Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

thực trạng đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.89 KB, 19 trang )

CHƯƠNG VI. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC
6.1. Các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
Những nghiên cứu gần đây đã xác định những mối đe doạ chính đồng thời cũng
là những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học (ĐDSH) Quảng Ngãi nói riêng
và cả Việt Nam nói chung, bao gồm hai nhóm chính: nguyên nhân trực tiếp và nguyên
nhân gián tiếp gián tiếp.
6.1.1. Các nguyên nhân trực tiếp
a) Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
Nhiều cộng đồng dân cư ở Quảng Ngãi có truyền thống lâu đời về sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và đời sống vẫn phụ thuộc nhiều vào rừng và biển như đánh bắt
thủy hải sản, động vật rừng, thu hái, khai thác lâm sản ngoài gỗ, chất đốt và vật liệu
xây dựng. Do có sự thay đổi nhanh về phát triển kinh tế, xã hội và tăng trưởng dân số,
nên mô hình tiêu thụ của người dân thành thị cũng đã thay đổi và mạng lưới giao
thông đã xâm nhập tới các vùng sâu, vùng xa hẻo lánh, nơi giàu tài nguyên sinh học,
phong phú về đa dạng sinh học, làm cho các vùng này trở nên dễ tiếp cận hơn đối với
các thị trường từ bên ngoài. Những thay đổi to lớn đó đã dẫn tới việc khai thác quá
mức tài nguyên thiên nhiên tới mức độ nguy hiểm tại nhiều vùng như khai thác thủy
hải sản gần bờ, săn bắt động vật quý hiếm, khai thác sâm Ngọc Linh, lâm sản ngoài
gỗ.
Hầu hết các loài thực vật có giá trị kinh tế, trong đó, có nhiều loài được dùng làm
thức ăn (như măng, nấm), làm chất đốt, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng hay
nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ đều bị khai thác ồ ạt nhằm phục vụ tiêu thụ tại
chỗ, thương mại và tăng trưởng.
Khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ
Nhằm hạn chế sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng tự nhiên, Chính phủ và
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành hàng loạt các quy định và áp dụng nhiều biện
pháp để kiểm soát nạn phá rừng, khai thác gỗ thương mại. Mặc dù vậy, các hoạt động
khai thác gỗ lậu đã và đang diễn ra ngày càng trầm trọng và không thể kiểm soát được
đối với tất cả các loại rừng, trong đó cũng không ngoại trừ rừng đặc dụng. Việc xây
dựng phát tiển các đường giao thông thường cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các
hoạt động khai thác gỗ, săn bắt động vật và khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ, gây


áp lực càng lớn đối với các quần thể động, thực vật hoang dã vốn đã bị ảnh hưởng
nặng nề bởi sự suy thoái và chia cắt sinh cảnh.
Đánh bắt thủy sản không bền vững
Khoảng 1/4 dân số tỉnh Quảng Ngãi sống dựa vào đánh bắt thủy sản để sinh sống
và các hoạt động này cũng đóng góp một phần rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của
nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc gia tăng mức độ tiêu thụ, cộng với việc quản lý
đánh bắt kém hiệu quả đã dẫn tới việc khai thác thủy sản quá mức ở nhiều vùng làm
suy giảm tổng lượng đánh bắt. Nhiều loài hải sản có giá trị cao bị suy giảm nghiêm
trọng, như tôm hùm (Panulirus spp.), bào ngư (Haliotes spp.), điệp (Chlamys spp.)...
Các kỹ thuật đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc và sốc điện để
đánh bắt cá đang lan tràn cả trong nội địa và vùng duyên hải, và được coi là mối đe

1
dọa cao đối với hơn 80% rạn san hô của Quảng Ngãi nói riêng và của cả Việt Nam nói
chung.
Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã
Các hoạt động săn bắt diễn ra do nhiều yếu tố quan hệ mắt xích với nhau, gồm cả
các nhu cầu sống và giải trí. Về bản chất, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường buôn bán
động vật hoang dã quốc tế và nội địa lại là nguyên nhân chủ yếu của nạn săn bắt này.
Các loài động vật hoang dã bị buôn bán phổ biến là những loài được dùng trong thành
phần bào chế các loại thuốc đông y cổ truyền như gấu, khỉ, cầy cáo, rùa, kỳ đà và trăn,
rắn; nhiều loài chim cũng bị bắt để bán làm chim cảnh.
Mặc dù Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm
soát buôn bán động thực vật hoang dã tới năm 2010 với mục tiêu chung là tăng cường
kiểm soát nạn buôn bán trái phép, nhưng năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật
bảo vệ động vật hoang dã còn rất thấp.
b) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học
Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; sự mở rộng đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng cũng
dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên.

Mở rộng diện tích sản xuất cây nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
Sự mở rộng đất nông nghiệp là một trong những lý do lớn nhất của việc mất các
sinh cảnh tự nhiên ở Quảng Ngãi. Các vùng đất ngập nước nội địa, vùng cửa sông ven
biển bị chuyển đổi sử dụng thành đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,... rừng đang bị
phá hủy việc mở rộng thiếu kiểm soát diện tích các loài cây công nghiệp và cây kinh tế
là nguyên nhân lớn nhất gây mất rừng. Vùng cát ven biển là kiểu HST đặc thù của tỉnh
Quảng Ngãi bị phá hủy để nuôi tôm, dể khai thác quăng imenhit - titan.
Việc chuyển vùng cát sang đầm nuôi tôm sú với năng suất trung bình ở Quảng
Ngãi khoảng trên 5tấn/ha/vụ vào những năm đầu đã mang lại lợi nhuận rất lớn, góp
phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân ở vùng đất nghèo khó này, nâng cao đời sống
xã hội cho địa phương.
Bên cạnh lợi ích kinh tế-xã hội, dưới góc độ sinh thái-môi trường và phát triển
bền vững thì phát triển nghề nuôi tôm trên vùng đất cát chưa tính đến một cách đầy đủ
những thiệt hại lâu dài như: mất diện tích rừng phòng hộ, các đầm nuôi tôm thâm
canh, công nghiệp với lượng nước thải lớn hầu như không được xử lý gây ô nhiễm môi
trường tiếp nhận nước thải đồng thời gây bệnh dịch tôm hàng loạt. Trong điều kiện
hiện nay, ở Quảng Ngãi cũng như ở hầu hết các tỉnh miền trung lượng nước ngọt cung
cấp cho việc nuôi tôm trên cát cũng như khai thác sa khoáng imenhit chủ yếu được
khai thác từ nước ngầm. Vậy, nếu việc khai thác lạm dụng nguồn nước ngầm sẽ dẫn
đến tình trạng sụt lún địa tầng, tăng xâm nhập mặn nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng
đến môi trường chung. Mặt khác, việc tăng diện tích nuôi tôm, khai thác sa khoáng
imenhit trên cát dẫn tới giảm diện tích rừng phi lao phòng hộ, góp phần làm tăng
nhanh tốc độ lấn cát sâu vào đất liền. Nếu xem xét về bản chất thì sự chuyển đổi HST
vùng cát đã dẫn tới sự xung đột về mục tiêu sử dụng chức năng của cùng một HST
giữa các các ngành kinh tế Nông, Lâm và Ngư nghiệp.
Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển thủy diện vừa và nhỏ

2
Việc xây dựng các công trình đập hồ chứa nước, đường, điện và các cơ sở hạ
tầng khác đã trực tiếp gây ra sự suy thoái, chia cắt, hình thành rào cản sự di cư và làm

mất các sinh cảnh tự nhiên, gây nên những tác hại nghiêm trọng và lâu dài tới sự sống
còn của các quần thể động vật hoang dã. Ngoài ra, việc phát triển cơ sở hạ tầng còn
làm tăng dân số cơ học tạo ra tác động gián tiếp đến suy thoái ĐDSH.
Hiện nay, Quảng Ngãi có nhiều công trình hồ chứa, đập, trạm bơm tiêu, các kè,
đập..., nhằm đáp ứng cho các mục tiêu khác nhau như tưới, thuỷ điện, cấp nước sinh
hoạt, phòng chống lũ, cấp nước công nghiệp, vui chơi giải trí. Ở Quảng Ngãi quy
hoạch 48 công trình thủy điện bậc thang, trong đó thủy điện vừa và nhỏ quy hoạch 25
công trình (1 đã hoạt động, 3 đang xây dựng, 12 chuẩn bị xây dựng, 9 đang nghiên
cứu).Tác động của việc xây đập, hồ chứa thủy lợi, thủy diện tới đa dạng sinh học là rất
lớn như làm mất rừng, mất nơi sinh sống, chia cắt phân mảnh các vùng sinh sống của
sinh vật, hạn chế sự giao lưu của các loài, ảnh hưởng tới vùng sông hạ lưu sau đập là
rất lớn: (i) Làm thay đổi các kiểu nơi cư trú như vực sông-suối, ghềnh, bãi cát chắn
trên sông, đồng bằng ngập lụt ven sông, lòng sông. Bởi vậy làm thay đổi cấu trúc
thành phần loài thuỷ sinh; (ii) Nhịp sống của thuỷ sinh vật như thời kỳ sinh sản, sinh
trưởng, kiếm mồi và các phản ứng khác với môi trường sống bị thay đổi. (iii) Nhiều
loài thuỷ sinh vật, đặc biệt các loài có tập tính di cư dài, có tính di chuyển kết nối theo
chiều dọc sông bị ảnh hưởng và (iv) Thay đổi dòng chảy tạo điều kiện thuận lợi cho
các loài ngoại lai xâm nhập vào hệ sinh thái sông.
Các công trình thủy điện hầu như chưa có khái niệm phải duy trì dòng chảy tối
thiểu theo qui định, do vậy các công trình đã và đang xây dựng không tính toán đến
biện pháp để xả dòng chảy tối thiểu, với tốc độ đầu tư xây dựng như hiện nay, thì
trong năm 2010 và 2011 hầu hết các công trình thủy điện trong qui hoạch sẽ xây dựng
xong và việc đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu sau công trình cũng như trên các lưu
vực sông sẽ trở thành việc làm bất khả kháng.
Nhiều dự án không đánh giá tác động môi trường cho khu vực phụ trợ, đường thi
công, khu vực tái định cư… dẫn đến tình trạng một số dự án với qui mô rất nhỏ nhưng
diện tích chiếm dụng rừng hoặc diện tích đất lấn chiếm trên thực tế lớn hơn nhiều diện
tích xin khai thác.
Một sô dự án lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu
chuẩn môi trường sai qui định, một số dự án khi thay đổi qui mô, công suất, vị trí

không tiến hành đánh giá tác động môi trường bổ sung.
Tình hình trồng rừng trả lại diện tích rừng bị ảnh hưởng của dự án (theo nghị
định 23/2006 về phát triển rừng) đa phần là không thực hiện được do địa phương
không chỉ ra quĩ đất để trồng lại rừng dù các chủ dự án khi cam kết bảo vệ môi trường
có dự trù một khoản kinh phí để thực hiện việc trồng rừng.
c) Sự du nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai
Trong thời gian qua, việc trao đổi, di nhập một số giống loài cây con đã mang lại
hiệu quả kinh tế. Trong cơ cấu cây trồng, nhiều giống mới đưa vào đã chiếm 70-80%
và cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự du nhập các giống mới, đặc biệt
các giống lai có năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích lẫn nguồn gen của các
giống cây trồng bản địa. Tuy chưa có con số thống kê đầy đủ ở Quảng Ngãi về hoạt
động này đã làm nghèo nguồn gen cây trồng bản địa và gây nên những tổn thất nguồn
gen đáng tiếc trong nông nghiệp, nhưng trong thực tiễn cũng cho thấy những nguồn

3
gen bản dịa có tính kháng sâu bệnh, tính đặc sản của địa phương đã không còn. Ví dụ
vào những năm 1985-1990, Quảng Ngãi đã mất đi 9 giống lúa bản địa (bao gồm 6
giống lúa nếp và 3 giống lúa tẻ) trong tổng số 73 giống lúa của cả tỉnh (PhanTrường
Giang, 2002).
Cho đến nay, đã có 114 loài thuỷ sinh vật ngoại lai được di nhập vào Việt Nam
(Phạm Anh Tuấn, 2002). Trong đó, có 17 loài cá nước ngọt, 10 loài cá nước lợ mặn,
40 loài cá cảnh, 3 loài tôm nước ngọt, 5 loài tôm và giáp xác biển, 4 loài lưỡng cư, 4
loài thân mềm, 14 loài tảo nước ngọt, 15 loài tảo nước mặn. Việc di nhập các loài trên
đều có các mục đích khác nhau như nuôi trồng thuỷ sản, làm cảnh, cải tạo giống....
Nhìn chung, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng việc làm này đã làm tăng sản
lượng thủy sản nuôi trồng của Quảng Ngãi tăng đáng kể. Tuy nhiên, có một số vấn đề
tiêu cực đến bảo tồn quỹ gen bản địa chưa được đánh giá đầy đủ nhưng có thể nêu như
sau:
Di nhập các loai thủy sản về nuôi dễ xảy ra hiện tượng tạp giao dẫn đến mất quần
thể bản địa thuần chủng như trước (cá mè trắng Trung Quốc H. molitrix với cá mè

trắng Việt Nam H. harmandii hoặc giữa cá trê phi Clarias garriepinus với các loài cá
trê bản địa C. batrachus, C. macrocephalus, C. fuscus).
Di nhập các loài cá dễ kèm theo việc di nhập một số mầm bệnh bản xứ (ký sinh
trùng gây bệnh) mà trước đây không thấy có. Gần đây, loài tôm he chân trắng
(Litopenaeus vannamei) được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam để nuôi ở các vùng
ven biển. Bênh cạnh có được một đối tượng nuôi mới có giá trị thực phẩm xuất khẩu
nhưng qua một số vụ nuôi, đã thấy có một số biểu hiện dịch bệnh của loài tôm he chân
trắng này. Hoặc việc di nhập nuôi loài cá Chim trắng nước ngọt (một loài cá khá dữ)
cũng có những vấn đề bất cập. Bộ Thủy sản đã ra các thông tư hạn chế và kiểm soát
việc nuôi tôm he chân trắng và cá chim trắng ở Việt Nam.
Việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan có thể là nguy cơ tiềm tàng làm
các giống bản địa bị mai một thông qua sự cạnh tranh nơi cư trú, nguồn thức ăn đồng
thời gây các dịch bệnh tới quần xã sinh vật bản địa. Tác hại ngay lập tức có thể thấy do
một số trường hợp phát triển tự phát, nhiều loài sinh vật đưa vào nước ta bằng nhiều
con đường không qua kiểm dịch, thiếu hiểu biết và chưa có thử nghiệm khoa học nên
một số loài như ốc bươu vàng (Pomacea spp.) từ khi được di nhập vào Việt Nam đã
phát triển thành nạn dịch phá hoại lúa nghiêm trọng.
Từ thập kỷ 1930, loài bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) được di nhập vào
Việt Nam theo đường biển đã phát triển rất mãnh liệt khắp các mặt nước đứng nội địa.
Sự phát triển quá mức loài bèo này đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống của khu hệ
thủy sinh vật. Hàng năm, các công ty nuôi cá phải dành một chi phí đáng kể để thu
gom lượng bèo này.
Cây Mai dương còn được gọi là Trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra), loài cây cây
hoang dại này có khả năng lan truyền và đã rất phát triển, lấn át các loài thực vật bản
địa trong nhiều hệ sinh thái ở Quảng Ngãi. Việc loại bỏ các loài cây này trở nên khó
khăn và tốn kém.
Trong các năm gần đây, do ngành công nghệ sinh học phát triển, đã hình thành
một số nhóm sinh vật chuyển gen với mục đích gia tăng năng xuất, khả năng chống
chịu bệnh cao... Tuy nhiên, các rủi ro của việc sử dụng các sinh vật chuyển gen còn là
vấn đề để ngỏ, đặc biệt mức độ an toàn thực phẩm và khả năng gây dịch bệnh.


4
Trong thực tế, không một Quốc Gia nào tự túc được hoàn toàn nguồn gen tài
nguyên sinh vật cần thiết. Vì vậy, cần có trao đổi vật liệu di truyền giữa các Quốc Gia
và các vùng. Mặt khác, di nhập loài ngoại lai cũng như sử dụng chúng là vấn đề phức
tạp, có thể gây ảnh hưởng đến tập đoàn cây, con bản địa và môi trường. Bởi vậy, bên
cạnh các quy định có tính chất pháp lý bắt buộc trong công tác kiểm dịch động, thực
vật thì các cơ quan chức năng cần có trách nhiêm kiểm soát chặt chẽ cácgiống loài
nhập nội trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi.
Bộ Thuỷ sản (2005) đã công bố danh sách 41 loài động vật thuỷ sinh lạ xâm nhập
(33 loài cá, 8 loài động vật khác với các bậc xếp hạng: Trắng - 9 loài (loài lạ không có
tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thuỷ sản truyền thống; Xám -18
loài (loài lạ chưa rõ có hay không có tác động xấu đến ĐDSH ở nước và nghề nuôi
trồng thuỷ sản truyền thống nhưng cần phải tiếp tục theo dõi); Đen - 14 loài (loài lạ có
tác động xấu tới ĐDSH ở nước và nghề nuôi trồng thuỷ sản truyền thống. Cần quản lý
chặt chẽ ở các cơ sở nuôi và tiêu diệt ở các vực nước tự nhiên).
6.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp
a) Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường
Hiện nay, chất lượng môi trường nói chung đã xuống cấp. Nhiều thành phần môi
trường bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý đổ
ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm
giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và môi trường sống của các
loài sinh vật hoang dã.
Thuốc trừ sâu được sử dụng ngày càng phổ biến đã góp phần làm suy thoái các
quần thể chim ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố, do chúng đã tiêu diệt các hệ
động vật không xương sống là các mắt xích ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn của các loài
chim. Các hệ sinh thái nước ngọt, duyên hải và biển cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô
nhiễm từ nhiều nguồn, bao gồm nước thải chưa được xử lý, hệ thống thoát nước nông
nghiệp và các dòng thải công nghiệp.

Bên cạnh sự thay đổi khí hậu có tính chất toàn cầu như nhiệt độ tăng dần, lượng
khí các bo níc tăng lên thì hiện nay, chất lượng môi trường ở nhiều nơi, nhiều lúc đã
tới mức báo động. Việc tiếp nhận nước thải với hàm lượng dinh dưỡng cao đã gây sự
phú dưỡng của hầu hết các hồ ở Hà Nội và các khu dân cư, đô thị khác. Sự phú dưỡng
đã gây hiện tượng nở hoa thực vật nổi (algel bloom) mà điều quan trọng là đóng góp
chính cho sự nở hoa thực vật nổi ở các hồ nội địa là nhóm tảo lam tấm (Microcystis
spp.), là loài tảo độc nguy hại tới môi trương sống của nhiều loài động vật thủy sinh và
chất lượng nước.
Vấn đề gây ô nhiễm môi trường vùng nước, đất ven bờ ở Quảng Ngãi đang là
một yếu tố trở nên cấp bách do phát triển công- nông-ngư nghiệp, du lịch vùng ven
biển đang gia tăng mạnh mẽ như hiện nay. Các nguồn thải điểm, phân tán càng ngày
càng lớn cùng với phương thức khai thác nguồn lợi tự nhiên lạc hậu đang đe dọa môi
tường sinh thái nước, đất vùng triều. Một số hiện tượng đã xảy ra tại các hệ sinh thái
nhân tạo như đầm nuôi hải sản có những thời điểm môi trường nước xấu dẫn tới các
loại bệnh dịch tôm làm tôm nuôi bị chết hàng loạt. Tại vùng nước ven bờ, hiện tượng
nở hoa thực vật nổi do phì dinh dưỡng (eutrophication), gây nên thuỷ triều đỏ (chủ yếu

5
là các loài tảo giáp), thuỷ triều xanh (chủ yếu các loài tảo silíc)... tác động xấu tới chất
lượng môi trường nước và quần xã thuỷ sinh vật.
Tại các vùng biển tỉnh Quảng Ngãi các nghiên cứu cho thấy do các hoạt động
phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ làm tăng các chất gây độc như dầu, lượng trầm tích,
nước thải đã làm thu hẹp diện tích hoặc làm suy thoái các hệ sinh thái nhạy cảm ven
biển như hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển. Mặt khác, sự ô nhiễm còn làm
giảm chất lượng của các nhóm sinh vật có giá trị kinh tế do khả năng tích tụ các độc tố
(các kim loại nặng.. .) trong cơ thể.
Các kết quả điều tra nghiên cứu của viện nghiên cứu biển cho thấy trong mô của
các loài thân mềm hai vỏ ở khu vực ven biển miền Trung như ngao (Meretrix
meretrix), ngán (Donsinia gibba), có hàm lượng Pb dao động 2,5-34,5 μg/g khô và Zn
dao động 52,5-95,5μg/g khô, vượt quá giới hạn cho phép (GHCP )với thực phẩm biển

của một số nước. Riêng với ngao, hàm lượng Hg trong mô cũng vượt quá GHCP. Như
vậy, các loài thân mềm hai vỏ trên đều có khả năng tích luỹ sinh học cao các kim loại
nặng trong cơ thể.
Thuốc trừ sâu có vai trò quan trọng để tăng năng suất của các cây nông nghiệp và
kiểm soát sâu bệnh, nhưng bên cạnh đó chúng cũng gây ra những tác động môi trường
hết sức nghiêm trọng lên đời sống của con người cũng như các loài động vật hoang dã.
Sự tồn lưu trong môi trường hoặc trong cơ thể sinh vật các loại thuốc trừ sâu như DDT
đã gây những ảnh hưởng lớn đến đời sống của giới sinh vật và đe dọa sức khỏe của
con người. Sự rửa trôi các phân bón hóa học có nguồn gốc nitơ, phốt pho gây sự phú
dưỡng các thủy vực. Dư lượng thuốc trừ sâu trong đất tại một số vùng ở Quảng Ngãi
đã đến mức báo động.
Chiến tranh cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh
học. Đáng kể nhất là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. Trong giai đoạn từ 1961-
1975, Mỹ đã ném 13 triệu tấn bom và rải 72 triệu lít chất độc hóa học chủ yếu ở miền
Nam Việt Nam. Các nghiên cứu gần đây tại một trong những vùng bị rải chất độc hoá
học ở Quảng Ngãi cũng đã có ch thấy các quần xã sinh vật trong các hệ sinh thái trên
cạn và dưới nước đều có các biểu hiện bị tác động của chất da cam/dioxin với các mức
độ khác nhau. Lưới thức ăn tự nhiên của nhiều nhóm động vật lớn vẫn chưa được hồi
phục.
Thảm thực vật nhiệt đới thường xanh trước đây vốn phong phú, nhiều tầng chưa
phục hồi trở lại. Những nơi bị ảnh hưởng bởi chất độc hoá học chỉ là các trảng cỏ, cây
bụi, cây sim thay thế rừng gỗ trước đây và vẫn tồn tại gần 30 năm nay mà không thể
phát triển diễn thế tiếp theo để phục hồi lại thảm thực vật rừng.
Sa mạc hóa đất đai
Việc diện tích các rừng có chất lượng bị thu hẹp do sự khai thác, phá hủy là một
nguyên nhân cơ bản cùng với một số tác động khác dẫn tới tác động tiêu cực các dòng
chảy môi trường (Environmental flows) của những dòng sông nhằm duy trì các HST
vùng hạ lưu vùng duyên hải Trung Bộ. Một điều thấy rõ nhất là sự sa mạc hóa đang
diễn ra ở một số vùng. Theo ước tính có khoảng 3 triệu ha đất đai bị thoái hóa khô hạn
và sa mạc hóa, trong đó đán kể là vùng ven biển Trung Bộ,(Nguyễn Tử Xiêm, Thái

Phiên, 1999; Nguyễn Văn Cư, 2002; Lê Thái Bạt, 2003) đang diễn ra với các mức độ
khác nhau như thiếu nước, mất khả năng giữ nước, thảm thực vật che phủ bị thu hẹp,
tất cả đã dẫn tới sự suy thoái nhanh và khó hồi phục các quần xã sinh vật ở đây.

6
Cháy rừng
Do điều kiện khí hậu của Quảng Ngãi, có mùa khô hạn kéo dài nên khả năng bị
cháy rừng vào mùa khô hàng năm là rất lớn. Cháy rừng đã gây nên thiệt hại đáng kể
đói với đa dạng sinh học.
Biến đổi khí hậu
Việt Nam là nước đặc biệt nhạy cảm với các tác động của biến đổi khí hậu toàn
cầu và là 1 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và đầu tiên của biến đổi khí
hậu. Các hệ sinh thái bị chia cắt (điều đã trở nên phổ biến ở Việt Nam) chắc chắn sẽ
phản ứng kém cỏi hơn trước những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự
mất mát các loài sinh vật với tốc độ rất cao. Các vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi cũng
được dự báo là những vùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.
Nhiệt độ trung bình tăng sẽ làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần thể sinh
vật của nhiều hệ sinh thái. Các nhà khoa học đã chứng minh được sự di cư của một số
loài do sự ấm lên của trái đất, nhiều loài cây trên dãy Trường Sơn đang phải chuyển
dịch lên cao hơn để tồn tại. Nhiệt độ tăng còn làm gia tăng khả năng cháy rừng, nhất là
các khu rừng trên đất than bùn vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng
lượng phát thải khí nhà kính làm gia tăng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu cùng với
sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới
hiện trượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất… xảy ra ngày càng nhiều, hậu quả ngày càng
nghiêm trọng đối với đời sống con người và môi trường.Hậu quả đo cũng đã từng xẩy
ra đối với Quảng Ngãi.
6.2. Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi
6.2.1. Hiện trạng đa dạng sinh học
Quảng Ngãi là tỉnh có địa thế chủ yếu là núi đồi, dải đồng bằng hẹp, với địa hình
nghiêng từ tây sang đông. Các dãy núi trong vùng có độ cao trên 300m hình thành

nhiều đỉnh, với sườn núi hướng về các phía khác nhau, tạo nên nhiều vùng tiểu khí
hậu. Do vậy, thảm thực vật cũng có những thành phần và số lượng thay đổi, kéo theo
sự phân bố đặc trưng của các loài động vật.
Cấu tạo phức tạp của các dãy núi ở Quảng Ngãi đã tạo nên nhiều khe suối, từ đó
hình thành nên các sông nhỏ với lưu tốc nước lớn. Ven bờ có nhiều loại cây bụi có tính
chống chịu với chu kỳ ngập nước, thực vật nổi kém phát triển, nên khu hệ động vật ở
đây chủ yếu gặp các nhóm động vật bậc cao, những loài thích nghi với đời sống bơi lội
giỏi hoặc hình thành giác bám để chống chịu với dòng nước chảy xiết.
Đa dạng sinh học có vai trò vô cùng quan trọng, trước hết là giá trị kinh tế của
chúng. Chúng cung cấp lương thực, thực phẩm để nuôi sống con người hơn hai triệu
năm nay. Mặt khác, đa dạng sinh học còn cung cấp cho con người nhiều loại vật nuôi,
cây trồng rất quý. Nguồn gen của chúng được bảo tồn và lan tràn trong các quần xã
sinh vật. Gỗ, củi từ những khu rừng tự nhiên cung cấp trên 60% giá trị xuất khẩu ở
nhiều nước trong vùng nhiệt đới.
Các loài động thực vật là một nguồn dược liệu rất quý. Sản phẩm từ các loài thú,
chim, bò sát, như răng, da, vảy, mật, là những vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh rất
hiệu quả. Do đó, chúng là đối tượng bị khai thác nặng nề, dẫn đến một số loài có nguy
cơ tuyệt chủng.

7

×