Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình triển khai trong nghiệp vụ khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô .DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.21 KB, 78 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Giao thơng vận tải là một ngành sản xuất phi vật chất không thể thiếu
được ở bất cứ quốc gia nào. Giao thông vận tải cũng là bộ phận không thể
thiếu trong cơ sở hạ tầng của một đất nước. Nó quyết định lớn đến sự phát
triển kinh tế đất nước. Là cầu nối giữa kinh tế với xã hội, nó thúc đẩy giao lưu
thương mại, văn hố và mọi mặt của đời sống xã hội.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, đời
sống nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Nhu cầu đi lại , vận chuyển
hàng hoá của con người ngày càng phát triển. Trong giao thông vận tải thì xe
ơtơ là một phương tiện phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi với tính cơ động
cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh, giá thành vận chuyển
thấp.Vận chuyển bằng ôtô đảm bảo được một phần nhu cầu vận tải của nền
kinh tế quốc dân. Mặt khác khi đời sống của người dân Việt Nam càng cao thì
nhu cầu sở hữu một chiếc ơtơ càng lớn.
Hiện nay, bên cạnh tốc độ xây mới, mở rộng hoạc nâng cấp hệ thống
đường xá, cầu cống chưa tuơng xứng với sự phát triển của các phưong tiện
giao thơng. Chính vì vậy tình trạng và tốc độ các vụ tai nạn giao thông gia
tăng , gây thiệt hại về người và của cho người sử dụng phưong tiện. Chính vì
vậy để giảm thiểu tổn thất và đề phòng hạn chế tai nạn giao thì bảo hiểm cho
xe ơtơ ra đời là một tất yếu. Nó là nhu cầu tất yếu của đời sống, nhằm ổn đinh
đời sống cho bộ phận dân cư. Hiện nay nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô và
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ôtô đang phát triển rất nhanh . Tuy nhiên bên
cạnh sự phát triển nhanh ấy , nó cịn một số vấn đề tồn đọng .Chính vì vậy
chọn đề tài : Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình triển khai

trong nghiệp vụ khai thác bảo hiểm vật chất xe ôtô . Đề tài tập
chung chính vào phần giải pháp để thu hút khách hàng , tìm kiếm thị truờng
tiềm năng của nghiệp vụ bảo hiểm này
Nội dung chính của đề tài gồm ba phần :
Phần I : Lý luận chung về bảo hiểm ơtơ
Phần II : Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại


công ty Bảo Hiểm Đông Đô.

1


Phần III: Một số giải pháp để nầng cao, chiếm lĩnh thị phần trong nghiệp
vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tại Công ty Bảo Hiểm Đông Đô.
Đề tài này được hồn thành dưới sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô
giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Huyền và sự giúp đỡ của các thầy cô , các anh
chị tại phịng bảo hiểm kỹ thuật của cơng ty Bảo Hiểm Đơng Đơ.Nhưng trong
phạm vi có hạn em rất mong được các thầy cô và các anh chị trong phịng
kinh doanh của cơng ty Bảo Hiểm Đơng Đơ xem xét và giúp em hoàn thiện
chuyên đề này.
Em xin chân thành cám ơn !

2


PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHÂT XE ÔTÔ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM
1. Sự ra đời và vai trò của bảo hiểm.
a. Sự ra đời của bảo hiểm
Cho đến nay, bảo hiểm khơng cịn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta.
Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội lồi
người. Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem bảo hiểm xuất hiện từ khi nào lại là điều
khó khăn hơn nhiều. Nhìn chung, mọi ý kiến đều cho rằng bảo hiểm có nguồn
gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển
của lịch sử loài người.
Lịch sử loài người trước hết là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên. Trong

quá trình đó, con người phải từng bước chinh phục và cải tạo thiên nhiên,
đồng thời cũng luôn phải chịu sự tác động của thiên nhiên, phải đương đầu
với thiên tai và gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Do đó, một mặt
đấu tranh với thiên nhiên, mặt khác hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của
thiên tai luôn là nhiệm vụ cấp bách của mọi thời đại. Thông thường người ta
hạn chế bằng nhiều cách: tránh né rủi ro, tự đề phòng và tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, con người dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung theo cộng đồng
có hiệu quả hơn rất nhiều. Đây chính là tiền đề của bảo hiểm, nghĩa là nhiều
người cùng nhau góp tiền hoặc lập ra một quỹ chung để khi có thiên tai hay
tai nạn xảy ra bất ngờ gây tổn thât thì người ta sẽ lấy từ quỹ chung ra để bù
đắp cho những người bị tai nạn bất ngờ đó.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, yếu tố tác động đến đời sống con
người khơng chỉ có thiên nhiên mà cịn cả yếu tố xã hội nữa. Những tổn thất,
không chỉ do thiên nhiên mà còn do cả chiến tranh khủng hoảng kinh tế.
Trong hồn cảnh đó, vấn đề thành lập quỹ chung để bù đắp tổn thất lại tỏ ra
hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cũng từ đó hoạt động bảo hiểm ngày càng phát
triển và tính ưu việt của nó được thể hiện ngày một rõ nét hơn.
b. Vai trò của bảo hiểm trong đời sống xã hội

3


Cho đến nay, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, bảo hiểm càng thể
hiện rõ là nhu cầu không thể thiếu, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo
cho q trình tái sản xuất có thể tiến hành thường xuyên và liên tục, đồng thời
góp phần ổn định đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
* Bảo hiểm bảo đảm cho các tổ chức và các doanh nghiệp phát triển
vững mạnh.
Bảo hiểm là một yếu tố cấu thành tất yếu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Những rủi ro ngồi ý muốn ln đe doạ tới sự an toàn trong mỗi thời

khắc của đời sống kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển, con người càng ứng
dụng kỹ thuật cao vào cuộc sống cũng như cố gắng hạn chế các thiệt hại do
thiên tai gây ra, thì rủi ro có thể thiệt hại cho chúng ta vẫn khơng thể giảm
bớt, mà cịn có xu hướng tăng lên. Những thiệt hại này mỗi tổ chức, doanh
nghiệp, không thể tự gánh chịu tự trang trải. Họ luôn cần tới một chỗ dựa
vững chắc: Bảo hiểm.
Dựa trên nguyên tắc san sẻ rủi ro, bảo hiểm mang lại cho các tổ chức và
các doanh nghiệp sự an tâm được bảo vệ và đền bù các mất mát, thiệt hại đối
với con người, với tài sản, với công việc, tiền, lợi nhuận..... thuộc tổ chức và
đơn vị đó.
Tham gia bảo hiểm không nhằm triệt tiêu, né tránh rủi ro song chắc chắn
sẽ góp phần đề phịng và giảm thiểu tổn thất, đảm bảo cho mọi doanh nghiệp
tổ chức và doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
* Bảo hiểm góp phần hồn thiện cuộc sống của mỗi chúng ta
Cuộc sống của mỗi chúng ta, dù ở nông thôn hay thành thị, dù nghèo
túng hay khá giả.... đều chứa chấp những yếu tố không định trước. Mọi nỗ lực
của nhân loại luôn nhằm tới mục tiêu kiểm soát các yếu tố tác động tới con
người, nâng cao mức sống tạo dựng sự ổn định lâu dài và hoàn thiện cuộc
sống.
Dù ở mức độ nào của sự phát triển, cuộc sống vẫn luôn tiềm ẩn những
rủi ro không lường trước: Rủi ro chết bất ngờ, ốm đau, bệnh tật, tai nạn, trộm
cắp, lũ lụt, đổ vỡ... Tất cả những hiểm hoạ bất khả kháng luôn đe doạ chúng
ta và tài sản của chúng ta vẫn hiện hữu và cũng chưa bao giờ bị loại trừ một
cách tuyệt đối. Rủi ro chỉ có thể xử lý hoặc giảm thiểu nhiều hay ít tuỳ thuộc
vào nỗ lực của xã hội và của mỗi chúng ta. Khi rủi ro xảy ra, trách nhiệm của

4


tất cả chúng ta là giảm thiểu thiệt hại, phục hồi nhanh nhất mất mát về ổn

định cuộc sống, mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho con người.
Con người sẽ có được sự tự tin, thanh thản tâm trí khi đã có bảo hiểm, sẽ
được bồi thường tổn thất, mất mát, hay thực hiện các kế hoạch tài chính của
mình. Tham gia bảo hiểm là thể hiện cuộc sống biết kế hoạch hóa của chúng
ta và nó thực sự cần thiết đối với tất cả chúng ta.
2. Các loại hình bảo hiểm
Căn cứ tính chất hoạt động, bảo hiểm chia thành bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thương mại.
Bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội do nhà nước tổ chức và quản lý thống
nhất (bộ Lao động thương binh xã hội và bộ Y tế....) chịu trách nhiệm.
Bảo hiểm thương mại do bộ Tài chính quản lý (có nước do ngân hàng
nhà nước quản lý. Bảo hiểm thương mại hoạt động kinh doanh, do đó có
nhiều tổ chức của các thành phần kinh tế cùng tham gia; Nhà nước quản lý
hoạt động bảo hiểm thương mại thông qua luật, các văn bản pháp quy, các
điều lệ; thơng qua xét duyệt hình thành cũng như giải thể các tổ chức, kiểm
tra hoạt động của các tổ chức có phù hợp với luật pháp điều lệ.....
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo hiểm rủi ro hay bảo hiểm kinh
doanh, được hiểu là sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh và việc quản lý các
rủi ro. Manh nha của hoạt động này có từ rất lâu trong lịch sử văn minh nhân
loại. Xã hội ngày càng phát triển với các cuộc cách mạng cơng nghiệp, đến
cuộc cách mạng thơng tin thì bảo hiểm cũng ngày càng khẳng định vai trị của
mình trong mọi hoạt động xã hội của con người bởi rủi ro nhiều hơn và các
nhu cầu về an toàn cũng lớn hơn.
Trên thị trường bảo hiểm thế giới cũng như Việt Nam hiện nay có rất
nhiều nghiệp vụ (sản phẩm) bảo hiểm khác nhau:
Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt;
Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; nội địa.
Bảo hiểm thân tàu;
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu;
Bảo hiểm xe cơ giới;

Bảo hiểm tai nạn con người;

5


Bảo hiểm xây dựng- lắp đặt;
Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí;
Bảo hiểm sinh mạng cá nhân ;
Bảo hiểm nhân thọ;
Bảo hiểm cây trồng;
Bảo hiểm chăn nuôi;
Bảo hiểm sắc đẹp;
...
Các sản phẩm trên đều được phân loại theo từng đặc trưng riêng. Tuỳ
thuộc vào mục đích nghiên cứu và quản lý nghiệp vụ, sẽ có các tiêu thức khác
nhau được lấy làm căn cứ phân loại. Chẳng hạn theo đối tượng bảo hiểm, các
nghiệp vụ bảo hiểm có thể được sắp xếp vào các loại: bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, hay bảo hiểm con người.
Với các đặc trưng kỹ thuật tương đối giống nhau, người ta có thể ghép
bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự vào trong bảo hiểm thiệt hại.
Trong khi đó bảo hiểm con người có thể phân tích thành bảo hiểm con người
phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Cũng căn cứ vào đối tượng được bảo
hiểm, nhưng có thể sắp xếp các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại thành: bảo
hiểm hàng hải, bảo hiểm phi hàng hải, bảo hiểm trách nhiệm pháp lý, bảo
hiểm xe cơ giới... hoặc phân loại thành bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm phi
nhân thọ trong đó bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ về bảo hiểm
tài sản, về trách nhiệm dân sự, và các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân
thọ khác.
a. Bảo hiểm tài sản:
Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu

động) của người được bảo hiểm. Ví dụ như: bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc
biệt, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới,
bảo hiểm cho hàng hố của chủ hàng trong q trình vận chuyển....
b. Bảo hiểm con người
Tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ,
tính mạng, tình trạng sức khoẻ của con người hoặc các sự kiện liên quan đến
cuộc sống của con người và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người được

6


xếp vào bảo hiểm con người. Đó là các nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm tai
nạn cá nhân, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm nằm viện phẫu thuật, bảo hiểm
khách du lịch, bảo hiểm nhân thọ...
Đặc điểm chung của các loại bảo hiểm con người là khi thanh toán tiền
bảo hiểm “nguyên tắc khoán” được áp dụng. Tức là về nguyên tắc chung, số
tiền chi trả bảo hiểm sẽ dựa vào qui định chủ quan của hợp đồng và số tiền
bảo hiểm được thoả thuận khi ký kết hợp đồng chứ khơng dựa vào thiệt hại
thực tế. Tính mạng con người là vô giá, không thể xác định được bằng một
khoản tiền nào đấy. Bởi vậy việc thanh toán tiền bảo hiểm trong các trong các
nghiệp vụ bảo hiểm con người chỉ mang tính trợ giúp về tài chính khi không
may gặp rủi ro. Trong bảo hiểm con người, thuật ngữ “chi trả bảo hiểm” được
sử dụng thay thế cho “bồi thường bảo hiểm” trong bảo hiểm thiệt hại.
Tuy nhiên trong các nghiệp vụ bảo hiểm con người, các chi phí y tế phát
sinh cũng nằm trong phạm vi được bảo hiểm, cho nên thực tế bảo hiểm con
người vẫn dựa vào các chi phí thực tế phát sinh để xác định số tiền chi trả và
nguyên tắc bồi thường cũng được áp dụng kết hợp trong loại bảo hiểm này.
Khác với các bảo hiểm tài sản, trong bảo hiểm con người mỗi một đối
tượng bảo hiểm có thể đồng thời được bảo hiểm bằng nhiều hợp đồng với một
hoặc nhiều người bảo hiểm khác nhau. Khi có sự cố bảo hiểm, việc trả tiền

bảo hiểm của từng hợp đồng bảo hiểm độc lập nhau. Chẳng hạn anh A mua 2
hợp đồng bảo hiểm sinh mạng cá nhân với số tiền bảo hiểm là 10 triệu đồng
và bảo hiểm nằm viện phẫu thuật với số tiền bảo hiểm là 5 triệu đồng. Trong
một vụ tai nạn anh bị thương nặng phải vào viện phẫu thuật sau đó chết.
Trong trường hợp này người thừa kế hợp pháp của anh A sẽ nhận được khoản
tiền cao nhất bằng 10+5 =15 triệu đồng.
c. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bên cạnh các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và bảo hiểm con người cịn có
các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm như; bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới, bảo
hiểm TN của chủ thuê lao động, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, bảo hiểm
trách nhiệm công cộng...Theo luật dân sự, trách nhiệm dân sự của một chủ
thể (như chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệp...) được hiểu là trách
nhiệm phải bồi thường thiệt hại về tài sản, về con người...gây ra cho người
khác do lỗi của người chủ đó. Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân

7


sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Thông thường các
dịch vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân sự ngoài hợp
đồng.
Vì đối tượng được bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự phát sinh của
người được bảo hiểm đối với người bị thiệt hại (một người thứ ba khác) nên
trong loại bảo hiểm này người được bảo hiểm là người có trách nhiệm dân sự
cần được bảo hiểm và cũng thường là người tham gia bảo hiểm.
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE
ÔTÔ.
1. Đặc điểm hoạt động xe ôtô
Cùng với sự phát triển về mọi mặt của toàn cầu , nhu cầu đi lại, giao lưu
và vận chuyển phát triển. Phương tiện giao thông phổ biến nhất ở Việt Nam

và trên thế giới hiện nay là ơtơ. Xe ơtơ ngày càng có vai trị quan trọng trong
hoạt động của đời sống con ngừơi, vì những ưu điểm sau:
- Phương tiện xe ơtơ có tính linh hoạt cao, quá trình vận chuyển tương
đối nhanh và hiệu quả
- Khả năng vận chuyển lớn , có thể vận chuyển hàng hố tới mọi địa
điểm, chi phí thấp.
Tuy nhiên vận chuyển bằng ơtơ lại có xác xuất tai nạn lớn vì bản thân
hoạt động của xe là nguy hiểm cao, bên cạnh đó lại phụ thuộc và các yếu tố
như : Tình hình thời tiết, hệ thống an tồn giao thơng, trình độ và trách nhiệm
của người lái xe và đặc biệt phụ thuộc lớn vào tình trạng đường xá. Hiện nay
hệ thống giao thông ở Việt Nam còn chật hẹp, chất lượng nhiều đoạn đường
còn kém và tu sửa mang tính chất tạm thời, số đầu xe tham gia giao thơng
ngày càng tăng, trong đó có rất nhiều xe khơng đảm bảo an tồn kỹ thuật vẫn
tham gia hoạt động giao thông, lái xe không chấp hành luật lệ giao thơng ,
phóng nhanh vượt ẩu , lái xe trong tình tràng say rựu… ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất
nước, giao thông vận tải nước ta, đặc biệt là vận tải bắng xe ôtô phát triển rất
nhanh. Nhằm đề phòng hạn chế tổn thất xẩy ra trong quá trình tham gia giao

8


thông đang hàng ngày hàng giờ đe doạ đối với tài sản của chủ phương tiện
ôtô , gây thiệt hại lớn cho xã hội
2. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ôtô.
Trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong hoạt động sản xuất kinh
doanh dù luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng tổn thất xẩy ra, nhưng con người
vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ. Rủi ro luôn hiện diện ở trong
mọi hoạt động của đời sống con người. Có thể nói rủi ro là sự tồn tại khách
quần mà con người phải chấp nhận. và đặc biệt là trong hoạt động bằng xe cơ

giới nói chung và ơtơ nói riêng.
Vận chuyển bằng phương tiện ôtô đã được sử dụng rất lâu, đây là
phương tiện chủ yếu trong vận chuyển hàng hoá và hành khách. Tuy nhiên
tính chất rủi ro xẩy ra là rất cao và chủ xe luôn phải đương đầu với nhiều rủi
ro khác nhau. .
Biện pháp chấp nhận rủi ro : Đây là phương pháp tự thanh toán các tổn
thất. Biện pháp này hồn tồn khơng phù hợp với chủ xe vì khi tai nạn xẩy ra
gây thiệt hại lớn cho người và tài sản , nó làm ảnh hưởn đến kế hoạch vận
chuyển của chủ xe, gây thiệt hại về tài chính cho chủ xe vì ảnh hưởng đến quá
trình kinh doanh.
Để khắc phục nhữnBảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (còn gọi là bảo
hiểm thân xe) có thể được áp dụng để bảo hiểm cho các loại xe cơ giới. Bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản, có đối
tượng bảo hiểm là bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm.
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó
và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các
loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ơtơ chở người, xe ơtơ
chở hàng hố, xe ơtơ vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng
khác. Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các DNBH thường chỉ khai thác bảo
hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô.
Những lưu ý khi mua bảo hiểm vật chất xe ôtô:
Mua bảo hiểm thủy kích để được hỗ trợ chi phí sửa chữa khi xe bị ngập
nước là một trong những điểm quan trọng của bảo hiểm vật chất ôtô.

9


Sự kiện Hà Nội ngập úng trong những ngày vừa qua là dịp để các tài xế
“rà soát lại” thị trường bảo hiểm xe hơi trong nước. Dưới đây là những điều
mà những người mua bảo hiểm xe nên cân nhắc trước khi lựa chọn bảo hiểm

cho xe của mình.
Đầu tiên, bạn không nên bỏ qua những phần bảo hiểm mở rộng, bởi tùy
thuộc vào những đặc điểm của xe hay các yếu tố khác mà phần này có thể trở
nên rất quan trọng.
Sự kiện Hà Nội vừa qua đã cho thấy “bảo hiểm thủy kích” cần thiết như
thế nào. Hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm đều có gói bảo hiểm mở rộng
này như Bảo Việt, Pjico. Riêng với Liberty Autocare thì đây là điều khoản
chuẩn có sẵn trong hợp đồng. Hay như “bảo hiểm mất cắp bộ phận” là "chiếc
phao" cho chủ nhân của những dòng xe cao cấp, đắt tiền như BMW,
Mercedes an tâm hơn trước vấn nạn này (hiện nay chỉ có Liberty Autocare có
gói bảo hiểm này).
Ngồi ra, đã đến lúc cần phải xem xét khía cạnh hỗ trợ khách hàng từ
các cơng ty bảo hiểm.
Thông thường trước đây, các công ty bảo hiểm thường để mặc cho khách
hàng “tự thân vận động” trong các sự cố. Nhân viên bảo hiểm chỉ việc đến
giám định, thanh tốn bồi thường thiệt hại,. Đo đó hai bên không tránh khỏi
những rắc rối nảy sinh liên quan đến giám định, bồi thường.
Việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm khiến cho sự cạnh
tranh về dịch vụ cũng phát triển theo. Những dịch vụ tiện ích hỗ trợ dù là đơn
giản, nhỏ nhất nhưng cũng đủ để có thể đánh giá mức độ quan tâm của công
ty bảo hiểm đối với khách hàng.
Tiếp đến cần tìm hiểu kỹ chất lượng dịch vụ bảo hiểm trước khi quyết
định chọn mua bảo hiểm. Mức bồi thường bảo hiểm cao chưa hẳn đã quyết
định chất lượng của bảo hiểm tốt.
Nhiều khách hàng đã phải “kêu trời” khi nhân viên bảo hiểm giám định
tổn thất của xe thấp hơn nhiều so với thực tế, hay xe hư bị đưa về các garage
khơng đủ tiêu chuẩn, rồi cịn những thủ tục bảo hiểm rườm rà, có khi mất đến
hàng tháng trời khiến cho các chủ xe lắc đầu ngao ngán. Do đó, nên tham
khảo chất lượng dịch vụ kỹ lưỡng trước khi đi đến quyết định.


10


Cuối cùng, bạn nên quan tâm đến đường dây nóng liên lạc của các công
ty bảo hiểm, bởi khi xe gặp sự cố, người chủ xe rất cần đến sự hỗ trợ giúp đỡ
chuyên nghiệp, nhất là trong việc cứu hộ. Các chủ xe sẽ được các công ty bảo
hiểm hướng dẫn cách xử lý tình huống “đúng chuẩn”.
Rất nhiều chủ xe hơi tại Hà Nội vừa qua đã phải “dở khóc dở cười” khi
bị các cơng ty bảo hiểm từ chối bồi thường thiệt hại do “thủy kích” chỉ vì họ
cố gắng nổ máy khi xe bị ngập nước.
Trong khi đó, chỉ với việc gọi điện thoại liên lạc với cơng ty bảo hiểm,
họ đã có thể nhận được sự chỉ dẫn rõ ràng, thậm chí là đề nghị giúp đỡ cứu
hộ. Hiện nay Liberty có đường dây nóng 24/7. Tuy nhiên với sự phát triển
mạnh mẽ của thị trường xe hơi trong thời gian qua, sắp tới có lẽ cũng sẽ có
thêm nhiều đường dây nóng của các hãng bảo hiểm khác mở ra để phục vụ
khách hàng.
Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác
nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ
thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ.
Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các HĐBH thiệt hại vật
chất xe cơ giới, những chiếc xe này phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ
thuật và pháp lý cho sự lưu hành: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an
tồn kỹ thuật và mơi trường. g tình trạng khó khăn về mặt tài chính khi xe ơtơ
bị tai nạn cách tốt nhất là chuyển giao rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các
tổ chức bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm vật chất xe ôtô sẽ bảo hiểm mọi rủi
ro thiệt hại về vật chất xe ôtô ( trừ trường hợp cố ý) . Qua đó ta có thể thấy
được sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe ơtơ, góp phần khắc phục khó khăn
những rủi ro và bảo vệ tài sản cho chủ xe.
3. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe ôtô

Qúa trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô đã đem lại sự an
toàn cũng như ổn định về mặt tài chính cho các chủ xe khi tham gia bảo
hiểm . Như vậy , chúng ta có thể thấy được tác dụng của nghiệp vụ Bảo hiểm
vật chất ôtô:
Một là , người tham gia bảo hiểm ( Cá nhân hoạc tổ chức) được trợ cấp
bồi thường những thiệt hại thức tế do rủi ro gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm.
11


Nhờ đó nhanh chóng ổn định kinh tế khơi phục đời sống kinh tế và ổn định
đời sống kinh doanh, đó là mục đích chính của bảo hiểm. Khi tai nạn giao
thông xẩy ra cho những rủi ro được bảo hiểm gây nên những thiệt hại về vật
chất ôtô, từ đó gây những kho khăn về tài chính choi chủ xe ôtô. Cho nên
người bảo hiểm đã thông qua nghiệp vụ bảo hiểm của mình tiến hành chi chi
bồi thường cho chủ xe một cách kịp thời góp phần khắc phục những khó khăn
về mặt tài chính cho chủ xe.
Hai là, góp phần đề phịng và hạn chế tổn thất. Thông qua công tác bồi
thường bảo hiểm xe ôtô đã thúc đẩy các chủ xe tham gia bảo hiểm có biện
pháp đề phòng và ngăn ngừa tổn thất xẩy ra và ln chăm lo đến giữ gìn xe
tốt hơn.Vì khi bị tai nạn công ty bảo hiểm không chịu tất cả trách nhiệm mà
chủ xe cũng phải chịu một phần.Từ đó dẫn đến số vụ tai nạn giảm, có ý nghĩa
xã hội lớn,
III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT
XE ÔTÔ
1. Đối tượng được bảo hiểm
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới (còn gọi là bảo hiểm thân xe) có
thể được áp dụng để bảo hiểm cho các loại xe cơ giới. Bảo hiểm thiệt hại vật
chất xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm tài sản, có đối tượng bảo hiểm là
bản thân chiếc xe tham gia bảo hiểm.
Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó

và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các
loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ôtô chở người, xe ôtô
chở hàng hố, xe ơtơ vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng
khác. Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các DNBH thường chỉ khai thác bảo
hiểm đối với xe ô tô mà hạn chế bảo hiểm cho xe mô tô.
Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác
nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ
thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ.
Để có thể trở thành đối tượng bảo hiểm trong các HĐBH thiệt hại vật
chất xe cơ giới, những chiếc xe này phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ
thuật và pháp lý cho sự lưu hành: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm
12


quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an
tồn kỹ thuật và mơi trường.
2. Phạm vi bảo hiểm
2.1. Rủi ro được bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm mà cũng là giới hạn
trách nhiệm bảo hiểm của người bảo hiểm.:
- Tai nạn do đâm va , lật đổ : Là những trường hợp xe bị tai nạn , đâm
va vào một vật cản nào đó hoạc đường trơn.
- Cháy nổ
- Những tai hoạ bất khả kháng do thiên nhiên : Bảo , lũ lụt, sụt lở, xét
đánh động đất, mưa đá….
- Mất cắp toàn bộ xe : Mất cắp ở đây không chỉ là hành động cố ý của
người được bảo hiểm mà do nguyên nhân khách quan dẫn đến mất cắp.
Tai nạn do rủi ro bất ngờ gây nên
Ngoài việc bồi thường những thịêt hại vật chất xẩy ra cho chiếc xe đượ
bảo hiểm trong những trương hợp trên, cơng ty cịn phải thanh tốn cho chủ

xe những chi phí cần thiết và hợp lý:
+ Ngăn ngừa và hạn chế tổn thất phát sinh khi xe bị thiệt hại do các
nguyên nhân được bảo hiểm
+ Chi phí bảo vệ xe và kéo xe thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất
+ Giám định tổn thất nếu thuộc phạm vi bảo hiểm
2.2.Rủi ro loại trừ
Trong mọi trường hợp, DNBH không nhận bảo hiểm và không chịu trách
nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí sau:
1 - Những tổn thất, chi phí phát sinh trong trường hợp vi phạm pháp luật
hoặc độ trầm trọng của rủi ro tăng lên:
+ Hành động cố ý gây tai nạn của chủ xe, lái xe;
+ Lái xe khơng có bằng lái hoặc có nhưng khơng hợp lệ;

13


+ Lái xe sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu bia, ma tuý hoặc các chất
kích thích khác trong khi điều khiển xe (nồng độ cồn trong máu hoặc trong
hơi thở của lái xe vượt quá quy định);
+ Xe khơng có giấy chứng nhận đăng kiểm và bảo vệ mơi trường hợp lệ
(giấy chứng nhận an tồn kỹ thuật và môi trường);
+ Xe chở chất cháy, nổ trái phép;
+ Xe chở quá trọng tải hoặc quá số hành khách quy định;
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm không đèn;
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử.
2 - Những tổn thất, chi phí phát sinh do các rủi ro có tính “chính trị” với
hậu quả lan rộng: Chiến tranh, khủng bố
3 - Trừ khi có thỏa thuận khác, người bảo hiểm không bồi thường những
tổn thất, chi phí phát sinh khơng phải là hậu quả của những sự cố ngẫu nhiên,
khách quan, những tổn thất liên quan tới yếu tố chủ quan của chủ xe trong việc

quản lý, bảo dưỡng xe như:
+ Hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng hỏng hóc do khuyết tật hoặc
hư hỏng thêm do sửa chữa.
+ Hư hỏng về điện hoặc bộ phận máy móc thết bị, kể cả máy thu thanh,
điều hoà nhiệt độ, săm lốp bị hư hỏng mà không do tai nạn gây ra.
4 - Những quy định loại trừ riêng khác:
+ Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam (trừ trường
hợp có thoả thuận riêng).
+ Những thiệt hại là hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, mất
giảm thu nhập do ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác.
Ngồi ra cơng ty bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc tồn bộ số tiền
bồi thường trong trường hợp chủ xe có những vi phạm sau:
Một là: Cung cấp không đầy đủ, không trung thực các thông tin ban đầu
về đối tượng bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm;
Hai là: Khi xẩy ra tai nạn, không thông báo ngay cho DNBH. Không áp
dụng các biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất hoặc tự ý tháo dỡ, sửa
chữa xe mà chưa có sự đồng ý của DNBH;

14


Ba là: Không làm các thủ tục bảo lưu quyền địi người thứ ba có lỗi
trong việc gây ra thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm
Công ty bảo hiểm không nhận bảo hiểm và bồi thường cho những tổn
thất mà xe ơtơ gây ra :
- Hao mịn tự nhiên, mất giá. giảm chất lượng, hỏng hóc do khuyết tật
hoạc hư hỏng thêm do sửa chữa . Hao mòn tự nhiên được tính dưới hình thức
khấu hao hoạc tính theo tháng.
- Hư hỏng về điện hoạc bộ phậnmáy móc , thiết bị săm lốp bị hư hỏng
mà không do tai nạn gây ra.

- Mất cắp bộ phận xe : Để tránh những “ nguy cơ đạo đức “ lợi dụng bảo
hiểm, những hành vi vi phạm pháp luật, luật lệ giao thông hay một số rủi ro
đặc biệt khác, những thiệt hại, tổn thất gây ra bởi những nguyên do sau không
được bồi thường:
- Hành động cố ý của chủ xe lái xe
- Xê không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an tồn giao thơng đường bộ
- Chủ xe (lái) vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thơng đường bộ
như:
+ Xe khơng có giấy phép lưu hành
+ Lái xe khơng có bằng lái xe hoạc khơng hợp lệ
+ Lái xe bị ảnh hưởng của rựu bia, ma tuý hay chất kích thích
+ Xe chở chất cháy hay chất nổ trái phép
+ Xe chở quá trọng tải hoạc số hàng hoá quy định
+ Xe đi vào đường cấm
+ Xe đi đêm không đèn
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sữa chữa
- Những thiệt hại gián tiếp như : giảm giá trị thương mại, làm đình trệ
sản xuất kinh doanh
- Thiệt hại do chiến tranh
- Những thiệt hại ngoài lãnh thổ quốc gia trrừ khi có thoả thuận riêng

15


3. Gía trị bảo hiểm
Gía trị bảo hiểm của xe ôtô là giá trị thực tế trên thị trường của xe tại
thời điểm người tham gia bảo hiểm mua bảo hiểm.
Việc xác định đúng giá trị của xe tham gia bảo hiểm là rất quan trọng vì
đây là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại của chủ xe tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên giá trị trên thực tế ln ln biến động và có nhiều chủng loại xe

mới khó khăn cho việc xác định. Trong thực tế các công ty bảo hiểm thường
giựa trên các yếu tố sau đêt xác định giá trị xe :
+ Loại xe
+ Năm sản xuất
+ Mức độ mới, cũ của xe
+ Thể tích làm việc của xilanh
Một số phương pháp xác định giá trịbảo hiểm mà cơng ty bảo hiểm hay
áp dụng đó là căn cứ và giá trị ban đầu của xe và mức khấu hao cụ thể :
Gía trị bảo hiểm = giá trị khấu hao - khấu hao
Hiện nay trên thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều xe ơtơ đời
mới được nhập khẩu từ nước ngồi, vì vậy giá trị thực tế của xe nhập khẩu
trên thị trường Việt Nam được tính như sau :
GTTT= CIF x ( 100% + Ts. TnK ) x ( 100% + Ts. Tttđb )
Trong đó :
- GTTT: là giá trị thực tế của xe
- CIF – giá CIF
- Ts.TnK- thuễ xuất nhập khẩu
- Ts.Tttđb - thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Gía CIF là giá xe ôtô về đến cảng
+ C ( Cost ): giá mua ôtô tại cửa nước xuất khẩu
+ I ( Insurance ) : Phí bảo hiểm cho chiếc xe trong quá trình vận chuyển
từ nước xuất khẩu về Việt Nam
+ F ( Freight ) : Cước phí vận chuyển

16


Gía trị thực tế hay giá trị ban đầu của chiếc xe ơtơ đó là cơ sở ban đầu
khi xác định giá trị bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm. Vì vậy giá trị thực tế cần
được kê khai một cách đầy đủ , chính xác

4.Phí bảo hiểm
4.1.Phí bảo hiểm
Khi chủ xe muốn xe của mình được bảo hiểm tại một cơng ty bảo hiểm
thì phải nộp một khoản tiền nhất định cho cơng ty bảo hiểm để hình thành nên
quỷ bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ phương tiện có trách nhiệm đóng góp
từng năm cho cơng ty bảo hiểm để hình thành nên quỹ bảo hiểm.Cơng ty bảo
hiểm tiến hành thu phí bảo hiểm vật chất xe ơtơ theo quy định của bộ tài
chính và có thêt thu ngay trực tiếp hay uỷ nhiệm cho đơn vị khác thu hộ.
Đặc điểm mức phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên thị trường hiện
nay:
Vừa qua, một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã cùng ký một thỏa
thuận nâng mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe cơ giới.
Kể từ đầu tháng 10/2008, mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất với ôtô
đã tăng từ 1,3% lên 1,56% một năm (chưa tính 10% thuế VAT). Ngồi ra, các
loại ơ tơ kinh doanh vận tải hàng hố có mức phí hàng năm tăng là 1,83%;
vận tải hành khách liên tỉnh là 2,97%... Riêng phí bảo hiểm taxi có mức tăng
mạnh nhất , tới 3,95%.
Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tình trạng cạnh tranh hạ phí bảo hiểm
để giành giật dịch vụ đã diễn ra liên tục trong thời gian qua. Điều này có
nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận tất cả rủi ro về mình, đồng
thời làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó, mức phí bảo hiểm mà các doanh nghiệp đang áp dụng tồn
tại từ năm 1995 đến nay, trong khi giá cả đã thay đổi nhiều, mức phí cũ khơng
cịn phù hợp, dẫn đến nhiều doanh nghiệp bảo hiểm gặp rủi ro cao, không đủ
tiền bồi thường cho khách hàng.
Theo các doanh nghiệp bảo hiểm, trong thời gian qua chi phí sơn dùng
để sơn thân, vỏ ơtơ đã tăng thêm 25%, nhiều loại phụ tùng thay thế đã tăng tới
40%. Có những doanh nghiệp nhận hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới đã phải đến


17


bù với mức 250% so với số tiền nhận bảo hiểm vì vậy nhiều doanh nghiệp
thua lỗ. Việc nâng phí bảo hiểm là điều cần thiết để đảm bảo các doanh
nghiệp bảo hiểm có đủ khả năng chi trả trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao,
lạm phát gia tăng...
Ông Đinh Quang Tấn, Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới Cơng ty Bảo
hiểm Bảo Việt cho biết, mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn vật chất với xe cơ giới
tăng từ 1,3% lên 1,56%, tính ra phí bảo hiểm tăng thêm 15% so với mức cũ,
trong khi riêng năm 2008 lạm phát trên 20% như vậy mức phí này tăng khơng
phải là cao và cũng chỉ đảm bảo để các doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế bớt
rủi ro.
Người bán có lý lẽ của mình nhưng người mua dịch vụ cũng có vơ vàn
cái khó khi giá dịch vụ tăng lên.
Theo tính tốn, với mức phí bảo hiểm tăng như trên thì các khách hàng
sử dụng xe cho mục đích cá nhân chịu mức tăng thấp nhất. Hiện nay mức phí
bảo hiểm vật chất với ôtô giao động trong khoảng 1,1%-1,7% tuỳ từng doanh
nghiệp. Với những khách hàng đang chịu mức phí thấp (dưới 1,3%) sẽ có
mức tăng từ 1,25 triệu đồng đến 4,5 triệu đồng/ xe/năm ( với những xe có giá
trị khoảng 500 triệu đồng trở xuống) Còn với những xe có giá trị lớn thì mức
phí bảo hiểm cũng cao hơn từ 2,5 triệu đồng đến 9 triệu đồng/xe/năm.
Với các doanh nghiệp taxi thì mức phí phải chịu sẽ tăng cao nhất. Ơng
Đinh Văn Sáu, Chủ tịch HĐQT Cơng ty Taxi Hương lúa cho biết, trước đây
mức phí bảo hiểm với xe taxi của công ty này chỉ là 1,1%/năm. Với những xe
có giá trị bảo hiểm 200 triệu đồng chỉ phải chi trả 2,2 triệu đồng/năm, nay
tăng lên đến 3,95% thì chi phí cho khoản bảo hiểm này của xe sẽ lên đến gần
8 riệu đồng/năm chưa kể thuế VAT. Đấy là những xe có giá trị bảo hiểm thấp,
cịn những xe có giá trị bảo hiểm cao khoảng 500 triệu đồng thì chi phí này
cịn tăng cao hơn nhiều.

Ông Trần Quốc Khải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Taxi Nội Bài cũng cho biết
trước đây phí bảo hiểm vật chất với ôtô taxi của hợp tác xã 1 năm chỉ ở mức
1,5%. Một chiếc xe khi đó chỉ phải trả từ 3 - 4 triệu đồng/năm, nay tăng lên
3,95% thì mỗi chiếc xe tăng lên trên 10 triệu đồng/năm. Cộng cả phí bảo hiểm
khác như bảo hiểm trách nhiệm với người thứ 3, người trên xe, thì mỗi chiếc

18


xe phải chi tổng cộng 12 triệu đồng tiền bảo hiểm/ năm, tức là 1 triệu
đồng/tháng.
"Với mức phí tăng như vậy, cơng việc kinh doanh của sẽ rất khó khăn"ơng Khải than phiền.
Theo các doanh nghiệp bảo hiểm, họ phải nâng phí với taxi lên cao là do
độ rủi ro cao.Theo thống kê, thời gian qua lượng taxi va quệt chiếm số lượng
lớn và các doanh nghiệp bảo hiểm đã bị thua lỗ khi bảo hiểm vật chất với xe
taxi.
Nhưng khơng chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh taxi mà các doanh
nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá cũng than phiền về mức phí
bảo hiểm mới.
Với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, mức phí bảo hiểm
vật chất thân xe trước đây từ 1,5% - 2,5% thì nay sẽ phải chịu mức 2,97%.
Cơng ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Hoàng Mai ( Thanh Xuân
Trung - Thanh Xuân - Hà Nội) cho biết hiện đang sở hữu 1 số xe khách hiệu
Hyundai 45 chỗ nhập khẩu để chở khách du lịch. Trị giá mỗi chiếc xe khoảng
1 tỷ đồng. Mức phí bảo hiểm trước đây họ chi trả chỉ 2%, nay tăng lên 2,97%
tức là mỗi chiếc xe sẽ phải trả thêm gần 10 triệu đồng/năm. Với 5 chiếc xe
như vậy mỗi năm mất thêm gần 50 triệu đồng, đây là mức tăng không hề nhỏ.
Cịn với xe tải thì các loại xe có tải trọng nhẹ, cỡ 1,25 tấn trở xuống lại
chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với xe tải nặng. Xe tải nhẹ trước đây thường có
mức phí bảo hiểm từ1,3%-1,5%, nay phải tăng lên 1,83%, trong khi các xe tải

nặng mức phí bảo hiểm đều từ 1,9% đến 3,8% nên có lẽ sẽ ít thay đổi. Theo
tính tốn của một khách hàng sở hữu xe tải 1,25 tấn thì mức phí bảo hiểm vật
chất xe mà họ phải chi thêm ít nhất cũng là 1triệu đồng/năm.
Quyền lợi được bảo hiểm:
Tổn thất bộ phận:
- Bồi thường chi phí thực tế để phục hồi, sửa chữa xe tai nạn;
- Hoặc trả tiền tương đương với mức độ tổn thất trên cơ sở xác định
được chi phí sửa chưa, phục hồi xe tai nạn có thể phải trả (trường hợp chủ xe
khơng sửa chữa lại xe);
Tổn thất toàn bộ:

19


- Số tiền bồi thường bằng giá trị thực tế của xe tại thời điểm xảy ra tai
nạn.
Những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi
bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe
thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất.
Mâu thuẫn giữa khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm :
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã phản ứng với việc tăng phí
bảo hiểm bằng cách khơng mua bảo hiểm vật chất với xe ơtơ.
"Chúng tơi đã ngừng hồn tồn việc mua bảo hiểm vật chất xe ôtô với
taxi Nội Bài" - ơng Trần Quốc Khải nói.
"Taxi Hương lúa sẽ tự thành lập 1quỹ phòng chống rủi ro và các thành
viên đóng tiền để tự bảo hiểm cho rủi ro của chính mình. Tính ra thì chi phí
này rẻ bằng nửa so với mua bảo hiểm của các DN bảo hiểm, ơng Đinh Văn
Sáu cho hay.
Cơng ty TNHH Hồng Mai cũng khẳng định không mua bảo hiểm vật
chất với ôtô chở khách du lịch của họ khi hợp đồng bảo hiểm hết hạn.

Đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội, ông Đỗ Quốc Bình cũng cho rằng việc
các DN bảo hiểm liên kết với nhau nâng mức phí bảo hiểm với ôtô lên cao
đang ảnh hưởng trực tiếp đến các khách hàng và sự hợp tác này có dấu hiệu vi
phạm Luật Cạnh tranh.
"Chúng tôi đang đợi kết quả điều tra từ Cục cạnh tranh của Bộ Công
Thương về vấn đề này"- ơng Bình cho hay.
Việc tăng phí bảo hiểm vật chất với ơtơ có nguy cơ sẽ khiến nhiều khách
hàng từ bỏ ý định mua bảo hiểm. Hiện bảo hiểm vật chất xe cơ giới là bảo
hiểm tự nguyện và số lượng khách hàng tham gia vốn đã rất ít.
Theo thống kê của Bảo Việt thì chỉ có khoảng 30% số ơtơ hiện đang lưu
hành có mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Thống kê của một số doanh nghiệp
khác cho thấy con số này cao nhất cũng chỉ ở mức 55%.
Tuy nhiên theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của
nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong năm 2007 đạt gần 2.500 tỷ đồng, cịn 9
tháng đầu năm 2008, tồn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu
8.020 tỷ đồng thì riêng bảo hiểm xe cơ giới chiếm 2.391 tỷ đồng (29,8%).

20


Trong 9 tháng năm 2008, toàn thị trường đã giải quyết bồi thường 3.018
tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 37%, nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất là
bảo hiểm xe cơ giới 51,6%.
4.2.Phương pháp tính phí bảo hiểm ơtơ.
Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc tính phí bảo hiểm la rất cần
thiết và quan trọng, đọi hỏi sự chính xác cao. Phí bảo hiểm được xác định vừa
phù hợp với khả năng của mỗi chủ xe khi tham gia bảo hiểm, đồng thời vừa
hình thành quỹ bảo hiểm đủ lớn để có thể bù đắp cho những thiệt hại bất ngờ
xảy ra do tai nạn , góp phần đảm bảo cho q trình sản xuất được một cách
thường xuyên liên tục đảm bảo đời sống cho mọi người dân trong xã hội.

Khi xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia bảo hiểm cụ thể
các Công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau:
Loại xe: Do mỗi loại xe có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau, có mức
độ rủi ro khác nhau nên phi bảo hiểm vật chất xe ôtô được tính cho từng loại
xe . Thơng thường; các cơng ty bảo hiểm đưa ra những loại phí bảo hiểm phù
hợp cho hầu hết các loại xe thông dụng thông qua phân loại xe thành các
nhóm. việc phân loại này được dựa trên cơ sở tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia
tốc, chi phí và mức độ khó khăn khi phải sửa chữa và sự khan hiếm của phụ
tùng. Đối với các xe hoạt động thông như xe kéo, rơ moóc, xe chở hàng nặng,
… Do có mức độ rủi ro caonên phí bảo hiểm thường được cộng thêm một tỷ
lệ nhất định dựa trên mức phí cơ bản.
Khu vực giữ và để xe: Trong thực tế không phải Công ty bảo hiểm nào
cũng quan tâm đến nhân tố này. Tuy nhiên, cũng có một số Cơng ty bảo hiểm
tính phí bảo hiểm dựa trên khu vực giữ và để xe.
Mục đích sử dụng xe: Đây là nhân tố rất quan trọng khi xác định phí bảo
hiểm. Nó giúp Côngty bảo hiểm biết được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Ví dụ:
Xe do một người về hưu sử dụng cho mục đích kinh doanh đơn thuần
chắc chắn se đóng phí thấp hơn so với xe do một thương gia sử dụng để đi lại
ở khu vực lớn. Rõ rang xe lăn bánh càng nhiều thì mức độ rủi ro tai nạn càng
cao.
Tuổi tác kinh nghiệm lái xe của người yêu caùu bảo hiểm và những
người sử dụng thường xuyên chiếc xe được bảo hiểm.

21


Số liẹu thống kê cho thấy rằng các lái xe trẻ tuổi bị tai nạn nhiều hơn so
với các lái xe lớn tuổi. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm thường áp dụng
giảm phí cho các lái xe trên 50 tuổi hoặc 55 tuổi, do kinh nghiệm cho thấy số
người này ít gặp tai nạn hơn so với người trẻ tuổi. Tuy nhiên, với những lái xe

quá lớn tuổi (thường thì 60 tuổi trở lên) thường phải xuất trình giấy chứng
nhận sức khoẻ phù hợp để có thể lái xe thì cơng ty bảo hiểm mới nhận bảo
hiểm. Nga ra, để khuyến khích hạn chế tai nạn các cơng ty bảo hiểm thường
yêu cầu người được bảo hiểm phải tự chịu một phần tổn thất xảy ra với xe của
mình. Đối với những lái xe trẻ tuổi mức miễn thường này thường phải cao
hơn so với những lái xe có độ tuổi lớn hơn.
Giảm phí bảo hiểm: Để khuyến khích các chủ xe có số lượng tham gia
bảo hiểm tại Cơng ty mình các cơng ty bảo hiểm thường áp dụng mức phí
chung cho số lượng tham gia bảo hiểm. Ngồi ra, hầu hết các cơng ty bảo
hiểm cịn áp dụng chế độ giảm phí bảo hiểm cho nhưngx người tham gia bảo
hiểm khơng có khiếu nại.
Biểu phí đặc biệt : Khi khách hàng có số lượng xe tham gia bảo hiểm
nhiều, cơng ty sẽ áp dụng biểu phí đặc biệt với những mức phí thấp hơn, nếu
đối tượng có sác xuất rủi ro lớn thì cơng ty bảo hiểm áp dụng mức biểu phí
cao hơn.
Cách tính phí bảo hiểm :

F= f + d
Trong đó :
- F : Phí thu mỗi đầu xe.
- d : Phụ phí
- f : Phí bồi thường thiệt hại hay phí thuần
Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ơtơ của bộ Tài chính :
Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm tồn thân
Bảo hiểm thân vỏ xe

Phí bảo hiểm
1,36% số tiền bảo hiểm
2,27% số tiền bảo hiểm


22


Đối với những loại xe mang tính chất thời vụ, tức là chỉ hoạt động một
số ngày trong năm thì chủ xe chỉ phải đóng cho những ngày hoạt động đó
theo cơng thức :
Số tháng hoạt động trong năm
Phí bảo hiểm = Mức phí cả năm x
12 tháng
Tuy nhiên ở Việt Nam thì:
Dưới 3 tháng

: 30 % phí bảo hiểm của cả năm.

Trên 3 tháng đến 6 tháng

: 60% phí bảo hiểm của cả năm.

Trên 6 đến 9 tháng

: 90% phí bảo hiểm của năm.

Trên 9 tháng

: 100% phí bảo hiểm của năm.

Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ơtơ khơng tính khấu hao thay mới :
Gía trị
thực tế


Tỷ lệ phí bảo hiểm cơ bản trên số tiền bảo hiểm
Bảo hiểm toàn bộ

Bảo hiểm bộ phận

Xe mới đã sử dụng
dưới 3 năm hoặc giá trị
còn lại từ 790% trở lên
so với giá trị xe mới.

1,36%

2,27%

Xe đã qua sử dụng
từ 3 đến 6 năm hoạc giá
trị còn lại từ 50% đến
70% so với giá trị xe mới

1,55%

2,45%

Xe đã sử dụng
1,73%
2,64%
trên 6 năm hoạc giá trị
còn lại dưới50% so với
giá trị xe mới

Bảo hiểm bồi thường theo giới hạn trách nhiệm xe : chủ xe có thể tuỳ ý
lựa chọn tham gia bảo hiểm cho chiếc xe được bảo hiểm theo tỷ lệ nhất định
thấp hơn giá trị thức tế của xe :
- Bảo hiểm có thể áp dụng mức miễn bồi thường : Chủ xe có thể lựa
chọn mức miễn thường có khấu trừ tuỳ ý từ 1000000đ đến 10000000đ hoạc
từ 100$ đến 1000$.

23


Khi áp dụng mức miễn thường thì tỷ lệ giảm phí so với tổng phí được
quy định như sau :
Mức miễn thường

Tỷ lệ giảm phí

1000000đ hoạc 100USD

5% Tổng số phí

2000000đ hoạc 200 USD

8% Tổng số phí

3000000đ hoạc 300 USD

11% Tổng số phí

4000000đ hoạc 400 USD


14% Tổng số phí

5000000đ hoạc 500 USD

17% Tổng số phí

6000000đ hoạc 600 USD

20% Tổng số phí

7000000đ hoạc 700 USD

23% Tổng số phí

8000000 đ hoạc 800 USD

26% Tổng số phí

9000000 hoạc

30^% Tổng số phí

900 USD

10000000đ hoạc 1000
USD

35% Tổng số phí

IV.QUY TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT

XE ƠTƠ
1. Cơng tác triển khai.
Khai thác là khâu đầu tiên của quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe
ơtơ, khâu này quyết định đến doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp và
cũng từ đó quyết định đến doanh thu của doanh nghiêpj bảo hiểm. Để khai
thác tốt thị phần của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải vận dụng tốt cơng
tác Marketing , xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong lịng khách hàng .
Song song với cơng tác marketinh thì doanh nghiệp phải có độ ngũ nhân viên
khai thác chun nghiệp, có trình độ chun mơn được đào tạo bài bản, năng
động sang tạo , trung thực và nhiệt tình. Muốn triển khai tốt khâu khai thác thì
doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hệ thống đại lý rộng khắp. Những đại
lý đó phải đựơc doanh nghiệp tập huấn kỹ lưỡng , thường xuyên hổ trợ các
đại lý khai thác.Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải duy trỳ quan hệ với các
khách hàng cũ để tiếp tục tái tục thơng qua dịch vụ chăm sóc khách hàng của

24


doanh nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp của
nhân viên khai thác
2. Đề phòng và hạn chế tổn thất.
Đề phòng và hạn chế tổn thất là một khâu quan trong không thể thiếu
của bất kỳ doanh nghiệp bảo hiểm nào. Liên quan trức tiếp đến lợi nhuận của
doanh nghiệp bảo hiểm, nếu làm tốt công tác đề phòng và hạn chế tổn thất ,
doanh nghiệp giảm được số tiền bồi thưịng cho khách hàng. Ngồi ra nó cịn
góp phần giảm số vụ tai nạn giao thơng góp phần vào ổn định an tồn cho xã
hội phản ánh đúng nhiệm vụ kinh tế và xã hội của doanh nghiệp bảo hiểm. Để
làm tốt công tác đề phịng và hạn chế tổn thất cơng ty bảo hiểm cần :
- Tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân bằng các hình thức
như : panơ, áp phích và trên phương tiên thông tin đại chúng.

- Công ty bảo hiểm phải phối hợp chặt chẽ với các nghành giao thông,
công an đề tăng cường hệ thống biển báo , an tồn giao thơng.
- Cơng ty bảo hiểm cần động viên khuyến khích với các doanh nghiệp ,
cá nhân thực hiền tốt cơng tác đề phịng vàn hạn chế tổn thất
- Tài trợ tài chíng kết hợp với sở giao thơng cơng chính tổ chức các cuộc
thi đề phịng và hạn chế tổn thất, lái xe an toàn, xử lý tình huống khi có tai
nạn xẩy ra.
3. Giám định tổn thất
- Thơng báo tai nạn : Cũng khi có tai nạn xẩy ra, người bảo hiểm yêu cầu
chủ xe phải tìm cách cứu chữa, hạn chế tổn thất và nhanh chóng thơng báo
cho cơng ty bảo hiển về tình hình tai nan, thời điểm tai nạn và nơi xẩy ra tai
nạn. Chủ xe không được tự ý di đơi , tháo gỡ , xữa chữa khi chưa có ý kiến
của cơng ty bảo hiểm trừ trường hợp có ý kiến của cơ quan cơng an và các cơ
quan có thảm quyền.
- Giám định tổn thất: Thông thường đối với bảo hiểm vất chất xe ôtô
việc giám định được công ty bảo hiểm giám định với sự có mặt của chủ xe, lái
xe hoạc người đại diện hợp pháp nhằm xác định rõ nguyên nhân và mức độ
thiệt hại. Chỉ trong trưịng hợp hai bên khơng khơng đạt được thoả thuận thì
mới chỉ định giám định viên kỹ thuật trung gian làm công tác giám định.Kết
luận của giám định viên kỹ thuật được xem là kết luận cuối cùng. Trưòng hợp

25


×