Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tác động của người khuyết tật đối với cá nhân người khuyết tật.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.55 KB, 13 trang )

Nội dung 6: Tác động của người khuyết tật đối với cá nhân người khuyết tật.
Mỗi cá nhân chúng ta đều cảm nhận về cái mà những người xung quanh trong
xã hội nghĩ về chúng ta như thế nào, đánh giá chúng ta về thế nào và chúng ta đều
tìm cách phản ứng lại với những điều đó, tác động đến cách nhìn nhận của chúng ta
về chính bản thân mình, cùng với các yếu tố khác quan bên ngoài môi trường, chính
khả năng của bản thân đều ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Nếu như xã hội
nhìn chúng ta với con mắt tích cực, các yếu tố môi trường, những điều kiện cho việc
phát huy khả năng của cá nhân, cá nhân được công nhận trong cộng đồng, có các
kiến thức, kỹ năng để vượt qua khó khăn, có thể thích ứng được trong môi trường xã
hội luôn luôn thay đổi và đòi hỏi con người với những vai trò, nhiệm vụ nhất định
nào đó phải thực hiện thì chúng ta sẽ tự tin vào chính mình, vào khả năng của bản
thân và ngược lại thì con người luôn gặp những khó khăn, những rào cản, những vấn
đề gặp phải trong cuộc sống như sự thiếu hụt, sự khó thích nghi hay chấp nhận hiện
tại của bản thân. Người khuyết tật cũng vậy họ luôn phải chịu những tác động tiêu
cực từ tình trạng khuyết tật của mình lên nhiều khía cạnh của đời sống. Những khía
cạnh đó rất đa dạng và phong phú, cũng rất nan giải và với điều kiện kinh tế - xã hội
như nước ta hiện nay chưa cho phép hỗ trợ người khuyết tật một các toàn diện nhất
đảm bảo các yêu cầu về thể chất và tinh thần, cũng như tạo cơ hội cho họ được bình
đẳng và phát triển như những người bình thường khác. Có thể kể đến những khó
khăn của người khuyết tật phổ biến trong các lĩnh vực sau:
- Thích ứng về tâm lí - xã hội đối với vấn đề khuyết tật: đề cập tới những vấn đề
tâm lí - xã hội mà người khuyết tật phải đương đầu và quá trình họ phải đương đầu
với tình trạng bản thân khi họ bước vào môi trường xã hội như các khó khăn về thể
chất, về tinh thần, sự tự ti, mặc cảm về chính mình, quá trình hòa nhập cộng đồng,
quá trình học tập và phát triển…
- Những khủng hoảng, đau buồn và mất mát mà người khuyết tật phải trải qua,
cũng như những người bình thường khác, nhưng cái chính là họ bị thiếu hụt về
những khả năng, các kỹ năng để vượt qua được những điều đó so với những người
bình thường.

1




- Ảnh hưởng từ chính cá nhân người khuyết tật đối với các vấn đề gới tính, tình
dục.
- Ảnh hưởng của vấn đề khuyết tật đến các vấn đề tâm linh.
6.1. Thích ứng về tâm lí - xã hội đối với khuyết tật.
* Một số vấn đề tâm lí - xã hội người khuyết tật phải đương đầu.
Những vấn đề về tâm lí - xã hội mà người khuyết tật phải đương đầu nmang
tính nan giải, tạp, đa chiều và tùy vào từng trường hợp khuyết tật do bẩm sinh, do tai
nạn, bệnh tật, các tình trạng khuyết tật,… rất khác nhau. Nhìn chung các vấn đề phổ
biến thường gặp là:
(1) Sự căng thẳng.
Mỗi cá nhân mang bệnh mãn tính hay khuyết tật đều phải đối mặt với sự tăng
dần về khối lượng và tần suất, mức độ của những tình huống gây căng thẳng(Favo,
1999; Horowit, 1986). Có nghĩa là những người khuyết tật hay người bệnh mãn tính
cũng vậy họ phải nhận những thông tin và xử lý thông tin và phản ứng lại một cách
mạnh mẽ nhất với những tình huống gây căng thẳng lớn hơn so với người bình
thường. Những tình huống gây khó khăn, tạo ra áp lực mà họ phải trải qua hằng ngày
mà hàm chứa trong đó những nỗi lo lắng, băn khoăn về:
- Tình trạng sức khỏe của bản thân: Người khuyết tật thường không được có
những điều kiện chăm lo về thể chất giống như người bình thường, việc tiếp cận các
dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, y tế cũng gặp nhiều khó khăn do các điều kiện về cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng, do không có khả năng tri trả mà phần lớn người khuyết tật
đều nằm trong các gia đình gặp khó khăn về kinh tế, do cách tiếp cận về y tế, chăm lo
sức khỏe cho người khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức, không chỉ vậy nhất là
với người người khuyết tạt về vận động không tự chăm sóc được cho bản thân thì
cùng với tình trạng khuyết tật là nhiều căn bệnh khác. Người khuyết tật đều cảm
nhận nhạy bén về tình trạng sức khỏe của chính ban thân họ cho nên chính điều này
đôi khi cũng tạo nên những áp lực, những tình k huống nguy cơ gây ra sự căng thẳng,
lo âu về sức khỏe của mình ảnh hưởng đến các hoạt động khác và đời sống sinh hoạt

hằng ngày.

2


- Hình ảnh toàn vẹn về cơ thể: sự biến đổi hay thiếu hụt về hình ảnh cơ thể:
Việc chăm sóc về hình ảnh bản thân luôn là một trong nhữn nhu cầu thể hiện sự hiện
diện, tồn tại của mình với các nhân khác trong xã hội và nó ảnh hưởng đến việc nhận
thức về chính bản thân mình từ việc so sánh những cái mong mỏi ở họ muốn đạt
được và cái nhìn của xã hội và con người ta phản ứng lại với tất cả những điều đó và
hình thành nên nhân cách của mình, do đó người khuyết tật nói chung, nhất là với
những người khuyết tật do tai nạn hay bệnh tật, sự mất mát đi một số bộ phận hay
một chức năng nào đó của cơ thể, từ một con người nguyên vẹn, khỏe mạnh lại trở
nên khó coi hơn trước, sự tự ti và mặc cảm về bản thân khiến cho họ khó chấp nhận
và thích ứng để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại, họ cảm nhận những người xung
quanh nhìn nhận về họ khác đi, hơn thế những người khuyết tật thường rất dễ nhạy
cảm, chỉ những cử chỉ, những hành động nào đó thiếu sự tích cực cũng luôn khiến họ
cảm thấy điều đó, họ khó có thể quan thuộc với sự mất mát đi một bộ phận cơ thể,
khiến họ dằn vặt, đau đớn.
- khả năng sống độc lập: người khuyết tật phần lớn là phải sống phụ thuộc vào
người hỗ trợ, họ không thể tự chăm sóc bản thân hay làm những việc phù hợp với sức
khỏe của mình, tuy nhiên không hẳn họ đã mất hết tính tự lập vò chính bản thân
mình, đó là việc đưa ra các lựa chọn, quyết định phù hợp với khả năng và nhu cầu
của bản thân, tuy nhiên do nhận thức của xã hội còn kém, các thiếu hụt do khuyết tật
mang đến, cũng như nhận thức của chính người khuyết tật chưa tích cực, chưa phù
hợp có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc độc lập, tính tự chủ của người khuyết
tật, mà bị ép buộc, bị quy gán và đôi khi nó không đáp ứng được nhu càu của họ, gây
ra phản ứng ngược cũng có thể gây ra những căng thẳng khi họ không được tự mình
lựa chọn cho chính mình, không thể quyết định cho chính vấn đề của mình. Đôi khi
chính sự nhìn nhận về việc bị phụ thuộc vào ai đó hoàn toàn cũng khiến cho họ tự ti

về bản thân, tự kết tội bản thaanlaf những yếu tố dễ dẫn đến những căng thẳng cho
người khuyết tật. Trong khi hiện nay những rào cản do nhận thức của xã hội về người
khuyết tật còn nhiều hạn chế cho nên tiếng nói của người khuyết tật dù đã đạt được
nhiều bước tiến, nhưng rất nhiều người khuyết tật vẫn phải dựa dẫm hoàn toàn vào
gia đình, vào các trung tâm mà ở đó khả năng sống độc lập của họ là rất thấp, phần
3


lớn phải sống phụ thuộc nên đôi khi họ cũng nghi ngờ về chính khả năng của bản
thân, khả năng đưa ra các quyết định hay lwacj chọn của họ cũng chỉ nằm trong một
chừng mực nào đó cũng khiến học phải e dè.
- khả năng hoàn thiện về các vai trò, trách nhiệm trong gia đình, xã hội và nghề
nghiệp theo kỳ vọng bản thân gia đình và xã hội: người khuyết tật vốn đã gặp những
khó khăn về thể chất nên những cơ hội lựa chọn lại bị thu hẹp đi về nghề nghiệp so
với người khác, nhất là những người bị tai nạn, bênh tật trước đó họ có những mong
muốn nào đó nhưng do khuyết tật không thể cho phép họ tiếp tục thực hiện, nên đây
cũng là một trong những vấn đề gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng. Tình trạng khuyết
tật nên việc thực hiện các vai trò trong gia đình, xã hội cũng trở nên rất khó khăn
(2) Sự thiếu hụt trong hình ảnh cơ thể.
Hình ảnh cơ thể là ghi nhận trong tiềm thức mỗi cá nhân về cơ thể
mình(Schilder,1950). Như đã trình bày, mỗi cá nhân sẽ nhìn cách mà những người
xunng quanh nhìn họ, đánh giá hay nhận sét về họ, qua sự phản chiếu mà thong qua
đó họ nhận thức về chính bản thân mình theo cách mà xã hội nhìn về họ, nó phát
triển từ từ phản chiếu kết quả có được nhờ sự hoạt động của các giác quan(thính giác,
cảm giác vận động…) thong qua sự tương tác và giao tiếp với mọi người, thông qua
các mối quan hệ trong môi trường xung quanh.
Với người khuyết tật thì bất cứ những người xung quanh ó thái độ hay quan
điểm như thế nào về cơ thể khuyết tật, thường hay có những phản ứng khác lạ so với
việc họ nhìn những người bình thướng khác như là nhìn chằm chằm, xì xào, bàn tán,
trêu trọc,..bên cạnh đó khi tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh

người khuyết tật cũng hình thành cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân mình, hình
thành nên hình ảnh bản thân mình, chẳng hạn như trong quá trình tham gia, tiếp xúc
với môi trường tự nhiên họ cũng cảm nhận được sự khó khăn khi đi lại, vận động; họ
cũng sẽ gặp khó khăn nếu như hoàn cảnh buộc họ phải quyết định, nhưng họ đang
nghi ngờ khả năng của bản thân mình nên trở nên do dự….
Do ảnh hưởng của bênh tật hay khuyết tật, ngoại hình, cũng như một số chức
năng của các cá nhân bị ảnh hưởng, khiến cho họ gặp khó khăn và trải nghiệm sự kỳ

4


thị, phân biệt, đối xử sẽ làm thay đổi, thậm chí là bóp méo sự thật về hình ảnh cơ thể
họ, cũng như ảnh hưởng tói nhận thức về bản thân(Bramble & Cukr,1998).
Nếu như người khuyết tật thích nghi được về mặt tâm lí, xã hội bằng việc trang
bị cho họ them những kiến thức, những kỹ năng ứng phó kết hợp với các hoạt động
tuyên truyền làm thay đổi về hình ảnh người khuyết tật trong con mắt những con
người trong xã hội tích cự hơn với những thay đổi về thể chất của họ và giuops họ có
cảm giác hòa nhập tốt hơn, giúp họ trút bỏ đi sự muộn phiền khi phải chịu sự nhìn
nhận hay phản ứng sai lệch của những cá nhân bình thường khác về sự khuyết tật.
Những thích nghi thất bại, ngược lại những điều đã ntrên heo Liveh và A tonak
cho rằng nó có thể dẫn đến các triệu chứng tân thần như sự lo lắng và tuyệt vọng, sự
mệt mỏi kinh niên, sự thu hẹp các mối quan hệ xã hội, tram cảm, tự ti, mặc cảm …
(3) Nhận thức tiêu cực về bản thân.
Sự tự nhận thức của một cá nhân và ý thức về tinsnh cách bản thân đều có lien
kết với hình ảnh cơ thể và được xem là có nguồn gôc từ xã hội (Bramble &
Cukr,1998).
Trong quá trình tương tác xã hội, khi người khuyết tật tiếp xúc và nhận biết
được thái độ hay những hành vi phân biệt đối xử của những người xung quanh xuất
phát từ những khác biệt từ bên ngoài, người khuyết tật có thể đánh mất ý thức về con
người thực sự của mình, khiến họ hoài nghi về giá trị của bản thân, tự nhìn nhận về

bản thân thong qua hình ảnh bên ngoài thay vì các giá trị nhân cách bên trong, không
tự khẳng định mình, bở chính vậy có thể dấn đến sự xói mòn long tự trọng bản thân
và có thái độ tiêu cực trong gặp gỡ, tiếp xúc..
(4) Sự gia tăng các dấu hiệu bệnh tật.
Những phản ứng tiểu cực lặp lại và định kiến của xã hội trong tương tác xã hội
khiến cho những dấu hiệu bệnh tật của người bệnh trong nãn tính và khuyết tật có xu
hướng trầm trọng hơn (Corigan,2000).
Thứ nhất bản thân người khuyết tật có những nhìn nhận khác nhau về tieu chuẩn
và kỳ vọng xã hội về người khuyết tật.

5


Thứ hai sự kỳ thị và pjhaan biệt đôi xử phổ biến trong xã hội về người khuyết
tật lạp lại nhiều lần là nguyên nhân, yếu tó tạo nên sự căng thẳng trong cuộc sống,
khó thích nghi…
(5) Sự bối rối, thay đổi không thể dự đoán được trước trong tính cách.
Mặc dù tiến trình của một vài bệnh mãn tính và khuyết tật là khá ổn định và có
thể dự đoán được hầu hết các dạng khuyết tật lại khiing ổn định, nói cách khác trong
suoosts quá trình dài tình trạng sức khỏe của người khuyết tật thường phải đối mặt
với những thay đổi khó lường, không thể dự đón được khiến họ sẽ rơi vào trạng thái
bất ổn trong cuộc sống.
(6) Sự suy giảm chất lượng cuốc sống.
* Quá trình thích ứng với tình trạng khuyết tật mà người khuyết tật thường trải
qua.
(1) Sốc.
Sự phản ứng tồn tại ngắn ngủi này đánh đấu những trài nghiệm ban đầu do một
chấn thương nào đó hay tổn thương bất ngờ mà bản thân không thể dự đoán được.
Phản ứng thong thường là tê liệt thần kinh, ảnh hưởng tới nhận thức và suy
giảm đột ngột hoặc khả năng duy triển diễn đạt.

Thời gian đầu họ phải đương đầu với các cú sốcmột lớn nếu không được hỗ trợ
kịp thời sẽ dễ dấn đến những phản ứng tiêu cực.
(2) Lo âu.
Đây cũng là phản ứng thường thấy do những cảm nhận ban đầu về bản thân và
mức độ chấn thương hay khuyết tật, thường đi lèm với nó là đổ mồ hôi quá sức, các
suy nghĩ rối bời và kích ứng dạ dày.
(3) Khước từ.
Là phản ứng phòng vệ để loại bỏ sự lo lắng và trước những cảm xúc bị đe dọa
khác có thể kể đến sự tối thiểu hóa và thậm chí phủ nhận hoàn toàn bản chất mãn tính
và tầm ảnh hưởng đến những vấn đề kiên quan đến tình trạng khuyết tật.

6


(4) Trầm cảm.
Phản ứng này khá phổ biến ở những người măc bệnh nãm tính và khuyết tật,
thường xuất phát từ nhận thức về việc mất đi một phần nào đó bộ phận hay chức
năng của cơ thể, tình trạng nãm tính hay cái chết swps sảy ra trước mắt.
(5) Giận dữ, thù địch.
Phản ứng này thường được chi thành:
- Sự giận dữ bên trong(cảm xúc từ sự định hướng vào bản thân và nwhnxg hành
vi phẫn uất, cay đắng, tội lỗi và đầy oán trách bản thân).thường là do người khuyết
tật quy chụp trách nhiệm cho bản thân
- Cảm giác thù địch bên ngoài(cảm xúc, hành vi trả đũa do môi trường bên
ngoài tác động). khi người khuyết tật trách móc, quy chụp trách nhiệm cho người
khác gây ra các vấn đề của mình.
(6) Điều chỉnh.
Đây chính là giai đoạn người khuyết tật cơ cấu, tái hòa nhập và tái định hướng
bao gồm nhiều thành phần: thứ nhất là về tình trạng bản thân, sự chấp nhận hay tiếp
thu bản thân, sự duy trì và theo đuổi tích cực của cá nhân, gia đình và xã hội.

Quy trình này thường diến ra với những người trong cơn khủng hoảng khi phải
đương đầu với những khó khăn vượt ngoài tầm kiểm soát và khiến họ bị mất định
hướng tạm thời, thường diến ra với những người khuyết tật thứ phát do ảnh hưởng
của bệnh tật hoạt tai nạn.
6.2 Những khủng hoảng , đau buồn và mất mát mà người khuyết tật thường
trải qua.
Bên cạnh những thích ứng tâm lí xã hội thông thường , người khuyết tật thường
phải đối mặt với những khủng hoảng, đau buồn và mất mát trong cuộc sống. Khủng
hoảng có thể bắt nguồn từ những khiếm khuyết và khuyết tật xảy ra bất ngờ ( ví dụ
như nhồi máu cơ tim, tổn thương tủy sống, chấn thương sọ não và đoạn chi ) và
những chuẩn đoán đe dọa cuộc sống hoặc những mất mát những chức năng quan
trọng ( có thể do ung thư hoặc khiếm thị ) là những chấn thương lớn. Những điều
kiện này thường tạo nên một khủng hoảng tâm lý xã hội trong cuộc sống đối với
những người bị ảnh hưởng. Mặc dù khủng hoảng có thời hạn nhất định nhưng những
7


hậu quả tâm lý của khủng hoảng, ngược lại là sự kéo dài và thậm trí có thể tiến triển
thành tình trạng bệnh học như hội chứng chấn thương tâm lý ( PTSD ). Do đó, nếu
không được đánh giá và can thiệp kịp thời, phù hợp, người khuyết tật có khả năng
phải chịu đựng những chấn thương lâu dài, có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức
năng, sự hòa nhập xã hội và sự suy giảm chất lượng cuộc sống.
Sau khủng hoảng, người khuyết tật thường bước vào giai đoạn đau buồn, có thể
do phần cơ thể hoặc chức năng đã mất ( ví dụ do bị mất đi thị lực...). Thuật ngữ nỗi
buồn kinh niên thường được sử dụng để miêu tả nỗi mất mát phải trải qua của những
người bệnh mãn tính và khuyết tật (Burke, Hainsworth , Eakes & Lindgren , 1992:
Davis , 1987). Không giống với những đau buồn không liên quan đến những mất mát
của cơ thể , bệnh mãn tính và khuyết tật giống như một lời nhắc nhở liên tục về
những khiếm khuyết trên cơ thể hay ở các chức năng (Nghe, nhìn, vận động...). Hơn
nữa những sự kiện diễn ra hằng ngày trong cuộc sống cũng gợi nhắc người khuyết tật

về những sự chênh lệch , khác biệt giữa tình trạng bản thân trong quá khứ , trong hiện
tại và tương lai. VD Người mới khuyết tật chân do tai nạn giao thông có thể thường
xuyên phải đối mặt với cảm xúc bất lực , đau đớn khi nhớ lại về việc trước đây mình
đã chơi bóng đá trên sân cỏ quen thuộc ra sao khi đi qua nơi này thường xuyên.
6.3 Ảnh hưởng của khuyết tật tới các vấn đề liên quan đến Giới tính – Tình
dục.
Tình trạng khuyết tật ảnh hưởng rất lớn tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của
những người khuyết tật, trong đó có cả các vấn đề giới tính , đời sống hôn nhân và
tình dục.
- Trong xã hội hiện nay , rất nhiều rào cản đang hiện hữu với người khuyết tật
khi đề cập tới vấn đề kết hôn sinh đẻ. Rào cản này tồn tại trong chính bản thân người
khuyết tật và những người thân của họ. Rất nhiều cha mẹ của người khuyết tật phản
đối con mình kết hôn với những lí do rằng con họ không có khả năng sinh con, không
có khả năng tạo lập kinh tế, không thể chăm sóc con cái. Đặc biệt nếu con họ kết hôn
với người khuyết tật thì họ càng ngăn cản nhiều hơn , vì sợ khó khăn lại nhân lên gấp
bội , đứa trẻ được sinh ra cũng bị khuyết tật như cha mẹ...
8


Trước những định kiến và ngăn cản từ phía gia đình và cộng đồng , bản thân
người khuyết tật cũng lo sợ và rụt rè khi nghĩ đến chuyện kết hôn.
- Do đó những vấn đề liên quan đến giới tính và đời sống tình dục càng trở nên
khó tiếp cận và phức tạp hơn.
- Về khía cạnh tình dục , người khuyết tật thường bị xã hội xem là những người
vô tính (asexual) , tức là không có ham muốn tình dục , không có khả năng tham gia
vào các hoạt động tình dục hoặc không có khả năng kích thích muốn tình dục. Trong
khi đó, thực tế cho thấy người khuyết tật cũng có ham muốn tình dục , cảm nhận tình
dục , nhu cầu yêu và được yêu và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tình dục như những
người bình thường. Họ có thể hưởng thụ đời sống tình dục và có thể và có thể có
những trải nghiệm tình dục như những người không khuyết tật.

- Người khuyết tật trước hết họ là một phụ nữ , nam giới hoặc trẻ em của họ
không có nghĩa là họ bị tước quyền mà một phụ nữ , nam giới hay trẻ em được
hưởng.Tuy nhiên, trong thực tế nhiều người có khiếm khuyết phải đối mặt với sự
phân biệt đối xừ trong rất nhiều hoạt động cơ bản khiến họ không thực hiện được
quyền của mình. Sự phân biệt đối xử khiến người có khiếm khuyết không tiếp vận
được với các dịch vụ bao gồm : tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, xét
nghiệm HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe, công việc, công việc phòng chống bạo lực
trong gia đình và trong trường học và các dịch vụ khác. Kết quả là họ thường dễ bị
tổn thương có nguy cơ bị lạm dụng, nghèo đói, thất nghiệp và bệnh tật cao.
- Thực tế không may là người khuyết tật thường bị nhận diện là vô tính, khá
phổ biến trong xã hội, tức là họ bị gán nhẫn là những người không bị hấp dẫn bởi
tình dục hoặc là có vẻ ngoài không hấp dẫn về tình dục đã bị hoặc làm mất khả năng
tình dục do áp lực của xã hội. Nhiều người trong số họ đang đấu tranh để được thừa
nhận và được đề cập đến trong các thảo luận về khueets tật và tình dục.
- Trong lĩnh vực tình dục và khuyết tật, chúng ta thường bắt gặp những diễn
ngôn xã hội về hành vi lệch chuẩn và không phù hợp, lạm dụng tình dục và bị trở
thành nạn nhân của lạm dụng tình dục, vô tính, giới và xu hướng tình dục liên quan
đến phụ nữ, và các vẫn đề sinh sản của phụ nữ và nam giới.thế nhưng sự bộc lộ - thẻ
9


hiện khoái cảm của người khuyết tật dường nhưn bị coi là đề tài cấm kị ít được lưu
tâm tới. Trong khi đó khoái cảm tình dục rất quan trọng trong chất lượng cuộc sống,
thiếu vắng điều này sẽ dẫn đến những hậu quả tâm lý nặng nề ở người khuyết tật.
- Một điểm đáng lưu tâm khác là tuy người khuyết tật phải gánh chịu những
phân biệt đối xử và áp lực nhưng phụ nữ khuyết tật thường phải trải qua những rào
cản trong hôn nhân, gia đình và tình dục đôi khi còn khó khăn hơn cả nam giới.
Những rào cản này từ phía gia đình, xã hội khi có những nhìn nhận chưa đúng từ rào
cản từ những bản thân họ của sự mặc cảm, tự ti. Kết quả điều tra về tình trạng của
người khuyết tật do ISDS tiến hành cho thấy, tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ là

người khuyết tật có sự khác biệt rất lớn. Cũng là người khuyết tật như nhau, mức độ
khuyết tật như nhau nhưng phụ nữa khuyết tật khó kết hôn hơn nam giới gấp 3 lần.
Thực tế là nhiều người, kể cả những người khuyết tật cho rằng : kết hôn với người
khuyết tật là không thể hoặc cho đó là điều không may mắn. Chính cách nghĩ này
khiến nhiều người khuyết tật không có ý định kết hôn dặc biệt là nữ giới.
- Không chỉ gặp khó khăn từ gia đình người yêu, nhiều phụ nữ khuyết tật gặp
trở ngại từ gia đình mình. Hầu hết những bậc phụ huynh có con khuyết tật mới chỉ
chú ý đến việc làm thế nào để chữa bệnh, phục hồi chức năng cho con, làm thế nào
để tìm một việc làm phù hợp cho con hơn là lo lắng cho tương lai lập gia đình của
con. Nhiều người còn có suy nghĩ, con gái khuyết tật khó đảm nhận được vai trò của
một người con dâu, người vợ và người mẹ nên đã bỏ qua việc cung cấp kiến thức về
sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho con...Vì thế, phụ nữ khuyết tật biết rất ít
thông tin về sức khỏe sinh sản, một số chỉ biết qua quan sát người thân của mình.
6.4. Ảnh hưởng của khuyết tật tới vấn đề tâm linh.
Vấn đề tâm linh có ảnh hưởng lớn tới thái độ, nhận thức của người khuyết tật.
Có hai góc nhìn để hiểu về vấn đề khuyết tật và tâm linh. Đầu tiên là góc nhìn của
khách hang, những người có thể có hoặc không có thể có một quan điểm tâm linh
nào. Quan điểm tâm linh này có thể có hại hoặc có lợi cho việc điều chỉnh cuộc sống
của người khuyết tật.
Quan điểm thứ hai là từ các nhân viên Công tác xã hội. Chúng ta luôn có những
phản ứng tình cảm đa dạng khi đối mặt với tình trạng khuyết tật của chúng ta hoặc
10


của người khác. Một số người có thể có phản ứng bằng cách phán xét, sợ hãi, từ
chối…Nhân viên Công tác xã hội cần hiểu rõ và quản lý, giám sát những phản ứng
này nếu nó ảnh hưởng tiêu cực tới thân chủ. Một điều không thể phủ nhận là đời sống
tinh thần riêng của mỗi nhân viên công tác xã hội có tác động vào cách hiểu và làm
việc với khách hàng.
6.4.1 Tôn giáo tiêu cực và thái độ tâm linh đối với người khuyết tật.

Những tôn giáo khác nhau đối diện với tình trạng khuyết tật theo nhiều cách
khác nhau, và trong đó có những góc nhìn tiêu cực trong cách tiếp cận ảnh hưởng tới
những tín đồ là người khuyết tật hoặc người thân của người khuyết tật.
Có những gía trị công tác xã hội cụ thể mà nhân viên xã hội phải tuân theo, cho
dù bất cứ điều gì định hướng tôn giáo của họ. Ngoài ra, nếu người khuyết tật chịu tác
động của những quan điểm tôn giáo đến tình trạng bản thân, nhân viên công tác xã
hội rất cần thấu hiểu và coi trọng những quan điểm tôn giáo khác biệt và sự đa dạng
quan điểm của người khuyết tật, để qua đó có sự can thiệp phù hợp.
Khuyết tật như phán quyết của định mệnh.
Các tôn giáo có nhiều chức năng xã hội, rõ ràng nhất là một cách để giữ cho các
nhóm có cùng quy tắc để chi phối các hành vi và các giá trị chia sẻ và ý nghĩa của
nhóm.
Chính vì vậy, khi một cá nhân đối mặt với bệnh tật, khuyết tật, cái chết, họ luôn
thất vọng nhưng không tránh khỏi thực tế này của cuộc sống. Các phản ứng đầu tiên
của tín đồ người khuyết tật thường là “Đó là ý muốn của trời”, có nghĩa là “ông trời”
có lý do để đưa sự khó khan này đến với bạn.
Tình trạng khuyết tật cũng như một sự thiếu đức tin.
Trong nhiều trường hợp, những điều không may xảy ra với một cá nhân được
chính bản thân họ hoặc những người xung quanh lý giải là do sự thiếu đức tin. Đôi
khi, người khuyết tật và gia đình họ có thể bị ấn định rằng họ bị trừng phạt do thiếu
đức tin vào Đức Phật hoặc Thiên Chúa, và nếu họ có đức tin hơn, họ đã không phải
hứng chịu những trừng phạt này. Với nhiều tôn giáo, người khuyết tật và gia đình họ
vẫn cầu nguyện với mong muốn sẽ khỏi bệnh hoặc thuyên giảm những khiếm khuyết
do tình trạng khuyết tật mang lại.
11


Tình trạng khuyệt tật như một đặc điểm riêng do trời ban.
Cũng có những trường hợp, người khuyết tật hoặc người thân và cộng đồng
hình thành một niềm tin rằng sự khuyết tật của họ là do trời ban như một đặc điểm

nhận diện riêng và cần được giữ nguyên đặc điểm, bất cứ sự thay đổi nào để cải biến
tình trạng này là tội lỗi.
6.4.2.Tôn giáo tích cực và thái độ tâm linh đối với người khuyết tật.
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, tôn giáo cũng đồng thời đem lại những tác
động tích cực tới người khuyết tật, củng số niềm tin và tăng cường sức mạnh tinh
thần cho người khuyết tật trong rất nhiều trường hợp. Khai thác được những điểm
mạnh này sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình can thiệp của nhân viên công tác xã hội.
Khuyết tật như sự bộc lộ ý định của Trời.
Đối với những người có đức tin, ý tưởng rằng định mệnh đem đến một kế hoạch
cho mỗi cuộc đời vì những lý do riêng thường định hình nên một niềm tin cá nhân
mạnh mẽ có tổ chức. Những người khuyết tật vì thế hình thành thái độ rằng sự đau
khổ mỗi người từng trải qua đều có mục đích để giúp người đó lớn lên và trưởng
thành. Thay vì là một sự trừng phạt, kinh nghiệm thất bại cho dù tạm thời hay vĩnh
viễn, tình trạng khuyết tật thực chất là những cơ hội để học hỏi và trưởng thành, đào
sâu đức tin của một người.
Khi làm việc cùng khách hang có một đức tin mạnh mẽ, nhân viên công tác xã
hội có thể tận dụng điều này như một thế mạnh để thúc đẩy thân chủ tham gia tích
cực hơn vào quá trình thay đổi.
Khuyết tật như một cơ hội cho sức mạnh đức tin.
Việc vận dụng “những gì tôi tin” sẽ hỗ trợ người khuyết tật trong quá trình can
thiệp. Đức tin là một hoạt động nội tâm đạt được sức mạnh từ những thăng trầm của
cuộc sống. Các nhân viên công tác xã hội làm việc với khách hang những người bày
tỏ một đức tin tôn giáo có thể giúp họ phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn của đức tin.
Trong quá trình can thiệp, nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ thân chủ
chuyển đổi dần thái độ tiêu cực với câu hỏi “Tại sao ông trời làm điều này với tôi?”
phát sinh từ sự tuyệt vọng, coi bản thân là một nạn nhân thành “ Làm thế nào để trại

12



nghiệm này giúp tôi tăng thêm sức mạnh trong cuộc sống”. Đây không phải là một
nhiệm vụ dễ dàng nhưng xứng đáng để trải nghiệm.
Khuyết tật và sự đau đớn như là một cách học để thích ứng xã hội.
Hầu hết các cá nhân đầu hang một cách thụ động trong việc đối mặt với các giá
trị của xã hội mang màu sắc tiêu cực, không giúp chúng ta trao quyền, yêu thương,
quan tâm. Người khuyết tật sẽ băn khoăn về giá trị của chính mình rằng họ liệu
không bình đẳng như những người khác trong xã hội. Người khuyết tật có nhiều
nguyên nhân để đối diện với nỗi sợ hãi đó nên họ có thể hình thành nên một lập
trường lành mạnh đối với hạn chế của mình về thể chất hoặc tâm thần, người đó có
thể phát triển hơn trong nhận thức về cách hạn chế sợ hãi trong cuộc sống.

13



×