Tải bản đầy đủ (.ppt) (76 trang)

Chuyên đề suy thoái đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.9 MB, 76 trang )

SUY THOÁI ĐA DẠNG
SINH HỌC


NỘI DUNG
1. Tình hình đa dạng sinh học ơ Viêt Nam

2. Nguyên nhân suy thoái

3. Biện pháp ngăn chặn sự suy giảm
DDSH


1. TÌNH HÌNH SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH
HỌC Ở VIỆT NAM




Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về
giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những
quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới,
với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô...
tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài
chim và thú hoang dã trên thế giới.




Tuy nhiên đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy


thoái với tốc độ rất nhanh:
- Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự
nhiên quan trọng bị thu hẹp dần.
- Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã
bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị
bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa
tuyệt chủng ở mức cao.
- Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy
thoái nhanh và thất thoát nhiều.


Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh
thái, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước và môi
trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền
vững của đất nước.
Hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái
ĐDSH :
Gần 900 loài động vật, thực vật hoang dã tại Việt
Nam có nguy cơ tuyệt chủng, trong khi diện tích rừng có hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng còn rất thấp.


Các loài động thực vật trên đà suy
thoái nghiêm trọng



2 NGUYÊN NHÂN GÂY SUY
THOÁI
Sự đa dạng sinh học ngày càng giảm do

nhiều nguyên nhân.trong đó có hai nhóm
nguyên nhân chủ yếu đó là do con người
và thiên tai.
 Do thiên tai: Động đất, sụt nở, bão lũ,
hạn hán,…
 Do con người :Phá hủy nơi cư trú xâm
lấn của các sinh vật nhập nội , khai thác
quá mức cá nguồn tài nguyên sống ,sự ô
nhiễm môi trường , biến đổi khí hậu và
các hoạt động nông-lâm-công nghiệp.


2.1 MÔI TRƯỜNG SỐNG BỊ PHÁ HỦY
Trong những năm gần
đây , do dân số tăng
nhanh, sự khai thác
không hợp lý, thêm vào
đó các thiên tai liên tục
xảy ra đã phá hủy môi
trường sống làm cho
động thực vật kể cả trên
cạn và dưới nước bị đe
dọa nghiêm trọng.


MÔI TRƯỜNG SỐNG BỊ PHÁ HUỶ


Nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học



Rừng bị tàn phá
Riêng đối với rừng, do sự yếu kém trong công tác quản lý nên
rừng Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàn phá.
Một trong những hoạt động có ảnh hưởng mạnh là khai thác gỗ ,
mặc dù chỉ tiêu khai thác, chủng loại gỗ và địa điểm khai thác được hạn
chế rất nhiều.
Khai thác tự phát, khai thác gỗ trộm là những mối lo nhất ở các
địa phương.


Mất rừng
Nạn chặt phá rừng làm nương rẫy hàng năm vẫn lớn. Chỉ tính
riêng 6 tháng đầu năm 1999, lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý
3.260 vụ chặt cây phá rừng làm nương rẫy.
Diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam đã rất ít (khoảng 9,3 ha)
lại còn bị chia cắt thành các vùng nhỏ.
Mất rừng và rừng bị chia cắt còn làm cho đất rừng bị xói mòn,
hàng nghìn loài sinh vật đất bị đe doạ.


Mất rừng và rừng bị chia cắt đã kéo theo sự mất loài, rừng không
còn đủ khả năng hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các loài như ban
đầu nữa.
Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm bị tổn thương và giảm nhanh
số lượng, hàng trăm loài động vật rừng không còn chỗ trú ngụ, phải di cư
hoặc co cụm lại và sống trong tình trạng thiếu thốn về thức ăn nơi ở.
Cuối cùng các loài động vật này hoặc bị chết vì đói, hoặc bị chết do săn
bắn.



Cháy rừng
Cháy rừng cũng làm suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam.
Có khoảng 56% diện tích rừng dễ bị cháy trong số diện tích rừng
còn lại của Việt Nam. Hàng năm, nước ta bị cháy khoảng 20.000 30.000 ha rừng (có năm cháy tới 100.000 ha).
Chỉ tính 6 tháng đầu năm 1999, nước ta đã có tới 342 vụ cháy
rừng làm thiệt hại 1981 ha.
Vụ cháy rừng Tràm ở U Minh Thượng vào đầu năm 2001, đã gây
tổn thất nghiêm trọng trên diện rộng. Năm 2007 có 4739ha rừng bị cháy,
5 tháng đầu năm 2008 đã cháy 693 ha trên 71 tỉnh trong cả nước (Cục
Kiểm Lâm)


Một ví dụ khác cho thấy tác động của thiên tai làm phá huỷ môi
trường sống như: sau các trận lụt lớn ở miền Trung (1999), một số địa
phương vùng ven biển đã bị nhiễm mặn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến
môi trường trồng các cây nông nghiệp cũng như cư trú của một số loài
động vật dưới nước..., mà khó có thể cải tạo được.
Việc nhiễm mặn này cũng xảy ra ở nhiều địa phương khác ở
nước ta, nhưng bởi tác động của con người là chính như: mùa khô năm
1997 - 1998, một số địa phương vùng ven biển thuộc tỉnh Cà Mau đã tự
ý dẫn nước mặn về ruộng để nuôi tôm vì lợi ích trước mắt, nhưng cũng
chỉ được một vài năm, nhưng lâu dài sẽ gây ra mặn hoá môi trường đất
trồng lúa.

Ruộng nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt

Làng nhiễm mặn



Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhân danh phát triển
thiếu cơ sở khoa học
Việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên và các vùng đất ngập nước
thành đất canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy
điện hoặc công trình thủy lợi đã làm cho các hệ sinh thái và các sinh
cảnh tự nhiên bị phá vỡ và biến mất, làm suy giảm tài nguyên đa dạng
sinh học và làm suy yếu các chức năng sinh thái đảm bảo an ninh môi
trường như hạn chế lũ lụt, trượt lở đất và duy trì nguồn nước.


Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn,
sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét,
sạt lở đất xảy ra càng ngày càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm
trọng đối với đời sống con người và môi trường. Minh chứng chính là
những thiệt hại về người và của do các đợt bão, lũ liên tục xảy ra ở các
tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum
trong giai đoạn tháng 9 -11 năm 2009.


Chiến tranh
Trong giai đoạn từ 1961 đến 1975 đã có khoảng 13 triệu tấn bom và 72
triệu lít chất độc hoá học rải xuống chủ yếu ở phía Nam đã huỷ diệt
khoảng 4,5 triệu ha rừng, thay đổi môi trường sống của nhiều loài sinh
vật.


Trong thời kì thực dân pháp đô hộ, nhiều rừng nguyên
sinh ở phía nam được chuyển sang trồng cây cao su,cà

phê, chè và một số cây công nghiệp khác.
Ba mươi năm chiến tranh tiếp theo là những năm rừng
việt nam bị thu hẹp diện tích nhiều nhất.Trong 30 năm
đó,72 triệu lít chất diệt cỏ cùng 13 triệu tấn bom
đạn,bom cháy đã hủy diệt hơn 2 triệu ha rừng nhiệt đới
các loại.


Số loài thực vật,
động vật bị đe doạ tuyệt
chủng đã và đang tăng
dần theo thời gian. Sách
đỏ Việt Nam phần động
vật (1992) đã liệt kê 365
loài và Sách đỏ Việt
Nam phần thực vật
(1996) đã liệt kê 356
loài đang bị đe doạ ở các
mức độ khác nhau. Sách
đỏ Việt Nam phần động,
thực vật (2004) 450 loài
thực vật và 407 loài
động vật.

Lan hài - loài lan quý của
Việt Nam, đã bị tuyệt chủng


Một số loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng


Vooc Cát Bà

Tê giác 1 sừng

Cá anh vũ

Một loài khỉ

Hổ

Sếu đầu đỏ


Một số loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng

Hươu sao

Voi Châu Á

Báo gấm

Linh miêu

Gấu ngựa

Rùa nước châu Á


×