Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận đầu tư quốc tế nguyên nhân thất bại của một số thương vụ m a trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.47 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
===o0o===

TIỂU LUẬN
Đề tài: Nguyên nhân thất bại của một số thương vụ M&A
trên thế giới

Nhóm 15: Lê Hải Đăng (MSV: 1211110112)
Phạm Xuân Bách (MSV:1211110069)
Mai Hồng Lê (MSV:1211110342)
Cao Thị Thùy Linh (MSV: 1211110351)
Nguyễn Thị Lan Phương (MSV: 1211110532)
Lớp: DTU308(2-1314).1_LT
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Thị Kim Oanh

Hà Nội, tháng 3/2014

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ............................................................................................... 2
I. Tổng quan về M&A và tình hình M&A trên thế giới .................... 3
1. Định nghĩa M&A ................................................................................ 3
2. Phân loại ............................................................................................. 3
3. Tình hình M&A trên thế giới .............................................................. 4
II. Nguyên nhân thất bại của một số thương vụ M&A nổi bật
trên thế giới ........................................................................................... 5
1. Thương vụ hợp nhất giữa AOL và Time Warner (2001) .................... 5
2. Thương vụ Sony mua lại Columbia Pictures (1989) .......................... 9
III. Bài học rút ra từ các thương vụ M&A ........................................ 12


1. Phải xây dựng một chiến lược và mục tiêu rõ ràng, cụ thể ................ 12
2. Có hiểu biết vững chắc về công ty bị mua lại .................................... 12
3. Chú trọng tới yếu tố văn hóa và con người ........................................ 13
4. Nâng cao hiệu quả trong việc định giá trong hoạt động M&A .......... 13
KẾT LUẬN ........................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 16

2


MỞ ĐẦU
Hoạt động M&A trên thế giới đã có từ rất lâu và phổ biến ở các nước có nền
kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty, đồng thời cũng
tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tổng hợp nguồn lực tài chính, công
nghệ, nhân lực, thương hiệu,… Tuy nhiên nó chỉ thực sự trở thành làn sóng từ
đầu thế kỷ XX, đầu tiên ở Mỹ và châu Âu. Đối với Việt Nam, M&A mới xuất
hiện từ những năm 2000 nhưng nó hứa hẹn sẽ là một hoạt động đầy tiềm năng
trong tương lai cả về số lượng, hình thức và chất lượng.
Ở thị trường nước ta, hoạt động M&A chắc chắn sẽ mang những đặc điểm rất
riêng biệt, mặc dù vậy điều đó không có nghĩa rằng nó khác biệt khá lớn với xu
hướng chung của thế giới. Vì thế, học tập kinh nghiệm từ những thương vụ đã
được tiến hành trên thế giới, không chỉ các thương vụ thành công mà cả các
thương vụ thất bại, là một cách thức hiệu quả để đẩy mạnh số lượng cũng như
chất lượng của hoạt động này tại Việt Nam.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Nguyên
nhân thất bại của một số thương vụ M&A nổi bật trên thế giới”, hy vọng
thông qua việc phân tích các nguyên nhân thất bại điển hình trên thế giới để tìm
ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tránh đi vào vết xe đổ, từ đó
góp phần đem lại sự thành công cho hoạt động M&A ở Việt Nam.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Thị Kim Oanh đã

hướng dẫn để chúng em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Mặc dù đã cố gắng
nhưng chắc hẳn không thể tránh khỏi các thiếu sót, kính mong cô tận tình chỉ
bảo để chúng em hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình.

3


I. Tổng quan về M&A và tình hình M&A trên thế giới
Định nghĩa M&A
M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Mergers and Acquisitions” có nghĩa
là Mua bán và Sáp nhập) là hoạt động giành quyền kiểm soát một doanh
nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp đó.
=>Như vậy, nguyên tắc cơ bản của M&A là phải tạo ra những giá trị mới
cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách
khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu và thực thi quyền sở hữu để làm
thay đổi hoặc tạo ra những giá trị mới cho cổ đông.
2. Phân loại
a) Theo quan hệ dây chuyền sản xuất
- M&A theo chiều ngang: là hình thức M&A diễn ra giữa các công ty
trong cùng ngành kinh doanh hoặc giữa các đối thủ cạnh tranh cùng chia sẻ
dây chuyền sản xuất và thị trường như nhau.
(VD: 3 công ty quần áo Banana Republich, Old Navy và GAP đã hợp
nhất thành tập đoàn GAP Inc).
- M&A theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau
trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
(VD: 2 công ty dầu mỏ Exxon và Mobile sáp nhập tạo ra công ty Exxon
Mobil Corporation).
- M&A hồn hợp: là hình thức sáp nhập giữa các công ty trong các lĩnh
vực kinh doanh khác nhau.

(VD: công ty General Electric hoạt động trong lĩnh vực năng lượng mua
lại công ty Amersham Plc hoạt động trong lĩnh vực các sản phẩm sinh học).
1.

b) Theo cách thức tài trợ
- M&A mua lại: là hình thức M&A trong đó một công ty mua một công ty
khác bằng tiền mặt hoặc phát hành một số công cụ nợ khác.
- M&A hợp nhất: một công ty mới được hình thành dựa trên cơ sở 2 công
ty ban đầu.
c) Theo thiện chí của các bên
- M&A thân thiện: doanh nghiệp bị mua lại sẵn sàng đồng ý với thỏa
thuận mua lại của doanh nghiệp đi mua.
- M&A thù địch: không có sự đồng ý của công ty bị mua lại, được tiến
hành do công ty đi mua nắm được phần lớn cổ phiếu của công ty bị mua.
4


Tình hình M&A trên thế giới
Do đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp khi tiến hành thành
công nên M&A đã trở thành một làn sóng mạnh mẽ trên thế giới.

3.

Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: thomsonreuters.com
Một số thực tế về tình hình M&A trên thế giới giai đoạn 1995-2013:
Các thương vụ M&A không tạo được giá trị cộng hưởng (synergy)
như mong đợi

70%


Các công ty được mua lại có sự suy giảm về năng suất lao động trong
vòng 4 đến 8 tháng đầu tiên sau M&A

50%

Lãnh đạo chủ chốt các công ty được mua lại rời bỏ công ty trong năm
đầu tiên

47%

Lãnh đạo rời bỏ công ty trong 3 năm đầu tiên sau M&A

75%

Các thương vụ tạo ra được chỉ số hoàn vốn nội bộ (IRR) mong muốn

23%

Các thương vụ sáp nhập “thất bại trong việc tạo giá trị gia tăng đáng
kể cho cổ đông”

58%

Nguồn: Parkwood Advisors LLC
II. Nguyên nhân thất bại của một số thương vụ M&A nổi bật trên thế giới
1. Thương vụ hợp nhất giữa AOL và Time Warner (2001)
AOL (America Online) là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực internet,
còn Time Warner là tập đoàn giải trí đa truyền thông của Mỹ.
Ngày 10/1/2000, AOL đề nghị hợp nhất với TW với mức giá 182 tỷ USD

(bao gồm 163,75 tỷ USD giá trị cỏ phần và 17,2 tỷ USD tiền mặt). Dự kiến
công ty mới thành lập sẽ có giá trị vốn hóa thị trường là 350 tỷ USD, trong
đó AOL nắm giữ 55% cổ phần, còn lại 45% thuộc về Time Warner.
Ngày 14/12/2000, thỏa thuận hợp nhất này được Hội đồng thương mại
Mỹ (FTC) thông qua với giá trị là 111 tỷ USD. Đến ngày 11/1/2001, nó
được chính thức thông qua bởi Hội đồng truyền thông Mỹ (FCC).
Thương vụ này được đánh giá là thất bại nhất từ đầu thế kỷ XXI đến nay:
5 thương vụ M&A tệ hại nhất giai đoạn 2000-2013
5


STT
1

Thương vụ
AOL mua lại Time Warner

Năm
2001

2

Newscorp mua lại My Space

2005

3

AOL mua lại Bebo
APAX/Guardian mua lại

Emap
Time Warner mua lại
Business 2.0

2008

4
5

2008
2001

Giá trị
182 tỷ USD
580 triệu USD
(*)
850 triệu USD
680 triệu USD
68 triệu USD

(*) điều chỉnh theo lạm phát năm 2008 là 1200 triệu USD
Nguồn: www.themediabriefing.com
Chỉ ngay sau khi tiến hành hợp nhất, thương vụ này đã lộ rõ sự thất bại
của mình. Năm 2001, AOL-Time Warner lỗ 4,93 tỷ USD. Năm 2002, công
ty này lỗ tới 98,7 tỷ USD. Đến ngày 9/12/2009, AOL hoàn tất quá trình tách
khỏi Time Warner, chấm dứt cuộc hợp nhất thất bại sau gần 10 năm tồn tại.
Cho đến thời điểm này, những hậu quả từ thương vụ trên là rất lớn:
Bảng định giá 2 công ty AOL và Time Warner năm 2001 và 2009
Năm
Công ty

AOL
Time Warner

2001

2009

165 tỷ USD
160 tỷ USD

2,8 tỷ USD
36 tỷ USD

Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net
Sau khi tách ra để hoạt động độc lập, cả 2 công ty đều đạt được sự tăng
trưởng đáng kể trong lợi nhuận mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn. Điều
này cho thấy việc sáp nhập 2 công ty là một sai lầm lớn, làm giảm hiệu quả
hoạt động của chúng.
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: ycharts.com
Nguyên nhân thất bại
Thứ nhất, thất bại về chiến lược:
Đây là một sự kết hợp phức tạp, bởi bản thân Time Warner và AOL đều là
các công ty đa ngành nghề, lĩnh vực Internet lại khá mới mẻ, còn chiến lược
đưa ra lại không rõ ràng:
6


- Mục đích trước mắt của họ là chạy theo bong bóng Dot-com (một loại
bong bóng thị trường cổ phiếu khi cổ phiếu của các công ty công nghệ cao,

nhất là công ty mạng bị đầu cơ).
- Thông qua M&A để tiến hành đa dạng hóa: trong khi M&A giữa các
công ty hoạt động trong những lĩnh vực có liên quan với nhau chắc chắn sẽ
tận dụng được những cơ hội như: tiết kiệm chi phí, loại bỏ những tài sản
không cần thiết, hay khai thác kinh nghiệm quản lý, công nghệ kỹ thuật…
thì hoạt động M&A nhằm đa dạng hóa doanh nghiệp thường tốn thời gian và
chi phí, hơn nữa sức hấp dẫn của các lĩnh vực mới thường không lâu bền.
Bên cạnh đó việc đa dạng hóa còn đòi hỏi các nhà quản trị phải có năng lực
quản lý, trình độ và sự am hiểu những lĩnh vực đa dạng hóa đó. Những nhà
quản trị thường quá tự tin vào khả năng của mình, đó chính là những nguyên
nhân cho hàng loạt những quyết định M&A thiếu thận trọng, là con đường
dẫn đến những thất bại sau này.
Thứ hai, thất bại về lãnh đạo:
Đây là một trường hợp M&A mà trong đó ban lãnh đạo của Time Warner
là những người kém linh hoạt. Trong thời gian chờ quyết định thông qua từ
FTC và FCC, sự xì hơi của bong bóng dot-com đã làm cổ phiếu của AOL bị
rớt giá trầm trọng nhưng các nhà lãnh đạo lại không hề có biện pháp nào để
khắc phục điều đó.
So sánh giá của Time Warner với S&P500 và Watl Disney
trong 2 năm 2001 và 2002

7


Nguồn: finance.yahoo.com
Từ 28/3 đến 30/4/2000, giá cổ phiếu của AOL giảm 18%.
Từ 9/2000 đến 11/2001, giá cổ phiếu của AOL giảm 39%, sau đó còn tiếp
tục đi xuống sâu hơn.
Bảng giá trị thị trường của AOL và AOL-Time Warner
giai đoạn 2000-2002

Công ty
Năm

AOL

AOL-Time Warner

226
20
-

350
100

2000
2001
2002

Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: kinhdoanh.vnexpress.net
Thứ ba, thất bại về quản trị rủi ro:
Các rủi ro thường gặp phải khi tiến hành M&A gồm:
- Rủi ro tài chính: định giá công ty mục tiêu quá cao hoặc mất cân đối
giữa doanh thu và chi phí của công ty sau khi tiến hành M&A, yếu kém
trong quản lý tài chính,…
- Rủi ro do đầu cơ: giá cổ phiếu tăng cao hoặc giảm xuống đột ngột
- Rủi ro về thị trường, chính sách, kinh tế, pháp luật, xã hội, xung đột văn
hóa,…
Các rủi ro trên có khả năng thay đổi tùy theo các giai đoạn vòng đời được
xem xét. Thời điểm mà rủi ro nổi lên là một yếu tố quan trọng. Trong

thương vụ này, thỏa thuận M&A được đưa ra đúng lúc thị trường dot-com
quá nóng đã khiến cho Time Warner – một công ty lớn hơn, có truyền thống
lâu đời hơn – lại phải nắm một tỷ trọng cổ phần nhỏ hơn trong công ty mới.
Time Warner đã quá chủ quan khi không tự bảo vệ mình bằng những
công cụ quản trị rủi ro M&A như: lập kế hoạch dự phòng, sử dụng các công
cụ phái sinh, mua bảo hiểm, thu thập thông tin,…. Time Warner đã áp dụng
một tỷ lệ hoán đổi cố định: 1 cổ phiếu Time Warner đổi 1,5 cổ phiếu AOL
tại thời điểm mà cổ phiếu các công ty dot-com đang quá nóng đã trở thành
tai họa cho Time Warner khi mà ngay sau đó bong bóng dot-com đã vỡ nổ.
Thứ tư, sự phản đối của cổ đông:
Năm 2005, công ty truyền thông Time Warner bị cáo buộc đã lừa dối cổ
đông về chi tiết vụ sáp nhập với công ty AOL. Quy mô của vụ lừa dối lớn
8


đến nỗi chính các cổ đông của Time Warner đưa công ty này ra tòa. Vụ sáp
nhập thất bại khiến Time Warner, khi đó có 90.000 nhân viên, chao đảo và
giá cổ phiếu lao dốc. Khoản phạt 2,4 tỷ USD mà Time Warner phải lĩnh
tương đương gần gấp hai lần mức doanh thu chỉ 1,3 tỷ USD của công ty vào
năm 2005.
2. Thương vụ Sony mua lại Columbia Pictures (1989)
Sony là một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, là một tập
đoàn đa quốc gia của Nhật Bản với các sản phẩm nổi bật gồm: tivi, máy
ảnh, máy tính xách tay. Columbia Pictures là nhà sản xuất phim nổi tiếng
của Mỹ, được Coca-Cola mua lại vào năm 1982.
Ngày 28 tháng 9 năm 1989, Sony đã công bố mua lại hãng sản xuất phim
Columbia Pictures, hình thành nên hãng phim Sony Pictures Entertainment,
khiến cho Sony trở thành một trong số ít các công ty Nhật Bản mua lại các
tài sản từ Mỹ. Sự kiện này đã gây xôn xao giới kinh doanh Mỹ và thế giới.
Và quả thực Sony đã đạt được mức lợi nhuận kỷ lục vào năm đó.

Tuy nhiên trong những năm sau đó, có thể đánh giá đây là một thương vụ
M&A thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
Thứ nhất, Sony đã trả giá quá cao (thất bại về tài chính):
Sony mua lại Columbia Pictures với giá 3,4 tỷ USD – một con số khổng
lồ mà chưa một công ty Nhật Bản nào dám bỏ ra trước đó – trong khi
Columbia Pictures đang có một khoản nợ lên tới 1,4 tỷ USD. Mặc dù
Columbia Pictures là một trong những công ty phim ảnh hàng đầu thế giới
nhưng mức giá mà Sony trả là quá cao so với giá trị tài sản lúc đó của
Columbia Pictures. Sony trả giá cao như vậy là do họ tin rằng những lợi ích
mà thương vụ này sẽ đem lại sau đó lớn hơn rất nhiều. Họ kỳ vọng thương
vụ này sẽ giúp Sony mở rộng sang lĩnh vực giải trí và tiếp cận hệ thống
phân phối rộng rãi ở Mỹ, đồng thời có thể dùng các bộ phim và chương
trình giải trí để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Trong bối cảnh nền kinh
tế đang bước vào suy thoái thì hành động này của Sony đã khiến các nhà
đầu tư nhận định rằng “đó là một thảm họa cho Sony”.
Thứ hai, lãnh đạo thiếu sáng suốt, không tính toán kỹ lợi nhuận và chi
phí trong tương lai trước khi quyết định:
Không chỉ phải gánh khoản nợ 1,4 tỷ USD mà Sony còn phải bỏ ra nhiều
chi phí dịch vụ, thông tin, tiệc tùng để đạt được thỏa thuận mua bán này.
Ban lãnh đạo Sony đã quá vội vàng đưa ra mức giá quá hời cho thương vụ
9


này, sau đó lại ra một quyết định không chính xác, đó là thuê cùng lúc 2
CEO là Jon Peters và Peter Guber với mức chi trả lên đến 2,7 triệu
USD/năm, 8% giá trị thị trường gia tăng thêm của công ty trong 5 năm và
50 triệu USD tiền thưởng sau 5 năm. Tuy nhiên Peters và Guber vẫn còn
thời hạn hợp đồng với Warner Bros nên Warner Bros đã tiến hành kiện Sony
và Sony phải bồi thường 1 tỷ USD. Như vậy tổng cộng Sony đã bỏ ra gần 6

tỷ USD để có được Columbia Pictures. Những năm tiếp theo, mặc dù kết
quả kinh doanh không tốt nhưng lãnh đạo công ty vẫn chi tiêu quá nhiều vì
họ nghĩ rằng Sony vẫn có đủ khả năng chi trả và bù đắp được trong tương
lai.
Mặc dù đã tốn một số tiền khổng lồ như vậy nhưng ở những năm sau đó,
Sony chỉ thu về khoản lợi nhuận ít ỏi, chưa kể để đảm bảo hoạt động của
Columbia Pictures thì Sony phải chi từ 500-700 triệu USD hàng năm. Tháng
11/1994, Sony phải xóa sổ một khoản nợ trị giá 2,7 tỷ USD tài trợ vào
Columbia Pictures mà không thu hồi lại được.

Đơn vị: tỷ ¥
Nguồn: www.sony.net
Trong những năm đầu tiên khi mới tiến hành mua lại Columbia Pictures,
lợi nhuận của Sony đã tăng đáng kể và đạt mức cao nhất vào năm 1992
trước khi bị suy giảm nhanh chóng vào các năm sau đó. Một trong những
nguyên nhân là do khi thương vụ mới được thực hiện, các nhà đầu tư rất kỳ
vọng vào một sự phát triển vượt bậc của Sony, tuy nhiên sau một thời gian
hoạt động, nó đã vận hành không hiệu quả, chi phí bỏ vào Columbia
Pictures quá lớn so với doanh thu.
Cho đến giai đoạn gần đây, Sony Pictures Entertainment vẫn hoạt động
không mấy hiệu quả, lợi nhuận thu được biến động khá lớn.

Đơn vị: tỷ ¥
Nguồn: www.sony.net
Thứ ba, thiếu sự chú trọng đến vấn đề nhân sự:
Việc Sony bỏ số tiền quá lớn để thuê 2 CEO điều hành hãng phim đã làm
nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích khi những người lao động khác cho rằng họ
không được đánh giá đúng năng lực của mình, từ đó xảy ra hiện tượng suy
10



giảm chất lượng lao động. Họ không thực sự cống hiến hết mình để công ty
phát triển. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần vào sự thất bại của
thương vụ này.
Thứ tư, xung đột văn hóa:
Một phần sự suy giảm năng lực lao động gây ra do sự khác biệt về văn
hóa giữa Sony và Columbia Pictures, giữa nước Nhật Bản và Nước Mỹ,
giữa các kỹ sư với các nghệ sĩ Hollywood. Hai công ty quá khác biệt về đặc
điểm kinh doanh và lãnh thổ địa lý nên sau khi thực hiện M&A rất khó để
hòa hợp, chia sẻ và bổ trợ kinh nghiệm cho nhau. Công ty mới không trở
thành một thể thống nhất, có sự tách biệt giữa hai công ty ban đầu với nhau,
đặc biệt là giữa đôi ngũ công nhân viên.
Thứ năm, quản trị rủi ro không hiệu quả dẫn đến không thích ứng kịp với
những thay đổi trong môi trường kinh doanh:
Hoạt động kinh doanh của ngành sản xuất phim trong giai đoạn này
không ổn định do có xu hướng chuyển sang ưa thích những loại phim dựng
trên những tiểu thuyết nổi tiếng, mà thể loại phim này đòi hỏi phải có kinh
phí đầu tư lớn và dài hạn. Sony đã không kịp đối phó với những tình huống
này, không có quyết định quản trị rủi ro phù hợp nên dẫn tới thua lỗ trong
các bộ phim sau đó.
III. Bài học rút ra từ các thương vụ M&A
1. Phải xây dựng một chiến lược và mục tiêu rõ ràng cụ thể
Yếu tố chiến lược là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc quyết
định một thương vụ M&A thành công hay thất bại. Do đó đối với các doanh
nghiệp có ý định muốn đi mua lại một doanh nghiệp khác thì phải xây dựng
một chiến lược cụ thể rõ ràng, nhằm tránh những rủi ro sau này có thể gặp
phải.
- Cần phải xem xét M&A là một chiến lược lâu dài hay chỉ vì một mục
đích trước mắt hoặc áp lực kinh doanh. Những chiến lược kinh doanh chính
đáng, mục đích rõ ràng và có kế hoạch cụ thể chắc chắn sẽ tạo ra sự thành

công cho thương vụ.
- Lý do để thực hiện sáp nhập, mua lại xuất phát từ những ý định viển
vông (trường hợp của Sony) hay chạy theo lợi nhuận trước mắt (trường hợp
của Time Warner) hoặc là để trốn chạy những khó khăn, áp lực tăng trưởng
11


và cũng có khi chỉ vì muốn đạt được những tham vọng cá nhân thì những
kế hoạch và chiến lược không thể được đưa ra một cách cụ thể, và nhà quản
trị sẽ không biết được mình đang làm gì và phải làm gì để đạt được kết quả
mong muốn.
2.Có hiểu biết vững chắc về công ty bị mua lại
Những hiểu biết về lĩnh vực, ngành nghề, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ
chức của công ty mục tiêu rất cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn.
Đặc biệt đối với những doanh nghiệp muốn thực hiện chiến lược đa dạng
hóa khi tiến hành M&A thì trước hết cần phải xem xét kỹ các yếu tố liên
quan tới việc mở rộng này trong quá trình lên kế hoạch. Từ quyết định
có nên thực hiện sáp nhập, mua lại hay không, quyết định mức giá thực
hiện, quyết định có nên thay đổi bộ máy nhân sự của công ty cũ, cho đến
quyết định các chính sách tiết kiệm chi phí, tận dụng nguồn lực của nhau…
đều phải dựa trên những hiểu về lĩnh vực, ngành nghề, đặc điểm hoạt động,
cơ cấu tổ chức của công ty mục tiêu.
3.Chú trọng tới yếu tố văn hóa và con người
Yếu tố con người phải luôn là vấn đề được chú ý trong bất kỳ thương
vụ sáp nhập, mua lại nào vì con người là “linh hồn” sống của công ty. Cho
dù mục đích và chiến lược có tốt đến mấy mà năng lực con người bị suy
giảm thì chắc chắn hoạt động sáp nhập, mua lại sẽ thất bại. Trong đó, năng
lực quản lý của bộ máy lãnh đạo là yếu tố quan trọng để một thương vụ
M&A đi đến thành công. Sự sáng suốt trong bộ máy quản trị sẽ giúp doanh
nghiệp có được những chiến lược đúng đắn, những chính sách nâng cao

năng lực đội ngũ lao động, khả năng linh hoạt giải quyết những tình huống
khó khăn.
Khi thực hiện sáp nhập, mua lại (M&A) cần suy xét đến những vấn đề
như: chuyên môn của công ty mua và công ty mục tiêu có giống nhau hay
không, cơ cấu tổ chức và văn hóa giữa công ty mua và công ty mục tiêu có
khác biệt gì không, cách bố trí người ra sao để không ảnh hưởng đến năng
lực làm việc và các mối quan hệ trong công ty,…
4. Nâng cao hiệu quả trong việc định giá trong hoạt động M&A
Định giá là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ
thuật, khoa học là ở các phương pháp và quy trình định giá cũng như xác

12


định các yếu tố đầu vào cần thiết, còn nghệ thuật là trong việc lựa chọn, áp
dụng và điều chỉnh cho từng doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần cẩn trọng khi đánh giá các con số và tài liệu: cần
xem xét những nguyên nhân khái quát và chiến lược dẫn đến việc mua lại,
đánh giá một cách đúng đắn tổng thể tình hình, tìm ra điểm yếu, điểm mạnh,
phát hiện ra những giả định không đáng tin cậy và tìm kiếm những thiếu sót
khác của lập luận. Bên cạnh đó cần sử dụng những đánh giá khách quan và
có nguyên tắc. Những nhà quản lý cấp cao cần phải theo dõi sát sao kết quả
nghiên cứu và phân tích, thậm chí có thể sẵn sàng từ bỏ thương vụ ngay cả ở
những khâu cuối cùng của cuộc đàm phán.
- Khi tiến hành định giá doanh nghiệp mục tiêu, bên đi mua không nên sử
dụng duy nhất một phương pháp định giá bởi vì không có một phương pháp
định giá nào là chính xác hay hợp lý tuyệt đối, và cũng không có một
phương pháp nào có thể hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp. Mỗi phương
pháp đều có ưu và nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với một vài công ty hay
trong một lĩnh vực nhất định. Do đó, doanh nghiệp nên sử dụng nhiều

phương pháp định giá để từ đó có thể đưa ra một mức giá đáng tin cậy hơn.

13


KẾT LUẬN
Một thương vụ M&A được gọi là thất bại khi nó không những không đạt
được những mục tiêu đã đề ra mà còn gây thiệt hại đối với tài sản của công ty đi
mua (trong trường hợp mua lại) hay cả công ty đề xuất lẫn công ty mục tiêu
(trong trường hợp sáp nhập). Từ việc nghiên cứu một số thương vụ M&A điển
hình trên thế giới, có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại
của hoạt động này, mỗi thương vụ lại xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể khác
nhau. Đó có thể là do năng lực quản trị yếu kém không dẫn dắt được doanh
nghiệp đi đến thành công, hoặc là do chiến lược không tốt. Ngoài ra còn có các
yếu tố như: xung đột văn hóa, vấp phải sự phản đối của cổ đông, quản trị rủi ro
kém hiệu quả nên chịu tác động xấu từ những thay đổi trên thị trường, trả giá
quá cao (thất bại vê tài chính), thiếu chú trọng đến vấn đề dân sự trong công ty,

Nhận thức rõ được các nguyên nhân này là tiền đề quan trọng để rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong điều kiện tiến hành M&A
muộn hơn thế giới rất nhiều. Phải quan tâm hàng đầu tới việc quản trị và xây
dựng chiến lược phù hợp; cần tìm hiểu kỹ càng để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện
về công ty mục tiêu; cẩn trọng trong quá trình định giá tài sản và thương lượng
cũng như chú ý đến vấn đề văn hóa và nhân lực,… Đây là những biện pháp cơ
bản nhất, tạo tiền đề cho sự thành công của hoạt động M&A ở nước ta, tránh lặp
lại những sai lầm mà các doanh nghiệp đi trước đã mắc phải. Chỉ bằng cách học
hỏi và rút kinh nghiệm như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thiện và phát triển
thị trường M&A tại Việt Nam trong tương lai.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Đầu tư quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương)
2. Global M&A report (Thomson Reuters)
3. www.vca.gov.vn
4. thomsonreuters.com
5. www.themediabriefing.com
6. kinhdoanh.vnexpress.net
7. ycharts.com
8. finance.yahoo.com
9. www.sony.net
10. www.statista.com

15



×