi.
4
III.Huy động VĐT.
1.Định nghĩa
Huy động vốn là sự điều động chuyển dịch tập trung các nguồn vốn
nguồn lực để thực hiện một dự án một công trình. Các dự án đầu tư, đặc biệt là
đầu tư phát triển đều cần những nguồn vốn rất lớn. Đồng thời do có sự khác

nhau trong quy mô, tỷ lệ tiết kiệm, khả năng tích luỹ ở mỗi nơi và đòi hỏi của sự
tăng trưởng kinh tế nên đòi hỏi cần có các nguồn hỗ trợ cho các dự án đầu tư
Huy động vốn bao gồm kêu gọi vốn góp cùng đầu tư thực hiện dự án và hình
thức đi vay vốn bên ngoài.
2. Bản chất
Luôn có sự chênh lệch giũa nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.Có thể
có cá nhân,doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó có tích luỹ nhưng không trực
tiếp tham gia đầu tư.Trong khi đó có những cá nhân. doanh nghiệp có nhu cầu
đầu tư rất lớn nhưng nguồn vốn tự tạo lâp lại chưa thể đáp ứng được.Vì vậy cần
có sự huy động vốn từ những nơi thừa vốn sang những nơi cần vốn,từ những
người chưa có nhu cầu sử dụng đến những người có nhu cầu sử dụng vốn lớn.
Nguồn vốn được huy động trong một quồc gia bao gồm cả nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn huy động nước ngoài.
3. Các nguồn huy động VĐT.
3.1. Nguồn vốn trong nước
3.1.1. Nguồn vốn Chính Phủ
Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà
nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
 Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
5
Đây là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó chính là một
nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển Kinh tế _ xã hội của
mỗi quốc gia . Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ
tầng, quốc phòng, an ninh...
 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ
chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối
với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ
mô; tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

3.1.2. Nguồn vốn của các Doanh nghiệp.
 Nguồn vốn bên trong của Doanh nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư của các Doanh nghiệp chủ yếu bao gồm từ khấu hao
tài sản cố định và phần thu lợi nhuận không chia ( hay lợi nhuận giữ lại).
Lợi nhuận sau khi đóng thuế của Doanh nghiệp được xác định :
Pr sau thuế = Pr trước thuế - T
de
với Pr : lợi nhuận
T
de
: là thuế thu nhập của công ty.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu
Doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận. Đối với Doanh nghiệp Nhà
nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân
Doanh nghiệp, mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước. Đối
6
với công ty cổ phần việc để lại lợi nhuận còn liên quan đến tỷ lệ chia cổ tức cho
các cổ đông.
 Nguồn vốn bên ngoài:
Nguồn vốn này có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng
khoán ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp
qua các trung gian tài chính ( Ngân hàng Thương mại, các tổ chức tín dụng...)
hoặc tài trợ trực tiếp ( qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín
dụng thuê mua...).
Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán có ưu điểm là quy mô huy
động rộng rãi, đồng thời yêu cầu công khai minh bạch cũng tạo điều kiện và sức
ép buộc Doanh nghịêp sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tính cạnh tranh
và rủi ro tại thị trường này rất cao.
3.1.3. Nguồn vốn của dân cư.
Nguồn vốn trong dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia

đình. Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào : trình độ phát triển của đất
nước; tập quán tiêu dùng của dân cư; chính sách động viên của Nhà nước thông
qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp của xã hội.
3.2. Nguồn VĐT nước ngoài.
3.2.1. Nguồn VĐT trực tiếp FDI.
Là nguồn VĐT của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là nguồn vốn lớn có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản là viêc tiếp nhận nguồn vốn này
không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn. Đồng thời nó còn mang lại nhiều lợi
7

×