Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đằng sau bức màn huyền thoại trong thần khúc của đan tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.79 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN
T
3

Bộ MÔN V Ă N HỌC PHƯƠNG TÂY
T
4
3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
T
5
3

Đ ẰNG SAU BỨC M À N
HUYỀN THOẠI TRONG
“THẦN KHÚC” CỦA
ĐANTÊ
T
6
3




NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Thầy LÊ VĂN CHÍNH
TU
0
4



U

NGƯỜI PHẢN BIỆN : Thầy LƯƠNG DUY TRUNG
TU
0
4

U

SVTH : Lê Phước Lập
K HÓA: 1992 -1996
TU
1
4

U

TU
1
4


LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng đại học khép lại. Bốn năm học Văn với biết bao ngày nắng
ngày mưa… Rồi cũng khép lại trong cái sắc đỏ rực của mùa phượng tháng 5 này.
Luận văn được mở ra và khép lại trong không gian của tâm trạng đó.
Nếu được nói với Thầy Cô và tất cả bè bạn những lời nói cuối cùng cho ngày
chia tay, tôi sẽ nói: Rằng tôi đã được sống để mà học văn.
Những năm tháng đã qua là những năm tháng không quên, tôi thấu cạn cái câu:

những dòng thơ, dòng văn hay bởi nó được viết ra từ nghiên mực của tấm lòng. Trước
Thầy Cô, trước bè bạn, trước cuộc sống và trước những người thân… Tôi đã viết và
hoàn tất luận văn bằng chính tấm lòng của một con người đã được học văn.
Kiến thức của bốn năm học tập tôi đạt được, dẫu chỉ là một giọt nước bé nhỏ
trong đại dương mênh mông. Tuy vậy, “Không Thầy đố mày làm nên”, bằng tấm lòng
của một đứa học trò – tôi xin tha thiết cảm ơn những người Thầy, người Cô đã dạy dỗ
và hướng dẫn tôi cũng như thế hệ của tôi được bước tiếp những bước đi có ý nghĩa
trên cuộc hành trình của tri thức và nhân cách.
Đồng thời qua đây, tôi cũng xin thành tâm tri ân Thầy Lê Văn Chín – người đã
dày công hướng dẫn và chỉ dạy tôi nhiều khi viết luận văn này. Những điều tôi nhận
được không chỉ có ý nghĩa trên những trang giấy mà còn cả những năm tháng của tuổi
đời.
Xin cảm ơn Thầy Lương Duy Trung đã góp ý và nhận lời phản biện luận văn của
tôi.
Không chỉ thế, qua luận văn này – bằng dòng huyết yêu thương của Đấng Chirst
tôi cũng xin chân thành cảm tạ sự nâng đỡ, gây dựng cũng như sự quan tâm của:
 Mục sư Trần Bá Thành
 Mục sư Khấu Anh Tuấn
 Bà Mục sư quả phụ Lương Văn Sấm
Nhân đây cũng xin cảm ơn tất cả các bạn cùng khóa học, nhóm bạn “Thuyền &
Biển”, và những anh em tốt lành trong Đức tin đã giúp đỡ tôi nhiều lắm về tinh thần
cũng như vật chất cho luận văn này được hoàn tất.
Làm sao con quên được ân nghĩa của gia đình, nhất là Ba Mẹ và những người
Chị rất thương… đã nuôi nấng, dạy dỗ và chịu nhiều đau khổ để cho con có được
ngày hôm nay.


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................ 2
T

7
5

T
7
5

MỤC LỤC............................................................................................................. 4
T
7
5

T
7
5

PHẦN DẪN NHẬP .............................................................................................. 6
T
7
5

T
7
5

I. LÝ DO CHON ĐẾ TÀI: .................................................................................................... 6

T
7
5


T
7
5

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : ........................................................................................................ 7

T
7
5

T
7
5

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :................................................................................. 8

T
7
5

T
7
5

IV. GIỚI HAN ĐỀ TÀI: ....................................................................................................... 8

T
7
5


T
7
5

V.NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN: ................................................. 8
T
7
5

T
7
5

CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH XÃ HÔI - VĂN HỌC & SỰ RA ĐỜI TÁC PHẨM
“THẦN KHÚC” .................................................................................................. 10
T
7
5

T
7
5

I. Tình hình xã hội- văn học: ............................................................................................... 10

T
7
5


T
7
5

II. TÁC GIẢ VÀ THỜI ĐẠI............................................................................................... 12

T
7
5

T
7
5

1/ Đôi nét về cuộc đời tác giả : ...................................................................................... 12
T
7
5

T
7
5

2/ Bối cảnh thời đại khi tác phẩm ra đời : ...................................................................... 13
T
7
5

T
7

5

III. SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM "THẦN KHÚC " ............................................................. 14

T
7
5

T
7
5

chương 2:CÔNG LÝ CUỘC SỐNG ĐẰNG SAU BỨC MÀN HUYỀN THOẠI
CỦA TÁC PHẨM ............................................................................................... 16
T
7
5

T
7
5

I. VẾT TÍCH TRUNG CỔ CÒN SÓT LẠI TRONG “THẦN KHÚC”: ............................ 16

T
7
5

T
7

5

1.Địa ngục: ..................................................................................................................... 16
T
7
5

T
7
5

2.Thiên đường: ............................................................................................................... 17
T
7
5

T
7
5

II. ĐỊA NGỤC –THẾ GIỚI TRỪNG PHẠT NHỮNG KẺ TỘI LỖI ................................. 19

T
7
5

T
7
5


III. NHỮNG GIÁ TRI MỚI VẺ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI - ........................................... 24

T
7
5

T
7
5

THIỀN ĐÀNG CAO QUÝ ................................................................................................. 24
T
7
5

T
7
5

CHƯƠNG 3:TÌNH YÊU - CỘI NGUỒN VÀ CHÂN LÝ CUỐI CÙNG TRÊN
HÀNH TRÌNH VƯƠN TỚI SỰ HOÀN THIỆN CỦA CON NGƯỜI .............. 27
T
7
5

T
7
5

I. VAI TRÒ CỦA BÊATƠRÍT TRONG HÀNH TRÌNH QUA BA THẾ GIỚI CỦA

ĐANTÊ. .............................................................................................................................. 27
T
7
5

T
7
5

II. TRÍ TUỆ - TÌNH YÊU. QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM TẬN CÙNG CỦA CHÂN LÝ TRÊN
CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH CỦA CHÂN - THIỆN - MỸ QUA CUỘC
VIỄN DU CỦA ĐANTÊ. ................................................................................................... 32
T
7
5

T
7
5


III. PHỤ LỤC – “KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC”. ....................................................... 37

T
7
5

T
7
5


PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 38
T
7
5

T
7
5

THƯ MỤC THAM KHẢO ................................................................................. 39
T
7
5

T
7
5


PHẦN DẪN NHẬP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I I . L Ị C H SỬ V Ấ N Đ Ề
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C Ứ U
T
5

T
5


T
5

T5
6
3

IV.GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
V.N H Ữ N G T H À N H P H A N C Ơ B Ả N C Ủ A L U Ậ N V Ă N
T
5

T
5

T5
6
3

T5
6
3

I. LÝ DO CHON ĐẾ TÀI:
Nhờ những mối giao tiếp ngày càng mở rộng trên thế giới hiện đại,từ lâu nền văn
chương Phương Tây đã không còn quá xa lạ đối với bạn đọc Việt Nam. Công chúng
nước ta đã được làm quen với các tác phẩm của nhiều nhà văn cổ điển và hiện đại đến
từ Châu Âu. Đantê Alighieri (1265-1321)-nhà thơ vĩ đại Ý là một trong những tên tuổi
ấy. Sự nghiệp của ông, đặc biêt là “THẦN KHÚC” đã được sự chú ý từ ba thập niên
nay, trong những trang tư điển văn học, trong những bài nghiên cứu phê bình và qua

những tác phẩm được dịch sang tiếng Việt.
Dường như không gian địa lý đã thực sự thu lại để cho tâm hồn phương Tây và
phương Đông tìm thấy chỗ tương hợp qua sự đồng cảm với những vần thơ hàm súc
mang chiều sâu tư tưởng của Đantê. Người đi tim Chân lý ấy đã không ngờ rằng, bằng
chiếc cầu của ngôn từ nghệ thuật, số phận lại cho ông thêm một chuyến hành hương
đến những đô thị và làng mạc của một xứ sở phương Đông vốn có truyền thống coi
trọng văn chương và đạo đức. Từng giọt thơ của ông lại rơi xuống tâm hồn Việt Nam.
Tiếng rơi nhẹ nhàng mà đầy dư vang như chính tiếng lòng của tác giả trong 7.00 năm
nay.
Như vậy. một Lần nữa, di sản thơ Đantê lại bộc lộ sức sống của nó trong cuộc
viễn du qua không gian và thời gian. Quá trình đến cùng Chân lý đã trở thành một nỗi
ám ảnh trong chính tác phẩm của Đantê, và thi nhân kiệt liệt này trở thành hiện thân
cho tiếng nói nghệ thuật của sự đi tìm : đi tìm Chân -Thiện - Mỹ cho cuộc đời và con
người. Cũng chính qua hành trình với sự hoàn thiện ấy, thơ Đantê cũng đồng thời là
tiếng nói nghệ thuật của sự nối liền : nôi liền cho gần lại những tâm hồn còn xa nhau.
Cảm nhận được điều đó, khi chọn đề tài này, tôi thấy trong sự thích thú, lôi cuốn
- còn tìm gặp trong lòng mình một niềm trăn trở rất thật về những gì mà tập "Thần
khúc" của ông đã mang lại.


"Mỗi người thường có một nhà văn mà mình thích, để nói rõ vì sao mình thích
nhà văn này chứ không phải nhà văn khác thì cũng thật khó giải thích"
I. Erenbua, nhà văn Nga đã từng viết thế.
Có thể lắm khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này-như một số người nhận xét - phi
thực tiễn, không áp dụng gì được cho việc đứng lớp giảng dạy của tôi ở trường phổ
thông trung học. Nhưng "lịch sử văn chương là lịch sử tâm hồn nhân loại"(1) . Rồi lớp
học trò của tôi sau này, tôi muốn các em biết một điều - một điều đầu tiên - rằng : mỗi
em đều có một Tâm hồn.
Thiết tưởng, đều đó cũng đáng quý lắm, quý giá vô cùng khi mỗi một con người
đều ý thức nhận ra.

Giữa cái thời bán buôn náo nhiệt đầy tinh thần vụ lợi này, tồi cầu mong sao đời
sống tâm hồn con người được trả lại một vị trí xứng đáng.
Tất cả những lý do tế nhị trên, cũng không ngoài mong muốn được góp thêm
một ý kiến bé mọn và vô cùng khiêm nhường, trong việc nghiên cứu tác phẩm 'Thần
khúc" của Đantê. Trên sơ sở các công trình bậc Thầy của mình, tôi cũng xin thật thà
góp phần chọn lọc suy nghĩ và tổng kết của riêng mình.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Trong lịch sử nghiên cứu "Thần khúc" của Đantê, có rất nhiều ý kiến phê bình,
tiêu biểu như sau :
Hêghen : “Ông đã từng làm cái điều mà trước đây chưa ai từng làm : tự đóng vai
quan tòa của loài người và đưa người này xuống Địa ngục, đưa người khác lên Thiên
đường” (trích trong “Mỹ học” - Viện triết học thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên xô Nhữ Thành dịch theo bản tiếng Nga)
Mác - Ăng-ghen : “Điều đặc biệt của tác phẩm là nó đã vượt ra ngoài thứ kinh
viện học mặc dù có sự cải biên, để phản ảnh cái xu thế thời đại” (trích trong “Về văn
học và nghệ thuật” - Nhà xuất bản Văn học và nghệ thuật Hà Nội-1977)
Lê Trí Viễn : “Vấn đề được đặt ra vẫn là làm sao cho con người thoát khỏi mọi
tội lỗi và hướng tới hạnh phúc vĩnh viễn.” (trích lời giới thiệu tác phẩm “Thần khúc” Nhà xuất bản Văn học Hà Nội - 1978) Lương Duy Trung : “Đó không chỉ là con
đường đi đến của Nghệ thuật mà con đường mà loài người đã, đang và mãi mãi còn đi
để nhằm đến đích vì đó là con đường của đạo lý làm người” (trích trong “Văn học
phương Tây” tập I - Nhà xuất bản Giáo dục, 1990).


Nghiên cứu “Thần khúc” còn có Nguyễn Văn Khỏa, Trần Duy Châu, Lê Văn
Chín và những nhà phê bình văn học khác. Thu thập lại, chỉ là những đánh giá của
ngợi ca và tôn vinh ; thế nhưng so với tầm vóc của một Đantê -linh hồn tiếng mẹ đẻ
của dân tộc Ý - thì những vấn đề chúng tôi được học tập chỉ được đặt ra ở dạng bộ
phận trong cái toàn thể. Sinh viên khoa Ngữ văn chúng tôi chưa được dịp nhìn nhận
vấn đề này ở dạng chỉnh thể và toàn cục.
Do vậy, với khả năng hiểu biết và vốn tài liệu tham khảo không được phong phú

lắm ; khi nghiên cứu vấn đề này bên cạnh những thuận lợi tôi gặp phải những khó
khăn tất yếu. Tuy nhiên - tình cảm có thật trong những trang viết sau này đó là một
niềm hạnh phúc , có ý nghĩa không chỉ đối với việc học tập mà còn với chính cả đời
sống tôi.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Về phương pháp nghiên cứu đề tài này, tôi chủ yếu dùng các thao tác phân tích,
tổng hợp trển cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng.
Kết hợp với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, cùng với sự tham khảo sách, tài
liệu nghiên cứu của các nhà phê bình về Đantê. Trong quá trình đọc, ghi chép và suy
ngẫm, tôi cố gắng đưa ra những nhận xét khách quan, mang tính biện chứng về vấn đề
được đặt ra là : giá trị tư tưởng của tác phẩm đằng sau bức màn huyền thoai Trung cổ.

IV. GIỚI HAN ĐỀ TÀI:
Đề tài này chủ yếu xoáy sâu vào tác phẩm “Thần khúc” ; bản dịch tiếng Việt của
Lê Trí Viễn và Khương Hữu Dụng - Nhà xuất bản Văn học Hà Nội, 1978 - theo bản
dịch Pháp văn "La Divine Comédie" - Henri Longnon -Nhà xuất bản Garnier Paris
,1956. Tập trung khai thác tính Công lý của cuộc sống và vấn đề Tình yêu trên hành
trình tìm đến sự hoàn thiện của con người.

V.NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN:
Với điều kiện và khả năng cho phép, chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn theo những
thành phần cơ bản sau đây:

*

P HẦN NỘI DUNG
TU
6

5


Chương Một: Tình hình xã hội - văn học và sự ra đời tác phẩm “Thần khúc”
Tinh hình xã hội - văn học
Tác giả và thời đại
1/ Đôi nét về cuộc đời tác giả
2/ Bối cảnh thời đại khi tác phẩm ra đời in. III. Sơ lược tác phẩm “Thần khúc”
Chương Hai: Công lý cuộc sống đằng sau bức màn huyền thoại của tác phẩm.
Vết tích Trung cổ còn sót lại trong “Thần khúc”
Địa ngục - Thế giới trừng phạt những kẻ tội lỗi
Những giá trị mới về phẩm giá con người - Thiên đàng cao qúy
Chương Ba : Tình yêu - cội nguồn và chân lý cuối cùng trong quá trình vươnđến
sự hoàn thiện của con người
Vai trò của Bêatơrit trong hành trình qua ba thế giới của Đantê
Trí tuệ - Tình yêu. Quá trình và điểm tận cùng của Chân lý trên
con đường đạt tới sự kết tinh của Chân - Thiện - Mỹ qua cuộc viễn
du của Đantê
III. Phụ lục – “Khuôn vàng thước ngọc”
PHẨN KẾT LUẬN
Những đánh giá kết lại từ những vấn đề đã trình bày.
Khẳng định giá trị của đời sống tâm hồn con người.
Thử đặt vấn đề nghiên cứu “Thần khúc” trong Sinh viên khoa Ngữ
văn ở dạng chỉnh thể và toàn cục.

THƯ MỤC THAM K H Ả O
T
6
5


PHẦN NỘI DUNG
C HƯƠNG I TÌNH HÌNH XÃ HỘI - V Ă N HỌC V À
SỰ RA ĐỜI TÁC PHẨM “THẦN KHÚC”
C HƯƠNG II CÔNG LÝ CUỘC S Ố N G Đ Ằ N G SAU
B Ứ C M À N H U Y Ề N THOẠI C Ủ A TÁC P H Ẩ M .
C HƯƠNG III
TÌNH Y Ê U - CỘI NGUỒN V À
C H Â N LÝ CUỐI CÙNG TRÊN H À N H TRÌNH
VƯƠN TỚI S Ự HOÀN T H I Ệ N C Ủ A CON NGƯỜI.
TU
6
5

T
2

T
2

T
2

T
2


CHƯƠNG 1:TÌNH HÌNH XÃ HÔI - VĂN HỌC & SỰ RA ĐỜI
TÁC PHẨM “THẦN KHÚC”

I. T Ì N H H Ì N H X Ã H Ô I - V Ă N H Ọ C .

T
6
5

I I. T Á C GIẢ VÀ T H Ờ I Đ Ạ I .
T
6
5

I II. SƠ LƯỢC VỀ T Á C P H Ẩ M "THẦN KHÚC"
T
6
5

I. Tình hình xã hội- văn học:
“Ý là một quốc gia tư bản đầu tiên. Buổi hoàng hôn của thời đại Trung cổ phong
kiến và buổi bình minh của kỷ nguyên tư bản hiện nay được đánh dấu bằng một nhân
vật vô cùng vĩ đại : đó là Đantê, người nước Ý, vừa là nhà thơ cuối cùng của thời
Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời kỳ cận đại” (1) . Tại ranh giới này Ăngghen
cũng đã nhận định thời đại Phục hưng là “bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trước đến
bây giờ loài người chưa từng thấy”. Bước ngoặt đó đã diễn ra, làm thay đổi mọi mặt
kinh tế, chính trị-xã hội, tôn giáo, tư tưởng và tinh thần. Bởi từ đây, Tây Âu như bừng
tỉnh dậy sau “đêm trường Trung cổ”, một Trung cổ của phong kiến và Nhà thờ đã kìm
hãm nền văn hóa, hơn thế nữa, đã chà đạp thô bạo lên quyền sống, quyền tự do của
con người. Trong không gian tối tăm và ngột ngạt đó-con người chừng như chỉ tổn tại
chứ không sống ,đúng nghĩa. Và bước ngoặt đó, nó đã làm biến đổi sâu sắc đời sống
vật chất, tinh thần của xã hội Tây Âu. Phơi bày tính chất trì trệ lạc hậu, lỗi thời của
những thiết chế tinh thần và vật chất của chế độ phong kiến và Nhà thờ Trung cổ ; nó
đưa nhân loại tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại với nhu cầu và khát vọng của
con người mới. trong sự vạch rõ và biểu dương những khả năng và triển vọng của con

người mới, xã hội mới.
Và văn học trong biết bao năm tháng thăng trầm của những thế kỷ XIV, XV,
XVI ở Châu Âu đã thực hiện được điều ấy !
Tiếp nối truyền thống mà văn hóa cổ đại Hy Lạp -La Mã đã để lại, văn học đã
nói lên tiếng nói trân trọng, đề cao con người-trái ngược với thái độ coi rẻ, miệt thị
con người của Trung cổ. Đồng thời đã dấy lên tinh thần đấu tranh cho tự do của con
người-khác xa với nền chuyên chính, độc tài của phong kiến và Giáo hội luôn đè nén
và ức chế từng hơi thở của người dân.


Văn học bắt đầu xuất hiện những nhân tố mới : quan tâm đến số phận của cá
nhân, đến những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội cùng với số phận của đất nước và lẽ
tồn vong của dân tộc. Chính từ trong văn học nghệ thuật của cổ đại Hy Lạp mà văn
nghệ Phục hưng đã tìm thấy những biểu tượng sáng ngời về vẻ đẹp của con người, về
ý chí đấu tranh cho tự do, chống thiên nhiên, và chống áp bức xã hội. Tiếp thu tinh
thần cơ bản đó, văn học thời đại này đã phát triển nó một cách phù hợp với yêu cầu
của con người thời đại mình. “Những gì chống lại con người, kìm hãm tự do của con
người đều bị nó lên án. Mặt khác, nó ca ngợi những gì thuộc về quyền sống tự nhiên
của con người, đặc biệt là nó đấu tranh cho quyền tự do cá nhân” (Prôtagôrat).
Chống lại thứ nhân sinh quan phản tự nhiên của Trung cổ, văn học thời kỳ này
đã lên tiếng đấu tranh đòi cho con người phải được hưởng những quyền sống chính
đáng ở ngay cõi đời trần thế này : quyền được ăn, được mặc, được thừa hưởng những
thú vui vật chất, kể cả những thú vui về xác thịt. Đantê, mà Mác gọi là : "Thi sĩ đầu
tiên của thời cận đại", Petơrăc-người được suy tôn là ca sĩ của tình yêu, Bôcaxiô-bậc
thầy của truyện cười bất tuyệt... là những nhà nhân văn chủ nghĩa của văn học đương
đại. Tiếp theo là những RôngXa, ĐuyBenlê, Rabơle của Pháp ; những Xecvangtet,
Lôpđơ Vêga của Tây Ban Nha ; những Sôxơ, Maclôvơ, Sêcxpia của Anh...
Con người ở đây được dựng lên là Con Người viết hoa, con người trần thế với
tất cả những nhu cầu vật chất và tinh thần, xác thịt và trí tuệ, với tất cả những khát
vọng chính đáng của nó, với tất cả khả năng và triển vọng của nó.

Sêcxpia ca ngợi : Kỳ diệu thay con người !
Con người cao quý làm sao về lý trí, Vô tận làm sao về năng khiếu, về hình dung
và dáng vóc, nó đẹp tựa thiên thần ; về trí tuệ, nó có thể sánh tài Thượng đế! Thật là
vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài” (1)
Một nhân tố mới của các tác phẩm trong thời kỳ này là đã chú ý xây dựng những
nhân vật tự phân tích, tự phán xét hành động của mình, tự tra vấn, đối diện với lương
tâm của mình, tự xưng tội và tự hóa giải với lương tâm của chính mình.
Tuy nhiên như đã nói, điểm tiêu biểu hơn cả đó chính là ca ngợi con người hoàn
toàn tự do, được giải phóng khỏi mọi xiềng xích phong kiến. Mặt tích cực của khuynh
hướng này là đã đập phá không thương tiếc Thần học và Triết học Kinh viện, lên án
gay gắt nền luân lý đạo đức phong kiến đã tỏa chiết đời sống tâm hồn và tình cảm con
người, biểu dương và ca ngợi sự sáng tạo, ý chí vươn lên làm chủ thiên nhiên, xã hội


và bản thân. Nhưng ngoài tính chất không tưởng của nó, khuynh hướng này đã bộc lộ
những sơ hở mà từ những sơ hở này đã dẫn đến sự lệch lạc nguy hiểm.
Ví dụ : Trong khẩu hiệu nổi tiếng mà Rabơle nêu lên : “Muốn làm gì thì làm”, ít
nhiều đã chứa đựng một thứ chủ nghĩa tự do tư sản độc hại. Hoặc nữa, vấn đề giải
phóng bản năng sinh lý đã từng dẫn đến thái độ say sưa ca ngợi những khoái cảm vật
chất, xác thịt trong khá nhiều tác phẩm đương thời : từ “Truyện mười ngày” của
Bôcaxcô sang tiểu thuyết “Gacgăngchuya và Păngtagơruyen” của Rabơle, từ “Truyện
bảy ngày” của Macgơrit xứ Navarơ
Chúng ta chống lại chủ nghĩa khổ hạnh và triết lý diệt dục, nhưng đồng thời
chúng ta cũng chống lại thứ chủ nghĩa tự do bừa bãi, phi nhân sinh mà nhân sinh quan
tư sản hiện đại đang rao giảng và khuyến khích. Chúng tôi muốn nói rằng kẻ hở nằm
ngay trong nguyên lý của chủ nghĩa nhân văn. Quá chú trọng say sưa đề cao mặt sinh
vật trong con người thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến những lý thuyết muốn hạ thấp
“con người” xuống hàng “con vật”, như thực tế sự phát triển của triết học, của văn học
nghệ thuật phương Tâv đã chứng minh.
Nói tóm lại, tình hình xã hội cũng như văn học theo đà phát triển của nó chỉ tiến

bộ chứ không quay trở lại. Vì vậy, văn học thời kỳ này được gọi là “Phục hưng”, với
chức năng làm sống lại những truyền thống văn hóa tốt đẹp mà Cổ đại Hy Lạp -La Mã
đã nêu gương ; mà Trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã cắt đứt. Làm sống Lại những
truyền thống đó-đồng thời phải phát huy hơn nữa những truyền thống đó cho phù hợp
với yêu cầu trước mắt.

II. TÁC GIẢ VÀ THỜI ĐẠI
1/ Đôi nét về cuộc đời tác giả :
Tên đầy đủ của Đantê là Đantê Alighieri, sinh vào cuối tháng năm, năm 1265mất ngày 14-9-1321. Ông là một thành viên trong một dòng họ quý tộc lâu đời ở
Phlôrăng. Nhưng đến đời bố ông thì gia đình sa sút. Thủa thiếu thời, ông đã phải sống
trong cảnh nghèo túng, sớm chứng kiến nhưng nỗi đau lòng : mẹ mất sớm, bố lấy vợ
khác không bao lâu rồi qua đời luôn. Đantê chỉ học qua trung học. Nhưng điều may
mắn lớn là ông gặp được nhiều người hoạt động xã hội, hoạt động văn học uyên bác.
Và chính những nhân vật này có ảnh hưởng lớn đối với cuộc đời và sự nghiệp văn


chương của ông. Năm mười tám tuổi, Đantê bắt đầu làm thơ. Ông rất say mê Viêcgin,
hâm mộ thơ ca của những ca sĩ dân gian Ý (Xoocđen). Cả thơ ca bác học Ý như thơ ca
tôn giáo, thơ ca chính trị cũng lôi cuốn Đantê.
Sự kiện có thật trong cuộc đời cùng với sự tác động sâu sắc đến các sáng tác của
ông đó chính là mối tình giữa Đantê và Bêatơrit.
Sự nghiệp cửa Đantê, nhất là “Thần khúc” được mọi người biết đến và yêu
chuộng. Ông mất đi với tuổi đời năm mươi sáu. Từ bao nhiêu thế kỷ nay, mọi người
hâm mộ tài thơ đến Raven (nơi phần mộ của ông) kính viếng hương hồn ông-một
thiên tài vĩ đại đã mở đầu rất sớm cho thời đại vô cùng rạng rỡ trong văn học Châu Âu
: thời đại Phục hưng.
2/ Bối cảnh thời đại khi tác phẩm ra đời :
Đó là thời đại của sự chia rẽ và nỗi khổ đau dành cho một nước Ý. Sự
phát triển của các quan hệ tư bản chủ nghĩa đã đẩy nhanh quá trình phân hóa giai
cấp ở các quốc gia đô thị, biến một số ít thị dân giàu có thành kẻ thống trị, và số đông

thành người bị áp bức, bị bóc lột. Hơn thế, sự chia rẽ và nỗi khổ đau mà nước Ý phải
chịu đựng có từ một nguyên nhân mà phôi thai : đó là sự mất cân bằng, sự xộc xệch
giữa “hai nửa người của Chúa”, Hoàng đế và Giáo hoàng-tiêu biểu cho quyền lực thế
tục và quyền lực thần linh. Hoàng đế không thực hiện quyền lực thế tục của mình để
cho Giáo hoàng dùng quyền lực của thần linh mà lấn át, gây sự đảo loạn trong trật tự
xã hội và mọi sự bất hòa, mọi sự đau thương khốn khổ cho con người. Phải kéo quyền
lực của Giáo hoàng trở lại phạm vi thần linh, sửa sang đạo đức của Nhà thờ, tiêu diệt
thói đầu cơ tôn giáo, lập lại sự cân bằng nhịp nhàng, sự hài hòa giữa hai quyền lực
cầm trong tay vận mệnh cả thế gian.
Đó là một thời đại mà đối diện với nó lòng người còn chút chính trực và đức
trọng danh dự sẽ phải cảm thấy xót xa và co thắt lại trước cái thói ích kỷ, nhẫn tâm,
ngu xuẩn của con người đối với nhau. Bôniphat-VIII lên ngôi giáo hoàng ở Rôma đã
tham bạo, uy hiếp quyền tự trị của Phlôrăng - kêu gọi Saclơ Dơ Valoa thân vương
Pháp - kéo quân về dày xéo quê hương. Trước thời đại này, bằng tấm lòng căm ghét,
khinh bỉ sâu xa đối với đường lối tham tàn của Giáo hoàng và sự sa đọa về đạo đức
của Giáo hội, Đantê đã viết và để lại trong “Thần khúc” của mình một lòng yêu quê
hương vô vàn, đậm đà, thắm thiết, lòng mong muốn cho mọi người được sống trong
một nước Ý không còn chia rẽ nữa, thống nhất, phồn vinh và có đạo đức.


III. SƠ LƯỢC VỀ TÁC PHẨM "THẦN KHÚC "

Tập “Thần khúc” (Divinasconmedia) - đó là nơi kết tinh mọi tư tưởng của
Đantê : đầu óc bách khoa của ông, thiên tài kiệt xuất của ông. “Thần khúc” được viết
bằng tiếng Italia, tiếng nói dân tộc mà Đantê dày công xây đắp, mà Đantê rất đỗi yêu
mến, tự hào. Nó gồm 100 khúc ca với 14.226 câu thơ và được phân chia như sau :
Khúc mở đầu ; tiếp đến là phần nói về Địa ngục (33 khúc) ; kế đó là phần nói về
Luyện ngục (hay còn gọi là Tĩnh ngục, Tĩnh thổ tẩy oan : 33 khúc) ; sau cùng là phần
nói về Thiên đường (33 khúc).
Đantê kể rằng : vừa bước vào quãng nửa đời người, một hôm ông lạc bước và

rừng rậm (chỉ tình trạng tội lỗi của loài người). Ba con thú dữ xông tới cản đường ông
: báo, sư tử, chó sói (chỉ những thói xấu của người đời : ghen tị, kiêu căng, keo kiệt).
May sao từ trên Thiên đường nàng Bêatơrit trông thấy và nhắn gọi Viêcgin (nhà thơ
La Mã mà Đantê suy tôn là bậc thầy của mình) đến giúp Đantê thoát ra.
Viêcgin dẫn Đantê đi tham quan Địa ngục. Với sự tưởng tương thần kỳ, Đantê
vẽ lên cảnh tượng âm u rùng rợn ở đây. Địa ngục có hình thù một cái phễu lớn gồm
chín tầng tất cả. Càng xuống những tầng phía dưới thì hình phạt càng khủng khiếp.
Nào vạc dầu sôi sùng sục, nào lửa cháy phừng phừng, nào cảnh tội nhân bị gậm đầu
và nhai ngấu nghiến hoặc ngụp lặn không ngừng trong bê máu tươi...
Đantê gặp ở đây đủ loại người. Có kẻ vì chưa được rửa tội nên phải xuống đây,
đồng nhất là những kẻ khi sống phàm nhiều tội lỗi. Có tội được Đantê thông cảm xót
xa (như tình yêu vụng trộm giữa cặp em chồng chị dâu Paolô-Phranxetca), nhưng tội
ác thì ông không tha thứ, đặc biệt là tội phản bội Tổ quốc, rước voi về dày xéo mồ mã
tổ tiên, ví như Giáo hoàng Bôniphat-VIII. Ông nhiều lần nguyền rủa bọn chúng, gọi
chúng là phường “đánh đĩ đồ thờ”.
Tiếp đó, Viêcgin dẫn Đantê tham quan luyện ngục. Quang cảnh nơi đây không
còn âm u rùng rợn như ở Địa ngục. Luyện ngục gồm bảy bậc. Đây là nơi yên tĩnh để
giúp con người ăn năn hối cải, tẩy rữa cho sạch lỗi lầm. Nơi đây, Đantê gặp toàn
những người có công với Tổ quốc, với nhân loại: các danh nhân, văn nghệ sĩ, triết gia,
các bậc anh hùng quá khứ...
Thiên đường là chốn cực lạc, chan hòa ánh sáng. Nhưng hết Luyện ngục thì
Viêcgin từ giã Đantê. Nhà thơ La Mã vĩ đại không thể dẫn ông lên Thiên đường được,
vì bản thân Viêcgin chưa được lên Thiên đường. Bấy giờ, Bêatơrit lại xuất hiện, chính


nàng chỉ lối cho Đantê. Giữa vầng hào quang rức rỡ, Đantê trông thấy Chúa Cứu Thế.
Nhà thơ ngây ngất chiêm ngưỡng hình ảnh Ngài, lòng trào dâng niềm tin tưởng.


chương 2:CÔNG LÝ CUỘC SỐNG ĐẰNG SAU BỨC MÀN

HUYỀN THOẠI CỦA TÁC PHẨM
I. VẾT TÍCH TRUNG CỔ CÒN SÓT LẠI TRONG “THẦN
KHÚC”.
T
6
5

II. Đ Ị A N G Ụ C - T H Ế G I Ớ I T R Ừ N G P H Ạ T N H Ữ N G K Ẻ
TỘI LỖI .
III.NHỮNG GIÁ TRỊ MỚI VỀ PHẨM GIÁ CON NGƯỜITHIÊN ĐÀNG CAO QUÝ.
T
6
5

6
T5
8

T
6
5

I. VẾT TÍCH TRUNG CỔ CÒN SÓT LẠI TRONG “THẦN KHÚC”:
“Thần khúc”" là một bộ phim ghi lại những cảnh tượng lạ lùng trong cuộc hành
trình của nhà thơ và người dẫn đường của mình ba cõi huyền bí ở thế giới bên kia: Địa
ngục, Tĩnh thổ, Thiên đường.
Kể ra Địa ngục - Thiên đường cũng như Âm phủ - Thiên đình đối với nhân dân
ta, từ lâu không phải là những gì quá ư xa lạ. Chuyện quỉ sứ, vạc dầu cũng như chuyện
đào tiên Tây vương mẫu, không đợi sách vở ghi truyền dân gian mới biết. Nhưng ở
đây có nhiều điều đối với bạn đọc ngày nay rõ ràng là vướng mắc. Tín ngưỡng là của

Cơ đốc giáo, lại ở thế kỷ XIII, tận Châu Âu xa xôi, mà còn pha thêm thần thoại Hy
Lạp và tất cả được tết dệt lại bằng kiến thức thần học của Trung đại. Ở đây, chúng ta
có thể tạc lại một cách ngắn gọn nhất sự miêu tả ba thế giới của Địa ngục, Tĩnh ngục
và Thiên đàng mà Đantê đã để lại trong “Thần khúc”.
1.Địa ngục:
- bước vào vòng ngoài của thế giới âm u là nơi dành cho những người hèn
nhát, không bản lĩnh. Sang bên kia dòng Akêrông thì đến vòng bậc thứ nhất: cõi Vô
cội, những linh hồn không biết đến đức tin ở đây (Những người chính trực thời cổ
trước Thiên Chúa, những trẻ con chết mà chưa được rửa tội). Từ đó trở đi là Địa ngục
chính thức. Bốn vòng bậc giam những kẻ phạm tội thiếu mức độ: tội xác thịt, tội tham
ăn, hám của, giận dữ; bốn vòng bậc nhốt những kẻ phạm tội xấu bụng, cuồng bạo ,
bọn tà đạo. hành hung, lừa đảo, phản bội và cuối cùng tận đáy - ngay ở giữa là Luy-xiphe.
Tĩnh ngục - là một quả núi hình chóp, nổi lên giữa bể nam. Một thung lũng nhỏ
lọt giữa hai tầng núi hẹp là Tiền tĩnh ngục. Trên cao, qua một cổng to thì vào bảy bậc
núi hình vòng tròn, càng lên cao càng nhỏ. Các linh hồn được lên đây đều xếp vào các


bậc tròn kia theo thứ tự bảy tội cơ bản: kêu căng, ghen ghét, giận dữ, lười nhác, hám
của, tham ăn và tội xác thịt. Trên đỉnh có một vùng đất bằng phẳng, hoa cỏ tốt tươi, đó
là Thiên đường mặt đất. Hình phạt ở Tĩnh ngục không còn ghê rợn như ở Địa ngục và
được các linh hồn đón nhận một cách tự nguyện, tin tưởng.
2.Thiên đường:
T
6
5

-

chín vùng trời hay chín thiên cầu lồng vào nhau, mỗi thiên cầu quay một
T

6
5

cách riêng, nhưng tất cả điều xoay chung quanh một tâm là Quả đất. Từ gần đến xa là:
vùng trời của Mặt Trăng, vùng trời của Sao Thủy, của Sao Kim, của Mặt trời, của Sao
Hỏa, của Sao Mộc, của Sao Thổ, của các định tinh và vùng trời Pha lê hay Đông lực
đầu tiên. Trên cao chót vót là vùng Thiên thanh, Đức thiêng chói ngời ở đó, vây quanh
là các thiên thần ngồi nhìn xuống tất cả những linh hồn hằng phúc chen chúc nhau xếp
thành hình một Hoa hồng mênh mông, chan hòa ánh sáng.
Viết “Thần khúc”, Đantê kể lại cuộc hành trình tưởng tưởng kỳ lạ, dựng lại con
đường giải thoát của mình, đồng thời cũng ngụ ý làm gương cho kẻ khác và chỉ ra cho
loài người con đường cứu rỗi linh hồn, mà linh hồn con người - theo quan điểm Trung
cổ của tác giả - chỉ thật sự cứu rỗi để được hưởng không những “Hồng phúc của cuộc
đời vinh viễn “ mà cả “ Hồng phúc của cuộc đời này “, khi có đủ mọi điều kiện thần
linh, thế tục, xã hội, chính trị cần và đủ để tạo ra hạnh phúc thật sự cho con người.
Bây giờ nếu anh muốn sao cho thích thú át đi một nỗi nhọc nhằn
Thì đọc giả ơi, hãy ngồi yên tại chỗ
Để tự mình suy nghĩ về những cái ở đây tôi mới lướt nhanh .
Cơm tôi dọn xong rồi: xin mời Anh cứ một mình ăn lấy .
Thế là Đantê đã đi qua ba cõi huyền bí - Và cuộc hành trình kia là lịch sử của
một linh hồn tội lỗi được cứu vớt. Đantê người dọn cơm - cho bữa cơm phước hạnh
của nhân loại đã bỏ hình như cả đời mình vào bữa cơm ấy. Để cho hậu thế - từ bảy thế
kỷ nay, biết bao thế hệ người ăn đã tự mình ăn lấy mà vẫn chưa thấu hưởng hết ý vị
thâm trầm . Bởi vấn đề - cốt lõi- được đặt ra vẫn là làm sao cho con người thoát khỏi
mọi tội lỗi và hướng tới phước hạnh vĩnh viễn. Nên “Thần khúc” với những vấn đề to
lớn cần được chuyển tải đó, với những lớp ý nghĩa: miêu tả, phúng dụ, đạo đức, thần
bí; đã để lại trong bản thân mình nhan nhản những đặc điểm Trung cổ hết sức nặng nề.
Chúng ta sẽ thấy ba bốn ý nghĩa chồng chất lên nhau trên đây trong nội đung và



phương pháp sáng tác; không chỉ ở những đặc điểm bao trùm, khái quát, sự chồng
chất ấy có cả trong từng chi tiết nhỏ:
Nữa đường đời
Tôi rơi vào rừng tối
Xa chính đạo, sẩy chân lạc lối.
(Địa ngục 1)
Trong mấy câu thơ mở đầu tác phẩm này, “rừng tối” có nghĩa là rừng rậm, tối,
khó lòng tìm được lối ra - (nghĩa một: miêu tả); cũng có nghĩa là tình trạng sa vào tội
lỗi không sao thoát ra được - (nghĩa hai : phúng dụ); rồi điều đó là một sự cảnh cáo
đối với người khác - (nghĩa ba : đạo đức) và cuối cùng đó cũng là tình trạng lầm lạc,
hư mất khi sa vào tội lỗi mà không thoát ra được của linh hồn nhân loại. (nghĩa bốn :
thần bí). Và cứ như thế! May mà thiên tài vì đại của nhà thơ đã nhào tất cả vào một
cảm xúc chung, nên nhiều khi người ta có thể quên tất cả mà chỉ còn thấy trực tiếp đến
với mình những lời thơ đầy rung cảm. “Thần khúc” là một bộ Bách Khoa toàn thư
của thế kỷ XIII. Toán học, sinh vật học, vật lý học, thiên văn học, đạo đức học, triết
học, luật học, sử học, thần học, văn học... hầu như không có khoa học nào thời ấy
thiếu mặt . Điều đó khiến cho tác phẩm đôi chỗ bị nặng nể, và nhiều lúc làm cho ý thơ
trở thành khô khan, giảm vẻ hồn nhiên, tươi mát:
Gần sáng, khi chim én .
Bắt đầu líu lo nhữnẹ bài ca buồn ngắn .
Cơ hồ nhắc đến những tai họa đầu tiên .
( Tĩnh ngục 9 )
Đó là mấy câu thơ miêu tả tiếng chim én buổi bình minh. Ý thơ sẽ êm, đẹp,
thanh thoát biết bao nhiêu nếu như nếu không bị gắn vào câu chuyện đau thương của
hai chị em xấu sô. Prốcnê và Philômen. Prốcnê lấy chồng là vua xứ Tơrát, tên là Têrê.
Têrê cưỡng hiếp Philômen rồi cắt lưỡi giam kín, không cho nàng tố cáo. Nhưng
Philômen tìm cách gởi cho chị một bức tranh vải vẽ cảnh mình bị cưỡng hiếp. Để trả
thù, Prốcnê lại giết Itít, con trai Têrê và dọn cho Têrê ăn thịt con. Việc phát giác, Têrê
toan giết cả hai chị em, nhưng đã hóa thành chim én, em đã hóa thành họa mi.
Một vết tích Trung cổ nặng nề và không kém và bao trùm khắp mọi chi tiết của

“Thần khúc” là yếu tố thần bí. Các con số l, 3, 6, 9 là những con số hoàn thiện, phản
ánh được một mặt nào đó của Thượng Đế, như một Đấng ba ngôi - tam vị đồng nhất
thể. Toàn bộ “Thần khúc” đều xây dựng trên những con số lạ lùng như vậy . Tác


phẩm gồm ba phần, mỗi khổ thơ gôm 3 dòng, 1 khúc ở đầu, mỗi phần 33 khúc ca . Địa
ngục có 9 dòng, Tĩnh ngục có 7 bậc, Thiên đường 9 vòng trời, Bêatơrít xuất hiện ỏ bài
ca 30 Tĩnh ngục, trước đó có 36 bài ca ( 6+3 = 9 ) , sau đó có 36 bài ( 3+6 =9 ). Tất cả
dệt thành một không khí mờ ảo, thần bí, đặc Trung cổ.
Tóm lại, cuộc hành trình đến Thiên đường để được chiêm ngưỡng Đấng Cứu
Thế, cái quan niệm về ba thế giới. Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đường vốn là đề tài được
Trung cổ xướng xuất và khích lệ. Bởi một đặc điểm của thời Trung cổ là sự ngự trị
tuyệt đối của Giáo hội trong mọi lĩnh vực của đời sống. Thánh Ôguyxtanh đã từng nói
: “Con người chỉ là kẻ bộ hành tạm thời trên đất, là ngọn nến trước cơn gió mạnh”(1) .
Với ý tưởng cuộc đời trần thế bản thân sự tồn tại của nó là phù du, hư huyễn; vấn đề
con người chăm lo không phải ở thế giới vật chất mà là thế giới linh hồn. Quan niệm
ấy khuyên mọi người hãy quên đi cuộc sống trước mắt hằng ngày, nó chỉ là tạm thời.
Hãy nhìn lên tượng Chúa mà hy vọng ở đó một cuộc sống mai sau muôn đời hạnh
phúc nơi cõi thiên đường …Có thể lắm hiện tại chúng ta nhìn nhận quan niệm này với
ý nghĩa tiêu cực. Có thể là như thế!Ở đây chúng tôi không có ý bàn đến vấn đề này.
Quan trọng hơn, chúng tôi muốn đề cập đến đằng sau quan niệm ấy -đằng sau cái hình
hài chừng như là mờ ảo, thần bí - đằng sau cái bức màn huyền thoại ấy chính là công
lý của cuộc sống mà với “Thần khúc” - Đantê đã dựng lên.

II. ĐỊA NGỤC –THẾ GIỚI TRỪNG PHẠT NHỮNG KẺ TỘI LỖI
Như trên đã nói, ẩn đằng sau cái vẻ huyền bí của lối tư duy nghệ thuật Trung cổ,
về những con số, về bút pháp tượng trưng... là một nội dung hiện thực lung linh nhiều
ý nghĩa mà Đantê đề cập đến : tấm lòng thiết tha với quyền sống và nỗi căm giận
những thế hệ đen tối chống lại con người - niềm tin vào những con người “Mang ving
quang và hiểu biết” như Uylix đi khám phá những điều mới lạ - và như Hêghen viết

trong “Mỹ học” (1): “Ông(2) đã làm một điều mà trước đây chưa ai từng làm: tự mình
đóng vai quan tòa của loài người đưa người này xuống Địa ngục, đưa người khác lên
Thiên đàng”.
À thì ra, khi hiểu được đến đây, cơ chừng chúng ta có thể hiểu được phần nào
dụng ý nghệ thuật mà Đantê sử dụng. Với cái vỏ bọc thần bí đặc sệt Trung cổ kia là
một tấm lòng thiết tha cháy bổng của Đantê với cuộc sống. Chúng ta sẽ đặt câu hỏi: Ai
cho ông cái quyền đưa người này lên Thiên đàng, kéo kẻ khác xuống Địa ngục như
thế?... Hỏi vậy cốt cũng để trả lời cho nhiệt tình mong muốn một cuộc sống trần tục


tốt lành, hạnh phúc cho mọi người trong tình đoàn kết quê hương, thống nhất Tổ quốc
của Đantê.
Đantê đã nhân danh Chúa - nhân danh sự tuyệt đối cao cả, nhân danh sự toàn
Chân, toàn Thiện, toàn Mỹ, nhân danh sự công bằng và bình đẳng của Ngài mà kết tội
những kẻ đi ngược lại, phá hoại cuộc sống bình an của dân tộc và của mọi người.
Từ tay thợ trời (3) thiết tha công lý
Ta được dựng xây bởi uy lực tối cao .
Yêu thương tột cùng và tuyệt vời Thông tuệ.
( Địa ngục 2)
Lần lại thế giới Địa ngục, trong sự giam cầm đó là những kẻ phạm tội thiếu mức
độ, như tội xác thịt, tội tham ăn, hám của, giận dữ, tội xấu bụng, cuồng bạo, bọn tà
đạo, hành hung, lừa đảo, nhất là tội phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân. Tại chín
tầng Địa ngục này, ta thấy rõ thái độ của Đantê trước những kẻ tội lỗi ấy:
Tôi ở ngục ba, nơi tầm tả trận mưa như trút
Thảm thê, buốt lạnh, sần sì.
Năm lại, tiếp tháng tàn không ngớt.
Mưa đá, mưa chì, mưa tuyết.
Mưa thối đất trong không trung mù mịt.
Nước ngập bốn bề cảnh tối như đêm .
( Địa ngục 6 )

Thế giới hiểu được cái giá phải trả cho những năm tháng sống trên đất với thù
hằn, ghen ghét, dận dữ, vô độ ... Đến tôi nhớ lại một câu chép trong Kinh Thánh :
“Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết.Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra” .
Thì ra, đứng trên góc độ con người để nhìn nhận, “tấm lòng” là một thứ quí nhất của
cuộc sống con người, về sau này, nhà soạn nhạc Trịnh Công Sơn có viết: “Sống trong
một đời sống cần có một tấm lòng” (2)
Hóa ra, hiểu một điều rằng tất cả những kẻ xuống địa ngục mà Đantê đã đưa vào
tác phẩm mình là những con người khuyết tật một tấm lòng. Bằng cách cảm, cách
nghĩ và nhìn nhận của tuổi trẻ và con người Việt Nam, chúng tôi đồng cảm và chia xẻ
với quan niệm này của Đantê. Thử đặt ngược trở lại một câu hỏi : Giả như con người
sống trong tất cả những mối quan hệ mà với những mối quan hệ ấy - không hề mang
một ít (dẫu rất ít ỏi) bỏng đán" của tấm lòng thì nhân thế sẽ ra sao?


Chúng tôi đi giữa bóng người ngã rập .
Lưng gập xuống dưới mưa giông vùi dập .
Chân đặt lên hư vô hay xác những oan hồn
( Địa ngục 6 )
Những dòng thơ trên đã lý giải cho câu trả lời trên một cách trọn vẹn và thật thà
nhất. Tất cả sẽ trở thành những “oan hồn” cho một cõi “hư vô”.
Trình bày điều này ở đây, có thể sẽ không làm hài lòng một số người, nhưng suy
cho cùng - rồi đây, tất cả đều sẽ phải nhìn lại mình, đối diện mình trước hiện tại và
quá khứ để từ đó có thể tiên tri cho riêng mình một tương lai trước mắt. Khi ấy mới
hiểu được với cuộc sống : tấm lòng là gì ?- Chúng tôi hy vọng thế !
Ganh tị, kiêu căng, bủn xỉn .
Là ba mồi rơm đốt cháy mọi con tim .( Địa ngục 6 )
Hiểu, lý giải điều này chúng tôi lấy tác phẩm làm cơ sở. Từ “Thần khúc”, từ
Đantê, chúng tôi viết ra từ sự nhìn nhận nó trong thực tế cuộc sống và con người. Sự
trình bày của chúng tôi rất đơn thuần vì đó là đúng đắn.Vì rồi thời đại nào cũng thế,
khi con người không còn đối xử với nhau bằng nhân ái, bằng lòng tốt, bằng độ

lượng... mà lại cư xử với nhau bằng thù hằn, ganh tị, kiêu căng ... thì sẽ đến một lúc
nào đó trái tim sẽ hóa đá, dòng máu con người sẽ chảy hoài công trong mạch.
Đó là nhưng tên bạo chúa; Netxuyx bảo tôi. Từng sống trong máu người và cướp
bóc.
Đây là nơi chúng ta phải đền tội ác
Alếchđăng và Đơnix hung thần
Đã từng dìm Xixin nhiều năm trong tang tóc.( Địa ngục 12 )
Và rồi còn nhiều nữa. Những Adôlanh, Ôbiđô, Attila... Những con người mà
Đantê phải thốt lên khi đối diện: “Ôi! Thịnh nộ điên cuồng! Ôi lòng tham mù quáng!”
Làm sao mà ngay bây giờ ta có thể hình dung ra được một Ađôlanh - bạo chúa đã gây
vô vàn tội ác đối với xứ sở Tơnêvi, một Alêchđăng khi bắt được kẻ thù thì vứt cho chó
sói xé thịt hoặc chôn sống, hoặc Attila, một vị vua Hung nô thế kỷ V tàn bạo có tiếng,
với một câu truyền tụng: “Chỗ nào ngựa ta đi qua, chỗ ấy cỏ không bao giờ mọc nữa”
. Làm sao mà có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra khi con - người - quên - nhau –
là - đồng - loại, đối diện với nhau chỉ bằng tham tàn và bạo lực ... Làm sao mà có thể
hình dung ra được con người sẽ như thế nào khi đứng trước nỗi hổn mang của lòng
tham và thù hằn... Đantê đã cả quyết thái độ của mình khi đứng trước những nhân vật


mà ông gọi “nửa người nửa ngựa”. Rằng chỉ có “dòng sông máu”, “vạc dầu sôi ninh
những kẻ tương tàn đồng loại” như thế mới xứng đáng. Công lý của công lý chính là
bình đẳng. Đantê đã nhân danh điều ấy chung kết đời đời những con người của ác ôn,
hành hung, cướp bóc, bằng những lời thơ:
Bước qua đây là cối buồn thương .
Bước qua đây là nơi tang tóc vĩnh hằng .
Bước qua đây là thế giới của lớp người vô vọng ...
Ai vào đây ... mọi hy vọng ... hãy buông tay bỏ lại.
( Địa ngục 3 )
Và hơn thế, bằng những hành động :
Kẻ nào chưa hết cực hình mà từ sông máu đã ngoi lên

sẽ bị bắn ngã nhào trên nước đỏ .( Địa ngục 12 )
Với những câu thơ như thế ta mới hiểu được tấm lòng của nhà thơ đối với cuộc
sống của người dân nước Ý. Bằng công lý ấy, ông muốn đem lại một hơi thở yên lành
cho dân tộc. Địa ngục của Đantê chôn vùi đi đời đời những kẻ chỉ biết có máu và nước
mắt; để từ đó nhường lại cho thế tục một cuộc sống đầy an ninh và công bằna. Thiết
tưởng, rằng bằng những lời thơ bình thường ấy, chúng ta có thể đúc nên được một tấm
lòng bằng vàng của Đantê đối với cuộc đời và đối với con người.
Đấy! Vén đi cái lớp bụi thời gian đã gần bảy thế kỷ nay, vén đi cái bức màn
huyền ảo, thần bí của nghệ thuật Trung cổ mà tác giả ít nhiều chịu ảnh hưởng; nhân
loại chúng ta hôm nay sẽ luôn ngạc nhiên vì đằng sau cái lớp vỏ huyền thoại đầy bụi
phủ ấy là cả một khối ngọc sáng ngời .
Hẳn nhiên Đantê còn phê phán nhiều nữa. những thói hư tật xấu của con người.
còn nói nhiều đến những lầm lạc, hư mất của nhân loại, những tội lỗi của thế nhân. Và
tha nhân trong trái tim ông cần được gạn đục, khơi trong qua chín tầng Địa ngục. Vì
một lẽ :
Than ôi! Nước Ý nô lệ ơi! Là quán trọ khổ đau
Là con tàu không lái trong cơn bão tố
Là Chúa tể bao vương quốc, ngươi chỉ còn là một ổ lầu xanh.( Tĩnh ngục 6 )
Những lời thơ buồn và thống thiết . Tại sao? Vì sao? “Quán trọ khổ đau, một con
tàu không lái trong cơn bão tố” . Nước Ý đây? “Chúa tể bao vương quốc” đó à? Để lý
giải điều này không bằng con đường nào khác, chúng ta cần thiết phải trở lại tìm hiểu
cái câu: “Thương lắm cho nên giận lắm” . Rõ là vậy! Thương mà giận, đay nghiến mà


trở lại tuổi thân. Tình đồng bào, đồng chủng lẽ ra phải thắm đượm như giữa Viêcgin
và Xoocđen - thì ở đây , ở cái “ ổ lầu xanh” mênh mông là nước Ý này, con người chỉ
có “đánh nhau” và “ăn thịt lẫn nhau”.
Duyên cớ chốn nào? Sự thật nơi đâu? Hiện thực Đantê đã hiểu và bày tỏ là vì các
ngài cha cố. Lẽ ra các ngài phải “biết để yên cho Xêda (1) nắm được quyền mình khi
ngồi trên ngôi báu”, thì các ngài “đã nắm lấy dây cương”. Nghĩa là các ngài đã đi quá

các phạm vi, cái giềng mối cho phép về trách nhiệm mà Chúa giao là quyền lực thần
linh; để từ đó quyền lực - trách nhiệm của thế tục bị lấn chiếm và thụ động. Và thế là
Ý, một nước Ý buộc phải cheo leo, neo thân phận, sự tồn tại của mình, vào tất cả sự
quyết định của những sự thật không lấy gì làm tốt đẹp. Đọc những dòng trong Địa
ngục khúc 19, ta hiểu rõ cớ sự. Và đấy, đấy cũng chính là thái độ căm giận và phẫn nộ
của Đantê đối với bọn này.
Dưới đầu ta là những giáo hoàng Tiền bối trong nghề buôn bán Chúa Hồn lèn
trong kẻ đá đau thương.
Đó là những tên Anxta, Nicôla - III, Clêmăng - V, đặc biệt là Bôniphát - Vin.
Những tên giáo hoàng mà Anghen nhận định : “Quyền lực giáo hoàng là sự trở ngại
cho sự thống nhất quốc gia, nhưng bề ngoài nó lại thường đóng vai trò đại diện cho sự
thống nhất ấy”. Còn Đantê gọi đó là những tên “đánh đĩ đồ thờ”, những tên “vì hơi
vàng mà vong ân bội nghĩa” và trong “triều đình” của chúng “Chúa Cứu Thế hằng
ngày bị đem ra buôn bán” .
Thật khổ nhục và đau xót cho cảnh dân đen phải sống trong sự ngự trị của bọn
giáo hoàng này. Đức Chúa Trời của Tình yêu thương và Bác ái không dạy như thế.
Ngài khuyên dạy loài người phải biết kính sợ Ngài và yêu thương đồng loại: “Ai yêu
mến anh em mình, thì ở trong sự sáng. Những ai ghét anh em mình, thì ở trong sự tối
tăm, làm những việc tối tăm, và không biết mình đi đâu, vì bóng tối tăm đã làm mù
mắt người”(2). Thế đấy, nhưng những Clêmăng - V, Bôniphát -VIII ...đã lấy bụng
mình làm chúa mình mà ra tay bày biện biết bao cơ khổ và chia lìa cho người dân
nước Ý . Ngay khi Chúa dạy hãy biết giữ linh hồn mình, vì “Người nào nếu được cả
thiên hạ mà mất linh hồn mình thì có ích gì? Vậy thì người ấy lấy chi mà đổi linh hồn
mình lại ?”(3) - thì những tên giáo hoàng này đã cư xử với tín đồ của mình bằng lòng
tham và vật chất. "Chúa Cứu Thế hằng ngày bị đem ra buôn bán" Ôi! họ sẽ ứng xử
như thế nào ước mặt Chúa nếu một ngày họ phải đối diện với Ngài... Đantê ghi: “Hồn
lèn trong kẻ đá đau thương”.


Đó là câu trả lời của ông trước mặt sự thật. Vì dẫu năm dẫu tháng, dẫu có khôn

ngoan đến xảo quyệt thì dưới trời này chưa có một ai, chưa có một thế lực nào có thế
đuổi xô sự thật. Sự thật của lòng tham, sự thật của thói tàn bạo; rằng phải có cái giá để
trả cho nó. Đứng trên công lý đó - Đantê viết:
Từ gan bàn chân lửa bừng lên cháy đỏ
Các khớp xương, bắp chân đều giãy giụa Tưởng baonhiêu thừng chão cũng bật
tung( Địa ngục 19)
Và thế đấy! “Lũ môn đồ đáng khinh, vì ham muốn bạc vàng đánh đĩ đồ thờ
Chúa”, đã được Đantê vun đắp cho những cuộc đời hèn hạ ấy bằng tất cả ba đào của
bão tố, cuồng phong. Đantê đã nhân danh Công lý không chỉ bằng pháp luật của Thiên
Chúa; mà còn vì lẽ bình an và công bằng của loài người để ông thiêu trên lửa đời đời
những vị giáo hoàng của vàng bằng tất cả những lòng phẫn uất và căm giận .
Đến đây , chúng ta được hiểu thêm một điểu ý nghĩa rằng: Chúa vẫn luôn dạy
con người ta sống tốt với “lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhơn từ,
hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (3). Vậy đó, mà vẫn có những kẻ nhơn danh sự
quyền năng và cao cả, lạm dụng sự tôn quí của Ngài mà làm đảo loạn và nhiễu
nhương dân lành. Thế mới rõ, thời đại nào cũng thế, ngay cả những ngày của hôm nay
chứ không chỉ của 7 thế kỷ về trước; loài người bằng dục vọng, ham muốn và bản ngã
của chính mình đã phá hỏng, sĩ nhục đến băng hoại sự thành kinh và cao quý của biết
bao điều đẹp đẽ mà Lời Chúa - Kinh Thánh đã để lại. Điều đó không chỉ sai phạm đến
ý chỉ của Thần linh; mà hơn thế - ở góc độ con người, nó dần đánh vỡ đi niềm tin,
sụm đổ đi những gì thuộc về khuôn vàng thước ngọc của đạo đức con người. Và với
“Thần khúc”- Đantê đã làm cái việc nhân danh tất cả những điều đó để đưa người
này lên Thiên đàng, đưa kẻ khác xuống địa ngục cốt cùng chỉ để sửa sang lại, hòa binh
lại mọi điều thiêng liêng và tốt đẹp trong cuộc sống con người.

III. NHỮNG GIÁ TRI MỚI VẺ PHẨM GIÁ CON NGƯỜI THIỀN ĐÀNG CAO QUÝ
Một điều thú vị mà chúng tôi nhân ra đước khi đọc và suy ngẫm về “Thần
khúc” đó chính là quan niệm về luật pháp mà Đantê thể hiện. Có hai thứ luật pháp.
Một - là luật pháp của trần gian; và hai - là luật pháp của tôn siáo. Điểm chung của hai
thứ luật pháp này là: phạm tội sẽ bị trừng phạt, và đỉnh điểm cao nhất của sự trừng



phạt đó là sự chết. Thế nhưng, thứ luật pháp thứ hai mà ông nhân danh Chúa ấy, nó sẽ
bổ sung, trợ giúp cho sự công bình không tuyệt đối còn đang khiếm khuyết của luật
pháp trần gian . Những tên trùm của lòng tham và bạo lực như Nicôla - III, Clêmăng V, Bôniphát - VIII đã giết bao nhiêu người? Tàn hại bao nhiêu cuộc sống, bao nhiêu
gia đình?... Có thể sẽ không kể được. Và cuối cùng của tội lỗi này, giết người phải đền
mạng. Thế có bao nhiêu người dân hèn mọn thấp cổ bé miệng phải gục chết oan ức để
chỉ đổi lấy một - lần - phải - chết của Clêmăng - V hay Bôniphát -VIII, và chỉ chết
một lần thôi? khuyết tật công bình là ở chỗ này: nếu giết một người hay siết mười
người hay hơn nữa, thì cũng chỉ bị xử chết một lần như nhau. Chính thế mà Đantê đã
đứng trên tôn giáo, để mà cùng với Địa ngục và Thiên đàng, ông phù trợ cho cái còn
lỗ hổng, cái còn thiếu hụt sự công bình của Luật pháp trần gian. Bao thế hệ đi qua ,
người đọc “Thần khúc” đều cảm thấy thỏa lòng khi mà được chứng kiến hình phạt
đời đời mà Đantê đã nhân danh Chúa dành cho những kẻ tham tàn, phản nghịch:
Bạo hành là giết hay gây trọng thương cho kẻ khúc
Xâm phạm đến tài sản cửa người
Đốt phá , cưởng thu hay trộm cắp .
Do dó nhưng sát nhân , nhưng kẻ hành hung độc ác Trộm cướp , gian manh , đều bị
cực hình
Tùy theo tôi ở ngục tầng thứ nhất( Địa ngục 6)
Và như thế sự thưởng phạt theo tác giả trở nên trọn vẹn hơn, công bình hơn .
Và một điều thú vị hơn mà ở đây ai trong chúng ta cũng nhìn nhận được đó
chính là, luật pháp mà Đantê sử dụng là thứ luật pháp được dựng nên từ Tình Yêu. Vì
sao? Vì chỉ có Tình yêu mới có thể xuất hiện thái độ của lòng bao dung, hòa cảm và
tha thứ. Chỉ có Tình yêu mới có thể làm trọn phần tốt đẹp của phẩm giá con người.
Chỉ có Tình yêu thì con đường hoàn thiện mới đi đến đích. Vì: “Tình yêu thương hay
nhịn nhục , tình yêu thương hay nhơn từ , tình yêu thương chẳng ghen tỵ; chẳng khoe
mình, chẳng lên mình kiêu ngạo”(1). Chính vì tình yêu con người, mà như giáo lý căn
bản của Cơ Đốc giáo: Chúa Giêxu Christ đã đền giữa lònh nhân loại, chết thay con
người vì tội lỗi của con người trên thập tự(2). Với căn nguyên và nền tảng luật pháp

đó, Đantê đã vận hành trong suốt tác phẩm của mình. Nếu không bởi tình yêu mà
Đantê dành cho Viêcgin thì nhà thơ đã không thể truyền sang cho người đọc một thái
độ cảm phục và kính yêu đối với nhân vật này; dù Viêcgin chưa được vào Thiên
đường. Nếu không bởi tình yêu thì làm sao chúng ta có thể cảm thông và yêu quý
Điồmét và Uylix , dẫu rằng hai nhân vật này đang phải chịu đựng sự trừng phạt nơi


Địa ngục với ngọn lửa thiêu đốt đời đời của hỏa ngục vì tội lừa dối. Điômết và Uylix
phải chấp nhận hình phạt bởi tội lỗi của mình , song trong lòng người đọc sẽ tìm thấy
một sự xót thương nào đó dành cho nhân vật này. Chính Tình yêu và những gì tốt đẹp
(dù còn sót lại ) của con người đã cho chúng ta tình cảm ấy.
Viêcgin là tiêu biểu cho lý trí sáng suốt. Với Đantê, phải có vai trò của lý trí tỉnh
táo và khách quan đến nhận thức được tội lỗi của mình; nhận
thức đước hậu quả muôn đời của tội lỗi ấy , để rồi tự mình phấn đấu , ăn năn thì
mới tạo ra cơ sở để tiếp thụ ơn Chúa và được giải thoát. Cách đặt vấn đề để giải quyết
linh hồn như vậy đã khác xa với sự đề cao lòng tin mù quáng và sự phủ nhận triệt để
lý trí và tri thức con người, của chế độ nhà thờ Trưng cổ. Qua cách lý giải này, chúng
ta suy gẫm và nhận ra được cái tình yêu và lý trí mà Đantê dành cho con người qua
nhà thơ Viêcgin. Còn về Uylix? Uylix chịu hình phát nơi Địa ngục, nhưng Đantê chủ
yếu tập trung ca ngợi Uylix như một hình tượng tiêu biểu cho sự khao khát hiểu biết ,
cho lòng dũng cảm hi sinh vì khoa học cho lòng tin tưởng ở tương lai về lý trí của
nhân loại. Ca ngợi điều này với mục đích gì ? Đantê đã để lại trong lòng người đọc
một niềm khao khát, ham mê khám phá hiểu biết đó là một thứ tình cảm đẹp cần phải
có, phải tồn tại và sống trong chính cuộc sống của mỗi người.
Đó cũng chính là những PHẨM CHẤT MỚI mà Đantê muốn đề cập và ngợi ca
trong cái đẹp của phẩm giá con người. Chính vì tình yêu vào cái Đẹp này mà chúng ta
mới có thế hiểu vì sao Đantê ca ngợi hình tượng Uylix.
Đẹp ở trái tim con người vẫn sâu nặng với tình cảm gia đình , nhưng vẫn không
để cho sự yếu mềm làm nhục cánh chi bằng, khi ngọn gió ham hiểu biết nổi dậy từ
biển khơi như một tiếng gọi huyền bí.


P

Đẹp ở lòng quyết tâm, dù chỉ còn một chút hơi tàn cũng theo đuổi cho bằng đươc
lý tưởng - đẹp hơn nữa là sức , mạnh của lý tưởng ấy đã đem lại hăng hái , tin tưởng
cho con người vào lúc mọi sức lực đã rã rời .
Theo Đantê, đó chính là những gì cấu thành nên giá trị của phẩm chất con người
thời đại mới. Rằng không phải là cái cúi đầu chấp nhận một cách thê lương trong cái
không gian của “đêm trường Trung cổ” . Nó đã khác ! Phải khác ! Phải bằng chính
niềm tin và nghị lực vươn đến những giá trị đích thực trong cuộc sống. Bởi đó chính
là THIÊN ĐÀNG CAO QUÝ cho chính mỗi cuộc đời con người. Viêcgin, Uylix ,
Điômét dù chưa được đến thiên đàng theo luật pháp Chúa , nhưng ít nhiều đã để lại
trong lòng người đọc những cảm mến và kính phục . Bởi Đantê đã thổi vào những


×