Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

sức ép của phát triển kinh tế - xã hội đối với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.07 KB, 18 trang )

CHƯƠNG II. SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI
MÔI TRƯỜNG
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2009
ước đạt 6.431,63 tỷ đồng, tăng 21,0% so với năm 2008; trong đó, khu vực nông - lâm
nghiệp và thủy sản đạt 1.600,53 tỷ đồng, tăng 3,4%; khu vực công nghiệp- xây dựng
đạt gần 2.779,47 tỷ đồng, tăng 42,1%; khu vực dịch vụ đạt 2.051,63 tỷ đồng, tăng
13,1%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm theo giá thực tế của khu vực công nghiệp và xây dựng đã
tăng từ 36,2% năm 2008 lên 44,7% năm 2009; tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản giảm từ 31,2% năm 2008 xuống 26,6% năm 2009 và khu vực dịch vụ chiếm
tỷ trọng 32,6% năm 2008 giảm xuống còn 28,7% trong tổng sản phẩm trong tỉnh.
2.1.1. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá cao: Giá trị sản suất năm 2009
ước đạt 6.930,1 tỷ đồng, tăng 144,7% so với năm 2008; trong đó, khu vực kinh tế Nhà
nước ước đạt gần 4.191,73 tỷ đồng, gấp 8,4 lần; kinh tế ngoài nhà nước ước đạt gần
2.581,87 tỷ đồng, tăng 10,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 156,5 tỷ
đồng, gấp 182,4 lần so với năm 2008.
Sản xuất công nghiệp tăng cao là do có sản phẩm lọc hoá dầu và một số sản
phẩm mới được sản xuất. Mặt khác, để thúc đẩy sản xuất phát triển, UBND tỉnh đã tổ
chức nhiều cuộc gặp gỡ với các doanh nghiệp và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các
ngành, các cấp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; trong
đó tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp cấp bách của Chính
phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất
khẩu nên nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng khá
cao.
Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: thuỷ sản chế
biến, nước khoáng và nước tinh khiết, phân bón, dăm gỗ nguyên liệu giấy, tinh bột
mỳ,... đã sản xuất được 1.523,8 ngàn tấn sản phẩm lọc hoá dầu và nhiều sản phẩm cấu
kiện kim loại của Công ty TNHH 1 thành viên Doosan Việt Nam...


2.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên - môi trường
Sản xuất nông nghiệp: Thời tiết trong năm 2009 thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng nhưng không thuận lợi cho việc gieo sạ và thu hoạch lúa. Đầu
năm mưa kéo dài làm trên 10.000 ha lúa vừa gieo sạ bị ngập nước, trong đó diện tích
bị hư hại hoàn toàn là 2.420 ha phải gieo sạ lại, nhiều diện tích rau màu bị hư hại, tiến
độ gieo trồng chậm; cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, lúa đang trong thời kỳ thu hoạch
và chuẩn bị thu hoạch bị mưa lớn kéo dài gây ngập úng làm ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng lúa; từ ngày 03 đến ngày 09/9/2009, mưa lớn kéo dài làm thiệt hại 5.219
ha lúa (trong đó diện tích lúa bị mất trắng là 1.987 ha) và 5.606 ha rau đậu và nhất là
cơn bão số 9 kèm theo lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân
trong tỉnh nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng với 41 người chết, 2.064 nhà

1
sập đổ hoàn toàn, 59.481 nhà bị tốc mái, hư hại, tổng giá trị thiệt hại khoảng 4.375 tỷ
đồng.
Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.675 tỷ đồng năm 2009, tăng 4,3% so với
năm 2008. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt cả năm ước đạt 83.320ha,
giảm so với năm trước 1,3%; sản lượng lương thực ước đạt 420,86 ngàn tấn, tăng
3,1% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó, diện tích lúa đạt 72.452ha, giảm 1,9% với
sản lượng ước đạt 370,43 ngàn tấn, tăng 4,5%; diện tích ngô đạt 10.868ha, tăng 2,2%
với sản lượng ước đạt 50,44 ngàn tấn, giảm 6%.
Diện tích trồng mía ước đạt 6.309ha, giảm 3,4% so với năm 2008; năng suất ước
đạt 521,8 tạ/ha, giảm 2,1%; sản lượng đạt gần 329,23 ngàn tấn, giảm 5,4% so với
2008. Các cây còn lại như lạc có diện tích giảm; rau, đậu các loại có diện tích tăng so
với năm trước.
Công tác phòng chống dịch gia súc, gia cầm được duy trì thường xuyên. Từ đầu
năm đến nay, bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc xảy ra rải rác trên địa bàn
tỉnh nhưng đã được khống chế kịp thời. Bệnh tai xanh ở lợn tuy không xảy ra nhưng
đang có nguy cơ tái phát rất lớn. Theo kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm
01/10/2009, đàn trâu tăng 2,4%, đàn bò giảm 1,0%, đàn lợn tăng 1,9%; đàn gia cầm

tăng 20,2% so với thời điểm 01/10/2008.
Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ước đạt 98.592 tấn, tăng 1,9% so với
cùng kỳ năm 2008 và bằng 102,2% kế hoạch năm; trong đó, khai thác nước mặn ước
đạt 91.617 tấn, tăng 1,9%; sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ước đạt 6.975 tấn, tăng 2,3%.
Giá trị sản xuất thuỷ sản ước đạt gần 794,8 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm 2008.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 1.427 ha, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm
2008. Diện tích tôm đạt 658,3 ha, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2008. Sản lượng
tôm nuôi thu hoạch ước đạt 5.806 tấn, bằng 107,5% kế hoạch.
Công tác quản lý tàu cá được tăng cường, đã cấp 541 sổ danh bạ thuyền viên và
2.265 giấy phép Khai thác thủy sản. Tàu thuyền đang tiếp tục có sự chuyển biến theo
hướng phát triển tàu công suất lớn. Đến nay, tổng số tàu đã đăng ký toàn tỉnh đạt 5.616
chiếc với tổng công suất là 475.667 CV; trong đó, tàu trên 20CV có 4.090 chiếc, tàu
dưới 20 CV có 1.526 chiếc.
Công tác chăm sóc, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô được
tăng cường. Đã trồng 8.377ha rừng tập trung, quản lý bảo vệ 107.000ha rừng, khai
thác 181.000m
3
gỗ rừng trồng. Tình hình chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép, lấn
chiếm đất rừng, vận chuyển và mua bán lâm sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.
Qua kiểm tra, đã phát hiện 299 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản, lâm sản tịch thu gồm 299 m
3
gỗ các loại, 264 kg động vật
rừng, phá huỷ các hầm than và thu giữ 6.248 kg than, thu nộp ngân sách trên 1 tỷ
đồng.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, quản lý tài nguyên,
khoáng sản và bảo vệ môi trường được triển khai theo kế hoạch; đã tổng kết công tác
đo bản đồ địa chính đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm
nghiệp tại 6 huyện miền núi, kết quả đo đạc bản đồ địa chính được 126.506 ha, cấp
101.750 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; đã

thẩm định quy hoạch sử dụng đất chi tiết các thị trấn Sông Vệ, La Hà, Sơn Tịnh, Ba
Tơ, Châu Ổ, Trà Xuân và 08 phường thuộc thành phố Quảng Ngãi; từ đầu năm đến

2
nay, đã lập hồ sơ thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất với diện tích 2.170,8 ha; xây
dựng phương án và dự toán Tổng kiểm kê đất đai năm 2010 toàn tỉnh; đã kiểm tra hồ
sơ, xem xét cấp Giấy phép thăm dò khai thác khoáng sản cho 4 đơn vị khai thác cát và
05 đơn vị khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Phối hợp với cảnh sát môi trường kiểm
tra tình hình bảo vệ môi trường trong hoạt động của 11 đơn vị và phối hợp với Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh kiểm tra hiện trường nơi phát hiện chất độc hoá học tồn lưu sau
chiến tranh tại xã Sơn Nhan, đồng thời phối hợp lập phương án tiêu huỷ,…
2.1.3. Thương mại, dịch vụ và giá cả thị trường
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 13.400 tỷ đồng, tăng
25,1% so với năm 2008; trong đó kinh tế nhà nước đạt 1.222,2 tỷ đồng, tăng 22,7% và
chiếm 9,12% thị phần; kinh tế cá thể đạt 9.461,5 tỷ đồng, tăng 28,6%, chiếm 70,61%
thị phần; kinh tế tư nhân đạt 2.705,5 tỷ đồng, tăng 15,1%, chiếm 20,19% thị phần.
Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều mặt hàng
xuất khẩu giảm sút so với năm 2008 nhưng có một số sản phẩm mới có giá trị kim
ngạch xuất khẩu cao như: propylene, dầu kerosene (KO), thiết bị công nghiệp nặng
của Doosan,... nên tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm tăng cao so với năm trước. Kim
ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 182,224 triệu USD, tăng 205,9% so với năm 2008.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.472,097 triệu USD, tăng 292,5% so với năm
2008. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là dầu thô (1.239 triệu USD), máy móc thiết bị phụ
tùng (183,5 triệu USD), sắt thép (38 triệu USD),...
Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng khá nhờ một số phương tiện vận tải được
trang bị mới. Trong năm ước vận chuyển được 1,77 triệu lượt khách với mức luân
chuyển 459,08 triệu lượt khách-km, tăng 11,16% về lượt khách và 11,47% về lượt
khách-km so với năm 2008. Vận tải hàng hóa ước đạt 2,83 triệu tấn với mức luân
chuyển 516,49 triệu tấn-km, tăng 9,12% về tấn vận chuyển và 11,46% về T-km so với
năm 2008. Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ liên quan đến vận tải ước đạt

422,48 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2008.
Công tác quản lý thị trường được duy trì thường xuyên, các Đội quản lý thị
trường tập trung thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, chống vận chuyển, buôn bán hàng
lậu, hàng cấm, gian lận thương mại, đầu cơ nâng giá đối với một số mặt hàng thiết yếu
phục vụ đời sống của nhân dân. Kết quả cho thấy tình hình thị trường đã có nhiều diễn
biến tích cực, góp phần tích cực phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.
2.1.4. Thu, chi ngân sách và tiền tệ
a) Thu, chi ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 4.046,923 tỷ đồng, bằng 190,8% dự
toán năm; trong đó thu nội địa đạt 1.857,763 tỷ đồng, bằng 90,5% dự toán năm; thu
hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2.189,160 tỷ đồng. Hầu hết các khoản thu đều đảm bảo
tiến độ, đạt trên 100% dự toán năm và tăng so với cùng kỳ năm 2008; tuy nhiên, tổng
thu nội địa đạt thấp hơn so với dự toán là do hai khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhưng
phát sinh thấp là thuế tiêu thụ đặc biệt và thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 4.0829 tỷ đồng, bằng 141% dự toán
năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 1.690 tỷ đồng; chi thường xuyên đạt 1.980 tỷ
đồng.

3
b) Về tiền tệ
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng trên địa bàn trong năm
2009 có biến động nhưng biên độ tăng, giảm không lớn so với năm 2008. Tổng nguồn
vốn huy động đến ngày 31/12/2009 ước đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 71,16% so với cùng kỳ
năm 2008. Tổng dư nợ cho vay đến ngày 31/12/2009 ước đạt 11.000 tỷ đồng, tăng
31,59% so với cùng kỳ năm 2008. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các tổ chức
tín dụng trên địa bàn trong những tháng cuối năm đã có tín hiệu khả quan hơn so với 6
tháng đầu năm do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã dần được khôi phục.
Các chương trình cho vay kích cầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tính đến 30/9/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất các khoản vay ngắn hạn đến cuối
tháng đạt 2.256 tỷ đồng/1.382 khách hàng, chiếm tỷ trọng 20,24%/tổng dư nợ, số luỹ

kế cho vay hỗ trợ lãi suất trong 8 tháng (từ 01/02/2009 đến 30/9/2009) là 19.115 khách
hàng với số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng hơn 36 tỷ đồng; dư nợ cho vay hỗ trợ
lãi suất các khoản vay trung, dài hạn đến cuối tháng đạt 430 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
3,85% tổng dư nợ với số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho 4.315 khách hàng là 1,9 tỷ đồng; dư
nợ cho vạy ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đạt 12 tỷ
đồng/858 khách hàng.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh cho vay xuất khẩu các mặt
hàng chủ lực, cho vay nông nghiệp - nông thôn, cho vay đối với thành phần kinh tế
dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tính đến ngày 20/10/2009, dư nợ cho vay xuất
khẩu đạt 358 tỷ đồng, chiếm 3,21% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nhập khẩu 1.913 tỷ
đồng, chiếm 17,16% tổng dư nợ; dự nợ cho vay nông nghiệp - nông thôn đạt 4.267 tỷ
đồng, chiếm 38,29% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 2.386 tỷ
đồng, chiếm 21,41% tổng dư nợ.
2.1.5. Đầu tư phát triển, đăng ký kinh doanh và thu hút đầu tư vào các Khu công
nghiệp tỉnh và Khu kinh tế Dung Quất
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn trong năm 2009 ước đạt
16.390 tỷ đồng, bằng 67,0% so năm trước. Trong đó, vốn khu vực kinh tế nhà nước
ước đạt 10.836 tỷ đồng, bằng 56,3%; vốn ngoài nhà nước ước đạt 4.118 tỷ đồng, tăng
23,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.436 tỷ đồng, bằng 75,6% so năm trước.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh kế hoạch năm 2009 dùng để cân đối
cho các dự án là 1.803,07 tỷ đồng, ngoài ra nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2008 được
kéo dài thanh toán đến 30/6/2009 theo chính sách kích cầu của Chính phủ là 232,26 tỷ
đồng. Kết quả giải ngân kế hoạch vốn từ đầu năm đến 31/10/2009 đạt 898,4 tỷ đồng,
bằng 50% kế hoạch; trong đó Vốn ngân sách đạt 503,2 tỷ đồng, bằng 55,5%, Vốn trái
phiếu Chính phủ đạt 203,136 tỷ đồng, bằng 35,2%, Vốn nước ngoài đạt 192 tỷ đồng,
bằng 60% kế hoạch. Ước cả năm 2009 giải ngân đạt 94,4% kế hoạch, trong đó Vốn
ngân sách nhà nước ước đạt 99,7%, Vốn trái phiếu Chính phủ ước đạt 83%, Vốn nước
ngoài ước đạt 98% kế hoạch.
Về tình hình thu hút đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2009 đã có sự
chuyển hướng tích cực; dự kiến trong năm 2009, có 02 dự án FDI được cấp giấy

chứng nhận đầu tư với vốn đầu tư đăng ký là 28,5 triệu USD; tính đến cuối năm 2009,
trên địa bàn toàn tỉnh còn có 15 dự án có vốn FDI với tổng vốn đăng ký gần 3,392 tỉ
USD. Có 44 dự án đầu tư trong nước được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn
đăng ký 8.580 tỉ đồng. Trong số các dự án được cấp mới trong năm, có một số dự án

4
có qui mô vốn khá lớn như dự án Nhà máy Giấy Tân Mai - Quảng Ngãi (vốn khoảng
1.948 tỉ đồng), dự án Khu Dân cư Sơn Tịnh (vốn đăng ký 1.237 tỉ đồng), Khu dân cư
Phú Mỹ (vốn đăng ký khoảng 1.240 tỉ đồng), Nhà máy Nhiệt điện Lý Sơn (vốn đăng
ký 220 tỉ đồng), Nhà máy tuyển quặng sắt Vạn Lợi (vốn đăng ký gần 260 tỉ đồng).
2.1.6. Điều kiện xã hội
Dân số và mật độ phân bố dân số đến hết năm 2008 tại tỉnh Quảng Ngãi được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2008
Huyện, TP Diện tích (km
2
)
Dân số
trung bình (người)
Mật độ dân số
(người/km
2
)
Tp. Quảng Ngãi 37 126.668 3.408
Bình Sơn 468 184.655 395
Sơn Tịnh 344 197.745 575
Tư Nghĩa 228 183.901 807
Nghĩa Hành 235 101.532 433
Mộ Đức 214 146.980 687
Đức Phổ 373 156.123 419

Trà Bồng 419 30.204 72
Tây Trà 338 16.718 49
Sơn Hà 752 67.790 90
Sơn Tây 382 16.458 43
Minh Long 217 15.490 71
Ba Tơ 1.137 50.690 45
Lý Sơn 10 20.598 2.062
Tổng số 5.153,00 1.315.552 255
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2008
Trong đó, cơ cấu dân số chia theo giới tính như sau
Bảng 2.2. Dân số trung bình phân theo giới tính 2008
Nam Nữ
Tổng số
Tổng Tỷ lệ (%) Tổng Tỷ lệ (%)
1.315.552 640.303 48,63 675.249 51,37
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2008
Đến năm 2008, dân số Quảng Ngãi trong độ tuổi lao động là 694.792 người,
chiếm 53,8% dân số toàn tỉnh. Đây chính là lực lượng lao động khá dồi dào phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của tỉnh. Trong đó, nữ trong độ tuổi lao
động chiếm khoảng 51,1% tổng số lao động.
Tỷ lệ sinh và chết của người dân Quảng Ngãi giảm trong những năm gần đây.
Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh và chết giai đoạn 2005-2008
Năm Tỷ lệ sinh (‰) Tỷ lệ chết (‰) Tỷ lệ tăng tự nhiên
2005 16,60 5,50 11,1

5
2006 16,75 5,88 10.87
2007 16,51 6,50 10,01
2008 15,53 5,53 10,00
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2008.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 11,10‰ năm 2005 xuống còn 10‰ năm 2008
(Báo cáo hàng năm của tỉnh Quảng Ngãi). Diễn biến quá trình giảm dân số thể hiện là
tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống còn 1,1% giai đoạn 2006-2010, do đó, tổng số dân
năm 2010 khoảng 1.400.000 người. Chất lượng dân số - lao động được nâng cao thông
qua các chương trình giáo dục và dạy nghề.
Đã chuyển đổi cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, tính đến năm 2010 số lao
động xã hội là 848.000 người (chiếm khoảng 56,5% dân số). Cơ cấu sử dụng lao động
theo ngành có sự dịch chuyển theo hướng giảm tương đối tỷ trọng lao động nông
nghiệp, tỷ lệ người chưa có việc làm giảm còn 6,1% năm 2005 và xuống 3% vào năm
2010.
Tỉnh đã có các chính sách và biện pháp đồng bộ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm
năng lao động tạo đủ việc làm và có thu nhập đủ sống cho người lao động. Chuyển
hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần lao động nông nghiệp,
sử dụng hết lao động nông thôn. Đã thực hiện các chính sách hỗ trợ về vốn, cơ chế
chính sách. Đồng thời thực hiện tốt dịch vụ cung ứng lao động nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho cung cầu lao động. Dự kiến lao động trong các ngành được bố trí trong
bảng 2.4.
Bảng 2.4. Dự kiến bố trí lao động trong các ngành của tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2010
Năm 1994 Năm 2000 Năm 2010
Lao động xã hội (1.000 người) 632,2 720,0 848,0
Cơ cấu lao động %
100,0 100,0 100,0
- Nông, lâm, ngư, nghiệp 83,0 67,0 55,0
- Công nghiệp 7,3 13,0 17,0
- Dịch vụ 9,7 20,0 28,0
Nguồn: Quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh (1996 -2010).

6
2.2. Các chỉ tiêu phát triển ngành nghề chủ yếu của tỉnh

2.2.1. Chỉ tiêu về kinh tế:
- Phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn 2006 2010
khoảng 17-18%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 950-1.000 USD.
- Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 4,5 - 5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 32-33%, trong đó:
+ Công nghiệp: 41-42%;
+ Xây dựng: 13-14%.
- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13-14%.
- Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010:
+ Công nghiệp - xây dựng: 62-63%.
+ Dịch vụ: 22-23%.
+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 15-16%.
- Tỷ trọng cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế chủ yếu đến năm 2010: Công nghiệp
14,61%, dịch vụ 21,59% và nông nghiệp 63,8%.
- Sản lượng lương thực năm 2010 đạt 420.000 tấn.
- Sản lượng mía cây năm 2010 đạt 500.000 tấn.
- Sản lượng thuỷ sản năm 2010 đạt 95.000 tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010: trên 100 triệu USD.
- Thu ngân sách năm 2010 trên 1.500 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 68.000-70.000 tỷ đồng.
- Số thuê bao điện thoại bình quân/100 dân năm 2010 đạt 30 máy.
2.2.2. Chỉ tiêu xã hội:
- Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm xuống khoảng 0,4-0,5%0. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2010 là 1,02%.
- Đến năm 2010 có 80-85% hộ gia đình; 70-75% thôn, tổ dân phố; 90-95% cơ quan đạt tiêu
chuẩn văn hoá.
- Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm mỗi năm 33.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo khoảng 28-30%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% vào năm 2010 (theo chuẩn mới).
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 20% vào năm 2010.

- 100% trạm y tế có bác sỹ vào năm 2010.
- Đến năm 2007 đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học. Tiến hành phổ
cập THPT những nơi có điều kiện, riêng thành phố Quảng Ngãi đạt chuẩn phổ cập giáo
dục THPT vào năm 2010. Xây dựng 10% trường mầm non, 50% trường tiểu học, 50%
trường THCS, 50% trường THPT đạt chuẩn quốc gia.
- Đến năm 2010 phủ sóng phát thanh và truyền hình 100% toàn tỉnh.
- Hoàn thành xoá 17.000 nhà tạm cho hộ nghèo.
2.2.3. Chỉ tiêu về tài nguyên môi trường:
- Độ che phủ của rừng đến năm 2010 khoảng 45%.
- Tỷ lệ dân nông thôn dùng nước sạch 85%.
- Tỷ lệ cây xanh ở thành phố 80%, các thị trấn và trung tâm huyện lỵ đạt 50%.

7

×