Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động CGCN về KHCN để phát triển thị trường công nghệ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.42 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1.

Mở đầu

1

2.

Đánh giá tình hình hoạt động CGCN về KHCN để phát

4

triển thị trường công nghệ tại Việt Nam

3.

2.1. Đánh giá về năng lực KHCN

4

2.2. Đánh giá trình độ KHCN của một số ngành kinh tế

7

2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý KHCN


8

2.4. Đánh giá về thị trường KH&CN

8

Đánh giá vai trò của tổ chức môi giới CGCN để phát triển

11

thị trường công nghệ dựa trên các chỉ tiêu: xuất xứ, giá
thành, sự động bộ của dây chuyền:
3.1. Phân tích một vài chỉ tiêu của hoạt động GCCN thông

11

qua một số Hợp đồng CGCN
3.2. Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN để

17

phát triển thị trường công nghệ.
3.2.1. Vai trò về liên kết cung-cầu của các tổ chức môi giới

17

CGCN
3.2.2. Vai trò hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, môi giới CGCN

19


3.2.3. Vai trò trung gian của các tổ chức môi giới CGCN

20

3.2.4. Vai trò về bảo lãnh và pháp lý của các tổ chức môi giới

21

CGCN

4.

3.2.5. Vai trò thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển

22

3.2.6. Vai trò khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước

22

3.2.7. Góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội

23

3.2.8. Một số chính sách, cơ chế hỗ trợ của Chính phủ

23

Kết Luận


24

2


1. Mở đầu
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới và chuyển giao công
nghệ, Nhà nước đã ban hành các văn bản quan trọng về chuyển giao công
nghệ như: Luật chuyển giao công nghệ của Quốc Hội khoá XI, kỳ họp thứ 10
số 80/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Nghị định số 40/2004/NĐ-CP
ngày 13 tháng 2 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thống kê; Nghị định số 30/2006/NĐ-CP ngày 29
tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thống kê khoa học và công nghệ; Quyết
định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; Nghị định của Chính
phủ số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN.
Trong chuyển giao công nghệ, thuật ngữ “đối tác” được nhấn mạnh với ý
nghĩa, cần quan hệ mật thiết hơn nhiều so với “mua đứt - bán đoạn”, một sự
hợp tác trên cơ sở bền vững. Việc hình thành quan hệ hợp tác bền vững rất cần
trợ giúp từ tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ, giống như những
“bà mối”. Bà mối là người có điều kiện đi sâu tìm hiểu các bên, là người làm
chứng và bảo lãnh uy tín của các bên tham gia chuyển giao công nghệ. Đòi hỏi
này khiến cho môi giới cần phải chuyên nghiệp hơn. Nhưng đường đến chuyên
nghiệp lại không đơn giản.
Các tổ chức trung gian có vai trò rất quan trọng trong việc làm cầu nối
giữa cung và cầu hàng hoá công nghệ, cung cấp các nguồn tin cần thiết, môi
giới đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán công nghệ. Ngoài ra các tổ chức này
còn có vai trò quan trọng trong giám sát, tuyên truyền chủ trương chính sách có

liên quan tới công nghệ, làm giảm đáng kể chi phí giao dịch công nghệ.
Mặc dù đã có những nỗ lực ban đầu, song nhìn chung các dịch vụ trung
gian, môi giới khoa học và công nghệ còn rất thiếu, yếu và không đồng bộ. Khả
năng của các tổ chức dịch vụ thông tin KHCN trong việc đáp ứng các nhu cầu
về giao dịch hàng hoá công nghệ còn hạn chế. Các chợ công nghệ và thiết bị,
3


kể cả chợ công nghệ trên mạng mới chỉ tạo ra khâu đột phá ban đầu cho thị
trường công nghệ.
Để phát triển giao dịch hàng hoá công nghệ, cần phải tạo ra một môi
trường pháp lý thuận lợi mà trong đó hàng hoá công nghệ được giao dịch một
cách mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trên qui mô toàn bộ mạng lưới các tổ chức
dịch vụ thông tin KHCN và các chợ công nghệ và thiết bị. Đồng thời phát triển
các dịch vụ môi giới tư vấn, giám định, đánh giá công nghệ, đặc biệt là các dịch
vụ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên
gia chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi giới công nghệ.
Hiện đã có sàn giao dịch ảo mua bán công nghệ trên mạng, cũng đã có
các chợ công nghệ và thiết bị, mà tại mỗi chợ qui mô quốc gia đều có hàng
nghìn tỷ đồng giá trị hợp đồng được ký kết chuyển giao. Cũng đã có 3 sàn giao
dịch công nghệ tại 3 trung tâm lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải
Phòng. Các sàn này chú trọng không ít đến môi giới chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân môi giới CGCN muốn chuyên nghiệp
được cũng cần có những tiêu chí nhất định, thậm chí cần có hiệp hội để tập
trung nhau lại, tăng thêm sức mạnh cho mỗi thành viên, hiện nay vẫn chưa có
nhiều DN quan tâm bởi trong lĩnh vực này lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro.
Để khuấy động thị trường công nghệ, không chỉ cần nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp mà còn cần có nhà môi giới CGCN về KHCN.
2. Đánh giá tình hình hoạt động CGCN về KHCN nhằm phát triển thị
trường công nghệ tại Việt Nam

Tình hình phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), hoạt động
chuyển giao công nghệ (CGCN) mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất
định, nhưng nhìn chung nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách
khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và
động lực phát triển kinh tế - xã hội.
2.1. Đánh giá về năng lực KHCN
4


Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1,8 triệu người có trình độ đại
học và cao đẳng, khoảng 17.000 thạc sĩ, 15.000 tiến sĩ, trong đó lực lượng trực
tiếp làm công tác nghiên cứu là khoảng 40.000 người. Số cán bộ độ tuổi từ 30
đến 50 ở các viện và trường đại học đã phát triển nhanh chóng. Ngân sách nhà
nước đầu tư cho KH&CN ngày một tăng.
Tuy nhiên nếu nhìn vào các kết quả đạt được thì sự phát triển khoa học ở
nước ta là đáng lo ngại. Số bằng sáng chế của Việt Nam do các cơ quan có uy
tín trên thế giới cấp - chỉ số cơ bản đánh giá khả năng sáng tạo công nghệ của
một quốc gia có thể đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó số bằng sáng chế của
Thái Lan trong năm 1997 đã là 13, Trung Quốc là 3.100. Còn số bằng sáng chế
của người Việt Nam được cấp tại Việt Nam tuy đã có dấu hiệu tăng nhưng vẫn
còn rất ít, theo thống kê của cục sỡ hữu trí tuệ Việt Nam từ 2001 đến 2005 số
người Việt Nam được cấp bằng sáng chế trong nước là 82 người trên tổng số
3666 bằng sáng chế được cấp, chiếm 2%. Đây quả là một kết quả đáng ngạc
nhiên so với đội ngũ 21.000 nhà khoa học hiện đang công tác của Việt Nam.
Bảng 1. Bằng sáng chế độc quyền được cấp từ năm 2001 đến 2005
Số bằng sáng chế độc quyền đó được cấp cho
Năm

Người nộp đơn


Người nộp đơn

Việt Nam

nước ngoài

Tổng số

2001

7

776

783

2002

9

734

743

2003

17

757


774

2004

22

676

698

2005

27

641

668

5


Qua các số liệu thống kê trên, thể hiện năng lực khoa học và công nghệ
Việt Nam còn rất nhiều yếu kém. Sau đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng yếu kém kể trên:
- Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các “tổng công
trình sư”, đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu
nhân lực KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý; Chưa có
môi trường thuận lợi để đổi mới công tác tổ chức - cán bộ. Cán bộ các cấp, nhất
là cấp lãnh đạo các cơ quan trong khối hành chính - sự nghiệp, ít bị sức ép để
luôn phải nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả họat động của cơ quan

mình. Việc thiếu những cơ chế đánh giá khách quan và nghiêm khắc của dư
luận xã hội là nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động của các cơ quan khoa học
và công nghệ kém hiệu quả, làm cho các cán bộ quản lý trở lên trì trệ, không
muốn cải tiến chế độ công tác, thường xuyên đổi mới và tăng cường đội ngũ
lao động của mình.
- Cơ chế, chính sách đầu tư cho KH&CN chưa được tháo gỡ để tạo
nguồn lực và động lực cho các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học phát huy tối
đa năng lực sáng tạo và đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn.
Theo thống kê, cả nước hiện có đến 127 trường cao đẳng, 87 trường đại học và
hàng trăm viện nghiên cứu lớn nhỏ thuộc nhiều bộ, ngành, là trung tâm chất
xám của cả nước. Tuy nhiên số lượng lớn các đề tài nghiên cứu sản sinh từ đây
không đến được tay nhà sản xuất.
- Mức đầu tư của xã hội cho KH&CN tuy đã tăng nhưng vẫn còn rất
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển và vẫn dựa chủ yếu vào nguồn ngân
sách nhà nước, chưa huy động được các nguồn đầu tư xã hội, đặc biệt là đầu tư
từ khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các Viện nghiên cứu, trường đại
học nhìn chung còn rất thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản
xuất tiên tiến cùng ngành.
- Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển
giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém
6


cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội
nhập khu vực và quốc tế.
- Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo
và sản xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu
- phát triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
- Quan điểm về thị trường lao động chưa được chính thức công nhận một
cách đầy đủ. Điều này là một cản trở lớn, làm cho những kiến nghị về chế độ

chính sách mới chậm được nghiên cứu và ban hành. Còn lúng túng và chưa đi
đến thống nhất giữa các quan điểm về hợp đồng lao động.
- So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng
cách rất lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu
KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người
thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn ít.
2.2. Đánh giá trình độ KHCN của một số ngành sản xuất
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành,
lĩnh vực như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất
điện, xi măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta
hiện lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình
trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Trong lĩnh vực cơ khí, công nghệ được nhập vào nước ta trong thời gian
qua chủ yếu là công nghệ lắp ráp. Nhiều dây chuyền sản xuất trong lĩnh vực
này chỉ có khâu gia công đơn giản, lắp ráp, hoàn thiện và bao gói sản phẩm,
không có khâu tạo phôi, tạo cụm và gia công chính xác (sản xuất quạt điện, sản
xuất ôtô, xe máy, chế tạo linh kiện, phụ tùng, sản xuất các linh kiện điện tử).
Phần lớn các thiết bị được chuyển giao trong các dự án đầu tư nước
ngoài thuộc loại trung bình hoặc trung bình tiên tiến trong khu vực, ít thiết bị
hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, một số
7


sử dụng trên hai thập kỷ, dù được tân trang, cải tiến ít nhiều (các dây chuyền
sơn - mạ tôn lợp, dây chuyền sợi dệt, sản xuất thuốc lá).
2.3. Đánh giá về cơ chế quản lý KHCN
- Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu
vào, chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự

gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá
nghiệm thu kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp
với hoạt động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ.
Thiếu cơ chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả
năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những
chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu
hút, trọng dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến
khích cán bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.
- Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi
cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà
nước; cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự
chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.
2.4. Đánh giá về thị trường KH&CN:
Ngay cả Hà Nội là địa phương có điều kiện cũng chưa hình thành được
thị trường KH&CN chuyên nghiệp, chợ mua bán công nghệ chưa hình thành
một cách bài bản. Thiết bị chế tạo trong nước chiếm chưa đến 2% giá trị sản
xuất công nghiệp và chưa có nhiều doanh nghiệp cung cấp thiết bị được thị
trường công nhận. Các cơ sở thực nghiệm chủ yếu mang tính nghiên cứu. Tính
chủ động, tự chịu trách nhiệm, gắn kết sản xuất với thị trường không cao, vẫn
trông chờ vào ngân sách nên quyền lợi và trách nhiệm không rõ ràng.

8


- Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và
lưu thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức
trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ
hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
- Các doanh nghiệp là khách hàng, còn thờ ơ với việc nâng cao trình độ

công nghệ. Nguyên nhân chính là do một số các doanh nghiệp nhà nước lớn
thường có vị thế độc quyền nên không chịu sức ép cạnh tranh và có tâm lý dựa
dẫm vào sự bảo hộ của nhà nước.
- Khả năng sinh lợi của hoạt động chuyển giao công nghệ còn thấp trong
một số lĩnh vực như: nông nghiệp, chế biến thực phẩm,…vv.. Do nhà nước
chưa có cơ chế điều tiết hoạt động sản xuất và cung ứng hành nông sản phù hợp
với nhu cầu của thị trường, vì vậy tình trạng hàng nông sản được sản xuất ra
khó tiêu thụ và bị “rớt giá” vẫn đang có tính chất phổ biến làm nản lòng các
nhà đầu tư nước ngoài.
- Chưa có chiến lược chuyển giao công nghệ hữu hiệu. Các đề xuất vẫn
còn mang nặng tính định hướng hoặc các giải pháp đưa ra chưa phát huy tác
dụng như mong muốn. Chẳng hạn, các giải pháp để phát triển năng lực nội sinh
của công nghệ giống như kinh nghiệm của các nước đi trước chưa được phát
huy tác dụng tốt. Công tác dự báo, dự đoán sự phát triển của công nghệ trong
các lĩnh vực, ngành kinh tế Việt Nam để làm chỗ dựa cho việc hoạch định các
chính sách chưa được coi trọng.
Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã quan tâm nhất định đến việc thúc
đẩy hình thành thị trường KH&CN thông qua một số cơ chế, chính sách mới về
chuyển giao công nghệ cũng như các hoạt động trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thành công của Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam lần thứ nhất (Techmart
2003, 2005, 2009) vừa qua chứng tỏ sự hỗ trợ có hiệu quả của cơ quan quản lý
nhà nước đối với nhu cầu phát triển thị trường KH&CN. Tuy nhiên, đa phần
các nhà quản lý, các nhà khoa học đều cho rằng còn nhiều yếu tố đang hạn chế
hoặc làm chậm quá trình hình thành và phát triển thị trường KH&CN ở nước ta.
9


Một trong những ưu tiên cần làm hiện nay là tổng kết rút kinh nghiệm và
tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 119 về các chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư cho hoạt động tham gia nghiên cứu - triển khai, trong đó có đầu

tư đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp được quyền mở rộng hợp tác, liên kết
đổi mới công nghệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều
hình thức. Nhà nước cũng nên ưu tiên cho các doanh nghiệp được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng các
kết quả của các dự án đổi mới công nghệ vào sản xuất và thực hiện các hợp
đồng KH&CN với các tổ chức khác để chuyển giao công nghệ đã được đổi mới
trong thời hạn 3-5 năm. Bên cạnh việc đặt hàng, hợp tác với các Viện nghiên
cứu, doanh nghiệp có thể thực hiện hình thức thuê chuyên gia từ các Viện
nghiên cứu ở trong, ngoài nước thực hiện dự án đổi mới công nghệ của mình.
Một việc khác cũng cần sớm được thực hiện là đưa Quỹ phát triển
KH&CN vào hoạt động và nhất thiết công tác này cần có đánh giá định kỳ về
hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. Trong thời gian 2-3 năm tới,
Quỹ phát triển KH&CN dành tỷ lệ thích đáng nguồn vốn để hỗ trợ hoạt động
nghiên cứu đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm công nghệ để ứng dụng
vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế một cách nhanh nhất.
Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp trong nước không có sự lựa chọn nào khác là phải đổi mới công
nghệ. Trong bối cảnh đó, thị trường công nghệ cần được phát triển mạnh, trở
thành kênh quan trọng nâng cao trình độ và năng lực công nghệ của cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam.

10


3. Đánh giá vai trò của tổ chức môi giới CGCN để phát triển thị trường
công nghệ dựa trên các chỉ tiêu: xuất xứ, giá thành, sự động bộ của dây
chuyền:
3.1. Phân tích một sô chỉ tiêu của hoạt động GCCN thông qua Hợp đồng
CGCN
Theo thống kê hậu Techmart tại thành phố Hồ chí Minh năm 2008 có 48

Hợp đồng CGCN được triển khai và ký kết.
Bảng 2: Một số hợp đồng đã thực hiện và chuyển giao công nghệ
STT Tên CN chuyển giao

Giá trị


3

Chế phẩm sinh học
phục vụ lâm nghiệp
2000.000
8 Dây chuyền thiết bị
sấy khử mùi cho sp
balô, túi sách
1244.000
Hệ thống hút mùi, bụi
cho toàn bộ nhà
xưởng
432.600

4

2 Máy ép toàn phần 6
chiều

1
2

5

6
7
8
9
10

Máy dập thuỷ lực 4
trụ, 50 tấn
Máy ép nhiệt thuỷ lực
nhiều tầng, máy bế
thuỷ lực
Máy ép chữ thập thuỷ
lực, máy ép thẳng 2
bên thuỷ lực
Máy dán nhãn hồ,
máy đóng gói định
lượng trục vít
Cân định lượng tự
động AKB W2-500A
Dây chuyền máy
đóng gói ngàm lăng

870.000
102.375
410.000
92.400
500.000
300.000
300.000


Bên cung
Cty TNHH
Mai Xuân
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
Cty TNHH
cơ khí Hiệp
lực
cty TNHH
chế tạo máy
AKB
cty TNHH
chế tạo máy
AKB
cty TNHH
chế tạo máy


Bên cầu
Cty tm dịch vụ
Nông lâm
Nguyên phát
cty Sai gòn
công ty cổ phần
Cty THHH tiền
phong
cty THHH Thiên
Nam Khánh
Cty cổ phần
cty TNHH
cty TNHH
cty TNHH
Cty cổ phần
11


AKB 260CV

AKB

204.000

Cty cổ phần
truyền thông
Thái Bình
Viễn Đông
EPIJSC
Cty cổ phần

truyền thông
Thái Bình
Viễn Đông
EPIJSC
Cty TNHH
Giải pháp
CNTT Lê
Huân
Cty TNHH
Giải pháp
CNTT Lê
Huân

230.000

Cty cổ phần

cty TNHH

897.000

Đại học
Nông Lâm

TT khuyến ngư
QG

400.000

Đại học

Nông Lâm

Sở KHCN An
Giang

783.899

Cty TNHH
Ba Đông

Cty Cao su việt
trung

Cty TNHH
Ba Đông
Cty TNHH
Anh Dũng
Việt Nam

Sở KHCN Bình
Dương

11

Xây dựng HT phần
mềm ứng dụng
Internet

180.000


12

SX hệ thống phần
mềm ứng dụng trên
internet

144.000

13

SP LaTour-phần mềm
hỗ trợ quản lý và điều
350.000
hành Tour

14
15

16
17

18

19
20

SP LaTour-phần mềm
hỗ trợ quản lý và điều
hành Tour
Nâng cấp hệ thống xử

lý nước thải sản xuất
nhà máy
Chuyển giao sx cá
lăng vàng cho 5 tỉnh
Phú Yên,Ninh Thuận,
Long An, Bến Tre,
Vĩnh Long
Chuyển giao sx giống
cá lăng nha cho An
Giang
Cung cấp, lắp đặt vận
hành và chuyển giao
công nghệ: ht xử lý
nước thải Nhà máy
chế biến mủ Cao SuCty Cao Su Việt
Trung
lắp đặt hệ thống nước
uống học sinh cho 4
trường học tại Bình
Dương
Thiết kế chế tạo và
cung cấp dây chuyền
tb đóng chai nước giải

385.550
984.500

Cty TNHH

Cty cổ phần


Cty du lịch

cty TNHH

Cty Cổ phần
12


khát chè Ô Long, cs
2000chai/h

21

22
23

Thiết kế chế tạo lắp
đặt các trang thiết bị:
AirPhower PanBox,
cân lấy mẫu, tủ cấy vi
sinh, tủ hút hoá chất
937.198
Thi công xây dựng
công trình:hệ thống
cấp nước Phân trại
K2,K3-Tại giam
Xuân Lộc-Cục V26
Bộ CA
1897.210

Máy chiết chai piston
10 vòi tự động, Máy
đóng nắp tự động
255.000

24

Tủ hút khí độc

30.000

25

Tủ cấy vi sinh

25.000

26

Tủ cấy vi sinh

15.000

27

28

29

30


Tủ cấy vi sinh

Tủ hút khí độc

Tủ hút khí độc

Tủ hút khí độc

25.000

200.000

200.000

200.000

TT chuyển
giao công
nghệ mới

TT chuyển
giao công
nghệ mới
TT nghiên
cứu ứng dụng
Tbị CN
TT công
nghệ ứng
dụng Huy

Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng

Cty TNHH

Trại giam Xuân
Lộc

Cty TNHH
Cty dịch vụ
KHCN

Đại học Cần thơ

Cty cổ phẩn
Viện vệ sinh y tế
cộng đồng
Cty phân bón
Việt Nhật
Cty Ajinomoto
Biên Hoà
TT kiểm nghiệm
thú y
13


32

tủ cấy vi sinh

25.000

33

Tủ hút khí độc

60.000


34

Tủ hút khí độc

50.000

35

Tủ hút khí độc
Cung cấp thiết bị,
dịch vụ TĐH: Biến
tần, PLC, tư vấn giải
pháp tiết kiệm năng
lượng cho máy ép
nhựa, máy nén khí hệ
thống hút bụi nhà
máy
Phân phối sp phân
bón lá hữu cơ và chế
phẩm sinh học
Phân phối sp phân
bón lá hữu cơ và chế
phẩm sinh học

55.000

TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng

TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng
TT công
nghệ ứng
dụng Huy
Hoàng

4000.000

Cty TNHH
kỹ thuật tự
động ETEC

Cty

300.000

Cty TNHH

Đại lý


200.000

Cty TNHH

Chất xử lý môi trường 150.000
Năm 2008 khoảng
100 HĐ, các loại máy
đo: độ PH, độ dẫn
điện, độ mặn, hoàn
tan oxy trong nước,
đo nhiệt độ, độ ẩm
KK, độ ẩm gió
500.000
Máy tự động cuốn
dây biến áp 1 trục
80.000

Cty TNHH

Đại lý
Cty dịch vụ
KHCN

Viện Vật lý
Tp HCM

Nhiều đối tác

Cty TNHH


cty TNHH

31

36
37
38
39

40
41

Tủ hút khí độc

48.000

Cty Điện lực 2
Trường Đại học
Công nghiệp

Cty NN

Cty NN

Cty NN

14



42
43
44
45
46
47
48

Máy kiểm thử cao áp
Máy cuốn dây 1 trục,
2 trục, máy kiểm thử
tăng phô
Mạch điều khiển tàu
thuỷ
Máy tự động cuốn
dây biến áp 2 trục, và
4 trục
Máy tự động cuốn
dây biến áp 3 trục

50.000

Cty TNHH

Cty cổ phần

250.000

Cty TNHH


80.000

Cty TNHH

Cty TNHH
Cty TNHH 1
thành viên

120.000

Cty TNHH

110.000

Cty TNHH
Phân viện
Công nghiệp
thực phẩm

cty TNHH
Trung tâm thí
nghiệm điện 2

Chuyển giao CN sản
xuất chao từ đậu nành 50.000
Cty Cổ phần
Máy ép vỉ, máy đóng
mang
600.000
Cty TNHH

Cty TNHH
Tổng số 48 HĐ/18
đơn vị
21.322.732 1usd=18.000 VNĐ

Nguồn: “Báo cáo kết quả khảo sát thông tin hậu Techmart 2008- Trung tâm
TTKH&CN-Sở KH&CN TP Hồ Chí Minh”
Từ bảng tổng hợp 2. cho chúng ta thấy:
Hình 1: Tỉ lệ % số hợp đồng chuyển giao công nghệ
Tỉ lệ % Số HĐ CGCN

35.42, 35%

cty TNHH
50.00, 51%

Cty Cổ phẩn
Viện, trường
TT, Sở

8.33, 8%
6.25, 6%

15


Hình 2: Tỉ lệ % Giá trị Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Tỉ lệ % Giá trị HĐ CGCN

18.86, 19%

cty TNHH
Cty Cổ phẩn

8.66, 9%

Viện, trường

2.60, 3%

TT, Sở
68.80, 69%

+ Nhận xét và đánh giá dựa trên 2 chỉ số : số Hợp đồng và Giá trị Hợp đông
CGCN
- Qua thống kê hậu Techmart của TP HCM cho thấy, nguồn Cung chủ
yếu tập trung vào các công ty TNHH, chiếm 50% số HĐ và chiếm 68.8% tổng
giá trị các hợp đồng. Viện trường kém hơn khoảng 6-8 lần, số HĐ chiếm
8.33%, Giá trị HĐ chiếm 8.66%. Các công ty cổ phần có số HĐ chiếm 6.25%,
giá trị HĐ chiếm 2.60%. Các Trung tâm, Sở KHCN có số HĐ cũng tương đối
cao chiếm 35.42%, giá trị HĐ chiếm 18.86%
- Sự đồng bộ của dây chuyền: Dây chuyền công nghệ thường là riêng lẻ,
một số công đoạn hoặc một vài thiết bị trong dây chuyền không yêu cầu kỹ
thuật cao, với giá thành thấp và được sản xuất trong nước. Điều này cho thấy,
trình độ về công nghệ của ta vẫn chưa đáp ứng được ngay cả ở trong thị trường
nội địa. Các công nghệ, thiết bị chủ chốt của dây chuyền chủ yếu vẫn phải nhập
từ nước ngoài qua một số hãng nổi tiếng. Như vậy, trình độ công nghệ cũng và
quá trình triển khai vào sản xuất của các Doanh nghiệp luôn bị động, tính chủ
động trong cả dây chuyền đồng bộ là rất yếu mà phần lớn vẫn phụ thuộc vào
nhà cung cấp.


16


Nhận xét: Qua bảng tổng hợp và phân tích trên, việc chuyển giao công
nghệ hiện nay ở Việt Nam vẫn mang tính chất manh mún, chưa có sự quản lý
và phát triển đồng bộ. Do vậy, vai trò của các tổ chức tư vấn, môi giới về
chuyển giao công nghệ về KHCN là rất cần thiết cho sự phát triển thị trường
công nghệ.
3.2. Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN để phát triển thị
trường công nghệ.
Tham gia vào hoạt động chuyển giao công nghệ về KHCN, doanh nghiệp
thường gặp nhiều khó khăn. Đó chính là lý do cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài của
các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ.
3.2.1. Vai trò về liên kết cung-cầu của các tổ chức môi giới CGCN
Xung quanh vấn đề công nghệ, các học giả đã từng đưa ra nhiều tranh
luận. Chẳng hạn, các bàn thảo dai dẳng về những điều cơ bản như định nghĩa
về công nghệ và chuyển giao công nghệ (hàm chứa đằng sau là cách tiếp cận
khác nhau), đánh giá đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế, ... Các
doanh nghiệp có thể không quan tâm tới những gì mang tính học thuật, hoặc tác
động ở tầm vĩ mô, nhưng còn có cả những phức tạp khác liên quan trực tiếp
đến hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp.
Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau mà doanh
nghiệp phải lựa chọn: Mua thiết bị, hợp đồng chìa khoá trao tay, liên doanh,
mua lixăng,... Các phương thức này có liên quan tới lợi ích của các bên và đặc
điểm công nghệ. Thông thường, người bán thích được tham gia cổ phần để có
thể giám sát được nhiều hơn đối với người mua công nghệ, nhất là đối với
những công nghệ quan trọng, hoặc đang ở giai đoạn đầu của vòng đời sản
phẩm. Trái lại, nếu công nghệ thuộc loại không quan trọng, hoặc ở vào giai
đoạn cuối của vòng thì người bán thích phương thức bán lixăng.
Về phía người mua, quyết định lựa chọn phương thức chuyển giao nào

phụ thuộc chủ yếu bởi năng lực công nghệ và các nguồn lực hiện có. Nếu công
nghệ định mua đòi hỏi nguồn lực quá cao, người mua thích phương thức liên
17


doanh; nếu người mua có năng lực công nghệ cao, họ không thích việc tham
gia cổ phần, trừ khi có những lý do như để tiếp cận thị trường. Lựa chọn đúng
phương thức chuyển giao công nghệ có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh
nghiệp bởi, như Ramanathan đã chỉ ra Ramanathan. K,. "Application of
Industria Technological Indicators", in Science and Technology Management
Informtion Systems, N. Sharif and K. Ramanathan, eds., UNDP – UNESCO Indonesian Institute of Sciences, Jarkarta, 1994., nó giúp cho chuyển giao công
nghệ có hiệu quả, năng lực công nghệ phát triển và lớn mạnh lên một cách
vững chắc.
Có những giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển giao công nghệ mà
doanh nghiệp phải trải qua. Trong giai đoạn tìm kiếm cơ hội, doanh nghiệp cần
nhận biết được các nhu cầu và lập luận chứng cho việc giao dịch. Giai đoạn lựa
chọn đối tác bao gồm việc tìm đối tác, đánh giá và chọn đối tác. Giai đoạn tiếp
theo là hoàn thiện phương thức giao dịch với nội dung nhận dạng phương thức
chuyển giao công nghệ khả thi và chọn phương thức giao dịch. Tiếp đến là giai
đoạn đàm phán, doanh nghiệp tiến hành đàm phán các điều khoản của hợp
đồng, đồng thời hoàn tất các khía cạnh về pháp lý, nguồn lực và hậu cần.
Một trong các hoạt động quan trọng trong chuyển giao công nghệ là đánh
giá công nghệ ở mức doanh nghiệp, nhằm lựa chọn một trong số nhiều công
nghệ khác nhau để thoả mãn tối ưu những thông số do doanh nghiệp xác định
trước. Đánh giá này thường diễn ra với 4 bước: Đánh giá sơ bộ, đánh giá khả
năng chuyển giao, đánh giá thị trường, đánh giá thương mại. Ở đây có nhiều
yếu tố phải xem xét đến. Chẳng hạn, trong đánh giá thị trường, tức là nghiên
cứu sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đáp ứng thị trường tiềm năng như thế
nào, những yếu tố có liên quan là thị trường (nội địa, khu vực, toàn cầu; hiện
nay, mới, có tính chiến lược) mà công nghệ hoặc sản phẩm tạo ra có thể đáp

ứng; đánh giá thị phần (giá trị và khối lượng) của sản phẩm tạo ra do công nghệ
trong vòng đời công nghệ; chi phí lưu thông và tiếp thị; độ nhậy của công
nghệ/sản phẩm đối với biến động/thay đổi của thị trường/công nghệ; các chiến
18


lược cạnh tranh; các đối tác tiềm năng/ có tính chiến lược để đảm bảo thành
công trên thị trường...
Trước những phức tạp trên, cùng với các nỗ lực xử lý của doanh nghiệp,
sự trợ giúp từ bên ngoài của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ là
rất cần thiết và hữu ích.
3.2.2. Vai trò hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, môi giới CGCN
Chuyển giao công nghệ không phải chỉ có nhiều thông tin phải xử lý và
thể hiện sự phức tạp, mà còn liên quan tới một số vấn đề khá xa lạ đối với
doanh nghiệp, loại hình tổ chức vốn quen với hoạt động sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm và dịch vụ thông thường. Đó là cảnh báo công nghệ Cảnh báo
công nghệ (Veille Technologique) là một nội dung của đánh giá công nghệ
nhằm thấy trước mặt lợi, mặt hại để từ đó ngăn ngừa, đối phó với những hậu
quản tiêu cực có thể có do một công nghệ cụ thể, hay một thế hệ công nghệ
(dòng công nghệ) hoặc một công nghệ mới gây ra cho sản xuất, đời sống và xã
hội., đánh giá công nghệ, môi trường pháp lý liên quan tới chuyển giao công
nghệ, chính sách phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ của nước xuất
và nhập công nghệ... Chuyển giao công nghệ đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc,
hệ thống về công nghệ và môi trường pháp lý để có những quyết sách chính
xác, kịp thời. Lấy ví dụ, thông thường, cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc
gia (hệ thống hành chính hoặc hệ thống toà án) đều được phép tự do hành động
với một phạm vi rất rộng trong việc xem xét tính hợp pháp của các hợp đồng
chuyển giao công nghệ. Nếu hợp đồng có các điều khoản thương mại không
lành mạnh thì sẽ bị coi là vô hiệu. Hậu quả tất yếu là không thể tiến hành việc
thanh toán ngoại hối, không có sự bồi thường về mặt pháp lý, một rủi ro mà bất

kỳ doanh nghiệp nào cũng phải biết để phòng xa khi tham gia các hợp đồng
chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài.
Không thể phủ nhận rằng, hiện nay đã có những doanh nghiệp chú trọng
phát triển hoạt động NC&PT, tăng cường thu lượm thông tin công nghệ. Tuy
nhiên, thực tế cũng cho thấy những nỗ lực đồng thời hướng vào các lĩnh vực
19


khác nhau đang đặt các doanh nghiệp trước mâu thuẫn. Nổi bật là mâu thuẫn
giữa chú trọng kế hoạch hoá quá trình sản xuất ngắn hạn, bám sát vào thực tại
và đi vào giải quyết những sự cố kỹ thuật cụ thể, với phải tiếp cận được với
kiến thức khoa học của những tổ chức KH&CN hàng đầu, phải có khả năng
tiến hành những nghiên cứu giầu trí tưởng tượng (thoát ly khỏi thực tế hiện tại)
và phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự đổi mới, sáng tạo... Như vậy,
thay vì phải tự mình đơn độc, sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ sẽ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp hơn và vị thế của doanh
nghiệp trong đàm phán mua bán công nghệ.
3.2.3. Vai trò trung gian của các tổ chức môi giới CGCN
Cũng như trao đổi hàng hoá nói chung, chuyển giao công nghệ được diễn
ra trên cơ sở đồng thuận lợi ích giữa các bên tham gia. Đồng thời, lại có đặc thù
ở đây là tồn tại sự khác biệt nhất định, khiến việc thống nhất lợi ích trở nên khó
khăn: Trong chuyển giao công nghệ có nhiều yếu tố cần tính toán lợi ích và chỉ
có ít yếu tố liên quan đến chi phí thuần tuý về tri thức công nghệ, còn hầu hết
các yếu tố khác là về các dịch vụ có liên quan như cung cấp các chi tiết, phụ
kiện, thiết bị, đặc quyền kinh doanh, tên nhãn hàng, các dịch vụ chuyên môn...;
Trong chuyển giao công nghệ, các bên thường có động cơ và chiến lược riêng
của mình. Do công nghệ là vũ khí cạnh tranh tiềm tàng quan trọng, nên nhiều
khi nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm liên quan tới công nghệ
chuyển giao cũng là nội dung được chú ý trong đàm phán; Khoảng cách sẽ
càng rõ nét khi chuyển giao công nghệ diễn ra giữa giới khoa học và giới kinh

doanh, bởi các nhà khoa học thường đánh giá quá cao sản phẩm nghiên cứu và
họ còn có xu hướng muốn phổ biến kết quả khoa học do mình tạo ra.
Những khó khăn về thống nhất lợi ích giữa các bên mua bán công nghệ có
thể khắc phục phần nào với sự hỗ trợ của tổ chức tư vấn, môi giới chuyển giao
công nghệ. Đóng vai trò trung gian, các tổ chức tư vấn, môi giới công nghệ có
những ưu thế để đưa ra các ý kiến công bằng, tỉnh táo của người thứ ba.

20


3.2.4. Vai trò về bảo lãnh và pháp lý của các tổ chức môi giới CGCN
Khác với mua bán hàng hoá thông thường, chuyển giao công nghệ đòi hỏi
những quan hệ sâu sắc, lâu dài giữa các bên chuyển giao và tiếp nhận.
Độ tin cậy của hàng hoá công nghệ không cao do người ta không thể sờ
mó và không dễ nhận biết trực tiếp các thuộc tính KH&CN. Trong khi người
bán biết rõ hàng hoá của mình, thì người mua thường có rất ít thông tin về chất
lượng thực của hàng hoá được mang trao đổi. Giá trị sử dụng của công nghệ chỉ
thực sự bộc lộ trong quá trình sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ.
Trước một đối tượng khá bí ẩn, quan hệ tin tưởng lẫn nhau có ý nghĩa quan
trọng giúp chuyển giao diễn ra trôi chảy.
Chuyển giao công nghệ bao hàm cả việc chuyển giao, hấp thụ kiến thức
mới của phía tiếp nhận. Sau hành vi mua bán còn có cả những hoạt động thiếp
theo như đào tạo, sửa chữa,... thể hiện mối quan hệ gắn bó lâu dài của những
người tham gia. Trường hợp người tiếp nhận tiếp tục cải tiến, phát triển công
nghệ được chuyển giao và cần sự hợp tác từ phía chuyển giao, quan hệ giữa
các bên càng phải bền chặt.
CGCN chứa đựng nhiều rủi ro. Người bán khó biết được người mua có
giữ cam kết trong hợp đồng sau khi đã làm chủ được tri thức hay không. Người
có hàng hoá KH&CN dễ bị tổn thương về mặt sở hữu và lợi ích. Tri thức
KH&CN có những điểm khác với hàng hoá truyền thống. Việc một người sử

dụng một khối lượng tri thức nhất định không ngăn ngừa được người khác sử
dụng cũng những khối lượng tri thức đó. Đồng thời, khi tri thức đã bộc lộ ra
ngoài xã hội, thì người tạo ra nó rất khó ngăn không cho người khác dùng. Tính
chất "không loại trừ" và "không thể bị loại trừ" theo cách gọi của các nhà kinh
tế, thường làm tách rời giữa quyền sở hữu pháp lý và quyền sở hữu thực tế.
Chính vì vậy, trong chuyển giao công nghệ, người ta nhấn mạnh thuật ngữ
''Đối tác" với ý nghĩa là mua bán công nghệ cần quan hệ mật thiết hơn nhiều so
với "mua đứt - bán đoạn", một sự hợp tác trên cơ sở bền vững. Việc hình thành
quan hệ hợp tác bền vững rất cần trợ giúp từ tổ chức tư vấn, môi giới chuyển
21


giao công nghệ giống như những "bà mối". Bà mối là người có điều kiện đi sâu
tìm hiểu các bên, là người làm chứng và bảo lãnh uy tín của các bên tham gia
chuyển giao công nghệ. [8]
3.2.5. Vai trò thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển
Do thị trường công nghệ, người mua và người bán không có cơ hội và
đầy đủ lượng thông tin cần thiết để lựa chọn công nghệ phù hợp với mình. Thị
trường bên cạnh sự hoạt động chính thức dưới sự quản lí của nhà nước là thị
trường hoạt động không chính thức ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Thị
trường phát triển một cách tự phát. Đồng thời do không nắm bắt được thông tin
nên việc định giá về công nghệ cũng thiếu chính xác, xảy ra tình trạng sau một
thời gian ngắn, dây chuyền công nghệ đã lạc hậu, hiểu quả kinh tế thấp . Điều
này kìm hãm sự phát triển của thị trường công nghệ. Rõ ràng thị trường công
nghệ cần phải có tư vấn ở trình độ cao, một trong các loại tư vấn đó là dịch vụ
môi giới CGCN. Thông qua các tổ chức môi giới – những người đã qua đào tạo
có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nắm được thông tin thị truờng, am
hiểu pháp luật về CGCN, giúp các đối tượng có nhu cầu giao dịch công nghệ
thoả mãn điều kiện của mình, giúp cho họ tính toán kĩ lưỡng trong việc mua
bán để quyết định phù hợp nhất. Đồng thời thông qua tổ chức môi giới, việc

cung cấp thông tin sẽ được hoàn hảo hơn, việc đầu tư của các cá nhân tổ chức
sẽ có căn cứ xác thực hơn, giá cả công nghệ trên thị trường sẽ phản ánh đúng
mối quan hệ cung cầu, đưa các giao dịch vào hoạt động công khai minh bạch,
hạn chế tình trạng ép giá và chuyển giao công nghệ lạc hậu.
Vì vậy, hoạt động của tổ chức môi giới CGCN có vai trò khá quan trọng,
góp phần thúc đẩy thị trường công nghệ phát triển.
3.2.6. Vai trò khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Hoạt động môi giới tư vấn CGCN ngày càng một phát triển thì nhu cầu
giao dịch sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhưng thông tin
thường không hoàn hảo, giao dịch chủ yếu là giao dịch ngầm, nhà nước không
thể kiểm soát được các giao dịch đó, nên việc thu thuế đối với những người có
22


thu nhập cao khi tham gia giao dịch trên thị trường nhà nước không thể thực
hiện được. Theo thống kê có trên 70% các giao dịch CGCN được thực hiện
thông qua các tổ chức môi giới không đăng kí kinh doanh, gây thất thu lớn cho
ngân sách của nhà nước. Mà thuế là nguồn thu chính của nhà nước để trang trải
cho mọi hoạt động, chi phí của cả nước . Vì vật khi các tổ chức, cá nhân môi
giới CGCN này được công nhận cho phép hành nghề và có đăng kí kinh doanh
sẽ giúp cho họ hoạt động có hiệu quả hơn đồng thời thông qua các giao dịch đó
nhà nước tăng thu nhập về thuế.
3.2.7. Góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội
KHCN là tài sản quan trọng đối với mỗi quốc gia, cộng đồng và người
dân. Nó là tài sản có giá trị vô hình lớn, chính vì vậy bất kì một quan hệ giao
dịch công nghệ nào trên thị trường cũng có tác động mạnh đến các hoạt động
kinh tế xã hội khác nhau. Mà thị trường công nghệ phụ thuộc và chịu sự chi
phối của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ tri thức…vv. Thông tin và
các yếu tố cấu thành thị trường thường không hoàn hảo. Nguyên nhân là do bản
thân hiện vật của của từng công nghệ chỉ phản ánh được tình trạng vật chất mà

không phản ánh dược tình trạng pháp lý về quyền sở hữu ( SHTT ) của công
nghệ. Đó là những thông tin, yếu tố mà người cung, cầu,… cần nắm bắt, am
hiểu. Thế nhưng hầu hết người mua, bán lại không am hiểu hoặc không có đủ
điều kiện để tìm hiểu kĩ các thông tin về công nghệ. Một khi thị trường hoạt
động không lành mạnh, sẽ tác động trực tiếp đến xã hội, xáo trộn tư tưởng,
người dân hoài nghi về chính sách pháp luật làm cho xã hội thiếu ổn định .
Thông qua các tổ chức môi giới CGCN chuyên nghịêp,các chủ thể tham
gia giao dịch công nghệ sẽ được cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về
công nghệ chuyển giao, góp phần ổn định trật tự, an ninh xã hội.
3.2.8. Một số chính sách, cơ chế hỗ trợ của Chính phủ
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ

23


để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở
hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ được
chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao
công nghệ.
- Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên
tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực
sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có
hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến
khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng
công nghệ.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ có chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển
khai, chuyển giao công nghệ.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình
và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về
chuyển giao công nghệ.
4. Kết Luận
Từ việc đánh giá tình hình phát triển KHCN và vai trò của môi giới
CGCN như trên, một số kiến nghị và giải pháp có thể được đề xuất để hoạt
động môi giới chuyển giao công nghệ có thể đạt hiệu quả cao hơn trong thời
gian tới bao gồm: cần tiến hành tổng kết, đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động
chuyển giao công nghệ trong thời gian qua để rút ra những bài học thành công
và chưa thành công, từ đó nâng cao hơn nữa những nhận thức về lợi ích và chi
phí của hoạt động chuyển giao công nghệ trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Nâng cao nhận thức về việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao thông qua
các dự án đầu tư nước ngoài. Từng bước xây dựng đội ngũ các chuyên gia, các

24


nhà khoa học có đủ khả năng phát triển các loại công nghệ được chuyển giao
phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam.
Cần quy hoạch và chủ động xây dựng các khu công nghệ tập trung, công
nghệ cao để tạo địa bàn cho việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ một cách
thuận lợi, đặc biệt là các loại công nghệ cao và đội ngũ nhân lực chất lượng
cao. Phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung những phần
kiến thức về công nghệ trong lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu. Đồng thời cần
chú trọng nhiều hơn đến việc khai thác các thế mạnh về thị trường tiêu thụ,
kiến thức quản lý các loại dây chuyền công nghệ, tiếp nhận các loại tài liệu
cũng như quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình khai thác và
sử dụng công nghệ của đối tác nước ngoài để phát huy thế mạnh của Việt Nam.
Quá trình này cần gắn với hoạt động nội địa hóa công nghệ một cách
toàn diện. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để chuyển đổi các cơ sở nghiên cứu

hiện thời sang hình thức doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó,
cần nghiên cứu và xây dựng thí điểm các loại hình nghiên cứu như ở các trường
đại học nổi tiếng trên thế giới.
Một thị trường phát triển vững mạnh khi nó có một hành lang pháp lý
hoàn thiện. Là căn cứ quan trọng cho Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô và
kiểm soát các hoạt động của thị trường công nghệ, đồng thời giúp cho mọi đối
tượng tham gia hoạt động CGCN tuân thủ đúng pháp luật. Mỗi một công nghệ
thì bản thân nó cũng chứa đựng các thông tin về pháp lý, đặc tính… Chính vì
vậy thông qua các giao dịch trong hoạt động CGCN những điều kiện không
phù hợp thực tế trong chính sách quản lí KHCN của nhà nước sẽ được bộc lộ.
Đó là một trong các cơ sở để Nhà nước đổi mới, bổ sung, hoàn thiện
công tác quản lí KHCN: thiết lập hệ thống, quy trình đăng ký, SHTT… nhằm
tạo điều kiện cho các quan hệ cung-cầu được thực hiện phù hợp với các quan
hệ kinh tế- xã hội, từ đó mở rộng và phát triển hoạt động tư vấn CGCN, khắc
phục tình trạng giao dịch ngầm, tình trạng hành chính hoá các quan hệ dân sự
về công nghệ. Nhu cầu giao dịch công nghệ ngày càng phong phú và đa dạng
25


của các doanh nghiệp, các tổ chức KHCN có thể đáp ứng được các giao dịch
trên thị trường công nghệ, thông qua các tổ chức trung gian môi giới về CGCN.
Sự hình thành và phát triển của các tổ chức môi giới là tất yếu khách quan.
Dịch vụ môi giới CGCN cũng là một nghề cần được công khai hoá coi
ngành này như bao ngành nghề khác và tạo khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ môi
giới phát triển đúng hướng.

26



×