Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.97 KB, 98 trang )

 Lương Văn Thành



Trang {1}

ACƠBA (1542 - 1605)

web tư liệu lịch sử
/>
Acơba (Akbar) - hoàng đế hùng cường nhất của triều đại Môgôn ở ấn Độ, trị vì 1556 - 1605.
Acơba sinh ra trong lúc vua cha là Humayun đang trên đường đi lánh nạn. Từ nhỏ, Acơba đã
biểu lộ một tư chất đặc biệt về thể thao và võ nghệ. Khi Hamayun khôi phục lại được ngôi báu,
Acơba mới 13 tuổi đã được phong làm tổng trấn xứ Pungiap và năm 14 tuổi, khi vua cha mất,
lên ngôi hoàng đế ở Đêli.
Acơba một mặt thiết lập chính quyền chuyên chế tập trung cao độ, tiến hành chinh phục và
đàn áp khốc liệt các vùng lân cận không chịu quy thuận; mặt khác, lại thi hành chính sách khoan
dung đối với mọi tôn giáo. Tuy là một tín đồ trung thành của đạo Hồi, ông đã có một thái độ rất
độ lượng đối với mọi tôn giáo đang tồn tại ở ấn Độ. Ông đã ra lệnh bãi bỏ "thuế đầu người" hay
"thuế ngoại đạo", một thuế đánh vào bất cứ người dân nào không theo đạo Hồi. Ông khuyến
khích quý tộc Mông Cổ kết thân với quý tộc ấn Độ theo ấn giáo. Chính Acơba cũng lấy một
công chúa xứ Ratputana theo ấn giáo làm vợ và tuyển nhiều cung phi là con gái của các gia đình
quý tộc ấn Độ. Acơba thực hiện chính sách trọng đãi người tài, tuyển dụng cả những người ấn
Độ theo ấn giáo vào những chức vụ cao trong chính quyền. Do đó, Acơba đã đưa đế quốc
Môgôn trở thành đế quốc hùng cường nhất trong lịch sử ấn Độ.
Tuy bản thân không biết chữ, nhưng Acơba rất trọng đãi các trí thức và văn nghệ sĩ. Trong
cung điện của Acơba thường tổ chức những buổi bàn luận của các học giả. Nhà vua hăng hái
tham gia thảo luận với họ về các vấn đề văn học, triết học, tôn giáo. Acơba đã cho thành lập một
thư viện lớn gồm hàng vạn cuốn sách chép tay và những bản dịch sách cổ ấn Độ sang tiếng Ba
Tư (ngôn ngữ được sử dụng ở triều đình Môgôn). Một sử gia đã gọi Acơba là "nhà vua học giả
uyên bác không biết chữ".


ACSIMET (281 - 212 TCN)

Acsimet (Archimède) - nhà bác học lớn của Hi Lạp cổ đại sinh ở thành Xiracudơ trên đảo
Xixilia, một thành bang của Hi Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học
nổi tiếng, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Về sau, ông được
gửi sang thành phố Alêchxanđria ở Ai Cập, một trung tâm khoa học của Hi Lạp cổ đại, tiếp tục
học tập, nghiên cứu và trau gồi tài năng.
Acsimet có nhiều cống hiến trong lĩnh vực vật lý, toán và thiên văn học. Về vật lý, ông có
nhiều phát minh đặc sắc. Ông đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng
ruộng Ai Cập. Ông là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật
lên cao. Ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước. Về toán, Acsimet đã giải những bài toán
về tính độ dài đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt đã tính ra số pi bằng cách đo hình nhiều góc
nội tiếp và ngoại tiếp. Về thiên văn, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì
sao.
Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ta định
luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về
phòng làm việc, quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca ! Ơrêca" (Tìm thấy rồi! Tìm thấy
rồi). Trong cuộc chiến tranh của Hi Lạp chống quân xâm lược Rôma, ông đã sáng chế ra nhiều
vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang
học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudơ đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn
xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên
đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù
đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành




Trang {2}

AGIENĐÊ (1908 - 1973)

Sanvađo Agienđê (Salvader Allende) - Tổng thống nước Cộng hòa Chilê, người đứng đầu
chính phủ tiến bộ Liên minh đoàn kết nhân dân (1970 - 1973) bị phe đảo chính giết hại.
Từ khi còn là một sinh viên khoa Y trường đại học, Agienđê đã tỏ rõ nhiệt tình yêu nước và
chí khí đấu tranh cách mạng. Ông đã được bầu làm Chủ tịch tổ chức sinh viên khoa Y và Phó
chủ tịch Liên đoàn sinh viên đại học Chilê. Năm 1933, bác sĩ Sanvado Agienđê 25 tuổi, là một
trong những người sáng lập Đảng XH Chilê. Ông đã lần lượt gánh vác nhiều trách nhiệm quan
trọng: Phó tổng thư ký (từ 1938) và Tổng thư ký Đảng XH (từ 1942), Bộ trưởng Bộ Y tế trong
Chính phủ Mặt trận nhân dân (1939 - 1942), đại biểu Đại hội quốc dân (từ 1937), Thượng nghị
sĩ (1945 - 1970), Phó chủ tịch và Chủ tịch Thượng nghị viện (trong nhiều năm).
Tháng 12-1969, Liên minh đoàn kết nhân dân bao gồm các Đảng XH, Cộng sản, Cấp tiến,
XH - dân chủ và một số tổ chức quần chúng nhân dân khác đã được thành lập. Trong cuộc tổng
tuyển cử bầu Tổng thống năm 1970, Liên minh đã đưa bác sĩ S.Agienđê, thủ lĩnh Đảng XH ra
tranh cử và giành được thắng lợi. Chính phủ Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống
Agienđê cầm đầu được thành lập.
Chính phủ Agienđê đã tiến hành nhiều cải cách KT - XH như quốc hữu hóa các mỏ đồng
lớn, cải cách ruộng đất, cải thiện đời sống cho nhân dân lao động... và thiết lập quan hệ ngoại
giao với các nước XH chủ nghĩa, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc...
Các thế lực phản động Chilê được sự giúp đỡ của đế quốc Mỹ đã tiến hành chống đối lại
cách mạng Chilê trên khắp các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa, gây nhiều khó khăn cho
chính phủ Agienđê. Tháng 9-1973, bọn chúng đã tiến hành một cuộc đảo chính quân sự lật đổ
chính phủ Agienđê. Tổng thống Agienđê đã chiến đấu chống quân thù và bị hi sinh.
AIXENHAO (1890 - 1969)

Đuaitơ Đêvit Aixenhao (Dwight David Eisenhower) - Tổng chỉ huy quân Đồng minh (Anh Mỹ) trên mặt trận thứ hai của Chiến tranh thế giới II, Tổng thống Hoa Kỳ 1953 - 1960.

Aixenhao tham gia binh nghiệp từ trẻ. Năm 1926, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Tổng tham mưu.
Trong những năm 1933 - 1935, ông công tác trong bộ Tổng tham mưu Mỹ và 1935 - 1939, là ủy
viên phái đoàn quân sự Mỹ tại Philippin.
Trong Chiến tranh thế giới II, ông là Tổng chỉ huy quân đội Đồng minh (Anh - Mỹ) đổ bộ
lên Bắc Phi, lên đảo Xixilia (Italia) (1943). Năm 1944, Aixenhao chỉ huy quân Đồng minh mở
mặt trận thứ hai ở Tây Âu, đổ bộ vào nước Pháp, rồi đánh sang Đức. Năm 1945, Aixenhao là
Tổng chỉ huy quân đội Mỹ chiếm đóng Tây Đức. Từ 1945 - 1948, ông giữ chức Tham mưu
trưởng và từ 1948, làm Giám đốc trường đại học Côlômbi, đồng thời là cố vấn quân sự của Tổng
thống Mỹ. Từ 12-1950 đến 6-1952, Aixenhao được cử làm Tổng tư lệnh tối cao của Tổ chức
hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Năm 1952, Aixenhao được Đảng Cộng hòa đưa ra ứng cử tổng thống và đã giành được
thắng lợi trong cuộc bầu cử (nhiệm kỳ tổng thống 1953 - 1956). Khi lên làm tổng thống do quân
đội Mỹ bị thiệt hại năng nề trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 - 1953). Aixenhao đã phải
chấp nhận ký hiệp định đình chiến với Triều Tiên và Trung Quốc (27-7-1953). Tháng 11-1956
Aixenhao trúng cử Tổng thống lần thứ hai (nhiệm kỳ 1957 - 1960). Đầu năm 1957, ông đề ra
"chủ nghĩa Aixenhao" nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Cuộc đấu
tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ - Diệm đặc biệt là cuộc đồng khởi 1959 1960, đã làm cho "chủ nghĩa Aixenhao" bị phá sản.
ALÊCHXAN ĐẠI ĐẾ (356 - 323 TCN)

Alêchxan Đại đế (hay Alêchxanđrốt Makêđônia - Alexandros Makedonia) - vua của nước
Makêđônia (336 - 323 TCN) một nhà quân sự nổi danh của thế giới cổ đại.



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {3}
Alêchxan là con của vua Makêđônia Philip II và hoàng hậu Ôlimpiát. Alêchxan được hưởng
thụ một nền giáo dục toàn diện, không chỉ giỏi về võ nghệ mà còn rất yêu thích văn học. Ông

được nhà triết học nổi tiếng nhất thời cổ đại là Arixtốt bồi dưỡng cho những tinh hoa của nền
văn hóa Hi Lạp cổ đại.
Năm 336 TCN, Philip II bị ám sát chết, Alêchxan lên kế nghiệp vua cha, năm 20 tuổi. Ông là
một người chỉ huy quân sự tài giỏi, một nhà chính trị và tổ chức giàu năng lực. Sau khi đàn áp
các cuộc khởi nghĩa của các thành bang Hi Lạp, ông đã đem quân đội liên minh Hi Lạp Makêđônia chinh phục đế quốc Ba Tư. Quân đội của ông thực hiện chiến thuật "Phương trận"
(Phalange) hay hình khối vuông. Bộ binh xếp thành từng khối dày đặc, hàng trước mang giáo
ngắn, hàng sau giáo dài (có ngọn giáo dài tới 5 mét), tua tủa như những con nhím. Binh sĩ còn
có mộc che bảo vệ. Kị binh tinh nhuệ được bố trí hai bên sườn của bộ binh. Khi tác chiến, bộ
binh có nhiệm vụ công kích chính diện, còn kị binh nhanh nhẹn thì vòng sang hai bên đối thủ và
bao vây đằng sau lưng nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Nhờ có một đội quân tinh nhuệ và
một chiến thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ, trong vòng 4 năm (334 đến 331 TCN), ông đã tiêu
diệt toàn bộ đế quốc Ba Tư, xâm chiếm một lãnh thổ rộng lớn từ Ai Cập đến Ba Tư. Ông còn
kéo quân vào miền tây bắc ấn Độ, nhưng không giành được thắng lợi phải quay trở về, đóng
kinh đô tại Babilon.
Alêchxan tích cực truyền bá nền văn hóa Hi Lạp cổ đại sang phương Đông và xây dựng
nhiều thành thị kiểu Hi Lạp tại đây ( các thành thị này đều mang tên Alêchxanđria). Hai nền văn
hóa Đông - Tây đã hòa hợp với nhau, tạo thành một nền văn hóa rực rỡ mới gọi là nền văn hóa
Hi Lạp hóa.
Trong khu đang chuẩn bị cuộc viễn chinh mới, thì Alêchxan bị mắc bệnh sốt ác tính, và mất
ở Babilon lúc mới 33 tuổi (323 TCN). Sau khi ông mất, không có con thừa kế, đế quốc đã bị các
tướng tranh giành và cuối cùng chia xẻ thành ba vương quốc: Hi Lạp - Makêđônia, Ai Cập và
Ba Tư.
ARABI (1839 - 1911)

Amét Arabi (Ahmed Arabi hay Arabi Pacha) - sĩ quan quân đội Ai Cập, người lãnh đạo
phong trào giành độc lập dân tộc của nhân dân Ai Cập chống đế quốc Anh cuối thế kỷ XIX.
Arabi xuất thân nông dân, theo nghề binh từ khi còn trẻ và đã lên đến chức đại tá. Khi Đảng
Dân tộc, đảng của các sĩ quan và trí thức yêu nước tiến bộ Ai Cập, có xu hướng đòi độc lập dân
tộc thoát khỏi sự nô dịch của thực dân Anh được thành lập, Arabi được bầu làm thủ lĩnh của
Đảng.

Tháng 9 - 1881, Arabi lãnh đạo binh sĩ bao vây hoàng cung, yêu cầu quốc vương triệu tập
quốc hội mới và thay đổi chính phủ. Tháng 12 - 1881, trong cuộc bầu cử quốc hội mới, Đảng
Dân tộc chiếm đa số ghế và một chính phủ mới của Đảng Dân tộc được thành lập. Arabi giữ
chức vụ Bộ trưởng Bộ Chiến tranh.
Việc Đảng Dân tộc lên cầm quyền đã uy hiếp sự thống trị của Anh ở Ai Cập. Sau nhiều lần
mua chuộc dụ dỗ Arabi không thành công, thực dân Anh quyết định dùng vũ lực. Arabi trở
thành lãnh tụ cuộc kháng chiến của nhân dân Ai Cập chống thực dân Anh. Quốc vương và bè lũ
phản động Ai Cập chạy sang phía Anh. Quân xâm lược Anh đã vi phạm công ước quốc tế, đưa
quân tiến vào kênh Xuyên - vùng trung lập hóa, điều mà Arabi không ngờ tới, rồi từ vùng kênh
đào tiến vào phía đông Cairô. Cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức, Arabi đã bị thất bại. Tháng
9-1982, thực dân Anh bắt được Arabi, và đày ông ra đảo Xâylan (bây giờ là Xri - Lanca khi đó
đang là thuộc địa của Anh).
ARAPHAT (1929 - ...)

Yatxe Araphat (Yasser Araphat) - Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóng
Palextin (PLO), Tổng thống nước Cộng hòa Palextin, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách
mạng Palextin.



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {4}
Araphat sinh ngày 27-8-1929 ở Giêrusalem, theo đạo Hồi. Năm 1948, khi quân đội Ixraen
xâm chiếm xứ Palextin, ông đã tham gia cuộc chiến tranh chống Ixraen. Sau đó, ông sang Cairô
(thủ đô Ai Cập) học đại học và được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp học sinh Palextin ở Ai
Cập. Năm 1956, khi đang là lính công binh của Liên bang Arập, ông đã tham gia cuộc chiến
tranh chống đế quốc Anh, Pháp, Ixraen của nhân dân Ai Cập ở cảng Sait. Năm 1958, ông đến
Côoét làm công trình sư các công trình công cộng ở đó.

Sau khi quân đội Ixraen chiếm đóng Palextin, phong trào đấu tranh của nhân dân Arập Palextin lúc đầu có tính chất tự phát, lẻ tẻ, nhưng từ năm 1964 đã được tập hợp thành một mặt
trận dân tộc thống nhất - Tổ chức giải phóng Palextin (PLO). Năm 1969, ông được bầu làm Chủ
tịch Ban chấp hành trung ương Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) kiêm Tổng tư lệnh lực lượng
vũ trang cách mạng Palextin. Năm 1974, ông dẫn đầu đoàn đại biểu Tổ chức giải phóng Palextin
(PLO), tham gia cuộc thảo luận về vấn đề Palextin ở Hội nghị lần thứ 20, khóa 9 của Đại hội
đồng Liên Hiệp Quốc. Tháng 12-1987, Nhà nước Cộng hòa Palextin được thành lập, Yatxe
Araphat được bầu làm Tổng thống.
Tháng 9-1993, Araphat thay mặt Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) đã ký kết hiệp định với
Ixraen, hai bên công nhận dải Gada (Gaza) và thành phố Giêricô (Jericho) do PLO quản lý được
hưởng quyền tự trị. Sự hòa giải giữa PLO và Ixraen là bước đầu đem lại ổn định cho khu vực
Trung Đông.
ARIXTÔT (384 - 322 TCN)

Arixtôt (Aristote) - nhà triết học và bác học nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại.
Arixtôt sinh ở Xtagia, một thành phố của nước Makêđônia, trên biển Êgiê, con của một vị
lương y tại triều vua Philip II xứ Makêđônia. Arixtôt đã sang Aten học Platôn và ở lại bên đó lâu
ngày. Nhờ đó, ông đã trở thành nhà bác học am hiểu, tinh thông nhiều ngành khoa học. Ông đã
được vua Philip II nuôi làm thầy dạy Alếchxan đại đế.
Arixtôt đã để lại nhiều tác phẩm về nhiều môn khoa học khác nhau: chính trị học, lôgích
học, siêu hình học, tu từ học, thi học, sinh vật học, vật lý học, thiên văn học... Tác phẩm quan
trọng nhất về mặt triết học của ông là cuối "Lô gích học", trong đó ông cho rằng con người là
một "sinh vật chính trị" chỉ có thể sống một cách đạo đức trong khuôn khổ một đô thị, mà chế độ
chính trị của nó là chế độ cộng hòa ôn hòa.
Học thuyết của Arixtôt đã chi phối khoa học Âu châu trong suốt hơn 1000 năm dưới thời
trung đại. Giáo hội Thiên chúa giáo đã biến học thuyết Arixtôt thành một thứ giáo điều, bắt mọi
người phải tuyệt đối tuân thủ. Nhưng thực ra, đúng như V.Lênin nhận xét: "Chế độ tăng lữ đã
bóp chết cái chất sống trong học thuyết Arixtôt mà chỉ còn giữ lại cái chất chết của nó mà thôi".
ASÔCA (292 - 237 TCN)

Asôca (Asoka) - hoàng đế ấn Độ thuộc vương triều Môria (273 - 237 TCN), một trong

những hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử ấn Độ cổ đại.
Asôca đã tiến hành lần đầu tiên trong lịch sử cổ đại ấn Độ, công cuộc thống nhất gần như
toàn vẹn bán đảo ấn Độ, (trừ phần cực nam), thiết lập nên một đế quốc rộng lớn, hùng cường.
Asôca đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là việc xây dựng kinh đô
Pataliputơra với nhiều chùa chiền, cung điện, dinh thự trên một quy mô lớn và một trình độ kiến
trúc cao. Từ thời Asôca còn để lại đến ngày nay một số cột ghi pháp lệnh của nhà vua bằng đá
nguyên khối, đỉnh cột có tạc hình thú vật (sư sử, voi, bò rừng, ngựa).
Dưới thời Asôca, đạo Phật phát triển mạnh và được coi là quốc giáo. Nhà vua đã gia nhập
hội Phật giáo. Dưới sự bảo trợ của Asôca, lần đầu tiên trong lịch sử ấn Độ và lịch sử Phật giáo,
một đại hội Phật giáo có tính chất quốc gia đã được triệu tập tại kinh đô Pataliputơra. Nhờ đại
hội này, giáo hội Phật giáo đã được củng cố và hoàn thiện với hệ thống tổ chức, giáo lý, lễ nghi
và cùng với nó là việc xuất hiện nhiều chùa chiền, nhiều ngôi mộ hình tháp (stupa)... Asôca còn
khuyến khích việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài. Một phái đoàn trong đó có em trai và em


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {5}
gái của Asôca tham gia đã được phái sang truyền đạo ở Xrilanca (đảo Xâylan) và trồng cây bồ
đề làm lưu niệm ở bên đó.
BẠCH CƯ DỊ (772 - 846)

Bạch Cư Dị - nhà thơ nổi tiếng đời Đường (Trung Quốc). Bạch Cư Dị, tự là Lạc Thiên, xuất
thân trong một gia đình địa chủ quan lại, người tỉnh Thiểm Tây. Thuở nhỏ, Bạch Cư Dị đi theo
cha làm quan ở tỉnh Giang Nam. Ông có điều kiện đi thăm nhiều nơi danh lam thắng cảnh và
tiếp xúc với cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân. Năm 28 tuổi, ông thi đỗ tiến sĩ và hai năm
sau được bổ làm quan. Con đường quan chức của ông có nhiều gập ghềnh, khi thăng khi giáng,
lúc được vời vào triều, khi bị đẩy về các vùng xa xôi hẻo lánh. Bạch Cư Dị là người thanh liêm,
chính trực, có tư tưởng tiến bộ, nhưng sống vào lúc nhà Đường đang bị suy thoái, bộ máy quan

liêu thối nát, cho nên tuy là quan lại nhưng ông đã viết những bài thơ vạch trần tội ác của giai
cấp thống trị và nói lên nỗi thống khổ của nhân dân. Về hình thức, thơ ca của ông bình dị, lưu
loát được nhân dân ưa thích.
Ông đã để lại cho đời sau gần 3000 bài thơ. Ông còn là nhà lý luận văn học xuất sắc.
BACUNIN (1814 - 1876)

Mikhain Alêchxanđrôvitsơ Bacunin
(Mikhail Aleksanđrovitch Bukunin)? - nhà hoạt động cách mạng Nga, lý thuyết gia về chủ
nghĩa vô chính phủ.
Bacunia là sĩ quan pháp binh có nguồn gốc quý tộc; vì có tư tưởng cách mạng, ông đã từ
chức và buộc phải lánh ra nước ngoài. Ông tới Pari, thủ đô nước Pháp (1842 - 1847) được gặp
và quen biết Các Mác, Pruđông. Năm 1849, ông trở về Nga, bị bắt và đày đi Xibia (1859).
Nhưng sau đó, ông trốn thoát (1861) và lánh nạn ở Anh, Thụy Sĩ và hầu khắp các nước châu Âu.
Ông đã tham gia hoặc ủng hộ hầu như tất cả các cuộc cách mạng ở châu Âu (khởi nghĩa ở Pari
1848, Praha 1848, Ba Lan 1863, Lyông 1870 và Macxây 1870). Năm 1867, ông tham gia Quốc
tế I và đã thành lập một chi bộ của người Italia ở Napôli. Năm 1868, ông thành lập "Đồng minh
dân chủ XH", một tổ chức cách mạng có tính chất vô chính phủ, chủ trương xóa bỏ giai cấp, đưa
mọi của cải vào làm của chung, thủ tiêu Nhà nước và mọi quyền lực. Trong Quốc tế I, Bacunin
âm mưu chia rẽ, đối lập với Các Mac, hòng chiếm quyền lãnh đạo. Tại đại hội của Quốc tế I ở
La Hay (Hà Lan 1872), ông đã bị trục xuất ra khỏi tổ chức Quốc tế. Tác phẩm thể hiện đầy đủ tư
tưởng vô chính phủ của ông là cuốn Nhà nước và vô chính phủ (1873). Tư tưởng của ông đã có
ảnh hưởng lớn đến phong trào vô chính phủ, nhất là ở Nga.
BĂC (1685 - 1750)

Iôhan Xêbaxtian Băc (Johann Sebastian Bach) - nhạc sĩ và nhà soạn nhạc thiên tài của nước
Đức.
Xêbastian Băc sinh ngày 21-3-1685 ở Aidơnach (Đức) trong một gia đình có truyền thống
giỏi âm nhạc. Cha mẹ Xêbastian đều là nhạc công. Năm lên mười tuổi Xêbastian đã mồ côi cả
cha lẫn mẹ, phải đến sống nhờ người anh họ Crixtôp, vừa học văn hóa, vừa học nhạc, vừa nhận
đánh đàn đại phong cầm (orgue) cho dàn nhạc thánh đường của thành phố Aidơnach. Năm 18

tuổi, Băc bắt đầu sáng tác nhạc. Ông sáng tác mọi thể loại, trừ nhạc kịch. Một thời gian sau, Băc
chuyển đến sống ở thành phố Vâyma, nhận làm nhạc trưởng trong dàn nhạc của công tước
Vâyma. Về sau, không hài lòng với thái độ đối xử của công tước Vâyma, ông chuyển đến thành
phố Laixích, nhận chỉ huy dàn hợp xướng của nhà thờ Xanh Tôma.
Cuộc sống của Băc, cũng như Bitôven có nhiều nỗi bất hạnh. Về cuối đời, Băc mắc bệnh
hiểm nghèo và bị mù hai mắt. Tuy vậy, ông vẫn vượt qua mọi đau khổ, tiếp tục sáng tác. Ông có
bốn người con sau này đều trở thành nhạc sĩ nổi tiếng.
BAIRƠN (1788 - 1824)



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {6}
Bairơn (George Gordon, huân tước Byron) - nhà thơ lớn của nước Anh.
Bairơn sinh tại Luân Đôn thủ đô nước Anh, trong một gia đình quý tộc. Ông khỏe mạnh và
đẹp trai, nhưng chân đi hơi thọt. Ông có thái độ khinh thường dư luận, thường hay châm biếm,
mỉa mai XH thượng lưu với khuôn sáo đạo đức giả của nó. Ông đã dùng văn thơ trào phúng làm
vũ khí chống bọn cầm quyền thống trị tàn bạo đàn áp nhân dân và vạch rõ những bất công trong
XH. Những bài thơ của ông tố giác cái xấu của cuộc đời (bài thơ trường thiên Cuộc du hành của
Traidơ Harôn, xuất bản năm 1812); ca ngợi những người anh hùng khởi nghĩa (tập truyện thơ
Manphơrết xuất bản năm 1817). Tập truyện thơ Đôn Giuan là một tác phẩm dí dỏm nói về bản
thân tác giả, xuất bản năm 1824. Những tác phẩm của ông nổi tiếng ở khắp châu Âu.
Chán ghét thói đạo đức giả của XH Anh, ông đã sang cư trú ở Italia, Thụy Sĩ, rồi Thổ Nhĩ
Kỳ, Hi Lạp. Ông đã tham gia vào cuộc chiến đấu vì tự do của nhân dân Hi Lạp, chống quân xâm
kược Thổ Nhĩ Kỳ và hi sinh lúc mới 36 tuổi.
Bairơn thuộc thế hệ các nhà thơ lãng mạn Anh đã đứng lên chống lại XH quý tộc thượng lưu
và những bất công XH. Những tác phẩm của ông đã có ảnh hưởng đến trào lưu văn học lãng
mạn ở châu Âu.

BANDĂC (1799 - 1850)

Ônôrê đơ Bandăc (Honoré de Balzac) - nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp.
Bandăc vốn không phải dòng dõi quý tộc, mà xuất thân trong một gia đình bình dân (cha là
nông dân, mẹ là con nhà buôn), nhưng vì có cảm hình với tầng lớp quý tộc, nên tự nhận mình là
quý tộc (chữ "đờ" để chỉ dòng dõi quý tộc)
Bandăc sinh ra và lớn lên tại thành phố Tua, miền Tây nước Pháp. Sau khi tốt nghiệp đại học
luật khoa (1820), ông làm thông sự ở tòa án. Sau thấy mình có thiên hướng viết văn, ông chuyển
sang viết văn. Vì muốn giàu nhanh chóng, ông viết vội vàng để in cho được nhiều cuốn truyện.
Nhưng thấy tiền kiếm chẳng được bao nhiêu, ông lại xoay sang nghề xuất bản. Kết quả ông bị
phá sản và mắc nợ rất nhiều. Ông trở lại nghề viết văn. Ông làm việc hết sức cần cù, trung bình
mỗi ngày từ 14 đến 16 tiếng đồng hồ. Ông viết đi viết lại, sửa chữa nhiều lần những trang bản
thảo của mình. Ông cũng dành nhiều công sức nghiên cứu, quan sát cuộc sống và đọc sách tham
khảo. Trong hơn 20 năm cặm cụi (kể từ tác phẩm đầu ta ra đời năm 1829), ông đã viết tới 96
cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn, tập hợp thành một bộ mang tên là Tấn trò đời.
Tấn trò đời của Bandăc là một bức tranh miêu tả trung thực sinh động XH Pháp ở nửa đầu
thế kỷ XIX. Bandăc đã lột trần những thủ đoạn làm giàu của giai cấp tư sản. Đối lập với giai cấp
tư sản giàu có, trong các tác phẩm của Bandăc cũng hiện lên hình ảnh đáng thương của những
người bình dân chỉ mong muốn một cuộc sống yên ổn mà không được. Những tác phẩm nổi
tiếng của ông là: Tấm da sầu não, Ơgiêni Grăngđê, Lão Gôriô, Vỡ Mộng, Trời không có mắt
(hay Cậu em họ Pông) v.v...
BECDƠ (1885 - 1935)

Anban Becdơ (Alban Berg) - nhà soạn nhạc nổi tiếng người áo
Becdơ sinh ở Viên (thủ đô áo) trong một gia đình trí thức giàu có. Từ thời học sinh, Becdơ
đã sáng tác một số ca khúc. Bố mất sớm (1900) cho nên sau khi tốt nghiệp trung học, ông phải
đi làm viên chức Nhà nước. Nhưng sau được hưởng một số gia sản thừa kế, ông thôi nghề công
chức và chuyên vào âm nhạc. Năm 1915, ông bị gọi nhập ngũ, làm việc ở Bộ Quốc phòng. Sau
chiến tranh, ông thành lập trường dạy nhạc có nhiều học sinh theo học. Ông được nhà xuất bản
Phổ biến ở Viên ký hợp đồng in tất cả các tác phẩm nhạc mà ông sáng tác. Năm 1930, ông được

phong Viện sĩ Hàn lâm Viện Nghệ thuật ở Beclin. Khi phát xít Hitle cầm quyền ở Đức, ông
phản đối chính sách văn hóa của Đức Quốc xã, trở về áo. Tháng 12 - 1935, ông đã mất trong
một ca phẫu thuật.
Becdơ là một trong những người mở đường cho lối ký âm theo thập nhị bán âm giai và là tác
giả của nhiều bản nhạc, vũ kịch, hòa khúc dành cho pianô..., nổi tiếng là vở vũ kịch Vôdếch
(1925) (Dựa theo vở kịch của nhà thơ Đức Buycne), vở vũ kịch Lulu (1928 - 1935)


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành



Trang {7}

BITÔVEN (1770 - 1827)

Lutvich phan Bitôven (Ludwig van Beetthoven) - nhạc sĩ, nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức.
Bitôven sinh ra ở Bon (Đức), trong một gia đình có truyền thống lâu đời về âm nhạc. Cha
ông là Iôhan Bitôven cũng là một nhạc công có tài, đã dẫn dắt ông những bước đầu tiên trên
đường âm nhạc. Năm 8 tuổi, Bitôven đã tham gia trình diễn trong dàn nhạc cung đình cùng với
người cha thân yêu của mình. Năm 12 tuổi, Bitôven bắt đầu sáng tác âm nhạc. Năm 16 tuổi,
Bitôven đã nổi tiếng, những tác phẩm của ông sánh được với những sáng tác của các nghệ sĩ
Đức danh tiếng thời đó. Năm 18 tuổi, Bitôven gặp Môda ở Viên, ông rất cảm phục nhạc sĩ thiên
tài người áo này. Lúc đầu ông chịu ảnh hưởng của Môda, sáng tác theo phong tác cổ điển, nhưng
dần dần với ý thức tự do trong sáng tác, ông đã đi đến chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc. Khi
cách mạng Pháp 1789 nổ ra, Bitôven hoan nghênh cuộc cách mạng đó và đã sáng tác một bản
hợp xướng nhan đề là Người tự do để ca ngợi. Năm 1792, Bitôven sống ở Viên, cái nôi của nền

âm nhạc thế giới. ở đó, ông vừa bồi dưỡng thêm tài năng vừa dạy nhạc cho con em quý tộc và
những người giàu có để kiếm sống. Ông cũng nhiều lần đi công diễn ở các thành phố lớn của
châu Âu (Paraha, Drexđen, Beclin...)
Trong đời tư, Bitôven gặp nhiều khó khăn về tinh thần và vật chất. Ông yêu Giulieta và đã
viết Xônát ánh trăng để tặng nàng. Nhưng khi bản nhạc hoàn thành, thì cũng là lúc nàng đã phụ
tình ông. Ông suốt đời sống trong cô đơn. Năm 1800, Bitôven bị điếc. Tuy nhiên, ông vẫn sáng
tác đều đặn và có nhiều tác phẩm kiệt xuất. Chỉ có điều là, ông không thể nghe biểu diễn được
những tác phẩm mà mình đã sáng tác.
BIXMAC (1815 - 1898)

Ottô phôn Bixmac (Otto von Bismarck, bá tước) - Thủ tướng của nước Phổ (1862 - 1870) và
của nước Đức thống nhất (1871 - 1890), người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất nước
Đức ở nửa sau thế kỷ XIX.
Bixmac sinh trưởng trong một gia đình quý tộc. Ông là người có đầu óc thực tiễn, lắm mưu
mẹo và có tính cực đoan, đại diện cho giai cấp quý tộc địa chủ Phổ.
Giữa thế kỷ XIX, nước Đức đang ở trong tình trạng bị chia cắt, bao gồm 38 bang, họp thành
một quốc gia liên hiệp gọi là Liên hiệp Đức, áo và Phổ là hai nước lớn mạnh nhất của Liên hiệp
và đang giành giật với nhau về vị trí đứng đầu nước Đức.
Năm 1862, Bixmac đang làm đại sứ Phổ tại Pháp thì được vua Phổ mời về làm Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Bixmac chủ trương thực hiện việc thống nhất nước Đức "từ trên
xuống" bằng chính sách "sắt và máu".
Năm 1866, Bixmac gây chiến và đánh bại áo. Phổ trở thành người đứng đầu Liên hiệp Đức.
Nhưng Phổ cũng mới chỉ tập hợp được các bang ở miền Bắc Đức, còn các bang ở miền Nam
không tham gia vì bị Napôlêông III ngăn cản. Năm 1870, Bixmac gây chiến tranh với Pháp và
đánh bại Pháp. Tháng 1 - 1871, đế quốc Đức thống nhất được thành lập, vua Phổ Vinhem I được
suy tôn là Đức hoàng.
Sau khi lên ngôi hoàng đế Đức, Vinhem I đã cử Bixmac làm Thủ tướng. Bixmac giữ chức vụ
này trong suốt 20 năm. Bixmac thực hiện chính sách phản động để củng cố và phát triển thế lực
của đế quốc Đức, đặc biệt là đấu tranh khốc liệt chống phong trào công nhân XH chủ nghĩa bằng
"đạo luật đặc biệt". Tuy vậy, phong trào công nhân XHCN Đức vẫn tiếp tục lớn mạnh, vì thế

năm 1890, hoàng đế Đức Vinhem II đã buộc Bixmac phải từ chức.
BÔNAPAC (NAPÔLÊÔNG) (1769 - 1821)

Napôlêông Bônapac (Napoleon Bonaparte) - nhà chỉ huy quân sự tài ba, hoàng đế nước
Pháp, biệt hiệu là Napôlêông I.
Napôlêông Bônapac sinh ở đảo Coocxơ, một hòn đảo ở Địa Trung Hải, nằm giữa Pháp và
Italia, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Ông theo học ở Học viện quân sự Briênnơ


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {8}
(Pháp) đạt thành tích xuất sắc, nhất là về lĩnh vực toán học và điều khiển pháo. Năm 24 tuổi, ông
được phong vượt cấp từ đại úy lên thiếu tướng, nhờ đã sử dụng pháo binh, đánh bại quân Anh,
giải phóng Tulông (Nam Pháp).
Nhờ có tài tổ chức và lãnh đạo quân sự, Bônapac đã nhiều lần đánh bại liên quân phong kiến
áo - Phổ - Nga được Anh hỗ trợ (trận chiến thắng oanh liệt nhất là trận Aoxteclit ngày 2-12-1805
đánh bại liên quân áo - Nga).
Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napôlêông I củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và
các vùng chiếm đóng (ban hành bộ dân luật, khuyến khích phát triển KT tư bản chủ nghĩa...),
mặt khác, tiếp tục cuộc chiến tranh với Anh và các quốc gia phong kiến châu Âu. Napôlêông I
đã ban bố sắc lệnh về "phong tỏa lục địa" nhằm bao vây KTAnh. Cuộc kháng chiến của nhân
dân Tây Ban Nha (1808 - 1814) và nhất là cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại của nhân dân Nga
(1812) đã làm phá sản mưu đồ thống trị toàn châu Âu của Napôlêông I.
Napôlêông bị bắt và đày ở đảo Enba (một đảo nhỏ nằm bên đảo Coocxơ và Italia) (4-1814).
Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20-3
đến 22-6-1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Oateclô (gần Brucxen, Bỉ), Napôlêông bị thua và
bị đày ra đảo Xanh Êlen, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó năm 1821.
BÔNAPAC (LUI NAPÔLÊÔNG) (1808 - 1873)


Lui Napôlêông Bônapac (Lui Napoléon Bonaparte) - chính khách Pháp, Tổng thống nước
Cộng hòa Pháp từ 1848 - 1852, hoàng đế Pháp, hiệu là Napôlêông III từ 1852 - 1870.
Lui Napôlêông Bônapac là cháu gọi Napôlêông I (Napôlêông Bônapac) bằng bác ruột;
nhưng so với Napôlêông I thì ông là người tầm thường, ti tiện, xảo quyệt; vì thế người ta gọi ông
là "đứa cháu nhỏ của một ông bác vĩ đại" hay "Napôlêông bé", "Napôlêông tiểu đế".
Sau cuộc cách mạng 1848 nước Pháp thành lập chế độ cộng hòa và bầu cử tổng thống. Ông
tranh cử chức tổng thống và giành được thắng lợi, nhờ vào uy tín của Napôlêông I và được nông
dân, công nhân ủng hộ vì họ căm thù viên tướng Cavainhăc, tên đao phủ đàn áp cuộc biểu tình
của quần chúng nhân dân, đối thủ chính tranh cử chức tổng thống với ông.
Khi hết nhiệm kỳ tổng thống 4 năm, ông tiến hành một cuộc đảo chính (2-12-1851), để kéo
dài nhiệm kỳ tổng thống 10 năm. Nhưng một năm sau, ông xóa bỏ chế độ Cộng hòa, lên ngôi
hoàng đế, hiệu là Napôlêông III.
Napôlêông III đã dựa vào giáo hội Thiên chúa giáo và những tay chân thân tín để thực hiện
chế độ độc tài. Nhưng phong trào đấu tranh của phe Cộng hòa tư sản và của giai cấp công nhân
ngày càng lên mạnh, đã làm lung lay Đế chế II của Napôlêông III. Cuộc chiến? tranh Pháp - Phổ
năm 1870 - 1871 đã bộc lộ sự thối nát và yếu hèn của Đế chế II. Cuộc chiến tranh kéo dài chưa
được một tháng (4-8 đến 2-9-1870), hoàng đế Napôlêông III cùng đạo quân chủ lực của mình ở
Xơđăng đã phải đầu hàng quân đội Phổ và bị đưa sang giam giữ ở Đức. ít lâu sau, ông được
chính quyền Đức cho phép rời Đức sang Anh xum họp với vợ và mất ở bên đó.
BƠLUM (LÊÔNG) (1872 - 1950)

Lêông Bơlum (Léon Blum) - nhà văn, nhà chính trị, lãnh tụ phái hữu của Đảng XH Pháp,
người đứng đầu chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
Lêông Bơlum là một phần tử cơ hội trong phong trào công nhân. Năm 1920, tại đại hội Tua
của Đảng XH Pháp, Bơlum là một trong những lãnh tụ của Đệ nhị quốc tế chống lại việc tham
gia vào Đệ tam quốc tế.
Năm 1936, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở Pháp, bao gồm các Đảng cấp
tiến, XH Cộng sản. Trong cuộc bầu cử vào quốc hội, Mặt trận nhân dân chiếm được đa số và
được giao cho thành lập chính phủ. Chính phủ của Mặt trận nhân dân do Lêông Bơlum đứng

đầu, lúc đầu đã thực hiện một số yêu sách về KT- XH của cương lĩnh mặt trận. Nhưng Lêông
Bơlum, đại diện cho cánh hữu của Đảng XH, không dám đề ra những biện pháp động chạm đến
quyền lợi cơ bản của bọn tư bản lũng đoạn, đã dần dần thiên về hữu. Chính phủ Bơlum đã thi


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {9}
hành chính sách phong tỏa đối với nước Cộng hòa Tây Ban Nha, thực tế là giúp cho bọn phát xít
Tây Ban Nha đánh bại những chiến sĩ cách mạng Tây Ban Nha và dung túng cho sự can thiệp vũ
trang của bọn phát xít Đức, Italia vào Tây Ban Nha. Tháng 7-1937, Lêông Bơlum xin từ chức
thủ trướng chính phủ, đồng thời chính quyền Mặt trận nhân dân cũng bị thủ tiêu.
Khi bọn phát xít Đức chiếm đóng Pháp (1940), Lêông Bơlum bị bắt giam tại Đức. Sau khi
Chiến tranh thế giới II kết thúc, Lêông Bơlum đã đứng đầu chính phủ một thời gian (12-1946
đến 1-1947), đúng vào lúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương nổ ra.
BRÊGIƠNHEP (1906 - 1982)

Lêônit Ilitsơ Brêgiơnhép (Leonid Ilitch Brejnev) - Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô (1964 - 1982) và Chủ tịch Chủ tịch đoàn Xô viết tối cao Liên Xô (1977
- 1982).
Brêgiơnhép sinh ngày 19-12-1906 trong một gia đình công nhân luyện kim ở thị trấn
Kamenxkôê (sau đổi là thành phố Đnhiepprôgiecdinxcơ) thuộc Ukraina. Ông tốt nghiệp Học
viện luyện kim ở thành phố Đnhiepprôgiecdinxcơ và trở thành kỹ sư luyện kim. Năm 1931, ông
gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô và chẳng bao lâu được bầu vào Ban Chấp hành thị ủy
Đnhiepprôgiecdinxcơ. Từ năm 1935, ông tham gia quân đội. Trong thời kỳ Chiến tranh vệ quốc
(1941 - 1945), ông là Chính ủy sư đoàn, rồi Phó chủ nhiệm chính trị tập đoàn quân vùng Hắc
Hải. Năm 1943, ông được phong hàm Thiếu tướng. Sau Chiến tranh thế giới II, ông đã tham gia
nhiều công tác trong Đảng và quân đội, và được phong hàm Trung tướng (1954). Năm 1956,
ông được bầu vào Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1964, ông được bầu

làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1975, ông được phong hàm Đại tướng và một
năm sau (1976) được phong Nguyên soái. Từ năm 1977, ông giữ chức Chủ tịch Chủ tịch đoàn
Xô viết tối cao Liên Xô, kiêm Chủ tịch Hội đồng quốc phòng Liên Xô. Ông được tặng nhiều
danh hiệu: Anh hùng lao động XH chủ nghĩa (1961), Anh hùng Liên Xô (1966, 1976, 1978,
1981) và nhiều huân chương cao quý. Ông mất ngày 10-11-1982 tại Matxcơva.
Brêgiơnhép đã lãnh đạo Liên Xô trong hoàncảnh hết sức khó khăn sửa chữa những sai lầm
trong chính sách của Khơrutsôp, ổn định tình hình XH, chính trị và phát triển nền KTđang bước
vào thời kỳ "trì trệ". Tuy nhiên, Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Brêgiơnhép vẫn giữ được vai trò
"siêu cường" thế giới, bảo vệ phe XH chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt
đã giúp đỡ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam.
BRUNÔ (1548 - 1600)

Gioócđano Brunô (Giordano Bruno) - nhà triết học, và bác học Italia, nạn nhân của sự
chuyên chế độc đoán của giáo hội Thiên chúa giáo.
Brunô sinh ở thành phố Nôla (Italia). Ông mồ côi từ nhỏ, được tu viện dòng Đôminicanh
nuôi dưỡng, cho ăn học và trở thành linh mục. Ngay khi học tập ở tu viện, Brunô đã thoáng có
những ngờ vực về những giáo lý của đạo Kitô. Tình cờ một hôm ông tìm thấy trên giá sách của
tu viện có cuốn sách về thiên văn học của Côpecnich. Ông rất khâm phục nhà bác học thiên tài
Ba Lan đó và ông đã phát triển thêm tư tưởng của Côpecnich. Brunô đã chỉ ra rằng không chỉ
Trái đất, mà Mặt trời cũng chuyển động xung quanh trục của nó; quay xung quanh Mặt trời
không phải chỉ có bảy hành tinh như thời đó người ta đã biết mà còn có nhiều hành tinh khác.
Bằng trí tuệ thông minh tuyệt vời, Brunô đã đề xuất quan niệm về sự vô cùng tận của vũ trụ
(trong vũ trụ không phải chỉ có một hệ Mặt trời của ta mà còn có vô vàn hệ Mặt trời khác) và
quan niệm về sự biến đổi không ngừng của vũ trụ (các hành tinh vẫn tiếp tục ra đời và kết thúc).
Những quan điểm của Brunô đã làm sụp đổ hoàn toàn nền tảng những giáo lí của đạo Kitô.
Giáo hội Thiên chúa giáo Rôma đe dọa trừng phạt ông, buộc ông phải bỏ quê hương Italia
(1576), đi phiêu bạt sang nhiều nước châu Âu. Những tác phẩm của ông càng được lưu hành
rộng rãi. Một tên quý tộc ở Vênêdia câu kết với giáo hội âm mưu đưa ông trở về Italia để Tòa án
giáo hội bắt ông. Hắn biên thư mời ông về Vênêdia để dạy học cho hắn và sau đó báo cho tòa án
giáo hội đến bắt ông. Năm 1592, nhà bác học bị bỏ ngục và bị giam cầm trong suốt tám năm.



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {10}
Giáo hội dùng cực hình để buộc ông từ bỏ quan điểm của mình, nhưng ông kiên quyết giữ vững
chân lí. Năm 1600, Brunô đã bị Tòa án giáo hội kết án tử hình và bị thiêu sống trên dàn lửa.
BUSƠ (1924 - ...)

Gioocgiơ Busơ (Gieorge Bush) - Tổng thống Hoa Kỳ, thuộc Đảng Cộng hòa (1989 - 1992).
Gioocgiơ Busơ sinh năm 1924 tại bang Matxasuxet (Massachusets). Năm 1942, sau khi tốt
nghiệp trung học, ông gia nhập quân đội, làm phi công trong binh chủng hải quân. Trong cuộc
Chiến tranh thế giới II, ông tham gia cuộc chiến ở Thái Bình Dương, được hưởng Huân chương
chữ thập.
Chiến tranh kết thúc, Gioocgiơ Busơ vào học đại học khoa kinh tế. Năm 1948, sau khi tốt
nghiệp đại học ông kinh doanh dầu lửa ở bang Têchdat, mười năm sau trở thành triệu phú dầu
lửa.
Gioocgiơ Busơ, đã tham gia tích cực vào hoạt động chính trị: 1966 - 1970 là đại biểu Quốc
hội (Hạ nghị viện), 1971 - 1973, là đại sứ ở Liên Hiệp Quốc, sau làm Chủ tịch Ban chấp hành
Đảng Cộng hòa, đại diện Hoa Kỳ ở Trung quốc, Cục trưởng Cục tình báo.
Từ 1980 - 1988, ông làm Phó tổng thống hai nhiệm kỳ. Tháng 11-1988 ông trúng cử Tổng
thống nhiệm kỳ 1989 - 1992. Vì không ngăn chặn được cuộc suy thoái kinh tế, nạn thất nghiệp
gia tăng, sự mất an ninh XH như cuộc bạo động của những người da đen tại thành phố Lôt
Angiơlet, thuộc bang Caliphonia, ông đã bị thất bại trong cuộc bầu cử chức vụ tổng thống vào
tháng 11-1992.
CAĐE (APĐEN) (1808-1883)

Apđen Cađe (Abdel Kader) - Lãnh tụ phong trào khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân
Angêri 1932 - 1847.

Apđen Cađe là tù trưởng của một bộ lạc Arập ở Maxcara (Angiêri). Trước khi Angiêri trở
thành thuộc địa của Pháp, Angiêri là một quốc gia tự trị do bọn lãnh chúa phong kiến cai trị và
phải cống nạp cho đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Apđen Cađe là người có nghĩa khí, nhiều lần đứng lên
phản đối sự chuyển chế của các lãnh chúa, bảo vệ quyền lợi nhân dân các bộ lạc, do đó có uy tín
lớn trong các bộ lạc. Năm 1830, thực dân Pháp đổ bộ vào Angiêri, chiếm đóng thủ đô Angiê.
Năm 1832, Apđen Cađe lãnh đạo nhân dân Angiêri nổi dậy chống bọn xâm lược Pháp. Ngoài
việc dựa vào nhân dân Arập và Becbe, ông còn liên hệ với nước láng giềng Marôc, để chống lại
thực dân Pháp. Ông đã vận dụng chiến tranh du kích, đánh bại nhiều cuộc tấn công của quân đội
viễn chinh Pháp, mặc dầu quân Pháp được trang bị ưu việt hơn hẳn nghĩa quân. Năm 1837, Pháp
phải ký với Apđen Cađe một hiệp ước thừa nhận chủ quyền của ông ở miền Tây Angiêri.
Tháng 7-1839, thực dân Pháp bội ước, chúng đã tập trung binh lực tấn công Apđen Cađe.
Sau khi tổng hành dinh của ông bị thất thủ và bạn đồng minh Marôc của ông bị bại trận ở Isly
(giáp giới với Angiêri), năm 1847, ông phải đầu hàng thực dân Pháp. Ông bị đưa về Pháp giam
cầm cho đến năm 1952, thì bị đưa sang quản chế ở Damat (Xyri) và mất ở đây năm 1883.
Apđen Cađe là người anh hùng dân tộc Angiêri, được nhân dân kích phục. Năm 1966, sau
khi Angiêri giành được độc lập, chính phủ Angiêri đã đưa thi hài của ông về nước.
CANVANH (1509 - 1564)

Giăng Canvanh (Jean Calvin) - nhà cải cách tôn giáo Pháp, người sáng lập giáo hội Tin lành
ở Giơnevơ và đã gây ra một phong trào cải cách tôn giáo rộng lớn ở châu Âu.
Canvanh sinh ngày 10-9-1509 tại thị trấn Noayông, miền Bắc nước Pháp. Cha ông làm thư
ký cho vị giám mục của xứ này, và muốn con mình trở thành luật sư, nên đã gửi ông học luật ở
trường đại học Pari. Tại thủ đô nước Pháp, ông đã tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân văn chủ
nghĩa và tư tưởng cải cách tôn giáo của Luthơ. Khi chính quyền quân chủ chuyên chế Pháp tiến
hành khủng bố những người theo cải cách tôn giáo, ông đã bỏ sang Đức, rồi sau định cư ở
Giơnevơ.


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 



 Lương Văn Thành  Trang {11}
Năm 1536, ông đã cho ra mắt công chúng tác phẩm Thiết chế của đạo Kitô, trình bày một
cách hệ thống tư tưởng cải cách tôn giáo. Giáo lý căn bản của ông là thuyết định mệnh. Ông cho
rằng số phận của mỗi người, giàu hay nghèo, là do Chúa trời định. Nhưng người ta không biết
được số mệnh của mình, mà cứ phải lao động, kinh doanh kiếm tiền hết sức mình, còn kết quả
thành bại là do Thượng đế quyết định. Thuyết định mệnh của Canvanh phản ảnh đúng thực trạng
tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, nhưng nó cũng thúc đẩy sự phát triển KTtư bản chủ
nghĩa.
Năm 1541, Canvanh đã xây dựng ở Giơnevơ một tổ chức Công xã của những người được
lựa chọn hay quốc gia của Canvanh giáo. Nhà thờ của giáo hội Canvanh được trang trí đơn giản,
mục sư là người giảng giải giáo lý (chủ yếu là kinh Phúc âm) và lo về phần hồn của tín đồ. Vai
trò quản lý của công xã là thuộc về Hội đồng trưởng lão do tín đồ bầu ra.
Tôn giáo cải cách của Canvanh đáp ứng được yêu cầu về tư tưởng và tổ chức của giai cấp tư
sản, cho nên đã truyền bá rộng rãi ở Pháp, Anh và nhất là ở Nêđeclan.
CAVUA (1810 - 1861)

Camilô Benxô đơ Cavua (Camillo Benso de Cavour bá tước)- Thủ tướng của vương quốc
Piêmôntê, người đóng vai trò chủ chốt trong việc thống nhất Italia.
Cavua xuất thân từ một gia đình quý tộc đại địa chủ, nhưng lại mang tư tưởng tự do tư sản,
có đầu óc canh tân. Năm 1852, ông được vua Piêmôntê vời ra làm thủ tướng.
Vương quốc Piêmôtê là một trong bảy quốc gia phong kiến trên bán đảo Italia và là quốc gia
duy nhất thoát khỏi ách thống trị của đế quốc áo. Cavua đã đẩy mạnh canh tân xứ Piêmôtê nhỏ
bé và xúc tiến việc thống nhất quốc gia Italia "từ trên xuống". Ngoài việc phát triển thực lực của
mình, Cavua còn trông mong vào sự ủng hộ của Pháp. Năm 1859, Piêmôntê đã cùng Pháp tiến
hành cuộc chiến tranh chống áo trên đất Italia. Cuộc chiến tranh này đã mang lại cho Piêmôntê
xứ Lômbacđia.
Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân và của phái dân chủ đã thúc đẩy nhanh sự
thống nhất nước Italia. Đạo quân "áo đỏ" hay đạo quân "một nghìn" do người anh hùng dân tộc
Garibandi chỉ huy, đã giải phóng miền Nam Italia. Vùng này sau được sát nhập vào Piêmôntê.

Tháng 3-1861, Quốc hội Italia đầu tiên họp ở Tôrinô (thủ đô của Piêmôntê), tuyên bố thành lập
vương quốc Italia thống nhất. Vua Piêmôntê Vichto- Emmanuen II được tôn làm vua Italia và
Cavua làm thủ tướng. Nhưng ba tháng sau Cavua mất. Công cuộc thống nhất Italia tuy chưa
hoàn thành, nhưng Cavua đã là người đóng góp phần cơ bản cho sự thống nhất của nước Italia.
CAXTƠRÔ (PHIĐEN) (1927 - ...)

Phiđen Caxtơrô (Fidel Castrô) - nhà hoạt động cách mạng của Cuba, Bí thư thứ nhất Đảng
Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng tư lệnh lực
lượng vũ trang Cuba.
Phiđen Caxtơrô sinh ngày 13-8-1927, tại tỉnh Ôrientê trong một gia đình chủ đồn điền. Năm
1945, ông học luật ở trường đại học La Habana và năm 1950, đỗ tiến sĩ luật học.
Năm 1952, Phiđen Caxtơrô đã cùng một số thanh niên Cuba yêu nước và cách mạng tập hợp
nhau lại trong một tổ chức gọi là Phong trào cách mạng để chống lại chính quyền độc tài quân
sự của Batixta. Ngày 26-7-1953, Phiđen Caxtơrô đã cùng các đồng chí trong Phong trào cách
mạng tổ chức cuộc tấn công vào trại lính Mônđaca ở Xanchiagô (trại lính lớn thứ hai của quân
đội Batixta). Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Phiđen Caxtơrô bị bắt và bị kết án 15 năm tù. Năm
1955, để xoa dịu phong trào cách mạng đang lên cao, chính quyền Batixta đã trả lại tự do cho
ông và nhiều chiến sĩ cách mạng. Ông cùng một số đồng chí sang Mêhicô để chuẩn bị lực lượng.
ở trong nước, tổ chức Phong trào cách mạng đổi tên là Phong trào 26 tháng Bảy cũng tổ chức lại
đội ngũ, tập hợp lực lượng tiến hành hoạt động cách mạng ở trong nước.
Năm 1956, Phiđen Caxtơrô cùng 82 chiến sĩ cách mạng Cuba từ Mêhicô vượt biển trên tàu
Granma trở về tổ quốc, xây dựng căn cứ du kích ở vùng Xiera Maextơra. Trải qua ba năm chiến
đấu gian khổ, ngày 1-1-1959, phối hợp chặt chẽ với cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {12}
và cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào thủ đô La Habana, lật đổ

chế độ độc tài Batixta.
Sau khi cách mạng thắng lợi, dưới sự lãnh đạo của chính phủ cách mạng do Phiđen Caxtơrô
đứng đầu, nhân dân Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ nhằm hoàn thành những nhiệm
vụ cơ bản của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và tiến hành xây dựng chủ nghĩa XH. Đế quốc
Mỹ đã phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa XH của nhân dân Cuba trên mọi lĩnh vực chính
trị, kinh tế, quân sự. Ngày 17-4-1961, quân lính đánh thuê của Mỹ đã đổ bộ lên bãi biển Hirôn.
Quân dân Cuba dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Phiđen Caxtơrô đã tiêu diệt hoàn toàn bọn
xâm lược.
Phiđen Caxtơrô đã đề xướng việc thống nhất các chính đảng và cách mạng (Phong trào 26
tháng Bảy, Đảng XH nhân dân và Phong trào 13 tháng Ba) thành Tổ chức cách mạng thống nhất
(26-7-1961) và đến ngày 3-10-1965, đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba. Phiđen Caxtơrô được
bầu làm Bí thư thứ nhất của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Cuba.
Phiđen Caxtơrô là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người kiên quyết đấu
tranh chống mọi thế lực phản động, đứng đầu là đế quốc Mỹ, lãnh đạo nhân dân Cuba đi theo
con đường XH chủ nghĩa.
CAYXỎM PHÔMVIHẢN (1920 - 1992)

Cayxỏn Phômvihản - nhà hoạt động cách mạng, Tổng bí thư, Chủ tịch Ban Chấp hành trung
ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Chủ tịch nước và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Cayxỏn Phômvihản sinh ngày 13-12-1920 ở Xanvanakhét. Ông học đại học luật khoa ở Hà
Nội, đã từng tham gia phong trào học sinh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam.
Năm 1946, ông làm việc tại Bang liên lạc Lào - Việt Nam ở Hà Nội và phụ trách kiều dân Lào ở
Việt Nam chống Pháp. Năm 1948, ông trở về nước, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống
Pháp ở vùng Đông Bắc Lào. Ông đã thành lập đại đội Latxavông ở Sầm Nưa, và làm đại đội
trưởng. Tháng 1-1949, đơn vị Latxavông được vinh dự làm hạt nhân cho việc thành lập quân đội
Lào Itxala và ông được cử làm Tư lệnh. Tháng 8-1950, chính phủ kháng chiến Lào Itxala do
Hoàng thân Xuphanuvông làm Thủ tướng được thành lập, Cayxỏn được cử làm Bộ trưởng Bộ
quốc phòng. Năm 1955, Đảng Nhân dân Lào được thành lập, Cayxỏn được bầu làm Bí thư thứ
nhất của Ban lãnh đạo Đảng, Bí thư quân ủy trung ương, đồng thời là tư lệnh tối cao. Sau Hiệp

định Giưnevơ năm 1954, ông chỉ đạo cuộc đấu tranh bảo vệ hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và
Phongxalì. Thực hiện đường lối hòa hợp dân tộc, đoàn kết các bộ tộc và các tầng lớp nhân dân,
Đảng Nhân dân Lào đã thành lập Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào Hăc sạt) năm 1956. Cayxỏn
được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh
hòng tiêu diệt cách mạng Lào. Đảng Nhân dân Lào đã xây dựng lực lượng vũ trang, lần lượt
đánh bại mọi âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai. Tháng 2-1972, Đảng Nhân dân Lào
triệu tập Đại hội lần thứ hai, đổi tên là Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Cayxỏn Phômvihản
được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành trung tương và đến Đại hội Đảng lần V (3-1991) được
bầu giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tháng 21973, đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện
hòa hợp dân tộc ở Lào. Trong tình hình mới có nhiều thuận lợi, Đảng Nhân dân cách mạng Lào
đẩy mạnh cuộc đấu tranh hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước. Ngày
2/12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ra đời, Cayxỏn Phômvihản được cử làm Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và đầu năm 1991 được bầu làm
Chủ tịch nước.
Ông mất ngày 21-11-1992 tại Thủ đô Viêng Chăn.
CHÂU A NỤ (1967 - 1829)

Chậu A Nụ - Nhà vua yêu nước Lào, người đã lãnh đạo nhân dân Lào nổi dậy lật đổ ách
thống trị của Xiêm La, nhưng thất bại.


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {13}
Chậu A Nụ là một hoàng thân Lào được vua Xiêm La đưa về Băng Cốc nuôi dưỡng từ nhỏ
với hi vọng biến A Nụ thành vua bù nhìn Lào, lệ thuộc Xiêm. Năm 1795, vua Xiêm phong A Nụ
là Thái tử Lào và cấp cho 20.000 quân để đánh chiếm lại những vùng đất của Lào đang bị
Mianma chiếm giữ. Năm 1802, A Nụ chiếm lại được Xiêng Xển, 2 năm sau (năm 1804) chiếm
được Xiêng Mai. Năm 1804, A Nụ được vua Xiêm phong làm quốc vương Viêng Chăn. Là một

người yêu nước, A Nụ luôn luôn mong mỏi xây dựng một nước Lào độc lập, tự do, do vậy bề
ngoài chịu phục tùng Xiêm nhưng A Nụ vẫn khéo léo bí mật khôi phục, xây dựng lực lượng của
mình làm vua Chăm Pasắc - một vị trí chiến lược quan trọng của Lào. Ông cũng tìm mọi cách
tập hợp, thống nhất lực lượng quý tộc Lào trong mặt trận chung, thống nhất nhằm đấu tranh
chống lại sự lệ thuộc Xiêm khi có thời cơ.
Năm 1827, nhân dịp vua Xiêm qua đời, nước Xiêm đang gặp nhiều khó khăn, lại thêm có sự
can thiệp, tấn công vào Băng Cốc của Anh, Chậu A Nụ đã quyết định khởi sự tiến hành công
cuộc giành độc lập. Chậu A Nụ đã thống lĩnh 8000 quân tinh nhuệ, tiến vào đất Xiêm và khẩn
trương tiến quân về hướng Băng Cốc. Do sự phản bội của phó vương Titxa, vua Xiêm biết trước
kế hoạch hành quân của A Nụ và chủ động đối phó, phản công lại. Quân Xiêm ồ ạt tấn công
Chămpasắc rồi tràn vào đất Lào. Chậu A Nụ phải lui về phòng thủ trên hai bờ sông vùng Viêng
Chăn. Nhưng rồi tuyến phòng thủ Viêng Chăn vỡ, A Nụ phải rời Viêng Chăn về Mườn Phuôn,
sau đó chạy sang Nghệ An (Việt Nam). Ngày 18-5-1827, quân Xiêm lọt vào Viêng Chăn và tàn
phá tan hoang kinh thành.
Chậu A Nụ không từ bỏ ý đồ giành nền độc lập. Ngày 1-8-1827, được sự giúp đỡ của vua
Minh Mạng, A Nụ đã kéo quân trở về Lào và chiếm lại được Viêng Chăn, đuổi quân Xiêm về
bên kia biên giới.
Với dã tâm chiếm bằng được Lào, Vua Xiêm đã huy động đại quân tấn công Viêng Chăn.
Do lực lượng quá chênh lệch, một lần nữa, A Nụ phải lui về Mường Phuôn phòng vệ. Nhưng lần
này thủ lĩnh Mường Phuôn vì lợi ích ích kỷ đã phản bội, bắt giữ ông và nộp cho quân Xiêm lĩnh
thưởng. Ngày 15-1-1829, Chậu A Nụ cùng gia quyến bị áp giải về Băng Cốc. Sau khi bị tra tấn
cực hình và từ chối mọi sự dọa dẫm, mua chuộc, ngày 23-1-1829, Chậu A Nụ đã bị sát hại, năm
đó ông 62 tuổi.
Chậu A Nụ đã anh dũng hy sinh, nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông đấu tranh vì nền độc
lập tự do của một nước Lào thống nhất, tự chủ còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Lào yêu
nước.
CHIE (1797 - 1877)

Ađônphơ Chie (Adolphe Thiers) - Chính khách và sử gia Pháp, kẻ đã tàn sát đẩm máu cuộc
khởi nghĩa Công xã Pari năm 1871.

Chie bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc nghiên cứu lịch sử. Từ 1823 - 1827, ông xuất bản
bộ Lịch sử cách mạng gồm 10 tập. Từ 1830, ông bắt đầu hoạt động chính trị. Ông cùng một số
bạn lập ra Đảng Dân tộc (1830) và tham gia vào chính phủ của vua Lui Philip (hay nền quân chủ
tháng Bảy), làm Bộ trưởng Bộ Tài chính (1930 - 1831), Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1832 - 1836) và
hai lần làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao (1836 - 1840). Chie đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển của nền KTtư bản chủ nghĩa, mặt khác thẳng tay đàn áp những cuộc đấu tranh của
quần chúng nhân dân (Cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông năm 1832 - 1834). Cuối năm
1840, vì không hoàn toàn ăn ý với vua Lui Philip, ông đã bị nhà vua gạt ra khỏi chức thủ tướng.
Sau cuộc cách mạng 1848, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội, và là đại diện cho phái phản
động bảo thủ dưới nền Cộng hòa II. Tháng 12-1851, khi Lui Napôlêông Bônapac, làm cuộc đảo
chính, ông bị bắt và bị trục xuất. Ông quay trở lại nghiên cứu lịch sử. Từ 1845 - 1862, ông đã
xuất bản bộ Lịch sử của Chế độ Tổng tài và Đế chế gồm 20 tập.
Năm 1863, khi chính quyền của Napôlêông III nới rộng quyền dân chủ, ông lại được bầu vào
Quốc hội. Sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), đế chế II của Napôlêông III sụp đổ,
một chính phủ mới do Chie đứng đầu, hoàn toàn phải chấp nhận những điều khoản trong hòa
ước với Đức. Được sự giúp sức của Đức, quân đội của Chie đã tàn sát đẫm máu những chiến sĩ
Công xã Pari (30.000 người bị giết, hơn 40.000 người bị tù đầy). Tháng 8-1971, Chia trở thành
Tổng thống nước Cộng hòa Pháp. Tuy nhiên, trong Quốc hội, phái bảo hoàng chiếm đa số, họ
 Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {14}
muốn khôi phục lại chế độ quân chủ. Nhưng cái kỷ niệm khủng khiếp về Công xã Pari làm cho
Chie không dám lập lại chế độ quân chủ. Tháng 5-1873, phái bảo hoàng trong quốc hội buộc
Chie từ chức. Từ đó Chie chỉ còn là thủ lĩnh của phái đối lập Cộng hòa trong quốc hội.
CHU ÂN LAI (1898 - 1976)

Chu Ân Lai - nhà hoạt động cách mạng, Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Phó Chủ tịch và ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chu Ân Lai sinh trưởng ở tỉnh Triết Giang, thời trẻ học tại Thiên Tân, đã từng lưu học sinh ở

Nhật Bản. Năm 1920, ông sang du học ở Pháp, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tập hợp một số
thanh niên lưu học sinh Trung Quốc ở Pari (Pháp) thành lập một tiểu tổ cộng sản. Ông tham dự
Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải năm 1921. Năm 1924, Chu Ân Lai
giữ chức Chủ nhiệm Cục Chính trị trường võ bị Hoàng Phố. Tháng 8-1927, ông cùng Chu Đức,
Hạ Long lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Cũng từ năm ấy, ông được bầu làm ủy viên
trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoạt động bí mật trong vùng chiếm đóng của Quốc dân
Đảng.
Năm 1928, ông là ủy viên Bộ Chính trị và là Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuối năm 1931, ông được điều lên căn cứ địa cách mạng, làm Tổng chính ủy hồng quân công
nông. Năm 1934, ông tham gia cuộc Vạn lý trường chinh. Chu Ân Lai có nhiều công lao trong
việc xây dựng mặt trận thống nhất chống Nhật (hay Quốc - Cộng hợp tác trong cuộc chiến tranh
kháng Nhật) và chỉ huy cuộc chiến tranh giải phóng.
Khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập (1949), ông được bầu làm Thủ tướng
chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị hiệp thương, Phó
Chủ tịch Hội đồng quân sự nhân dân cách mạng.
Tháng 9-1956, ông lại được bầu làm Phó chủ tịch và ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành
trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như
hội nghị Giơnevơ năm 1954 giải quyết vấn đề hòa bình ở Đông Dương, hội nghị đoàn kết các
ước á Phi họp ở Băngđung năm 1955.
Từ năm 1966, do không cùng quan điểm với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai bị gạt ra khỏi
trường chính trị và bị giam lỏng trong bệnh viện cho đến lúc mất (1976)
CHU NGUYÊN CHƯƠNG (1328 - 1398)

Chu Nguyên Chương tức Minh Thái Tổ, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân Hồng Cân cuối
đời Nguyên, lập ra nhà Minh, hiệu là Minh Thái Tổ (1368 - 1398).
Chu Nguyên Chương xuất thân từ gia đình bần nông, bố mẹ mất sớm vì bệnh dịch. Ông làm
sư đi khất thực một thời gian. Năm 1352, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dân Hồng Cân
ở An Huy do Quách Tử Hưng lãnh đạo. Chiến đấu dũng cảm, có nhiều mưu lược và tài tổ chức,
ông được Quách Tử Hưng phong làm tướng và gả con gái cho. Năm 1355, Quách Tử Hưng chết,
ông trở thành người lãnh đạo chủ chốt của cánh quân này. Năm 1356, Chu Nguyên Chương

thành lập chính quyền ở Nam Kinh, xưng là Ngô Quốc Công, năm 1364, xưng là Ngô Vương,
Quân đội của Chu Nguyên Chương đã tiêu diệt được chủ lực của quân Nguyên và các thế lực
quân phiệt người Hán ở Giang Nam. Năm 1367, Chu Nguyên Chương sai tướng đem quân lên
miền Bắc, lật đổ triều Nguyên. Mùa thu năm 1368, quân Chu Nguyên Chương tiến đánh Đại Đô
(kinh đô của nhà Nguyên, nay là Bắc Kinh), triều đình nhà Nguyễn bỏ chạy. Cùng năm đó, Chu
Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, đặt tên nước là Minh, hiệu là Minh Thái Tổ.
Khi lên ngôi vua, Minh Thái Tổ ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm khôi phục và
phát triển kinh tế, ổn định tình hình XH, trừng trị tham quan ô lại, giảm bớt nỗi cực khổ cho
nhân dân. Nhờ đó triều đại Minh tồn tại được gần ba thế kỷ (1369 - 1644) và là triều đại phong
kiến phồng thịnh ở Trung Quốc.
CLÔVIT (465 - 511)



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {15}
Clôvit (Clovis) - vua đầu tiên của vương quốc Phơ-răng, một quốc gia tiền thân của các
vương quốc phong kiến Pháp, Đức và Italia sau này.
Clôvit là con thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc Phơrăng Xaliêng thuộc bộ tộc Giecman
vùng ven biển Hắc Hải. Thuở nhỏ, Clôvit nổi tiếng thông minh, mưu trí, dũng cảm. Năm 481,
khi vua cha mất, ông đã được hội nghị quý tộc bầu làm thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc. Lúc
này thị tộc bầu làm thủ lĩnh quân sự tối cao của bộ lạc. Lúc này, đế quốc Rôma đang sụp đổ. Xứ
Gôlơ (nước Pháp ngày nay) trước kia là một tỉnh của đế quốc Rôma, nay bị phân chia thành
nhiều vùng độc lập. Viên thống đốc đế quốc Rôma xứ Gôlơ là Xyagriút xưng vương, chiếm cứ
miền Bắc xứ Gôlơ. Còn miền Đông và Nam xứ Gôlơ bị các bộ lạc Alamăng, Buôcgôngđơ và
Vixigôt (hay Tây Gôt thuộc bộ tộc Giecman chiếm giữ). Năm 486, Clôvit tấn công vương quốc
Xyagriut, thôn tính cả miền Bắc xứ Gôlơ. Clôvit lên ngôi vua, lập ra vương quốc Phơrăng. Để
lôi kéo nhân dân Rôma ở xứ Gôlơ là những người theo đạo Kitô, Clôvit đã tiếp nhận đạo Kitô

làm quốc giáo. Ông là vua "man tộc" đầu tiên theo đạo Kitô. Ông đã nhận lễ rửa tội từ tay giám
mục Xanh Rêmi ở nhà thờ Rem vào năm 496. Các giám mục và linh mục của giáo hội Kitô ở xứ
Gôlơ trở thành đẳng cấp quý tộc tăng lữ, một bộ phận của giai cấp thống trị vương quốc
Phơrăng.
Sau khi củng cố và ổn định vương quốc Phơrăng ở miền Bắc xứ Gôlơ, Clôvit lại tiếp tục mở
rộng cuộc chiến tranh bành trướng, chiếm cứ đất đai của các bộ lạc Alammăng, Buôcgôngđơ ở
miền Đông và đánh đuổi người Vixigôt ra khỏi miền Nam xứ Gôlơ. Vương quốc Phơrăng chiếm
cứ toàn bộ xứ Gôlơ, trở thành vương quốc "man tộc" mạnh nhất ở Tây Âu thời bấy giờ. Sau khi
ông mất, lãnh thổ của vương quốc Phơrăng còn được tiếp tục mở rộng, nhất là dưới đời hoàng
đế Saclơmanhơ, bao gồm cả nước Pháp, Đức và Italia ngày nay.
CÔLÔMBÔ (1451 - 1506)

Crixtôphôrô Côlômbô (Christophoro Colombo) - nhà hàng hải Italia, phục vụ triều đình vua
Tây Ban Nha, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên qua Đại Tây Dương và tìm ra châu Mỹ.
Côlômbô xuất thân trong gia đình công nhân dệt ở Giênôva, một hải cảng sầm uất ở phía
Bắc Italia. Ông thường có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, luôn mơ ước vượt trùng dương
tới miền đất xa lạ. Ông đã nhiều lần vượt biển theo các đoàn tàu buôn. Năm 1476, ông sang Bồ
Đào Nha đề xuất dự án vượt đại dương theo hướng tây tới Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng vua
Bồ Đào Nha không chấp thuận. Ông bỏ sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha
Phecnanđô và nữ hoàng Ixabenla chấp nhận dự án và cấp kinh phí cho ông thực hiện cuộc thám
hiểm.
Ngày 3-8-1492, Côlômbô được phong Đô đốc, cầm đầu một đoàn tàu gồm ba thuyền buồm
và 60 thủy thủ rời cảng Palôxơ (Nam Tây Ban Nha) đi tìm đường sang ấn Độ theo hướng tây.
Sau hai tháng rưỡi lênh đênh ngoài biển khơi Đại Tây Dương đầy gian khổ và lo âu, ngày 12-101492, đoàn tàu của Côlômbô đến được vùng quần đảo Bahama, rồi Cuba và Haiti. Côlômbô
tưởng rằng mình đã đến Nhật Bản hoặc những hòn đảo ven bờ ấn Độ (cho nên ông gọi dân bản
xứ là người ấn Độ - Indian). Nhưng gần nửa năm sục sạo ở các hòn đảo này, ông không tìm thấy
hạt tiêu và hương liệu và những thứ hàng đắt giá ở châu Âu, mà chỉ thu hoạch được một ít vàng
và đường. Tháng 3-1943, ông trở về Tây Ban Nha, được triều đình và nhân dân Tây Ban Nha
đón tiếp trọng thể. Ông được vua Tây Ban Nha phong phó vương các thuộc địa ở Tần lục địa.
Từ 1493 - 1504, Côlômbô còn thực hiện ba chuyến thám hiểm nữa sang lục địa mới. Ông đã

khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Ăngti và cả bờ biển Trung Mỹ. Nhưng số vàng bạc
và của cải mà ông mang về cho vua Tây Ban Nha quá ít ỏi, vì thế ông không được nhà vua tín
nhiệm nữa. Năm 1506, ông mất tại một thành phố nhỏ ở miền Bắc Tây Ban Nha trong sự nghèo
khổ và lãng quên.
CÔPECNICH (1473 - 1543)

Nicôlai Côpecnich (Nicolai Copernic) - nhà thiên văn học vĩ đại người Ba Lan, người đầu
tiên đề xuất học thuyết Nhật tâm (coi mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, các hành tinh khác


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {16}
quay xung quanh mặt trời và tự xoay quanh mình), làm đảo lộn học thuyết của Ptôlêmê được
giáo hội Thiên chúa giáo chấp nhận cho đến bây giờ.
Côpecnich sinh ngày 19-2-1473 tại thành phố cảng Tôrun, Ba Lan. Cảng Tôrun xinh đẹp và
sầm uất nằm trên bờ sông Vistuyn, cách bờ biển Bantích chừng 100 dặm. Cha của Côpecnich là
một thương nhân khá giả, có uy tín trong thành phố. Nhưng cậu bị mồ côi cha khi vừa tròn 10
tuổi. May thay, cậu được một giám mục giàu có là Luca Vagiencô, em trai của mẹ, đỡ đầu và
gửi đến Italia học tập. Côpecnich học cả về thần học, y học và cơ học.
Năm 1503, khi tốt nghiệp trở về Ba Lan, Côpecnich được cử làm giáo sĩ ở thành phố
Phrômboóc. Nhưng Côpecnich lại rất ham mê thiên văn học. Ngoài giờ hành lễ ở nhà thờ và
thăm, chữa bệnh cho người nghèo, ban đêm ông lại leo lên ngọn tháp của nhà thờ để quan sát
các vì sao. Quan sát bằng mắt thường và sử dụng những dụng cụ thiên văn thô sơ thời bấy giờ,
Côpecnich cũng đã nhận ra sự sai lầm của thuyết địa tâm của Ptôlêmê. Ông nhận thấy chỉ có
Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, còn sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và các hành tinh khác
không quay xung quanh Trái Đất mà quay xung quanh Mặt Trời. Chúng ta cảm thấy Mặt Trời và
các vì sao quay xung quanh Trái Đất, chính là vì Trái Đất chuyển động quanh trục của nó một
lần trong một ngày đêm.

Học thuyết Nhật tâm của Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào quan điểm "Vai trò của
Thượng đế sáng tạo ra thế giới" của giáo hội Thiên chúa giáo. Vì sợ bị giáo hội Thiên chúa giáo
trừng phạt, nên tuy phát kiến khi chưa đầy 40, nhưng vào cuối đời, ông mới công bố học thuyết
này trong một cuốn sách thiên văn học của ông.
CRÔMOEN (1599 - 1658)

Ôlivơ Crômoen (Oliver Cromwell) - nhân vật chủ chốt của cách mạng tư sản Anh (1640 1660), người có nhiều công lao đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi và đã nắm chính quyền độc
tài quân sự 1653 - 1658.
Crômoen là một địa chủ, đại diện cho tầng lớp quý tộc mới, có tinh thần cách mạng, khả
năng tổ chức và chỉ huy quân sự. Năm 1640, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội. Trong Quốc
hội, ông đã hăng hái chống lại nhà vua và giáo hội Anh. Khi cuộc chiến tranh chống vua Saclơ I
nổ ra (1642), ông đã tổ chức đạo quân "kiểu mới", làm hạt nhân cho quân đội của Quốc hội
(quân "đầu tròn", vì đầu tóc cắt ngắn, ăn mặc giản dị). Đơn vị kị binh của Crômoen, do lòng
dũng cảm và chí kiên quyết, được mệnh danh là "sườn sắt". Quân đội "đầu tròn" của Quốc hội
đã đánh bại quân đội "kị sĩ" của vua và bắt giam vua (1648).
Sau khi vua Anh Saclơ I bị xử tử (1649), chế độ Cộng hòa được thành lập. Chính phủ Cộng
hòa đã phái Crômoen mang quân đội sang đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Airơlen,
Xcôtlen và tiến hành chiến tranh với Hà Lan buộc nước xảy ra nhiều biến động do quần chúng
lớp dưới không thỏa mãn với những chính sách của chính phủ Cộng hòa, bọn sĩ quan cao cấp và
bọn đại tư sản ở Luân Đôn đã ủng hộ Crômoen thực hiện chế độ độc tài quân sự. Năm 1653, Hội
đồng sĩ quan bầu Crômoen làm người đứng đầu Chính phủ và phong cho ông chức vụ suốt đời
làm Bảo hộ công. Lúc đầu, Crômoen còn chia sẻ quyền lợi với một hội đổng quốc gia, nhưng từ
1655, ông nắm tất cả mọi quyền hành, không triệu tập cả Quốc hội. Crômoen mất ngày 3-91658.
CUÔCBÊ (1819 - 1877)

Guyxtavơ Cuôcbê (Gustave Courbet) - họa sĩ Pháp, đứng đầu trường phái hội họa thực Pháp
thế kỷ XIX.
Cuôcbê sinh tại tỉnh lị Oocnăng (Ornans). Thời trẻ, ông học hội họa ở Pari, chịu ảnh hưởng
các họa sĩ hiện thực Hà Lan ở thế kỷ XVII. Ông thường vẽ tranh phong cảnh và cuộc sống người
lao động.

Cuôcbê là một họa sĩ tiến bộ, có quan hệ bạn bè với nhà tư tưởng XH chủ nghĩa Pruđông và
nhà tư tưởng này từng có mặt trong tranh của ông. Những bức tranh miêu tả cuộc sống của nhân
dân lao động như bức Đám tang ở Oocnăng, Người đập đá v.v... khiến Cuôcbê trở thành lớp học


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {17}
sĩ hiện thực có khuynh hướng tiến bộ. Thời bấy giờ, ông thường bị giai cấp thống trị Pháp bài
xích, không cho tham dự các cuộc triển lãm quốc gia. Ông phải tổ chức những cuộc triển lãm
riêng hoặc mang tranh sang triển lãm ở Đức.
Thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ và Công xã Pari (1870 - 1871), ông bị tố cáo là có liên quan
với những người khởi nghĩa, nên bị trục xuất sang Thụy Sĩ và mất năm 1877. Hiện nay ở thành
phố quê hương Oonăng, có một viện bảo tàng trưng bày những tác phẩm của ông.
ĐACUYN (1809 - 1882)

Saclơ Đacuyn (Charles Darwin) - nhà tự nhiên học và sinh vật học người Anh.
Đacuyn là con một gia đình trí thức. Ngay từ bé, Đacuyn đã ham mê đùa nghịch ngoài đồng
nội, thích đi lang thang trong rừng để nhặt nhạnh những mẫu đá, cây cỏ, sưu tập những loài sâu
bọ... Gia đình cho ông đi học ngành y. Nhưng được hai năm, thấy "không có khả năng" với nghề
y, gia đình lại chuyển ông sang học khoa triết để hi vọng trở thành giáo sĩ. Sau kỳ thi tốt nghiệp
khoa triết vào loại trung bình, người ta chuẩn bị cho ông bộ áo dài đen của một thầy tu trẻ, thì
một việc xảy ra làm đảo lộn hết thảy.
Một đoàn khảo sát vùng Đất Lửa (Nam Mỹ) trên con tàu Bigơn đang chuẩn bị tiến hành.
Đacuyn lúc đó 22 tuổi tìm mọi cách để được tham gia cuộc khảo sát. Suốt năm năm trời (1931 1836), ông đã cùng con tàu Bigơn đi dọc theo bờ biển châu Mỹ, châu úc. Ông đã quan sát thiên
nhiên, sưu tầm các động thực vật, tìm hiểu phong tục thổ dân... Ông viết nhật ký và thư từ trao
đổi với bạn bè và gia đình về những kết quả sưu tập và những nhận xét khoa học. Trong lúc con
tàu Bigơn còn đang lênh đênh trên Thái Bình Dương, thì một người bạn của ông đã thông báo về
những công trình sơ thảo của ông cho các hội viên của Hội khoa học Hoàng gia Anh. Cho nên

khi ông trở về nước, ông đã được đón tiếp như một nhà bác học lớn.
Nhưng Đacuyn còn nhiều việc phải làm, phân loại mẫu sưu tập, chỉnh lý những tài liệu ghi
chép, thực hiện thí nghiệm... mới hoàn chỉnh được học thuyết về tiến hóa đang thai nghén.
Đacuyn đã dành suốt 20 năm để hoàn thành công trình nghiên cứu. Cuốn Nguồn gốc các giống
loài theo con đường đào thải tự nhiên của ông xuất bản năm 1859 như một tiếng sấm làm rung
chuyển màn mây mù tăm tối. Bằng những lập luận chặt chẻ trên cơ sở tư liệu phong phú,
Đacuyn đã giải thích sự hình thành các loài sinh vật bằng quá trình tiến hóa chọn lọc, chứ không
phải bằng "bàn tay Thượng đế". Học thuyết của ông đã lật đổ quan niệm cũ về tính cố định và
bất biến của tự nhiên.
Giáo hội Thiên chúa giáo và một số nhà bác học thủ cựu, đả kích kịch liệt học thuyết "phản
chúa" của Đacuyn. Nhưng những công trình lý thuyết của Đacuyn và của các nhà khoa học
khác, cùng những công trình thực nghiệm ở nhiều nước đã tạo thêm sức thuyết phục cho học
thuyết tiến hóa và đã làm cho học thuyết Đacuyn chiến thắng.
Cuộc chiến đấu cho chân lý đã làm cho sức khỏe của ông giảm sút. Tuy nhiên, ông vẫn bắt
tay vào soạn thảo những công trình kế tiếp để bổ sung hoàn chỉnh cho những lập luận về tiến
hóa. Cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, khi đã 73 tuổi, ông vẫn không rời căn phòng
làm việc. Ông mất ngày 19-7-1882.
ĐAVIT (1748 - 1825)

Lui Đavit (Louis David) - họa sĩ lỗi lạc thời Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Đavit đã bộc lộ khuynh hướng hiện thực và trở thành
người đứng đầu trường phái Tân Cổ điển trong hội họa. Bức tranh Lời thề của anh em Hôraxơ
của ông được sáng tác trước cuộc Cách mạng Pháp 1789 đã có giá trị cổ động quần chúng đứng
lên làm cách mạng (bức tranh này hiện nay được trưng bày ở Viện bảo tàng Luvrơ, Pari - Pháp).
Khi cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ông đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng
và đã thể hiện trên tranh vẽ của mình những hình ảnh cách mạng của nhân dân. Đặc biệt trong
bức tranh Cái chết của Mara, ông đã diễn tả hình ảnh người anh hùng bất tử, "người bạn của
nhân dân", tuy bị kẻ thù hèn mạt ám hại, nhưng đã biểu hiện sáng chói chủ nghĩa anh hùng cách
mạng.



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {18}
Thời kỳ Napôlêông Bônapac cầm quyền, Đavit được phong "họa sĩ số một" của nước Pháp.
Trong bức tranh Lễ đăng quang (vẽ buổi lễ Napôlêông đang đội vương miện cho vợ là
Giôdêphin lên ngôi hoàng hậu), ông đã thể hiện đám đình thần như một bầy vô lại láo nháo và
giáo hoàng tỏ ra ấm ức vì phải khuất phục uy quyền của một tên vua lộng hành, mà phải nén
lòng cam chịu.
Khi phái phản động lên cầm quyền, ông đã hai lần bị tù. Lần thứ nhất, khi nền chuyên
chính? Giacôbanh bị lật đổ, vì ông ủng hộ phái Giacôbanh và thân với Rôbexpie, ông bị những
người ghen ghét, thù địch tố giác và bị tù. Lần thứ hai, khi nền quân chủ của dòng họ Buôcbông
phục hồi, ông bị lưu đày vì tội đã biểu quyết giết vua Lui XVI. Ông cư trú ở Brucxen kinh đô
nước Bỉ. Nhiều vua chúa các nước đến nhờ ông vẽ chân dung, nhưng ông đều từ chối.
ĐÊCACTƠ (1596 - 1650)

Rơnê Đêcactơ (René Descartes) - nhà toán học, vật lý học và triết học nổi tiếng người Pháp.
Rơnê Đêcactơ sinh ngày 31-3-1596 tại một thành phố nhỏ ở Pháp, trong một gia đình quý
tộc. Rơnê ra đời được có mấy ngày đã mồ côi mẹ. Tạng người yếu đuối, nhưng nhờ bà vú tận
tình chăm sóc nuôi dưỡng mới sống nổi. Đến tuổi đi học, Rơnê được gửi vào trường dòng
(trường của giáo hội dòng Tên). Khi học tỏ ra thông minh khác thường, nhưng lại không ham
học,? Rơnê chán ghét những giáo lý của đạo Thiên chúa mà trường dòng nhồi nhét cho.
Năm 17 tuổi, Rơnê Đêcactơ tới Pari. Lúc đầu, chàng quý tộc trẻ tuổi này lao vào cuộc sống
ăn chơi hưởng lạc chốn đô thành hoa lệ. ít lâu sau, Đêcactơ hối tiếc thời gian lãng phí đó và lao
vào nghiên cứu toán học. Sau khi tốt nghiệp đại học, với tấm bằng luật sư loại ưu, Đêcactơ có
thể dễ dàng tìm được một cương vị ưu đãi. Nhưng tính hiếu động, không chịu ngồi yên một chỗ,
Đêcactơ xung phong vào làm sĩ quan kị binh, và tìm cách đi chu du khắp châu Âu. Ông sống ở
Hà Lan tới 20 năm. Năm 1649, ông được nữ hoàng Thụy Điển Crixtina mời sang Xtôckhôm. Nữ
hoàng trọng đãi nhà bác học, yêu cầu ông giảng cho bà về triết học và tổ chức giúp Viện hàn lâm

khoa học Thụy Điển. Một buổi sáng tới hoàng cung, ông bị cảm lạnh, viêm phổi cấp tính. Ông
mất tại Xtôckhôm năm 1650, khi mới 54 tuổi. Mười bảy năm sau, thi hài của ông được đưa về
nước Pháp và nhân dân Pháp đã tổ chức lễ tang nhà bác học kiêm triết học của họ lần thứ hai.
Đêcactơ đã sáng tạo ra phép tính vi phân và tích phân, hình học giải tích và nhiều phương
pháp toán học khác. Ngoài ra ông còn có những cống hiến về cơ học, thiên văn học... Ông sử
dụng khoa học để xây dựng hệ thống triết học mới và phê phán triết học kinh viện của giáo hội.
Tác phẩm của ông đã bị giáo hội liệt vào "danh mục sách cấm". Cuộc đời của ông phần lớn thời
gian phải sống ở nước ngoài để tránh sự khủng bố của giáo hội.
ĐÊMÔCRIT (460 - 370 TCN)

Đêmôcrit - nhà bác học toàn năng và nhà triết học duy vật lớn nhất của Hi Lạp cổ đại.
Đêmôcrit sinh trưởng ở Apđerơ, một thành phố thực dân địa của Hi Lạp ở xứ Tơraxia, ven
bờ phía Bắc của biển Êgiê.
Đêmôcrit là người đầu tiên giải thích cơ cấu của tự nhiên là nguyên tử. Theo ông đó là
những hạt nhỏ mà mắt người không thấy được, không thể phân chia được nữa và sự vận động
của các hạt là sự vận động của tự nhiên. Ông nói rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều là kết quả
do sức hấp dẫn của các nguyên tử ảnh hưởng lẫn nhau mà sinh ra. Ông cho rằng mọi biến động
trong thế giới vật chất đều là những hiện tượng tự nhiên và hợp với quy luật.
Đêmôcrit đã áp dụng học thuyết nguyên tử của mình vào toán học. Ông cho rằng mọi đại
lượng hình học đều gồm những đại lượng - ban đầu là những "nguyên tử hình học". Cống hiến
của Đêmôcrit trong lịch sử toán học: ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu vấn đề
thể tích và chủ trương sử dụng một phương pháp nghiên cứu toán học, mà sự phát triển tiếp theo
của nó đã đưa đến việc sáng lập lý thuyết các đại lượng vô cùng bé.
Đêmôcrit đã có nhiều công trình về khoa học tự nhiên. Luận văn "Về bản chất con người của
ông" có những kiến thức giải phẫu sinh lý con người rất có giá trị. Ông đã thu nhập được những


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 



 Lương Văn Thành  Trang {19}
tài liệu phong phú về động vật học và thực vật học. Các Mác đánh giá Đêmôcrit là "trí thuệ vạn
năng đầu tiên trong những người Hi Lạp".
Đêmôcrit là người không tin có thần thánh. Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ.
Ông cho bản chất của vạn vật là các nguyên tử và các khoảng chân không. Ông cho nguồn gốc
của những quan niệm tôn giáo là sự sợ hãi và dốt nát của con người. Đêmôcrit đã giải quyết
được những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông và đã căn bản phê phán được học thuyết duy
tâm cổ đại.
ĐIAXƠ (k 1450 - 1500)

Bactôlômêu Điaxơ (Bartolomeu Đias) - nhà thám hiểm Bồ Đào Nha đầu tiên đi vòng quanh
bờ biển phía tây châu Phi đến được mũi Hảo Vọng.
Bồ Đào Nha là nước đầu tiên ở châu Âu từ đầu thế kỷ XV đã thăm dò con đường men theo
bờ biển châu Phi để sang phương Đông. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha mỗi lần chỉ thám hiểm
một phần đường rồi lại quay về. Cứ như thế đến năm 1445, họ tới được mũi Xanh và năm 1472
đến vịnh Ghinê.
Bactôlômêu Điaxơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đã nhiều lần có mặt
trong đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển châu Phi. Năm 1486, Điaxơ được giao chỉ huy một đoàn
thám hiểm gồm hai thuyền buồm Caravela vượt qua vịnh Ghinê đi tiếp xuống phía nam. Sau nửa
năm trời vật lộn với sóng biển đại dương, dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn, ngày 3-21487, Điaxơ đã tới mỏm cực Nam châu Phi. Khi vượt qua mũi cực Nam Châu Phi đoàn thuyền
của Điaxơ đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp".
Nhưng vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên mũi "Bão Táp" thành mũi "Hải Vọng" (hi vọng tốt
đẹp). Con đường "hi vọng" tốt đẹp sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha.
ĐICHCƠN (1812 - 1870)

Saclơ Đichcơn (Charles Đickens) - nhà văn hiện thực lớn của nước Anh.
Khi Đichcơn còn nhỏ, cha ông đã bị phá sản và bị bắt giam vì vỡ nợ. Chàng thiếu niên Saclơ
đã phải đi làm thuê trong một công xưởng, do đó đã hiểu rõ tình cảnh nghèo khổ của những
người lao động và sự bóc lột của các chủ xưởng. Ước ao trở thành văn sĩ, khi màn đêm buông
xuống, công việc của công xưởng đã xong, ông mang những cuốn tiểu thuyết cũ trong thư viện

gia đình ra đọc và tập viết văn. Lớn lên, Đichcơn làm phóng viên cho một số tờ báo ở Luân
Đôn... Những cuộc phiêu lưu Phichuynh (1837) là tác phẩm thành công đầu tiên của ông. Với
một giọng văn hài hước, tế nhị và đầy cảm xúc, trong cuốn truyện này, Đichcơn đã gợi lên hình
ảnh nước Anh nông nghiệp đang chuyển biến thành nước Anh công nghiệp, gợi lên những
phong tục của các thành phố nhỏ của Anh. Những tác phẩm tiếp theo của ông là Ơlivơ Tuyt
(1838), Nicôla Nickơnbi (1839), v.v... đều và những tác phẩm xuất sắc. Đặc biệt cuốn Đêvit
Côpơphin (1849) là tác phẩm có tính cách tự thuật, được coi là kiệt tác.
óc tưởng tượng phong phú của Đichcơn "khi thì trào lộng, khi thì rùng rợn, có lúc lại hoàn
toàn kì quái" đã biến những nhân vật trong truyện của ông thành những người "khổng lồ".
Đichcơn đã nói lên những cảnh đen tối trong cuộc sống của nước Anh ở nửa đầu thế kỷ XIX,
đến chế độ khắc nghiệt của nhà trường v.v... Ông đã dựng lên các nhân vật là những nhà tư sản
tham lam, vô đạo đức, bên cạnh đó là những người công nhân thông minh, tháo vát. Bằng lối
văn hài hước nhẹ nhàng, Đichcơn đã vạch trần bộ mặt xấu xa của XH tư sản Anh.
ĐIĐƠRÔ (1713- 1784)

Đơnit Điđơrô (Banis Diderot) - nhà triết học, nhà văn, nhà bác học, người đã đặt nền móng
cho phong cách hiện thực, mở đầu nền văn học tiến bộ Pháp.
Cha của Điđơrô là một người thợ thủ công luôn luôn mong sao cho con mình trở thành một
linh mục để có cuộc sống sung túc và được trọng vọng. Điđơrô không đi theo con đường mà
người cha đã vạch ra, ông đi vào cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn của người trí thức Pari đi tìm
tự do.
 Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {20}
Trong các tác phẩm của ông như Tư tưởng triết học, các tiểu thuyết Nữ tu sĩ, Giắc - tín đồ
định mệnh, Cháu Ramô, ông đả phá kịch liệt giáo hội Thiên chúa giáo và bọn quý tộc phong
kiến.
Cuốn sách đã làm cho ông đạt tới tuyệt đỉnh vinh quang là bộ Bách khoa toàn thư hay Từ
điển lý luận về khoa học, nghệ thuật và nghề nghiệp (gồm 35 cuối). Bộ sách này do ông chủ trì

đã tập hợp rất nhiều học giả tiến bộ, các nhà bác học và chuyên gia về tất cả các bộ môn tham
gia vào việc biên soạn. Bộ Bách khoa toàn thư mang khuynh hướng chính trị, chiến đấu rõ rệt.
Nó khai chiến với giáo hội Thiên chúa giáo, kịch liệt công kích những quy định của chế độ
phong kiến và chính quyền chuyên chế. Do đó, việc xuất bản bộ Bách khoa toàn thư nhiều lần bị
đình chỉ và bị cấm. Tuy vậy, toàn bộ bộ sách này cũng đã được lần lượt xuất bản trong hơn hai
mươi năm (1751 - 1772).
F.Enghen đã viết về Điđơrô: "Nếu như có một người nào đó đã cống hiến trọn cuộc đời mình
cho chân lý và lẽ phải, thì người đó chính là Điđơrô". Và CacMac coi Điđơrô là nhà văn mà
mình yêu thích.
ĐIMITƠRÔP (1882 - 1849)

Ghêoocghi Đimitơrôp (Georgi Đimitrov) - nhà hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô
sản Bungari và của thế giới, Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản, Tổng bí thư Ban Chấp hành trung
ương Đảng Cộng sản Bungari, Chủ tịch Hội đồng chính phủ nước Cộng hòa dân chủ Bungari.
Đimitơrôp xuất thân từ một gia đình lao động, ông chỉ được học hết tiểu học và hai năm
trung học. Năm 12 tuổi, ông học nghề sắp chữ và trở thành công nhân ngành in ở Xôphia. Năm
16 tuổi, ông tham gia hoạt động cách mạng làm công tác công đoàn và viết báo. Năm 1902, khi
vừa tròn 20 tuổi, Đimitơrôp tham gia Đảng XH dân chủ Bungari. Năm 1904, ông là Bí thư Đảng
bộ Xôphia, đồng thời được bầu vào Ban Chấp hành Tổng nghiệp đoàn công nhân Bungari. Ông
lãnh đạo cuộc đình công của công nhân mỏ ở Pecnic và giành được thắng lợi. Mùa hè năm 1912,
Đimitơrôp bị bắt. Nhưng trước sức mạnh đấu tranh của nhân dân, Chính phủ tư sản Bungari phải
trả lại tự do cho ông. Cuối năm 1913, Đimitơrôp được bầu vào Quốc hội Bungari. Tại Quốc hội,
ông đã cùng các đại biểu phái tả của Đảng XH dân chủ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô
sản và nhân dân lao động. Trong chiến tranh thế giới I (1914 - 1918) Bungari tham gia bên cạnh
nước Đức, Đimitơrôp đã nhiều lần tới các thành phố gần mặt trận, vận động binh sĩ phản chiến.
Tháng 8-1918, tòa án quân sự kết án ông ba năm tù về tội xúi giục binh sĩ nổi loạn. Nhưng do
đấu tranh của quần chúng nhân dân, ba tháng sau ông lại được tha. Sau chiến tranh, nước
Bungari bại trận, bị quân Đồng minh chiếm đóng. Nạn đói lan tràn khắp nơi. Đimitơrôp đứng
hàng đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân đòi cải thiện đời sống. Năm 1920, Đimitơrôp tham
gia đoàn đại biểu Đảng cộng sản Matxcơva, nhưng bị giữ lại ở Rumani. Tháng 1-1921,

Đimitơrôp lại sang Nga dự Đại hội Công đoàn toàn nước Nga và dự Đại hội Quốc tế Cộng sản.
Lần này Đimitơrôp đã được gặp Lênin và được Lênin góp nhiều ý kiến về phương hướng hoạt
động của phong trào cách mạng. Năm 1923, bọn phát xít Bungari tổ chức cuộc đảo chính lật đổ
chính phủ dân chủ, thành lập chính quyền phát xít. Chúng tiến hành bắt bớ và bắn giết hàng loạt
những người cộng sản và nhân dân. Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Bungari quyết
định khởi nghĩa. ủy ban cách mạng trung ương được thành lập, trong đó có G.Đimitơrôp tham
gia. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi, nhưng cuối cùng bị thất bại. Đimitơrôp phải chạy ra
nước ngoài. Năm 1933, Hitle và Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức. Chúng tổ chức vụ đốt tòa
nhà Quốc hội Beclin để vu cáo cho Đảng Cộng sản Đức và Quốc tế Cộng sản. Đimitơrôp khi đó
đang ở Beclin đã bị cảnh sát Đức bắt. Bọn phát xít Đức đưa ông ra tòa, vu cho ông đốt nhà Quốc
hội. Tại tòa án phát xít ở Laixich, ông đã vạch trần âm mưu của bọn chúng và buộc chúng phải
tha ông. Chính phủ Liên Xô nhận ông là công dân và đòi chúng giao trả ông về Matxcơva. Năm
1935, trong Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản, Đimitơrôp được bầu làm Chủ tịch Quốc tế Cộng
sản. Năm 1936, cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha bùng nổ. Theo sáng kiến của Đimitơrôp, nhiều
đội tình nguyện quốc tế đã được thành lập sang chiến đấu bên cạnh nhân dân Tây Ban Nha
chống bọn phát xít Phơrăngcô. Đội tình nguyện của vùng Đông Nam Âu được mang tên "binh
đoàn Ghêoocghi Đimitơrôp".



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {21}
Chiến tranh thế giới II bùng nổ, Đimitơrôp và Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản Bungari quyết định phát động cuộc đấu trang vũ trang ở Bungari. Sau khi lật đổ chính
quyền phát xít ngày 15-9-1946, Bungari tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân. Đimitơrôp
được bầu làm Chủ tịch Hội đồng chính phủ cho đến khi mất (1949)
ĐỖ PHỦ (712 - 770)


Đỗ Phủ - Nhà thơ hiện thực lớn đời Đường Trung Quốc.
Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình dòng dõi quý tộc, nhưng đã sa sút ở tỉnh Hà Nam. Ông
là người có tính tình hào phóng, cương trực, ghét những thói xấu ở đời và sớm có hoài bão "sẵn
chí dong buồm vượt biển khơi".
Năm 20 tuổi, Đỗ Phủ bắt đầu cuộc tham quan du lịch miền Giang Nam. Năm 24 tuổi, ông trở
về Lạc Dương (kinh đô thứ hai của nhà Đường) dự thi tiến sĩ, nhưng không đổ. Ông lại tiếp tục
cuộc du lịch vùng Sơn Đông, Hà Bắc. Trong mười năm, qua hai lần du lịch, ông đã quan sát và
nghiên cứu quang cảnh sông núi tráng lệ, những di tích văn hóa cổ và đời sống của nhân dân.
Điều đó đã làm cho tài năng văn học của ông được hình thành và phát triển.
Năm 744, Đỗ Phủ gặp nhà thơ Lý Bạch ở Lạc Dương. Tuy Lý Bạch hơn Đỗ Phủ đến 11 tuổi,
nhưng do tâm đồng ý hợp, hai ông đã kết bạn thân. Năm 746, Đỗ Phủ đến Trường An (kinh đô
thứ nhất của Nhà Đường) tham dự kỳ thi văn học nhưng lần này cũng lại bị đánh hỏng. Năm
751, nhân vua Đường Huyền Tông tổ chức ba cuộc tế lễ lớn, ông làm ba bài Đại lễ phủ dâng lên
được nhà vua tán thưởng, nhờ đó ông được ban một chức quan nhỏ. Trước khi nhậm chức, ông
trở về quê thăm vợ con. Khi qua Ly Sơn, ông thấy vua Đường cùng Dương Quý Phi đang tránh
rét ở đó, suốt ngày yến tiệc vui chơi. Khi về đến nhà, ông lại gặp cảnh con thơ chết đói vì thiếu
ăn. Ông đã làm những bài thơ mô tả cảnh ngộ đau thương của XH và sự thối nát của giai cấp
thống trị, đồng thời nói lên hoài bão của mình muốn đóng góp cho nước, cho đời.
Năm 755, viên tướng người Hồ là An Lộc Sơn khởi loạn, đánh chiếm cả hai kinh đô của nhà
Đường. Vua và triều đình phải bỏ chạy sang Tứ Xuyên, ông cũng đi theo. Thời gian lưu lạc này,
ông đã trải qua bao cảnh gian lao vất vả, đồng thời cũng thấy cảnh nhân dân li tán, loạn lạc và
khổ sở vì đi lính, phu phen tạp dịch, cho nên thời gian này là lúc ông sáng tác được nhiều bài thơ
nổi tiếng. Năm 759, Đỗ Phủ treo ấn từ quan, kết thúc cuộc đời quan chức của mình.
Cuối đời, nhà thơ phiêu bạt nhiều nơi, rồi mất trong một chiếc thuyền nhỏ trên dòng sông
Tương. Đỗ Phủ đã để lại cho đời sau hơn 1400 bài thơ. Thơ của ông phần lớn miêu tả những
cảnh bất công trong XH, nỗi khổ cực, oan khuất của nhân dân và vạch trần sự áp bức, bóc lột;
cuộc sống xa hoa, đồi trụy của giai cấp thống trị.
Vì thế người ta gọi thơ của Đỗ Phủ là "thi sử" (một tập sử viết bằng thơ) để nhấn mạnh tính
hiện thực của thơ của ông.
ĐƠ GÔN (1890 - 1970)


Saclơ Đơ Gôn (Charles De Gaulle) - người đứng đầu phong trào kháng chiến chống phát xít
Đức của nhân dân Pháp ở nước ngoài. Tổng thống đầu tiên của nước Pháp sau ngày giải phóng
năm 1945.
Đơ Gôn sinh ngày 22-11-1890 tại thị trấn Linlơ (miền Đông Bắc Pháp). Năm 1912, ông tốt
nghiệp Học viện lục quân Xanh Xia và trở thành sĩ quan. Trong Chiến tranh thế giới I, ông tham
gia trận Vecđoong, bị thương và bị bắt làm tù binh. Sau chiến tranh, ông được tha. Từ 1932 1936, ông làm việc ở Hội đồng quốc phòng, có viết một vài tác phẩm quân sự cổ vũ việc sử
dụng xe thiết giáp. Khi phát xít Đức tấn công nước Pháp, ông là thiếu tướng, thứ trưởng Bộ
Quốc phòng trong chính phủ "Râynô". Ông không chấp nhận đình chiến và đầu hàng, nên đã
chạy sang Luân Đôn (Anh), kêu gọi nhân dân Pháp tiếp tục kháng chiến (6-1940). Ông dần dần
trở thành người đứng đầu nước Pháp tự do. Năm 1943, ông thành lập ở Angiê (Angiêri) ủy ban
giải phóng dân tộc Pháp chống phát xít. Nhờ cuộc kháng chiến anh dũng của các đội du kích do
Đảng Cộng sản Pháp tổ chức và lãnh đạo, và sau đó quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp (6-1944),
nước Pháp được giải phóng. Những người Pháp lưu vong trở về, tìm mọi cách đoạt lấy thành


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {22}
quả của nhân dân. Chính phủ lâm thời của nước Cộng hòa Pháp do Đơ Gôn đứng đầu, được
thành lập ở Pari (8-1944). Tháng 1-1946, ông từ chức tổng thống, vì không giải quyết được cuộc
tranh chấp quyết liệt giữa các đảng phái. Từ 1947 - 1953, ông sáng lập và lãnh đạo tổ chức Tập
hợp nhân dân Pháp (R P F) và viết Hồi ký chiến tranh (1954 - 1959). Tháng 5-1958, nhân cuộc
khủng hoảng chính phủ do bọn thực dân phản động Pháp làm đảo chính ở Angiêri, Quốc hội đã
trao chính quyền cho tướng Đơ Gôn. Ông đưa ra Quốc hội thông qua một bản Hiến pháp mới,
quyền hành của tổng thống được mở rộng. Nền Cộng hòa thứ 5 của Pháp được xác lập với bản
Hiến pháp 1958 và chế độ độc tài của Đơ Gôn. Chính quyền Đơ Gôn về mặt đối nội dựa vào
bọn tư bản độc quyền để phát triển kinh tế; về mặt đối ngoại, thực hành chính sách ngoại giao
độc lập tự chủ, rút khỏi khối NATO và yêu cầu triệt thoái quân đội và các căn cứ quân sự Mỹ

trên đất Pháp, chấm dứt cuộc chiến tranh và công nhận nền độc lập của Angiêri (1962). Đơ Gôn
được bầu Tổng thống hai nhiệm kỳ 1959 - 1965. Trong thời gian ông cầm quyền, tuy KTphát
triển, nhưng đời sống nhân dân vẫn không được cải thiện. Phong trào đấu tranh của công nhân
và thanh niên sinh viên tiếp tục phát triển. Sau cuộc trưng cầu ý dân về địa phương phân trị và
cải tổ Thượng nghị viện thất bại, ngày 28-4-1969, Đơ Gôn đã từ trần.
ĐƠLACROA (1798 - 1863)

Ơgien Đơlacroa (Eugène Delacroix) - họa sĩ nổi tiếng của Pháp đầu thế kỷ XIX, đồng thời là
nhà văn.
Đơlacroa không phải có năng khiếu hội họa bẩm sinh, cũng không được học tại một xưởng
trường về hội họa nổi tiếng nào, mà ông chỉ thông qua việc đọc sách và chiêm ngưỡng các tác
phẩm hội họa của các họa sĩ xứ Phơlăngđrơ ở Viện bảo tàng Luvrơ (Pháp). Từ đó ông đã suy
nghĩ và tìm tòi một phong cách nghệ thuật mang bản sắc riêng của mình.
Năm 23 tuổi, ông đã trưng bày bức tranh Đăngtơ và Viêcgilơ ở địa ngục (1822) tại phòng
triển lãm tranh Pari. Tác phẩm của ông được nhiều người chú ý, vì tính cách mới mẻ, giải pháp
mạnh dạn, bố cục và màu sắc hài hòa, diễn đạt chân thật những nỗi đau khổ của con người, sức
mạnh hình tượng đầy xúc cảm bi kịch, khác hẳn những bức tranh nặng tính ước lệ, khuôn sáo
của các họa sĩ đương thời.
Hai năm sau, ông triển lãm bức tranh thứ hai Vụ thảm sát ở Siô (1824) trong đó ông ca ngợi
ý chí quật cường, bất khuất của những chiến sĩ Hi Lạp đấu tranh chống lại bọn xâm lược Thổ
Nhĩ Kỳ hung bạo. Màu sắc của tranh được sử dụng mạnh dạn với một kỹ thuật phong phú, tươi
tắn, tôn hẳn vẻ sinh động của chủ đề.
Qua chuyến tham quan Marôc, Angiêri và một số vùng khác ở châu Phi, ông đã quan sát và
thu nhận những chất liệu sống vô cùng quý giá về thế giới Hồi giáo, những phong tục tập quán,
y phục và sinh hoạt của người Ai Cập. Ông đã sáng tác những bức tranh về chủ đề phương Đông
như Những phụ nữ cấm cung ở Angiê (1834) và những bức tranh làm sống lại những trang sử
huy hoàng của nước Pháp có liên quan với đế quốc Arập như: Trận chiến đấu gần Pozchiê, Quân
Thập tự chiếm kinh thành Côngxtăngtinốp (1840). Phần lớn những bức tranh của ông hiện còn
được lưu giữ ở Viện bảo tàng Luvrơ. Ngoài ra, ông còn là tác giả của những bức tranh tường lớn
ở thư viện Hạ nghị viện và Thượng nghị viện, trên trần hành lang Apônlông ở Luvrơ, trên tường

giáo đường Xanh Angiơ, nhà thờ Xanh Xuynpixơ.
Đơlacroa còn nổi tiếng với tập Nhật ký. Ngoài những ghi chép về sinh hoạt riêng tư của ông,
sự tu dưỡng, tự rèn luyện, phấn đấu cho một lý tưởng cao quý, cuốn Nhật ký còn để lại nhiều
nhận xét về nền nghệ thuật Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.
Đơlacroa là người đứng đầu trường phái lãng mạn tích cực, một phong cách biểu hiện mới
thời bấy giờ. Ông đã phải kiên trì đấu tranh chống những lực lượng trì trệ, lạc hậu, phản động
trong nền nghệ thuật đương thời, để cuối cùng buộc bọn họ phải chấp nhận giá trị nghệ thuật của
ông. Cuối đời, lúc đã gần 60 tuổi, ông mới được nhận vào Viện Mỹ thuật Pháp.
ENGHEN (1820 - 1895)



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {23}
Phơriđrich Enghen (Friedrich Engels) - nhà triết học, XH học, bác học và lý thuyết của chủ
nghĩa XH khoa học, bạn thân thiết và đồng chí chiến đấu của Các Mác, lãnh tụ cách mạng vĩ đại
của giai cấp công nhân thế giới.
Ph.Enghen sinh ngày 21-11-1820 ở thành phố Bacmen (Phổ) trong một gia đình chủ xưởng.
Nhờ làm việc ở hiệu buôn của cha và làm quản lí cho một hội buôn lớn, ông đã nhận thấy mặt
xấu của chủ nghĩa tư bản. Năm 1841, Enghen đến Beclin, gia nhập quân đội, đồng thời nghe
giảng ở trường đại học. Cuối năm 1842, ông sang Anh, tìm hiểu đời sống và sinh hoạt của giai
cấp công nhân Anh và viết tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (xuất bản ở Đức năm
1845).
Năm 1844, Enghen sang Pari và gặp Các Mác. Hai ông đã cùng nhau viết một số tác phẩm
triết học và cùng nhau soạn thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (2-1848).
Thời gian cách mạng 1848, Enghen tổ chức nghĩa quân và tham gia chiến đấu trực tiếp
chống quân đội Phổ. Sau khi cuộc cách mạng thất bại, Enghen đã viết tác phẩm Cách mạng và
phản cách mạng ở Đức (1850 - 1852) phân tích lý do thất bại của cuộc cách mạng tư sản Đức.

Những năm 50 - 60 thế kỷ XIX, Enghen đã vào làm việc trong một chi nhánh của hãng len
vải của cha ở Mansextơ (Anh) để có tiền giúp đỡ Mác đang sống trong cảnh tha phương ở Luân
Đôn, gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn.
Trong Quốc tế I (1864 - 1876), Enghen đã cùng với Mác đấu tranh chống những tư tưởng
XH chủ nghĩa phi vô sản và giành thắng lợi cho học thuyết Mác trong phong trào công nhân.
Sau khi Các Mác qua đời (1883), Enghen một mặt đảm bảo hoàn thành việc xuất bản quyển
2 và 3 của bộ Tư bản của Các Mác, một công việc hết sức vất vả, mặt khác tiếp tục chỉ đạo
không hề mệt mỏi phong trào công nhân quốc tế. Ông kiên quyết lên án bọn cơ hội chủ nghĩa và
những khuynh hướng xét lại. Do sự ra đời của hàng loạt các đảng công nhân ở các nước ở Tây
Âu và Bắc Mỹ, và sự cần thiết phải thống nhất các đảng công nhân trong một quốc tế mới, năm
1889 Quốc tế II ra đời. Mặc dù tuổi cao, Enghen vẫn tham gia tích cực công việc chuẩn bị đại
hội thành lập Quốc tế II và đấu tranh để đảm bảo cho Quốc tế II có một cơ quan lãnh đạo
macxit.
Ph.Enghen từ trần vào ngày 5-8-1895 ở Luân Đôn (Anh).
50. ETSIN (k 525 - 456 TCN)

Etsin (Eschyle) - thi sĩ, kịch gia nổi tiếng của Hi Lạp cổ đại, được đánh giá là "ông tổ của bi
kịch".
Etsin xuất thân trong một gia đình quý tộc ruộng đất ở Êlơxit, một thành phố ở bán đảo
Attich, về phía tây bắc Aten. Tuy sinh trưởng trong gia đình quý tộc, nhưng anh em ông đều là
những người yêu nước, có công với đất nước. Trong số anh em ông, một người đã hi sinh anh
dũng trong trận Maratông và một người khác được giao chỉ huy chiến thuyền mở đầu trận thủy
chiến lịch sử Xalamin. Bản thân ông cũng tham gia chiến đấu bảo vệ đất nước ở trận Maratông
(490 TCN) và Xalamin (480 TCN). Etsin sinh sống trong thời kỳ huy hoàng nhất của thành bang
Aten. Sau chiến thắng oanh liệt của nhân dân Hi Lạp chống quân xâm lược Ba Tư, phong trào tự
do dân chủ phát triển, Aten là một quốc gia dân chủ và là trung tâm của nền văn minh Hi Lạp cổ
đại.
Từ thế kỷ VI TCN, ở Aten hàng năm có tổ chức những buổi diễn kịch nhân dịp tế thần
Điônixôt và có trao giải thưởng Tác giả những vở kịch được thưởng sẽ được khắc tên vào bia đá,
diễn viên và tác giả được đội vòng hoa lên đầu và được công kênh lên vai trong sự chúc mừng

nhiệt liệt của nhân dân. Giải thưởng chủ yếu là tinh thần, chứ phần vật chất không đáng kể. Etsin
bắt đầu sáng tác từ năm 500 TCN (25 tuổi) và đoạt giải nhất trong kỳ thi năm 484 TCN. Ông đã
sáng tác khoảng 90 vở kịch, nhưng hiện nay chỉ còn lưu lại được 7 vở. Trong các cuộc thi biểu
diễn kịch ông đã giành được 30 giải nhất. Ông được nhân dân hâm mộ và kính phục.
Những vở kịch được lưu lại là Quân Ba Tư, Prômêtê bị xiềng, Những người phụ nữ cầu xin,
Bảy tướng đánh thành Tebơ, và bộ ba vở kịch Ôrexti gồm có Agamemnông, Những người phụ
nữ mang đồ tế và Các nữ thần ân đức. Ngoài vở Quân Ba Tư lấy đề tài thời sự nóng hổi của thời


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành  Trang {24}
đại, nói về chiến công của người Hi Lạp đánh bại quân đội Ba Tư, các vở kịch khác được khai
thác trong thần thoại (như Prômêtê bị xiềng) hay truyền thuyết cổ đại. Ông không những mở
đường cho sự ra đời của thể loại bi kịch, mà những tác phẩm của ông còn đạt tới trình độ hoàn
chỉnh, phản ánh được những nét nổi bật cuộc sống và con người thời đại.
ÊBE (1871 - 1925)

Phơriđrich Êbe (Friedrich Ebert) - lãnh tụ phái hữu của Đảng XH dân chủ Đức. Tổng thống
đầu tiên của nước Cộng hòa Đức năm 1918.
Năm 1905, Êbe tham gia Đảng XH dân chủ Đức. Năm 1913, ông được bầu làm Chủ tịch
Đảng. Ông đứng trên lập trường cơ hội chủ nghĩa, dựa vào tầng lớp công nhân quý tộc và biến
phong trào công nhân Đức thành tay sai của giai cấp tư sản. Trong những năm Chiến tranh thế
giới I, Đảng XH dân chủ Đức chia thành ba phái: tả, giữa và hữu. Êbe đứng đầu phái hữu gồm
những phần tử công khai theo chủ nghĩa xét lại, ủng hộ chính quyền địa chủ tư sản Đức trong
cuộc Chiến tranh thế giới I.
Sau cuộc khởi nghĩa ngày 9-11-1918 của công nhân và binh sĩ cách mạng ở Béclin do Liên
minh Xpactacut (gồm những người XH dân chủ cánh tả) lãnh đạo, chính thể quân chủ của
Vinhem II bị lật đổ, những người cách mạng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Xô Viết. Bọn

XH dân chủ phái hữu do Êbe cầm đầu, tìm cách cướp thành quả cách mạng, thành lập một chính
phủ, cũng mang tên là Hội đồng ủy viên nhân dân như ở nước Nga Xô Viết. Chính phủ Êbe một
mặt ban hành những chính sách mị dân như bầu cử phổ thông, ngày làm việc 8 giờ... và tuyên bố
nhiều hứa hẹn, nhưng mặt khác lại liên kết với bọn quân phiệt phản động để đàn áp phong trào
cách mạng.
Ngày 5-1-1919, công nhân Beclin đứng lên làm cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ chính
phủ Êbe. Êbe đã dùng quân đội dìm phong trào cách mạng trong biển máu, đã lộ nguyên hình là
một chính phủ tư sản.
Tháng 1-1919, chính phủ Êbe tiến hành bầu cử quốc hội, trong đó Đảng XH dân chủ cánh
hữu vẫn chiếm đa số Quốc hội gọp ở thành phố Vâyma, đã thông qua hiến pháp làm cơ sở pháp
lý cho chế độ Cộng hòa tư sản ở Đức sau chiến tranh (gọi là chế độ Cộng hòa Vâyma). Việc Êbe
được bầu lại làm tổng thống, chứng tỏ giai cấp tư sản Đức còn cần đến sự ủng hộ của bọn XH
dân chủ cánh hữu trong tình hình phong trào cách mạng Đức còn đang sôi sục.
Tháng 2-1929, tổng thống Êbe chết. Thống chế Hinđenbua, một phân tử bảo hoàng được đưa
lên làm Tổng thống. Vai trò của Đảng XH dân chủ không còn nữa.
ÊPICUYA (341 - 270 TCN)

Êpicuya (Epicure) - nhà triết học duy vật Hi Lạp cổ đại, người đề xướng chủ nghĩa khoái lạc,
đại diện cho tư tưởng của những người dân chủ tiến bộ ở Hi Lạp chống lại sự thống trị của
Makêđônia.
Êpicuya sinh ở đảo Samôt, nhưng sống phần nhiều ở Aten, ở đó ông thành lập một trường
học gọi là "vườn cây" hay còn gọi là học phái Êpicuya.
Êpicuya thừa kế duy vật luận của Đêmôcrít, cho rằng vũ trụ là do vật chất tạo thành. Ông đã
sớm biết rằng nguyên tử không những có hình thái khác nhau, mà cũng còn có trọng lượng khác
nhau. Về điểm này thì ông là người đầu tiên đã đề xướng lý luận về "nguyên tử lượng".
Êpicuya triệt để chống tư tưởng duy tâm thần bí, ông phản đối mọi quan niệm tôn giáo và
mê tín. Các Mác đã từng gọi Êpicuya là "nhà triết học vĩ đại của Hi Lạp đã giải phóng con người
ra khỏi chỗ mông muội".
Về mặt XH học, ông đề cao khoái lạc. Ông xem khoái lạc là bí quyết của hạnh phúc, nhưng
ông đặt những khoái lạc tinh thần lên trên những khoái lạc thể xác và ông khuyên phải thỏa mãn

một cách vừa phải. Chủ nghĩa khoái lạc của ông thực ra là nhằm để khích lệ tinh thần đấu tranh
vì tự do của nhân dân Hi Lạp chống Makêđônia.
GAGARIN (1934 - 1968)


Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


 Lương Văn Thành



Trang {25}

Iuri Alêchxâyêvistơ Gagarin (Iuri Alekseievitch Gagarine) - nhà du hành vũ trụ Liên Xô
thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ (1961).
Iuri Gagarin sinh trưởng trong một gia đình nông dân. Ông nội là bần nông, ông ngoại là thợ
nguội. Gia đình anh là những người lao động cần cù, trong một nông trang tập thể ở vùng
Xmôlenxcơ, trên bờ sông Vônga. Sau khi học hết lớp bảy, anh làm công nhân, rồi học trường
trung cấp kỹ thuật ở Xaratôp. ở đây, anh vừa học trường chuyên nghiệp vừa tham dự một câu lạc
bộ hàng không. Khi tốt nghiệp trường trung cấp kỹ thuật, đồng thời tốt nghiệp câu lạc bộ hàng
không hạng ưu, Iuri Gagarin được nhận vào trường không quân Ôrenbua. Tốt nghiệp, anh được
phong quân hàm trung úy không quân và tình nguyện công tác tại một căn cứ quân sự ở miền
Bắc.
Năm 1959, khi đội du hành vũ trụ đầu tiên được thành lập, anh đã gửi đơn tình nguyện và
được thu nhận sau những cuộc khám sức khỏe hết sức khắc khe. Tại trung tâm huấn luyện các
nhà du hành vũ trụ, anh được học tập lý thuyết và qua những cuộc rèn luyện, thử thách đầy gian
khổ. Khi chọn người thực hiện chuyến bay đầu tiên, mọi người nhất trí đề nghị Iuri Gagarin vì
anh có tinh thần kỷ luật cao, thái độ bình tĩnh, hệ thần kinh vững vàng và sức khỏe hoàn hảo.
Sáng ngày 12-4-1961, tàu vũ trụ Phương Đông I chở nhà du hành vũ trụ Liên Xô, thiếu tá

Iuri Gagarin, đã được phóng lên vũ trụ. Con tàu có trọng lượng là 4.725kg, bay với tốc độ
28.000 km/giờ, trên một quỹ đạo hình bầu dục, điểm gần Trái Đất nhất là 175 km, điểm cao nhất
là 302 kh, thời gian bay một vòng là 89,1 phút. Sau khi bay một vòng quanh Trái Đất, tàu vũ trụ
Phương Đông I đã hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên bờ sông Vônga, ở vùng Xaratôp
cách Matxcơva gần 600km về phía đông nam. Thời gian từ khi cất cánh đến khi hạ cánh là 108
phút.
Sau khi kết thúc thắng lợi chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, Iuri Gagarin đã
được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, huân chương Lênin, huân chương Sao vàng và nhiều
huân chương, danh hiệu cao quý khác. Anh cũng được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa tặng danh hiệu Anh hùng lao động.
Iuri Gagarin đã mất trong một chuyến bay luyện tập ngày 27-3-1968. Chiếc máy bay luyện
tập của anh, không may hỏng động cơ, rơi xuống đất và anh đã hi sinh.
GALILÊ (1564 - 1642)

Galilêô Galilê (Galileo Galilei) - nhà vật lý và thiên văn học lỗi lạc người Italia.
Galilê xuất thân trong một gia đình thị dân nghèo ở thành phố Phlôrenxia xinh đẹp. Sau khi
tốt nghiệp vào loại xuất sắc ở trường trung học Phlôrenxia, ông xin vào học trường đại học tổng
hợp Pida. Ngoài 30 tuổi, ông trở thành giáo sư toán học nổi tiếng ở thành phố Pađua. Chính từ
đây, tài năng của nhà bác học nở rộ với những thực nghiệm và phát minh khoa học. Ông đã phát
minh ra nguyên lý về quán tính, định luật về sự rơi, về sự hợp lực của tốc độ... Năm 1609, ông
đã sáng chế ra ống kính thiên văn viễn vọng (khi đó chỉ mới phóng đại được gấp 30 lần), nhờ
đó, ông phát hiện ra những vết đen trên mặt trời, những chỗ lồi lõm trên mặt trăng, những vệ
tinh của sao Mộc và những biến tướng của sao Kim. Vì ông thừa nhận học thuyết Nhật tâm của
Côpécnich, học thuyết đã bị giáo hội Thiên chúa giáo cấm đoán, nên ông không được dạy ở
trường đại học nữa. Khi trở về Phlôrenxia, ông đã cho xuất bản cuốn Đối thoại giữa Ptôlêmê và
Côpecnich về hai hệ thống thế giới (1632), trong đó ông đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng tỏ sự
đúng đắn của học thuyết Côpechnich, do đó ông đã bị Tòa án giáo hội đưa ra xét xử (1632).
Trước tòa, dưới áp lực của quan tòa, ông phải tuyên bố tác phẩm của mình "sai lầm". Ông bị
giáo hội giam cầm cho đến khi mất (1642). Tuy nhiên trong nhà tù, ông lại tiếp tục viết một tác
phẩm thiên văn học nữa trình bày quan điểm của mình.

Galilê là một trong những nhà khoa học vĩ đại, một chiến sĩ dũng cảm bảo vệ chân lý khoa
học của thời đại Văn hóa Phục hưng.
GAMA (VAXCÔ ĐƠ) (k. 1469 - 1524)



Nhân Vật Lịch Sử Danh Nhân Văn hóa Thế Giới 


×