Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Bài giảng kế toán quản trị phần 2 cđ kinh tế kỹ thuật vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 50 trang )

Chương 4. ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ:
Thấy được vị trí của doanh nghiệp với việc định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn
và dài hạn
Biết cách định giá bán sản phẩm theo các phương pháp toàn bộ, phương pháp trực
tiếp và phương pháp định giá theo lao động, nguyên vật liệu, lao động, giờ vận hành máy
móc thiết bị và vật tư.

4.1 VỊ TRÍ CỦA DOANH NGHIỆP VỚI VẤN ĐỀ VỀ GIÁ
4.1.1 Quyết định về giá ngắn hạn
Quyết định sản xuất của những doanh nghiệp chỉ chiếm một thị phần nhỏ trong
ngành sẽ không gây ảnh hưởng gì đến quan hệ cung cầu của ngành đó, do vậy cũng không
gây ảnh hưởng gì đến giá của sản phẩm của doanh nghiệp, nói riêng, giá của ngành, nói
chung. Vì vậy, những doanh nghiệp này phải sản xuất trong điều kiện giá của ngành đã
thành lập trên thị trường và chỉ có thể quyết định nên kinh doanh những sản phẩm nào và
kinh doanh bao nhiêu. Nếu một doanh nghiệp nhỏ muốn giá của sản phẩm của mình cao
hơn giá của ngành thì có nguy cơ doanh nghiệp sẽ bị mất khách hàng, trừ phi doanh nghiệp
đó có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. Mặt khác, nếu doanh nghiệp nhỏ tìm
cách gia tăng thị phần bằng việc giảm giá thấp hơn giá của ngành thì doanh nghiệp có nguy
cơ bị các đối thủ cũng giảm giá để trả đũa. Giảm giá có thể dẫn đến một cuộc chiến về giá
mà kết cục thường là các doanh nghiệp nhỏ chịu hậu quả thảm hại vì không đủ nguồn lực
để chiến đấu với các đại gia trong ngành.
Với giá của ngành đã hình thành, doanh nghiệp chịu giá chỉ có thể kinh doanh càng
nhiều càng tốt các loại sản phẩm của doanh nghiệp có giá thành sản phẩm thấp hơn mức
giá đó. Điều này thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng có hai vấn đề quan trọng mà kế toán
quản trị cần xem xét. Một là, kế toán quản trị phải xác định những khoản chi phí nào thích
hợp cho việc xem xét quyết định ngắn hạn về cơ cấu sản phẩm; hai là kế toán quản trị phải
nhớ rằng trong thời gian ngắn nhà quản trị không dễ gì thay đổi công suất của một nguồn
lực hoạt động của doanh nghiệp.

4.1.2. Quyết định về giá dài hạn


Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp căn cứ trên giá thành sản xuất toàn bộ để
xây dựng giá bán. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, giá của doanh nghiệp thường
được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật cung cầu. Có 3 trường hợp:
`
- Trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng hay hợp đồng với cơ quan Nhà nước thì
giá thường được xây dựng căn cứ theo giá thành sản xuất toàn bộ và một mức cộng thêm.
- Trường hợp doanh nghiệp ký một hợp đồng cung cấp dài hạn cho khách hàng thì
doanh nghiệp có điều kiện để điều tiết các nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, hầu hết chi
phí chung sẽ phụ thuộc vào các quyết định sản xuất theo những hợp đồng dài hạn và chỉ
tiêu giá thành sản xuất toàn bộ chính là yếu tố chính để xây dựng giá bán.

85


- Trường hợp tiêu biểu nhất của nhiều ngành: doanh nghiệp thường thực hiện điều
chỉnh giá trong thời gian ngắn dưới hình thức chiết khấu trên bảng báo giá thay vì áp dụng
một giá cố định cứng nhắc dựa trên giá thành sản xuất toàn bộ. Khi nhu cầu đối với sản
phẩm thấp, doanh nghiệp thấy trước nguy cơ công suất bị dư thừa trong thời gian ngắn
doanh nghiệp sẽ điều chỉnh hạ giá căn cứ trên chi phí gia tăng thấp để có thêm công ăn
việc làm nhằm tận dụng công suất dư thừa. Ngược lại, khi nhu cầu đối với sản phẩm cao,
doanh nghiệp sẽ nhận thấy khả năng công suất hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu, doanh
nghiệp sẽ điều chỉnh tăng giá căn cứ trên chi phí gia tăng cao vì công suất đã sử dụng hết.
Đồng thời, việc tăng giá cũng giúp cho việc phân bổ công suất hiện có để đạt cơ hội có lợi
nhuận cao nhất.
Do nhu cầu thường xuyên dao động nên giá cũng thường xuyên dao động theo nhu cầu.
Dù giá ngắn hạn dựa trên chi phí tăng thêm, giá khi tính bình quân trong một
khoảng thời gian dài có xu hướng bằng với giá dựa trên giá thành sản xuất toàn bộ với một
mức cộng thêm theo quy định của doanh nghiệp.

4.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ

4.2.1. Định giá theo chi phí sản xuất toàn bộ
Theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ, chi phí cơ sở bao gồm tất cả khoản chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung. Vậy, phần chi phí cộng
thêm vào phần chi phí cơ sở để hình thành giá bán, sẽ gồm các khoản chi phí quản lý, lưu
thông và phần tiền để thoả mãn mức hoà vốn tối thiểu mà doanh nghiệp mong muốn.
Ví dụ: để xây dựng giá bán cho 10.000sp mới Y vừa sản xuất, phòng kế toán công
ty B đã tập hợp được các khoản chi phí có liên quan với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
đó như sau:
ĐVT: 1.000đ
Khoản mục chi phí

Tính cho một
sản phẩm

Tính cho
tổng số

Nguyên liệu trực tiếp

6

60.000

Lao động trực tiếp

4

40.000

Biến phí sản xuất chung


3

30.000

Định phí sản xuất chung

7

70.000

Biến phí lưu thông và quản lý

2

20.000

Định phí lưu thông và quản lý

1

10.000

23

230.000

Tổng cộng

86



Chi phí cơ sở theo phương pháp toàn bộ gồm:
Chi phí nguyên liệu trực tiếp

6

Chi phí lao động trực tiếp

4

Chi phí sản xuất trực tiếp

10

Cộng

20 ngđ

Nếu doanh nghiệp B có chính sách định giá sản phẩm là tính phần chi phí cộng
thêm bằng 50% chi phí cơ sở thì giá cho các sản phẩm Y được xác định:
Chi phí cơ sở

20

Chi phí cộng thêm (50%)

10

Đơn giá bán


30

Tỷ lệ phần chi phí cộng thêm là 50% của chi phí cơ sở, ứng với 10ngđ được cộng
vào chi phí cơ sở để hình thành giá bán. Phần này đã bao hàm luôn các khoản chi phí quản
lý và lưu thông vì các nhà quản trị cho rằng các khoản chi phí quản lý và lưu thông rất khó
phân bổ cho từng đơn vị sản phẩm, nhất là các khoản như lương của hội đồng quản trị, của
Ban giám đốc hay của nhân viên văn phòng,…
Giả sử giá bán được xây dựng là 30ngđ/sản phẩm và trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ
hết 10.000 sản phẩm Y theo đúng giá đã định thì báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh lập theo phương pháp toàn bộ như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: 1.000đ
Doanh thu

10.000 x 30

300.000

Giá vốn 10.000 x 20

200.000

Lợi nhuận gộp

100.000

Chi phí lưu thông và quản lý

30.000


Lợi nhuận thuần

70.000

Phần chi phí cộng thêm được xác định bằng 50% chi phí cơ sở, có nhiệm vụ bù đắp
các khoản chi phí ngoài sản xuất và thoả mãn mức hoàn vốn mong muốn của nhà đầu tư.
Vấn đề dựa trên cơ sở nào để xác định tỷ lệ của phần chi phí cộng thêm sẽ được nghiên
cứu sau.

4.2.2. Định giá theo chi phí trực tiếp
Theo phương pháp trực tiếp, chi phí cơ sở gồm những khoản biến phí không có một
khoản định phí nào được tính vào chi phí cơ sở. Phần chi phí cộng thêm vào chi phí cơ sở
theo phương pháp này sẽ gồm các khoản định phí, gồm cả định phí sản xuất lẫn các khoản

87


định phí lưu thông và định phí quản lý cộng với một mức để thoả mãn tỷ lệ hoàn vốn mong
muốn của nhà đầu tư.
Chi phí cơ sở theo phương pháp trực tiếp của doanh nghiệp B
Nguyên liệu trực tiếp

6ngđ

Lao động trực tiếp

4ngđ

Biến phí sản xuất chung


3ngđ

Biến phí lưu thông và quản lý

2ngđ

Cộng

15ngđ

Giả sử doanh nghiệp B có chính sách tính: phần tiền cộng thêm là 100%của chi phí
cơ sở thì giá bán trong trường hợp này được xác định như sau:
Giá bán = Chi phí cơ sở + Phần chi phí tăng thêm (100%)
Giá bán = 15ngđ + 15ngđ = 30ngđ
Nếu giá bán được xác định là 30ngđ/sản phẩm và trong kỳ doanh nghiệp đã bán hết
được 10.000 sản phẩm với giá đó thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
ĐVT: 1.000đ
Doanh thu

10.000 x 30

300.000

Biến phí 10.000 x 15

150.000

Số dư đảm phí


150.000

Định phí

80.000

Lợi nhuận thuần

70.000

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp toàn bộ
Tỷ lệ
phần tiền
cộng
thêm

Mức hoàn vốn
+
mong muốn

Tổng chi phí lưu thông
và quản lý

=
Khối lượng

Chi phí sản xuất
x


sản phẩm

một sản phẩm (chi phí cơ sở)

Tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp trực tiếp
Tỷ lệ
phần tiền
cộng
thêm

Mức hoàn vốn

Tổng các định phí
+

mong muốn

(sản xuất và ngoài sản xuất)

=
Khối lượng

Chi phí đơn vị
x

sản phẩm

(chi phí cơ sở)

88



Mức hoàn vốn
mong muốn

=

Tỷ lệ hoàn vốn mong
muốn (ROI)

x

Vốn hoạt động
bình quân

4.2.3 Một số phương pháp định giá bán sản phẩm khác
a. Định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng
Định giá bán sản phẩm theo giá lao động và nguyên vật liệu sử dụng là những sản
phẩm mà quá trình sản xuất, kinh doanh chúng chịu chi phối chủ yếu bởi hai yếu tố cơ bản
là lao động trực tiếp và nguyên vật liệu sử dụng như hoạt động sửa chữa, truyền hình, dịch
vụ, du lịch…và hoạt động gia công sản phẩm hàng hoá cho khách hàng.
Giá bán = Giá lao động + Giá nguyên vật liệu sử dụng
Giá lao động bao gồm:
- Giá lao động trực tiếp: là mức giá đảm bảo bù đắp chi phí của nhân công trực tiếp
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền lương, phụ cấp tiền lương của công nhân
trực tiếp sản xuất. Mức giá này thường được xây dựng theo giờ lao động trực tiếp.
- Phụ phí lao động (phụ phí nhân công): là phần linh hoạt của giá lao động cộng
thêm phần bù đắp chi phí phục vụ, lưu thông, quản lý liên quan đến việc phục vụ, quản lý
hoạt động của công nhân trực tiếp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh như tiền lương
và các khoản trích theo lương của bộ phận phục vụ nhân công, chi phí nguyên vật liệu,

công cụ dùng trong hành chính văn phòng bộ phận lao động, chi phí khấu hao tài sản của
bộ phận lao động…
Phụ phí
nhân công
Tỷ lệ phụ phí
nhân công

=

Chi phí nhân
công trực tiếp

X

Tỷ lệ phụ phí
nhân công

Tổng phụ phí nhân công ước tính
=
Tổng chi phí nhân công trực tiếp ước tính

Hay
Phụ phí
nhân công

=

Số giờ lao động
trực tiếp


Phụ phí nhân công của mỗi
giờ lao động trực tiếp

X

Phụ phí nhân công của mỗi
giờ lao động trực tiếp

Tổng phụ phí nhân công ước tính
=
Tổng số giờ lao động trực tiếp ước tính

Mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn: là phần tiền cộng thêm linh hoạt để đạt lợi
nhuận thoả mãn nhu cầu hoàn vốn hợp lý. Mức lợi nhuận thường được xây dựng theo giờ
công lao động trực tiếp
Giá nguyên vật liệu sử dụng
Giá mua (giá hoá đơn) của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp: là mức giá trên hoá
đơn mua nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho công việc sản xuất kinh doanh.

89


Phụ phí vật tư: chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi,
lương bộ phận quản lý nguyên vật liệu, khấu hao kho tàng bến bãi…
Phụ phí
vật tư

Giá hoá đơn
=


X
vật tư sử dụng

Tỷ lệ phụ phí
vật tư

Tổng phụ phí vật tư ước tính

Tỷ lệ phụ
phí vật tư

=
Tổng giá mua nguyên vật liệu trực tiếp ước tính

Mức lợi nhuận hoàn vốn mong muốn: là bộ phận linh hoạt cộng thêm nhằm tạo
mức lợi nhuận thoả mãn tỷ lệ hoàn vốn vật tư.

b. Định giá bán sản phẩm theo giá lao động
Định giá bán sản phẩm theo giá lao động khi doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao
động và chi phí lao động hoặc trong hoạt động sản xuất kinh doanh phần vật tư do bên đặt
hàng cung cấp, chi phí khác (không phải là chi phí lao động trực tiếp được tính vào chi phí
phục vụ nhân công)
Giá bán
sản phẩm

=

Giá lao động
trực tiếp


+

Chi phí nhân
công phục vụ

+

Lợi nhuận mong muốn
trên vốn hoạt động

c. Định giá bán sản phẩm theo giờ vận hành máy móc thiết bị và vật tư
Giá sản phẩm = Giá vận hành máy móc + Giá nguyên vật liệu
Giá vận hành máy móc thiết bị
Chi phí vận hành máy móc thiết bị: khấu hao máy móc thiết bị, chi phí nhiên liệu,
năng lượng vận hành máy móc thiết bị
Chi phí phục vụ máy móc thiết bị: chi phí lao động vận hành máy, chi phí lao động
phục vụ, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí lao động quản lý, chi phí nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ gián tiếp dùng máy móc thiết bị. chi phí khác liên quan đến máy móc thiết bị
(sửa chữa, bảo trì, thuế,…)
Lợi nhuận mong muốn = Vốn hoạt động x Tỷ lệ hoàn vốn mong muốn
Giá nguyên vật liệu sử dụng được tính tương tự như trên

Câu hỏi ôn tập
1. Quyết định về giá trong ngắn hạn và dài hạn doanh nghiệp phải xem xét đến
những yếu tố nào?
2. Định giá bán sản phẩm theo phương pháp chi phí sản xuất trực tiếp và phương
pháp chi phí toàn bộ?
3. Các phương pháp định giá bán sản phẩm khác là gì? Khi nào sử dụng các
phương pháp định giá này?


90


Bài tập
Bài 1
Doanh nghiệp Thành Công đã tập hợp chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất ở
mức sản xuất 10.000 sản phẩm như sau
Biến phí
- Nguyên vật liệu trực tiếp

40

- Nhân công trực tiếp

14

Sản xuất chung

10

Chi phí ngoài sản xuất

8

Định phí hoạt động trong năm
- Sản xuất chung

260.000

- Bán hàng và quản lý


180.000

Yêu cầu:
1. Hãy xác định giá bán theo phương pháp toàn bộ, giả sử phần tiền cộng thêm là 40%
2. Hãy xác định giá bán theo phương pháp trực tiếp, giả sử phần tiền cộng thêm là 75%
Bài 2
Công ty Quang Đông dự kiến chi phí sản xuất và vốn đầu tư đẩy sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm của công ty như sau
Lượng tiêu thụ hàng năm

40.000 sản phẩm

Nhu cầu vốn đầu tư

1.700trđ

Chi phí sản xuất/ sản phẩm

30.000đ

Chi phí bán hàng và quản lý

500trđ

Yêu cầu: Tính tỷ lệ phần tiền cộng thêm theo phương pháp toàn bộ để tính giá cho
sản phẩm, nếu công ty muốn tỷ lệ hoàn vốn đầu tư là 20%
Bài 3
Công ty Hoàn Cầu đang nghiên cứu và tính giá cho sản phẩm mới. Quá trình sản
xuất cần vốn đầu tư 500trđ. Chỉ tiêu ROI tối thiểu của công ty là 10%. Chi phí liên quan

đến sản phẩm mới như sau
Biến phí sản xuất /sản phẩm

19ngđ

Biến phí ngoài sản xuất/sản phẩm

1ngđ

Định phí hàng năm
Định phí sản xuất

250trđ

Định phí ngoài sản xuất

150trđ

91


Yêu cầu:
1. Giả sử công ty dự kiến sản xuất và bán 50.000 sản phẩm/năm. Hãy tính tỷ lệ
phần tiền cộng thêm để đạt ROI tối thiểu
2. Nếu công ty chỉ có thể bán được 30.000 sản phẩm/năm và công ty vẫn phải đạt
được chỉ tiêu ROI tối thiểu, hãy tính tỷ lệ phần tiền cộng thêm và giá bán một sản phẩm.
Bài 4
Công ty Gia Nghĩa chuyên làm dịch vụ sửa chữa máy bơm. Chi phí phát sinh trong
hoạt động sửa chữa như sau
Mức lương giờ


42ngđ

Bảo hiểm theo lương

9ngđ

Lợi nhuận yêu cầu/giờ lao động trực tiếp

15ngđ

Chi phí bán hàng, quản lý hàng năm

486trđ

Phụ phí chi phí vật tư sửa chữa

15% chi phí vật tư

Lợi nhuận yêu cầu/ chi phí vật tư

30% chi phí vật tư

Công ty dự kiến sẽ thực hiện 20.000 giờ sửa chữa/ năm
Yêu cầu:
1. Giả sử công ty sử dụng cách định giá theo thời gian lao động và vật tư sử dụng.
Hãy tính giá của một giờ lao động trực tiếp và tỷ lệ phụ phí nguyên vật liệu để tính giá của
dịch vụ
2. Một công việc sửa chữa mới hoàn thành cần 6 giờ lao động trực tiếp và 800ngđ
chi phí vật tư. Hãy tính giá cho công việc sửa chữa này.

Bài 5
Công ty chế tạo máy chuyên sản xuất máy móc thiết bị theo đơn đặt hàng. Công ty
được mời tham gia đấu thầu cung cấp 50 máy chuyên dụng cho một dự án quốc gia. Để
đưa ra một mức giá có thể thắng thầu, bộ phận kế hoạch kết hợp với ban quản lý phân
xưởng sản xuất công ty đã nghiên cứu quá trình sản xuất, cơ cấu máy và ước tính các chi
phí sản xuất như sau
Khoản mục chi phí

Tổng số

Chi phí cho
1 máy

Nguyên vật liệu trực tiếp

50.000

1.000

Nhân công trực tiếp

40.000

800

Biến phí sản xuất chung

10.000

200


Định phí sản xuất chung

50.000

1.000

5.000

100

75.000

150

162.000

3.250

Chi phí nghiên cứu thiết kế
Chi phí chuyên chở
Cộng chi phí sản xuất

92


Phân bổ chi phí theo số giờ - máy hoạt động
Căn cứ trên số liệu trên, công ty xây dựng giá đấu thầu là 3.900ngđ/ máy với phiếu
tính chi tiết như sau
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


1.000

Chi phí nhân công trực tiếp

800

Chi phí sản xuất chung

1.200

Tổng chi phí sản xuất

3.000

Số tiền tăng thêm mong muốn (30%)
Giá dự thầu

900
3.900

Bộ phận nhận hồ sơ dự thầu khi nhận được giá này đã thông báo là giá quá cao. Nếu
giá cao hơn 3.300ngđ/ máy thì hồ sơ sẽ bị loại ngay vòng sơ tuyển. Khi biết tin này, giám
đốc công ty đã phát biểu “Chúng ta đành chịu thua vì chi phí sản xuất của chúng ta là
3.250ngđ/máy. Với giá 3.300ngđ/máy, tiền lãi không đáng để chúng ta thực hiện hợp đồng”
Yêu cầu: Nếu bạn là nhân viên kế toán quản trị được tham gia tư vấn cho ban giám
đốc về cuộc đấu thầu này thì bạn sẽ tư vấn như thế nào? Hãy chứng minh bằng các quá
trình tính toán.
Bài 6
Có tài liệu về sản xuất kinh doanh ở mức 20.000 sản phẩm Y của công ty như sau

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp/sản phẩm

7.000

Chi phí nhân công trực tiếp/sản phẩm

5.000

Biến phí sản xuất chung/sản phẩm

1.000

Bao bì đóng gói/sản phẩm

2.000

Hoa hồng bán hàng

1.000

Định phí hàng năm
Định phí sản xuất chung

6.000.000

Chi phí quảng cáo

10.000.000

Khấu hao TSCĐ bán hàng và quản lý doanh nghiệp


86.000.000

Lương bán hàng và quản lý doanh nghiệp

54.000.000

Vốn hoạt động bình quân trong năm

300.000.000

Chỉ tiêu ROI của sản phẩm Y là 20%
Yêu cầu
1. Tính giá bán sản phẩm theo phương pháp trực tiếp
2. Giả sử toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bán theo mức giá trên
- Tính sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn

93


- Nếu trong năm doanh nghiệp bán được 17.000 sản phẩm, doanh nghiệp sẽ lời hay
lỗ? bao nhiêu? Tính độ lớn của đòn bẩy kinh doanh ở mức doanh thu này, giải thích. Nếu
trong năm tới doanh thu tăng 54.720.000 đ thì lãi thuần tăng bao nhiêu?
3. Giả sử để tăng lượng tiêu thụ, doanh nghiệp dự định tặng cho người mua một
món quà trị giá 625đ khi mua một sản phẩm. Nếu dự định này được thực hiện thì sản
lượng, doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
4. Doanh nghiệp dự định cho nhân viên bán hàng được hưởng thêm 500đ/ sản
phẩm bán trên mức hòa vốn. Doanh nghiệp sẽ lời hay lỗ khi bán được 17.000 sản phẩm?
5. Giả sử trong năm doanh nghiệp chỉ tiêu thụ được 18.000 sản phẩm, một khách
hàng đặt mua một lúc 2.000 sản phẩm với giá 15.700đ/ sản phẩm. Với thương vụ này

doanh nghiệp không phải trả hoa hồng bán hàng. Cho biết doanh nghiệp có nên bán không,
giải thích?
Bài 7
Doanh nghiệp sản xuất và bán nhiều sản phẩm, trong đó sản phẩm Q. Các số liệu của
sản phẩm Q trong năm hiện hành như sau:
(Đơn vị tính: 1000 đ)
Doanh thu (10.000sp x 30.000)

300.000

(-) Giá vốn hàng bán (10.000sp x 18.000)

180.000

Lãi gộp

120.000

(-) Chi phí ngoài sản

70.000

Lãi thuần

50.000

Biến phí sản xuất 1 sản phẩm gồm: Nguyên liệu trực tiếp 3.000đ, nhân công trực
tiếp 4.000đ, và sản xuất chung 1.000đ. Định phí sản xuất chung chiếm 100.000 trong giá
vốn hàng bán, định phí ngoài sản xuất là 50.000.
Yêu cầu:

1. Sử dụng tài liệu báo cáo trên hãy thực hiện:
a. Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm theo cách tính toàn bộ.
b. Xác định chi phí nền và giá bán theo phương pháp toàn bộ.
c. Xác định tỷ lệ số tiền tăng thêm theo cách tính trực tiếp.
d. Xác định chi phí nền và giá bán theo phương pháp trực tiếp.
e. Lập mẫu định giá cho 1 sản phẩm theo cách tính trực tiếp.
2. Giả sử doanh nghiệp có đủ năng lực sản xuất thêm 12.500 sản phẩm Q mỗi năm.
Công ty M là công ty thương mại ở nước ngoài muốn mua 12.500 sản phẩm Q với giá
15.000đ/sản phẩm. Việc sản xuất và bán sản phẩm Q của doanh nghiệp không ảnh hưởng
việc kinh doanh bình thường.
a. Sử dụng định giá theo phương pháp toàn bộ thì doanh nghiệp có nên chấp nhận
đề nghị này không? Hãy giải thích?.
b. Sử dụng phiếu định giá theo phương pháp trực tiếp thì doanh nghiệp có chấp
nhận đề nghị không?. Hãy chứng minh bằng số liệu tính toán?. Hãy giải thích vì
sao định giá theo phương pháp trực tiếp có thể tiện dụng đối với nhà quản trị trong
việc ra quyết định.

94


Bài 8
Công ty M sử dụng cách tính toàn bộ để xác định chi phí sản phẩm và định giá sản
phẩm. Phiếu định giá của Công ty đối với các sản phẩm được cho dưới đây:
Chỉ tiêu

Tính cho 1 đơn vị sản phẩm (ngđ)

Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

75


Nhân công trực tiếp

60

Sản xuất chung (5 biến phí + 40 định phí)

45

Công chi phí sản xuất

180

Số tiền tăng thêm (33,33%)

60

Chỉ tiêu giá bán

240

Chi phí bán hàng khả biến của 1 sản phẩm là 10.000 đ. Định phí ngoài sản xuất là
150.000.000đ mỗi năm. Công ty sản xuất và bán được 5.000 sản phẩm mỗi năm.
Trưởng phòng kinh doanh Công ty muốn sử dụng phương pháp trực tiếp để định giá
sản phẩm thay vì phương pháp toàn bộ.
Yêu cầu:
1. Phòng kế toán của Công ty đã xác định là Công ty phải cộng thêm số tiền tăng
thêm bằng 60%, nếu sử dụng cách tính trực tiếp để định giá bán. Hãy lập phiếu dịnh giá
bán cho mỗi sản phẩm.
2. Hãy nêu rõ phạm vi linh động trên phiếu định giá mà bạn vừa lập và giải thích ý

nghĩa của nó.
3. Giả sử Công ty M còn năng lực nhàn rỗi và muốn thực hiện đơn đặt hàng đặc biệt
với giá 179.000 đ/sản phẩm. Mức giá này có làm tăng thêm lợi nhuận của công ty hay
không?. Hãy giải thích?.
Bài 9
Tại 1 doanh nghiệp có các tài liệu kế hoạch về sản xuất kinh doanh cho 20.000 sản
phẩm (A) như sau:
(Đơn vị tính: đồng)
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp 1 sản phẩm

7.000

Chi phí Nhân công trực tiếp cho 1 sản phẩm

5.000

Chi phí sản xuất chung cho 1 sản phẩm 3.000 trong đó:
Khả biến

1.000

Bất biến

2.000

Bao bì đóng gói sản phẩm bán

2.000 đ/sản phẩm

Hoa hồng bán hàng


1.000 đ/sản phẩm

Tổng chi phí quảng cáo sản phẩm 1 năm

10.000.000

Khấu hao TSCĐ bộ phận bán hàng và quản lý 1 năm

86.000.000

Tiền lương trả cho bộ phận bán hàng và quản lý 1 năm

54.000.000

Vốn hoạt động bình quân trong năm

300.000.000

Doanh nghiệp muốn ROI của sản phẩm này là

95

20%


Yêu cầu:
1. Xác định giá bán sản phẩm theo phương pháp:
a. Toàn bộ
b. Trực tiếp

Lập phiếu tính giá sản phẩm.
2. Giả sử toàn bộ sản phẩm sản xuất ra đều được bán theo đúng giá đã được xây dựng
a. Xác định sản lượng bán, doanh thu hoà vốn của Doanh nghiệp, vẽ đồ thị hoà vốn.
b. Nếu trong năm doanh nghiệp bán được 17.000 sản phẩm sẽ lời hay lỗ? Tính độ
lớn đòn bẩy kinh doanh tại mức doanh thu này, cho biết ý nghĩa. Nếu trong năm tới doanh
thu tăng 54.720 ngđ thì thu nhập thuần tăng bao nhiêu?
Tài liệu tham khảo
PGS – TS Phạm Văn Được – Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản
Thống kê, 2008
TS Huỳnh Lợi, Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2009
PGS – TS Nguyễn Năng Phúc, Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài
chính, 2008
Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/ 6/ 2006

96


Chương 5. QUYẾT ĐỊNH VỐN ĐẦU TƯ
Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên sẽ:
Trình bày được khái niệm và tiêu chuẩn của quyết định ngắn hạn.
Biết phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định ngắn hạn
Biết vận dụng phân tích thông tin để ra các quyết định ngắn hạn như quyết định
loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận, quyết định sản xuất hay mua ngoài, quyết định nên
bán hay tiếp tục chế biến.

5.1. NHẬN DIỆN THÔNG TIN THÍCH HỢP CỦA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN
5.1.1. Khái niệm quyết định ngắn hạn
Quyết định là sự lựa chọn từ các phương án. Đặc điểm của quyết định là gắn liền
với các hành động tương lai và không thể làm cho có hiệu lực ngược trở lại.
Xét về mặt thời gian, một quyết định được xem là ngắn hạn nếu nó chỉ liên quan

đến một thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kế toán.
Xét về mặt vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
Vì vậy, quyết định ngắn hạn có tính dễ thay đổi hơn nhiều so với quyết định dài hạn và
mục tiêu của quyết định ngắn hạn là nhằm phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu lâu dài của
quyết định dài hạn.

5.1.2. Tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn
Tiêu chuẩn về mặt kinh tế của việc chọn quyết định ngắn hạn đơn giản là chọn
hành động được dự tính là sẽ mang lại thu nhập cao nhất (hoặc có chi phí thấp nhất) cho
doanh nghiệp. Việc vận dụng nguyên tắc này để chọn quyết định đúng đắn không phải lúc
nào cũng đơn giản nên còn có 2 nguyên tắc bổ sung để chọn các khoản thu và chi phí thích
hợp cho quá trình ra quyết định.
Các khoản thu và chi phí duy nhất thích hợp cho việc ra quyết định là các khoản thu
và chi phí ước tính khác với các khoản thu và chi phí có trong các phương án sẵn có khác.
Những khoản này thường được gọi là các khoản thu chênh lệch và chi phí chênh lệch.
Các khoản thu đã thu được hoặc các khoản chi phí đã chi thì không thích hợp cho
việc xem xét quyết định. Cách sử dụng duy nhất đối với các khoản này là căn cứ trên đó để
dự toán các khoản thu và chi trong tương lai.

5.1.3. Phân tích thông tin thích hợp
- Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin thu nhập, chi phí liên quan đến từng phương
án kinh doanh được xem xét, so sánh lựa chọn. Thu nhập, chi phí không những bao gồm
thu nhập, chi phí thực tế, ước tính mà còn cần phải bao gồm thu nhập, chi phí tiềm ẩn, chi
phí cơ hội
- Bước 2: Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những chi phí đã phát sinh luôn tồn
tại ở tất cả các phương án kinh doanh.
- Bước 3: Loại bỏ khoản thu nhập, chi phí sẽ phát sinh như nhau trong tương lai ở
tất cả các phương án kinh doanh.
- Bước 4: Tổng hợp những thông tin còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3
chính là thông tin thích hợp cho quyết định chọn lựa phương án kinh doanh.

Chi phí chìm: là chi phí đã xảy ra, luôn tồn tại và lưu lại ở tất cả các phương án
kinh doanh khác nhau mà nhà quản trị không thể tránh được dù quyết định tiến trình hành
động nào hoặc phương án kinh doanh nào.

97


Ví dụ: công ty A đang nghiên cứu phương án mua thiết bị mới thay thế thiết bị cũ
đang được sử dụng tại xưởng sản xuất. Tài liệu như sau:
Chỉ tiêu

Nguyên giá thiết bị (đồng)
Giá trị còn lại của thiết bị (đồng)
Thời gian sử dụng thiết bị (năm)

Sử dụng

Đầu tư

thiết bị cũ

thiết bị mới

100.000.000

120.000.000

80.000.000

-


5

Giá bán hiện tại của thiết bị (đồng)

5

60.000.000

Giá bán sau 4 năm của thiết bị (đồng)

-

-

Biến phí hàng năm (đồng)

40.000.000

25.000.000

Thu nhập hàng năm (đồng)

70.000.000

70.000.000

Nhà quản trị nên bán thiết bị đang sử dụng để mua thiết bị mới hay không?
Nếu quan sát một cách đơn giản nhà quản trị sẽ trả lời không vì nếu bán thiết bị
đang sử dụng công ty sẽ bị lỗ 60tr – 80tr = 20tr.

Khảo sát và lập báo cáo kết quả kinh doanh hai phương án đầu tư thiết bị trong thời
gian 5 năm vận hành chúng ta có kết quả như sau
Chỉ tiêu

Sử dụng

Đầu tư

thiết bị cũ

thiết bị mới

Doanh thu

350.000.000

350.000.000

Biến phí sản xuất kinh doanh

200.000.000

125.000.000

Số dư đảm phí

150.000.000

225.000.000


-

120.000.000

Khấu hao thiết bị mới
Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ
Giá bán của thiết bị cũ

80.000.000
-

Lợi nhuận

70.000.000

80.000.000
60.000.000
85.000.000

Như vậy, qua 5 năm, phương án đầu tư thiết bị mới sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn
so với phương án sử dụng thiết bị cũ là 15tr. Vì vậy, phương án đầu tư thiết bị mới nên
được tiến hành sẽ có lợi hơn cho công ty.
Khảo sát lựa chọn phương án kinh doanh theo mô hình thông tin thích hợp, chúng
ta lần lượt thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tập hợp thu nhập, chi phí liên quan đến hai phương án là phương án sử
dụng thiết bị cũ và phương án sử dụng thiết bị mới

98



Chỉ tiêu

Sử dụng

Đầu tư

thiết bị cũ

thiết bị mới

Doanh thu
Biến phí sản xuất kinh doanh

350.000.000

350.000.000

(200.000.000)

(125.000.000)

Khấu hao thiết bị mới

(120.000.000)

-

Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ

(80.000.000)


Giá bán của thiết bị cũ

(80.000.000)

-

60.000.000

Bước 2: Loại trừ chi phí chìm, theo tài liệu trên là giá trị của thiết bị cũ 80tr. Vì
đây là chi phí công ty đã đầu tư vào thiết bị đang sử dụng nên nó luôn tồn tại trong cả hai
phương án sử dụng thiết bị cũ hay phương án đầu tư thiết bị mới.
Bước 3: Loại bỏ các khoản thu nhập, chi phí sẽ phát sinh như nhau trong tương lai
ở các phương án. Theo tài liệu trên doanh thu 350tr và mức biến phí 125tr là thu nhập, chi
phí như nhau của phương án sử dụng thiết bị cũ và phương án đầu tư mua thiết bị mới.
Bước 4: Các khoản thu nhập, chi phí còn lại sau khi thực hiện bước 2 và bước 3 là
thông tin thích hợp cho quyết định kinh doanh. Theo dự kiến trên, thông tin thích hợp để
chọn lựa một trong 2 phương án đầu tư thiết bị của công ty chính là thông tin.
Chênh lệch giảm biến phí

75.000.000

Chênh lệch tăng chi phí đầu tư vào máy mới

120.000.000

Chênh lệch tăng thu nhập do thanh lý máy cũ

60.000.000


BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu

Mua thiết

Sử dụng

bị mới

thiết bị cũ

Thông tin
thích hợp

(Phương án A) (Phương án B)

(B so với A)

350.000.000

350.000.000

x

2. Biến phí sản xuất kinh doanh

(125.000.000)

(200.000.000

)

75.000.000

3. Khấu hao thiết bị mới

(120.000.000)

-

(120.000.000)

(80.000.000)

(80.000.000)

x

60.000.000

-

60.000.000

1 Doanh thu

4. Khấu hao hay giá vốn thiết bị cũ
5. Giá bán của thiết bị cũ

15.000.000


Kết quả so sánh

99


Như vậy, theo mô hình phân tích thông tin thích hợp chúng ta cũng đạt được một
kết quả chọn lựa là nên tiến hành phương án mua thiết bị mới công ty sẽ có lợi hơn 15tr.
Kết quả chọn lựa này tương tự như kết quả chọn lựa khi dựa vào thông tin trên báo cáo kết
quả kinh doanh chi tiết từng phương án. Tuy nhiên, theo mô hình thông tin thích hợp, giá
trị còn lại của máy móc thiết bị cũ – chi phí chìm không đề cập đến. Nói cách khác, chi phí
chìm không phải là thông tin thích hợp, thông tin không cần thiết quan tâm trong các quyết
định quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh.

5.2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁI NIỆM THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA
QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH
5.2.1. Quyết định loại bỏ hay kinh doanh một bộ phận
Trong hoạt động quản trị, nhà quản trị thường phải đương đầu với việc xem xét nên
tiếp tục hay loại bỏ một dây chuyền sản xuất, một bộ phận kinh doanh đang trong tình
trạng thua lỗ. Đây là một trong những vấn đề phức tạp đối với nhà quản trị. Quyết định này
chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, xét về phương diện kinh tế, quyết
định cuối cùng của nhà quản trị là sự tồn tại hay huỷ bỏ một dây chuyền sản xuất, một bộ
phận kinh doanh,... ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu một sự
huỷ bỏ mà tạo nên sự gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thì việc huỷ bỏ sẽ được chấp
nhận. Ngược lại, nếu sự huỷ bỏ đem lại cho doanh nghiệp một sự thua lỗ thêm thì không
nên huỷ bỏ.
Ví dụ: Có tình hình các bộ phận sản xuất ở công ty A như sau:
Chỉ tiêu

1. Doanh thu


Toàn công
ty

Các loại sản phẩm
X

Y

Z

11.000.000

2.000.000

4.000.000 5.000.000

2. Biến phí sản xuất KD

6.300.000

1.000.000

2.500.000 2.800.000

3. Số dư đảm phí

4.700.000

1.000.000


1.500.000 2.200.000

4. Định phí SXKD bộ phận

3.650.000

700.000

1.400.000 1.550.000

630.000

100.000

250.000

280.000

1.170.000

250.000

500.000

420.000

- Thuê cửa hàng ngắn hạn

900.000


200.000

300.000

400.000

- Chi phí quảng cáo

650.000

100.000

250.000

300.000

- Chi phí khác

300.000

50.000

100.000

150.000

5. Phân bổ định phí cấp trên

550.000


100.000

200.000

250.000

6. Lợi nhuận

500.000

200.000

(100.000)

400.000

- Lương quản lý bộ phận
- Khấu hao MMTB

100


Công ty A xử lý như thế nào với sản phẩm Y, nên tiếp tục duy trì hay huỷ bỏ công
việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y
Trường hợp 1: Nếu công ty chưa có mặt hàng kinh doanh thay thế sản phẩm Y, lúc
này sự lựa chọn gắn liền với việc phân tích thông tin thích hợp để chọn lựa một trong hai
phương án.
-


Duy trì công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y

-

Xoá bỏ công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y

Bước 1: Phân tích và tập hợp thu nhập, chi phí liên quan đến phương án kinh doanh:
- Nếu tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh sản phẩm Ysẽ tạo
nên thu nhập và chi phí như sau:
Doanh thu

4.000.000

Biến phí sản xuất kinh doanh

2.500.000

Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận

1.400.000

Phân bổ định phí cấp trên

200.000

- Nếu xoá bỏ phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm Y sẽ xuất hiện thu nhập, chi
phí như sau
Doanh thu

0


Biến phí sản xuất kinh doanh

0

Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận

8.500.000

Phân bổ định phí cấp trên

200.000

Phần định phí bộ phận khi huỷ bỏ việc kinh doanh sản phẩm Y vẫn tồn tại chi phí
lương quản lý bộ phận và chi phí khấu hao, chi phí cố định khác ở bộ phận, phân bổ định
phí cấp trên nhưng các chi phí thuê cửa hàng, quảng cáo sẽ được hủy bỏ khi không sản
xuất kinh doanh sản phẩm Y.
Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm
Lương quản lý bộ phận

250.000

Khấu hao máy móc thiết bị

500.000

Bước 3: Loại bỏ các tài khoản thu nhập, chi phí như nhau trong tương lai ở hai
phương án
Chi phí cố định khác ở phân xưởng Y


100.000

Phân bổ định phí cấp trên

200.000

101


Bước 4: Sau khi thực hiện bước 2 và bước 3, thông tin chênh lệch giữa phương án
huỷ bỏ kinh doanh với việc duy trì kinh doanh sản phẩm Y chính là thông tin thích hợp
làm cơ sở để xem xét lựa chọn phương án
(4.000.000)

Doanh thu

2.500.000

Biến phí
Thuê cửa hàng

300.000

Quảng cáo

250.000
(950.000)

Như vậy, việc huỷ bỏ kinh doanh sản phẩm Y thì thu nhập của công ty giảm thêm
950.000 và đây cũng chính là mức lỗ phát sinh thêm khi huỷ bỏ việc kinh doanh sản phẩm Y.

Phân tích mức thiệt hại này chính là chênh lệch số dư đảm phí sản xuất kinh doanh
sản phẩm Y 4.000.000 – 2.500.000 = 1.500.000 với mức giảm khoản định phí quản trị gắn
liền với sự tồn tại công việc sản xuất kinh doanh sản phẩm Y 300.000 + 250.000 = 550.000
Chúng ta có thể tổng quát quá trình phân tích thông tin thích hợp như sau
BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP
Chỉ tiêu

Huỷ bỏ kinh
doanh Y (Phương
án so sánh)

Duy trì
kinh doanh Y
(Phương án gốc)

1. Doanh thu

-

4.000.000

2. Biến phí

-

(2.500.000)

3. Định phí sản xuất kinh
doanh bộ phận


Thông tin
thích hợp

(4.000.000)
2.500.000
-

- Lương quản lý bộ phận

(250.000)

(250.000)

-

- Khấu hao MMTB

(500.000)

(500.000)

-

- Thuê cửa hàng ngắn hạn

(300.000)

300.000

- Chi phí quảng cáo


(250.000)

250.000

- Chi phí khác

(100.000)

(100.000)

-

4. Phân bổ định phí cấp trên

(200.000)

(200.000)

-

5. Kết quả so sánh

950.000

102


Như vậy, nhìn vào bảng báo cáo thông tin thích hợp công ty nên lựa chọn phương
án hủy bỏ kinh doanh sản phẩm Y vì chênh lệch lợi ích là 950.000đ

Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp có mặt hàng thay thế sản phẩm Y, lúc này sự lựa
chọn gắn liền với phân tích thông tin thích hợp để chọn lựa một trong 2 phương án
- Duy trì phương án kinh doanh sản phẩm Y
- Mở ra sản xuất kinh doanh mặt hàng mới thay thế cho công việc kinh doanh sản
phẩm Y
Giả sử công ty có một phương án sản xuất kinh doanh mặt hàng mới là M với chi
phí dự tính thu nhập, chi phí
Chỉ tiêu
1. Doanh thu

4.000.000

2. Biến phí

2.400.000

3. Định phí sản xuất kinh doanh bộ phận
- Lương quản lý bộ phận

250.000

- Khấu hao MMTB

500.000

- Thuê cửa hàng ngắn hạn

300.000

- Chi phí quảng cáo


200.000

- Chi phí khác

100.000

4. Phân bổ định phí cấp trên

200.000

BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP
Chỉ tiêu

1. Doanh thu
2. Biến phí

Kinh doanh M
(Phương án so
sánh)
4.000.000
(2.400.000)

Duy trì
kinh doanh Y
(Phương án gốc)
4.000.000
(2.500.000)

3. Định phí sản xuất kinh doanh

bộ phận

Thông tin
thích hợp

100.000
-

- Lương quản lý bộ phận

(250.000)

(250.000)

-

- Khấu hao MMTB

(500.000)

(500.000)

-

103


- Thuê cửa hàng ngắn hạn

(300.000)


(300.000)

-

- Chi phí quảng cáo

(200.000)

(250.000)

50.000

- Chi phí khác

(100.000)

(100.000)

-

4. Phân bổ định phí cấp trên

(200.000)

(200.000)

-

5. Kết quả so sánh


150.000

Qua bảng trên, khi thực hiện phương án sản xuất kinh doanh sản phẩm M thu nhập
tăng thêm 150.000đ. Đây chính là mức tăng lợi nhuận của phương án kinh doanh sản
phẩm M so với phương án hủy bỏ kinh doanh sản phẩm Y. Mức gia tăng lợi nhuận này
bằng tổng hợp của
- Sự thay đổi số dư đảm phí
1.600.000 – 1.500.000 = 100.000đ
- Sự thay đổi một số mục định phí tiết kiệm được
- 200.000 – (-250.000) = 50.000

5.2.2. Quyết định sản xuất hay mua ngoài
Để có được sản phẩm cung ứng trên thị trường các doanh nghiệp đôi khi phải trải
qua một quá trình sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn nhiều bộ phận tham gia. Sự hợp
nhất tất cả các công đoạn, các bộ phận trong tiến trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo cho
doanh nghiệp một thế mạnh bởi vì:
- Doanh nghiệp ít phụ thuộc vào các doanh nghiệp bên ngoài về tình hình cung ứng
nguyên vật liệu, bán thành phẩm, …tạo điều kiện cho tiến trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được diễn ra liên tục
- Doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn chất lượng hệ thống sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
- Sự hợp nhất các công đoạn, các bộ phận đôi khi giúp cho doanh nghiệp giữ được
bí quyết công nghệ trong tiến trình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, sự hợp nhất đôi khi cũng gây cho doanh nghiệp nhiều cản trở như đòi
hỏi đầu tư vốn lớn, khi một công đoạn bị gián đoạn sẽ phá vỡ cả hệ thống sản xuất kinh
doanh, khi có nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn hơn hoặc nhận một hợp đồng đặt hàng lớn
sẽ không đáp ứng được kịp thời. Mặt khác, sự hợp nhất dễ làm cho doanh nghiệp bị cô lập
với khách hàng, rất khó kêu gọi sự giúp đỡ của khách hàng.
Với những lợi ích và hạn chế của sự hợp nhất cho nên các nhà quản trị đôi khi cũng

vấp phải có sự chọn lựa, cân nhắc nên sản xuất hay mua ngoài. Trên phương diện kinh tế,
để xem xét việc sản xuất hay nên mua ngoài, nhà quản trị cần phải xem xét những ảnh
hưởng của thu nhập, chi phí của từng phương án đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

104


Ví dụ: công ty có 2 bộ phận, bộ phận 1 sản xuất bán thành phẩm để cung cấp cho
bộ phận 2 tiếp tục chế biến thành sản phẩm tiêu thụ ngoài thị trường. Tài liệu báo cáo từ bộ
phận 1
Chỉ tiêu

Chi phí tính cho

Chi phí tính cho

1 sản phẩm (đ/sp)

1.000 sản phẩm
(đ/1.000sp)

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20.000

20.000.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp

10.000


10.000.000

5.000

5.000.000

- Lương quản lý, phục vụ PX

5.000

5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị

12.000

12.000.000

8.000

8.000.000

60.000

60.000.000

3. Biến phí sản xuất chung
4. Định phí sản xuất chung


- Phân bổ định phí cấp trên
Tổng cộng

Công ty nhận được lời chào hàng bán loại bán thành phẩm với cùng chất lượng như
bán thành phẩm được sản xuất ở bộ phận 1 của một khách hàng bên ngoài với giá cung
ứng là 45.000đ/sản phẩm. Công ty tiếp tục sản xuất hay mua ngoài?
Trường hợp 1: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và không có mặt hàng khác
sản xuất thay thế khi nhận sản phẩm bên ngoài cung ứng.
Bước 1: Khi thực hiện sản xuất 1.000 bán thành phẩm, công ty chịu khoản chi phí
như sau
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20.000.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp

10.000.000

3. Biến phí sản xuất chung

5.000.000

4. Định phí sản xuất chung
- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng
- Khấu hao máy móc thiết bị

5.000.000
12.000.000

- Phân bổ định phí cấp trên


8.000.000

Tổng cộng

60.000.000

105


Nếu công ty huỷ bỏ việc sản xuất để mua ngoài sẽ phát sinh các khoản chi phí liên
quan như sau
- Khấu hao máy móc thiết bị

12.000.000

- Định phí phân bổ cấp trên

8.000.000

- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng

5.000.000

- Giá mua bán thành phẩm bên ngoài

45.000.000

Bước 2: Loại bỏ chi phí chìm đây chính là chi phí khấu hao máy móc thiết bị
12.000.000

Bước 3: Loại bỏ thu nhập, chi phí như nhau ở hai phương án, đây chính là định phí
phân bổ cấp trên 8.000.000
Bước 4: Sau khi thực hiện các bước trên thông tin còn lại của hai phương án chính
là thông tin thích hợp cho quyết định sản xuất hay mua ngoài.
BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP

Chỉ tiêu

Mua ngoài bán
thành phẩm
(Phương án
so sánh)

Sản xuất bán
thành phẩm
(Phương án
gốc)

Thông tin
thích hợp

1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

-

(20.000.000)

20.000.000

2. Chi phí nhân công trực tiếp


-

(10.000.000)

10.000.000

3. Biến phí sản xuất chung

-

(5.000.000)

5.000.000

4. Định phí sản xuất chung

-

- Lương quản lý, phục vụ PX

-

(5.000.000)

5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị

(12.000.000)


(12.000.000)

-

(8.000.000)

(8.000.000)

-

- Phân bổ định phí cấp trên
5. Chi phí mua bán thành phẩm

(45.000.000)

Kết quả so sánh

(45.000.000)
(5.000.000)

Kết quả phân tích trên, nếu mua ngoài bán thành phẩm chi phí của công ty tăng
5.000.000, đồng nghĩa với lợi nhuận giảm 5.000.000. Sự gia tăng chi phí này chính là
chênh lệch giữa giá mua ngoài với phần biến phí sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn
liền với sự tồn tại hoạt động sản xuất của bộ phận sản xuất bán thành phẩm.

106


Trường hợp 2: Bộ phận 1 đã hoạt động hết công suất và có mặt hàng sản xuất thay

thế khi nhận hàng bên ngoài cung ứng.
Bộ phận 1 không sản xuất bán thành phẩm thì vẫn có thể sản xuất nguyên vật liệu
để bán ra ngoài trên cơ sở vật chất, cán bộ quản lý thiết bị đang có. Nếu sản xuất nguyên
vật liệu, bộ phận 1 sẽ phát sinh những thu nhập, chi phí như sau
1. Doanh thu

70.000.000

2. Biến phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

20.000.000

- Chi phí nhân công trực tiếp

14.000.000

- Biến phí sản xuất chung

6.000.000

3. Định phí sản xuất
- Lương quản lý, phục vụ phân xưởng

5.000.000

- Khấu hao máy móc thiết bị

12.000.000


- Phân bổ định phí cấp trên

8.000.000

Theo mô hình phân tích thông tin thích hợp, chúng ta có bảng tóm tắt như sau
BÁO CÁO THÔNG TIN THÍCH HỢP
Chỉ tiêu

Mua ngoài bán
thành phẩm
(Phương án
so sánh)

1. Doanh thu

Sản xuất bán
thành phẩm
(Phương án
gốc)

70.000.000

Thông tin
thích hợp

70.000.000

2. Biến phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


(20.000.000)

(20.000.000)

- Chi phí nhân công trực tiếp

(14.000.000)

(10.000.000)

(4.000.000)

(6.000.000)

(5.000.000)

(1.000.000)

(5.000.000)

(5.000.000)

5.000.000

(12.000.000)

(12.000.000)

-


(8.000.000)

(8.000.000)

-

- Biến phí sản xuất chung
3. Định phí sản xuất chung
- Lương quản lý, phục vụ
- Khấu hao máy móc thiết bị
- Phân bổ định phí cấp trên
4. Chi phí mua bán thành phẩm

(45.000.000)

Kết quả so sánh

(45.000.000)
20.000.000

107


Với kết quả phân tích, nếu bộ phận 1 sản xuất mặt hàng mới và mua bán thành
phẩm từ bên ngoài thì giúp cho công ty tiết kiệm được 20.000.000đ. Kết quả này chính là
sự so sánh thông tin thích hợp
Trường hợp 3: Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và không có phương án
kinh doanh thay thế.
Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn phương án kinh doanh giống
như trường hợp 1. Nghĩa là so sánh

- Biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm
- Định phí gắn liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm
- Giá mua ngoài
Nếu tổng biến phí sản xuất khi tiếp tục sản xuất bán thành phẩm và định phí gắn
liền liền với sự tồn tại của việc sản xuất bán thành phẩm thấp hơn giá mua ngoài nên duy
trì sản xuất và ngược lại.
Trường hợp 4. Bộ phận 1 chưa hoạt động hết công suất và có phương án kinh
doanh thay thế. Trong trường hợp này, thông tin thích hợp để chọn lựa phương án kinh
doanh tương tự như trường hợp 2, nghĩa là so sánh
- Thu nhập của phương án kinh doanh thay thế
- Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án
- Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án
Một khi phương án kinh doanh mới làm tăng thu nhập hay giảm chi phí thì được
chọn và ngược lại nếu phương án kinh doanh mới làm giảm lợi nhuận, tăng chi phí thì
không nên chọn.
Trường hợp 5: Xem xét chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị, khi ngưng sản xuất
để mua ngoài và sự chọn lựa nên sản xuất hay mua ngoài
Các trường hợp trên đây, chúng ta xem xét cụ thể thu nhập, chi phí từ các phương án
để chọn lựa thông tin thích hợp. Một điểm cơ bản mà nhà quản trị dễ vướng phải sai lầm khi
lựa chọn nên sản xuất hay mua ngoài, đó là chi phí cơ hội của vốn, tài sản, thiết bị,… khi
huỷ bỏ sự sản xuất để mua ngoài, chi phí này không bao giờ xuất hiện trên báo cáo các
phương án, trong các sổ kế toán mà chúng ta phải ước lượng để đưa vào. Căn cứ vào các
trường hợp trên, kết hợp với chi phí cơ hội, để xem xét và đánh giá toàn diện hơn kết hợp
với các mô hình thông tin thích hợp để lựa chọn phương án. Thông tin cần quan tâm
- Chênh lệch biến phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án
- Chênh lệch định phí sản xuất kinh doanh giữa 2 phương án
- Thu nhập khi tiến hành phương án mới khi nhận mua ngoài
- Giá mua ngoài các bán thành phẩm, sản phẩm từ bên ngoài
- Chi phí cơ hội gắn liền với việc huỷ bỏ công việc sản xuất để mua ngoài.


108


5.2.3. Quyết định nên bán hay tiếp tục chế biến
Trong hoạt động kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đương đầu với những khó
khăn về việc xem xét nên bán sản phẩm khi kết thúc một giai đoạn hay tiếp tục chế biến ở
các giai đoạn kế tiếp rồi mới bán thường. Những quyết định này thường xuất hiện ở các giai
đoạn doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm nhiều công đoạn chế biến
kế tiếp nhau hoặc các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất cùng loại nguyên vật
liệu, lao động, máy móc thiết bị chung sau đó tách riêng để chế biến theo những công đoạn
độc lập khác nhau, sản phẩm ở từng giai đoạn có thể bán được ngay hoặc có thể tiếp tục chế
biến rồi bán như các doanh nghiệp chế biến dầu nhờn, các sản phẩm nhờn tinh luyện khác
nhau; các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cùng sử dụng nguyên vật liệu đầu vào như thịt,
sản phẩm nông nghiệp chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Đặc trưng cơ bản của quy trình chế biến này là ở giai đoạn đầu chi phí phát sinh
liên quan đến nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chúng được phân chia, phân bổ cho từng sản
phẩm ở một điểm tách biệt nào đó của quy trình sản xuất chung. Những quyết định liên
quan đến việc bán tại thời điểm phân chia hay tiếp tục chế biến gọi là quyết định bán hay
tiếp tục chế biến.
Để đưa ra quyết định chúng ta phải so sánh
- Nếu thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì tiếp tục sản xuất rồi bán sẽ
có lợi hơn cho doanh nghiệp
- Nếu thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm thì bán sản phẩm tại thời điểm
phân chia, kết thúc một công đoạn sản xuất sẽ có lợi cho doanh nghiệp
Ví dụ: Công ty sản xuất bánh kẹo ở giai đoạn đầu của quy trình công nghệ sản xuất,
công ty sử dụng hạt cà phê, phẩm màu, hương liệu để chế biến bột cà phê. Giai đoạn kế
tiếp, từ bột cà phê công ty tiếp tục chế biến thành cac sản phẩm khác nhau như cà phê
cacao, sữa cà phê, kẹo cà phê… Theo báo cáo chi phí ở các giai đoạn như sau
Chỉ tiêu


Bột cà
phê
(đ/kg)

Các sản phẩm kết hợp
Cà phê
cacao
(đ/kg)

Sữa cà
phê
(đ/kg)

Kẹo cà
phê
(đ/kg)

1. Chi phí sản xuất
- Chi phí nguyên vật liệu giai đoạn trước

9.000

15.000

15.000

15.000

- Biến phí sản xuất trong giai đoạn


5.000

8.000

10.000

10.000

- Định phí sản xuất trong giai đoạn

1.000

2.000

7.000

6.000

2. Giá bán

20.000

35.000

36.000

40.000

Ứng dụng mô hình phân tích thông tin thích hợp trong việc chọn lựa bán hay tiếp
tục chế biến, chúng ta có bảng kê như sau


109


×