Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Luận văn chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng đầm ô loan, huyện tuy an tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG ĐỒNG
ĐẦM Ô LOAN HUYỆN TUY AN-TỈNH PHÚ YÊN

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2008


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Chính Sách Quản Lý
Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên” do Nguyễn Thị
Phương Dung, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

TS Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày


tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Quãng thời gian bốn năm trên giảng đường đại học sắp kết thúc và giờ đã đến lúc
phải nói lời chia tay với tất cả thầy cô và bạn bè tại trường đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại trường, tôi
đã tích lũy được vô vàn kiến thức về kinh nghiệm sống và học tập quý báu.
Trước khi kết thúc khóa học, việc hoàn tất khóa luận tốt nghiệp là minh chứng
cho thành quả bao năm học tập. Và tôi muốn nhân dịp này để bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành đến Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa, các Thầy Cô giảng dạy
và các bạn sinh viên lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường 30 đã cùng gắn bó với tôi
trong suốt quãng thời gian qua.
Hơn ai hết tôi không thể nào quên công ơn của thầy trưởng bộ môn, người đã
sáng lập nên chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường - Tiến sĩ Đặng Minh
Phương. Thầy đã nhiệt tình chỉ bảo chúng tôi học tập, truyền đạt những kiến thức bổ

ích cũng như những điều hay lẽ phải để tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Đồng thời
Thầy cũng là giáo viên hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin gửi
đến Thầy lòng biết ơn chân thành nhất. Cám ơn Thầy!
Bên cạnh đó, trong quá trình đến địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn hộ tại đầm Ô
Loan, các cô chú, anh chị ở Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Tuy
An và các chú ở Uỷ Ban Nhân Dân Các Xã Ven Đầm đã ủng hộ và trợ giúp rất nhiều
để tôi có số liệu tính toán cho khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng thời cho tôi gửi lời cám ơn đến các anh chị ở Chi Cục Môi Trường, các anh
chị trong dự án SEMLA, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, những người đã
tạo điều kiện tốt cũng như giúp tôi tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho
việc viết khóa luận.
Lời cuối cùng tôi muốn gởi đến là đằng sau thành công của mình có được ngày
hôm nay, tôi không thể nào quên hình ảnh của ba mẹ, người đã sinh thành, dưỡng dục
tôi khôn lớn cũng như luôn theo sát, động viên và ủng hộ tôi về mọi mặt. Tôi xin giữ
lại những tình cảm tốt đẹp nhất trong trái tim mình.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG. Tháng 07 năm 2008. “Chính Sách Quản
Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên”.
NGUYEN THI PHUONG DUNG. July 2007. “Common Management
Resources Policy of O Loan Lagoon, Tuy An District – Phu Yen Provine”.
Khoá luận xác định tình trạng hiện tại của đầm Ô Loan là tự do tiếp cận, do đó
việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản diễn ra ồ ạt. Sự gia tăng một cá nhân khai thác sẽ
ảnh hưởng đến lợi ích của các cá nhân khác trong cộng đồng dân cư ven đầm (yếu tố
ngoại tác), những hành vi khai thác không được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến những vấn
đề và mâu thuẫn xảy ra. Khoá luận định lượng lợi ích của người dân từ hoạt động khai
thác trong những năm hiện tại là rất thấp, đời sống của cộng đồng đang rơi vào hoàn
cảnh khó khăn.
Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được xây dựng nhằm quản lý đầm Ô

Loan theo hướng bền vững, để phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Trong
mô hình quản lý cộng đồng, các nhóm cộng đồng được thành lập và hoạt động thống
nhất với nhau, ngư dân được giao quyền sở hữu và họ tự quản lý nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, khóa luận đã xác định được phương trình hàm sản lượng theo nỗ lực đánh
bắt (số đăng chấn) là Ht = - 0.0000249*Et2 + 0.213*Et - 127.410 và mức khai thác
bền vững về sinh học (EMSY = 4277, HMSY = 328 tấn), sản lượng khai thác và mức nỗ
lực bỏ ra trong điều kiện tự do tiếp cận (EOA = 7022, HOA = 140,5 tấn) và có sở hữu
(E* = 3.875, H*= 324 tấn). Qua đó thấy được mức nỗ lực khai thác hiện tại của đầm (
E2007 = 5530) đang ở gần với mức khai thác tự do tiếp cận, cần có biện pháp chuyển về
mức khai thác tối ưu về kinh tế. Từ đó giúp cộng đồng phân công khai thác nhằm quản
lý việc khai thác hiệu quả. Với chính sách đề ra, khoá luận mong muốn nguồn lợi thuỷ
sản dần phục hồi bởi đây là nguồn sống chủ yếu cho cộng đồng dân cư ven đầm. Bên
cạnh đó, khoá luận cũng đề ra những ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách, hoạt động
hiệu quả hơn cũng những khó khăn và thuận lợi khi chính sách được thực hiện.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x


Danh mục phụ lục

xi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN – TTCN

Công Nghiệp – Trung Tâm Công Nghiệp

CPR

Tài Nguyên Chung Cộng Đồng (Common property resourses)

ĐNN

Đất Ngập Nước

HTX

Hợp Tác Xã

KTTS

Khai Thác Thủy Sản

NTTS

Nuôi Trồng Thuỷ Sản


NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn



Quyết Định

TTCN

Trung Tâm Công Nghiệp

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

UBND

Uỷ Ban Nhân Dân

VHTT

Văn Hoá Thông Tin

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết xuất mô hình
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn.
Phụ lục 3. Bản Đồ Đầm Ô Loan
Phụ lục 4. Một Số Hình Ảnh Minh Họa

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm trong tiểu vùng ven biển Nam
Trung Bộ. Vùng có các đầm, vịnh nằm tiếp giáp với biển tạo một điều kiện sinh thái
thuận lợi phát triển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản cùng giao thương với các vùng khác
trong và ngoài nước. Trong đó, đầm Ô Loan là nguồn nuôi sống con người nơi đây từ
xa xưa, cộng đồng ngư dân ở đầm có nguồn thu nhập đa dạng nhưng đều có mối đe
dọa nghiêm trọng về an ninh lương thực. Họ sống ven bờ đầm phong phú nhưng nhìn
chung họ lại nghèo, đông đúc và bị gạt ra bên lề sự phát triển. Tuy nhiên, họ tỏ ra tháo
vát khi nguồn tài nguyên bị suy thoái, họ có thể thiếu tiền nhưng họ vẫn tồn tại. Gần

đây những áp lực gia tăng dân số đã đẩy nhiều người đến nơi đây với hy vọng suy trì
sinh kế dựa vào nguồn tài nguyên thủy sản vẫn thường được coi là tài sản chung. Họ là
những người không có sự ràng buộc từ trước với địa phương, điều này có nghĩa là họ
có ít vốn trí thức về sinh thái địa phương và mục đích kinh tế khiến họ không quan tâm
về mặt môi trường đầm. Do đó, họ đã đối xử tồi với món quà tặng này, đầm không
còn cung cấp những gì nó có thể. Giờ đây đầm Ô Loan đang suy thoái nghiêm trọng,
người dân đang mất đi nhiều lợi ích thu hoạch từ đầm do sự cạn kiệt nguồn tài nguyên
thủy sản.
Đầm Ô Loan được xem như một nguồn tài nguyên thiên nhiên tự do tiếp cận,
mọi người đổ xô vào khai thác, đánh bắt thủy sản thậm chí chặt phá cây trồng. Từ
những năm 1998 mặt nước Đầm Ô Loan đã bị ô nhiễm trầm trọng khi tình trạng nuôi
tôm tự phát nổ ra ồ ạt bởi hàng ngàn hộ dân ven đầm, cùng một số người từ các huyện
trong tỉnh khiến những sinh vật có nguồn gốc từ biển như mực, cá đuối, tôm hùm mất
trắng. Nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên vốn có của đầm bị suy giảm nhanh chóng, thậm chí
một số loài có nguy cơ bị thiệt chủng. Tuy nhiên, nếu chúng ta đối xử tốt, đầm sẽ dần
ix


khôi phục, đáp ứng và các cộng đồng địa phương có thể sống bền vững. Nhưng vẫn
chưa có một chính sách nào được đề ra để giải quyết tình trạng ô nhiễm ngày càng
trầm trọng và hiện tượng người dân xâm phạm khai thác bừa bãi đầm Ô Loan. Trước
thực tế bức xúc ấy, tôi được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm và sự hướng
dẫn trực tiếp của TS. Đặng Minh Phương được phép thực hiện đề tài: “CHÍNH SÁCH
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN CỘNG ĐỒNG ĐẦM Ô LOAN HUYỆN TUY AN - TỈNH
PHÚ YÊN”. Đề tài thực hiện nhằm đề xuất mô hình quản lý tài nguyên chung cộng
đồng (CPRs) đầm Ô Loan, thực hiện chiến lược quản lý bảo tồn và phục hồi năng suất
nguồn tài nguyên nơi đây nhằm đảm bảo lợi ích cho cộng đồng cư dân nơi đây. Hi
vọng với chính sách đề ra, cộng đồng ngư dân tự quản lý tốt nguồn tài nguyên, những
luật lệ và cam kết đã đặt ra giúp họ có ý thức rõ ràng trong việc tham gia bảo vệ đầm,
đồng thời đổi mới bộ mặt cho đầm Ô Loan. Nghiên cứu này sẽ khắc phục được tình

hình hiện nay để các nhà chức trách liên quan như: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.v.v.có một hướng quản lý kinh tế mới theo xu
hướng bền vững và tiếp cận công cụ quản lý của các nước phát triển trên thế giới.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng đầm Ô Loan
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Phân tích chế độ sở hữu tài nguyên và thực trạng khai thác hiện tại
• Xây dựng mô hình quản lý tài nguyên cộng đồng
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một số giả thiết để kiểm chứng quá
trình thực hiện nghiên cứu. Trước hết không thể phủ nhận tình hình đầm Ô Loan đang
rơi vào tình cảnh khó khăn cả về việc suy giảm tài nguyên và chất lượng môi trường,
do đó chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được lựa chọn để quản lý đầm theo xu
hướng quản lý bền vững. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn mới mẻ đối với Việt
Nam, vì thế khó khăn xảy ra trong quá trình tiến hành là không nhỏ. Thứ hai, người
dân ven đầm hoạt động cả nông nghiệp và ngư nghiệp, đề tài đã chọn ngư nghiệp mà
cụ thể là hoạt động khai thác thủy sản là đối tượng nghiên cứu chủ yếu.

x


1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Địa điểm nghiên cứu
Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hoà 25 km
về phía bắc địa phận tỉnh Phú Yên. Cụ thể là số liệu khai thác và nuôi trồng thuỷ sản
được thu thập tại năm xã ven đầm Ô Loan: An Ninh Đông, An Cư, An Hiệp, An Hoà
và An Hải.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Từ 24/3/2008 – 24/6/2008

1.5. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương, với nội
dung của từng chương như sau:
Chương một là phần mở đầu, gồm có năm phần chính là đặt vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, các giả thiết của vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên
cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương hai là tổng quan, giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo và tổng quan
về địa điểm nghiên cứu như: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, một số vấn đề môi
trường và hệ sinh thái Đầm….
Chương ba là nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày một số khái niệm
về lĩnh vực nghiên cứu; phương pháp để tiến hành nghiên cứu được trình bày với
những phương pháp chủ yếu mà đề tài ứng dụng như phương pháp tính sản lượng, trữ
lượng khai thác tối ưu.
Chương bốn là chương kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đây là phần chính của
đề tài. Trong chương này, tôi đưa ra những nhận định tổng quát về thực trạng khai thác
thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản và môi trường hiện tại của Đầm dưới chế độ tự do tiếp
cận. Từ đó xây dựng chính sách quản lý cộng đồng nhằm khôi phục nguồn tài nguyên
thuỷ sản của đầm và bảo đảm cuộc sống cho cộng đồng dân cư nơi đây.
Chương năm là kết luận và kiến nghị, tóm lược các kết quả đã nghiên cứu cũng
như nêu lên những ưu điểm và hạn chế của khóa luận. Đồng thời đưa ra những kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong khai thác, nuôi trồng với hình thức quản lý
mới theo hướng bền vững.

xi


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan

Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà là dự án hợp tác kĩ thuật giữa
Chính phủ Đức và Việt Nam, do Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức hỗ trợ và Cục phát
triển lâm nghiệp thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thực thi. Mục đích dự
án là “Các cộng đồng (nông thôn) ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu quản lý nguồn tài
nguyên thiên một cách bền vững về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội”. Dự án đã sử dụng
cơ sở phương pháp luận về quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng có người dân
tham gia, đồng thời xác định khả năng của cộng đồng dân cư từ đó đưa ra những công
cụ pháp lí để quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó còn có nghiên cứu “Quản lí môi trường dựa vào cộng đồng trong
nuôi trồng thuỷ sản ở xã Quỳnh Bảng - Quỳnh Lưu - Nghệ An” của Mai Văn Tài
(Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản 1). Nghiên cứu đánh giá sơ bộ hiện trạng
quản lý môi trường có nhiều vấn đề bức xúc đang diễn ra trong NTTS ven biển ở khu
vực Bắc Trung Bộ nói chung và Nghệ An nói riêng. Để giải quyết tốt các vấn đề phức
tạp đang đặt ra trong NTTS ven biển, dự án đã triển khai mô hình quản lý dựa vào
cộng đồng với các mục tiêu hình thành những mô hình về cải tiến hệ thống quản lý
NTTS, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực quản lý môi trường và
cộng đồng cho các cán bộ quản lý cộng đồng và thành viên tham gia, đồng thời hỗ trợ
thúc đẩy nghề NTTS ven biển. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng NTTS xã Quỳnh Bảng,
đồng thời đưa ra một số vấn đề ảnh hưởng đến việc NTTS theo cộng đồng ngư dân
đánh giá theo các mức độ khác nhau. Cuối cùng, nghiên cứu đã mô tả hoạt động của tổ
cộng đồng NTTS nơi đây với đầy đủ mục tiêu thành lập tổ cộng đồng, hoạt động và
quy ước của cộng đồng, những khó khăn trong hoạt động và lợi ích tham gia tổ cộng
đồng. Nghiên cứu cũng đưa ra vai trò quản lý của cơ quan quản lý trong quản lý môi
xii


trường cộng đồng. Nghiên cứu được áp dụng đã mang lại hiệu quả rất lớn cho xã
Quỳnh Bảng trong việc giải quyết một số khó khăn trong quản lý môi trường và dịch
bệnh, các hộ đều thực hiện đúng các quy ước, điều lệ cộng đồng và cùng nhau bàn bạc
các biện pháp xử lý khi phát hiện dịch bệnh. Dự án sau khi triển khai đã nâng cao được

năng lực quản lý môi trường, năng lực quản lý cộng đồng một cách rõ rệt tuy vẫn cần
sự hỗ trợ từ phía các bên liên quan ở địa phương.
Ngoài ra, để thực hiện đề tài này chúng tôi còn tham khảo tài liệu từ nhiều
nguồn khác nhau chủ yếu là nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản của Sở
Thuỷ Sản Tỉnh “Quy Hoạch Phát Triển Thuỷ Sản Đầm Ô Loan - Huyện Tuy An
“Chuyên đề vùng đất ngập nước Đầm Ô Loan” của Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh,
và nhiều nguồn internet…
Các nghiên cứu trên giúp ích cho hướng nghiên cứu của đề tài này. Tuy nhiên
vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu mô hình CPRs cho vùng nước như đầm, vịnh, hồ để
tham khảo.
2.2. Đặc điểm tổng quan của vùng đất ngập nước đầm Ô Loan
Đất ngập nước nói chung và đất ngập nước ven biển nói riêng là những vùng
sinh thái có năng suất sinh học vào loại cao nhất của vùng nhiệt đới, song chúng cũng
là hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị biến đổi nhất so với các vùng sinh thái khi có sự tác
động của các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế xã hội của con người. Đầm Ô
Loan không những đã tạo nên những phong cảnh hữu tình cho các vùng đất ven biển
của tỉnh, mà còn là những vùng đất ngập nước mang đầy đủ những tính chất đặc trưng
của những vùng đất ngập nước ven biển nhiệt đới.
Đầm Ô Loan nằm phía Nam thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, nằm cạnh chân
đèo Quán Cau, tiếp giáp các xã An Cư, An Hoà, An Hải, An Hiệp và An Ninh Đông
của huyện Tuy An, cách thị xã Tuy Hoà khoảng 25 km về phía Bắc theo đường Quốc
lộ 1A, nằm trong phạm vi 109o14’30” và 109o17’30” kinh độ Đông; 13o13’50” đến
13o19’00” độ vĩ Bắc. Diện tích lưu vực đầm Ô Loan khoảng 110 km 2. Ô Loan là đầm
nước lợ gần như nằm lọt trong đất liền, có diện tích khoảng 1.570 ha, trải dài theo
hướng Bắc Nam, nơi rộng nhất 2,5km, nơi dài nhất 8km, diện tích mặt nước rộng
khoảng 1200 ha cửa đầm được gọi là cửa Tân Quy, rộng khoảng 100 m. Vị trí cửa đầm
không ổn định, thường di chuyển xa về phía Bắc cách núi gần 6 km.
xiii



Hình 2.1. Đầm Ô Loan
Nguồn

tin: Ảnh chụp đầm Ô Loan
Đầm được bao bọc bởi núi Đồng Cháy, núi Cấm và cồn An Hải, có bán đảo An
Ninh Đông, An Hải, An Hoà bao bọc đầm Ô Loan ở mũi Phú Tân cao 114 m, với một
lạch nước thông ra biển về phía Bắc giữ cho mặt nước trong đầm quanh năm xanh biếc
và phẳng lặng. Phía Tây đầm Ô Loan là những quả đồi nằm nằm san sát nhau. Phía
đông là mả Cao Biền. Đứng trên đèo Quán Cau nhìn xuống, Ô Loan giống như con
phượng đang xoè cánh, còn trên bản đồ Ô Loan giống như con thiên nga đang bay.
Đầm Ô Loan đã được Bộ Văn hoá Thông Tin công nhận Di tích thắng cảnh cấp
Quốc gia vào năm 1996 (Theo Quyết định số 2410 – QĐ/VH ngày 27 tháng 9 năm
1996 của Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa – Thông Tin). Qua nhiều thế hệ con người sinh sống
nơi đây đã góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp của đầm bằng những giá trị văn hoá truyền
thống sinh động. Tuy nhiên với nhu cầu phát triển kinh tế, vì lợi ích trước mắt, phong
trào nuôi tôm tự phát trên mặt đầm và việc khai thác huỷ diệt các nguồn lợi thuỷ sản
trong đầm kéo dài nhiều năm nay đã làm cho ô nhiễm môi trường đầm và các nguồn
lợi thuỷ sản có giá trị bị suy giảm đáng kể.
2.2.1. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn
xiv


a. Khí hậu
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và đặc điểm của địa hình nằm sâu
trong khu vực nội chí tuyến, đầm có lượng bức xạ mặt trời phong phú. Hàng năm mặt
đầm Ô Loan thu được nguồn năng lượng mặt trời từ 140 đến 150 Kcal/cm 2 với trên
2400 giờ nắng.
Đầm Ô Loan nằm trong đới khí hậu nam trung bộ. Nhiệt độ không khí đầm
trung bình năm 26,5oC, Nhiệt độ nước trong đầm tương đối cao và ổn định, biến thiên
đồng bộ với nhiệt độ không khí nhưng chậm hơn 01 tháng. Nhiệt độ nước đo được

trung bình nhiều năm vào tháng 6 là 30,9 oC, vào tháng 4 là 30,4oC, nghĩa là có 2 đỉnh
cao trong năm, điều đó phù hợp với xu thế chung toàn vùng miền Trung. Nhiệt độ
nước thấp nhất vào tháng 1 là 23,7oC. Nhiệt độ nước của đầm Ô Loan nằm trong giới
hạn sinh thái cho việc nuôi tôm và các loài hải sản khác.
Mưa: Lượng mưa trung bình năm dưới 1500mm, lượng mưa biến động bất
thường, năm nhiều nhất 2.000mm, năm ít nhất 900mm. Trong mùa mưa, nước đầm
dâng lên rất cao. Độ ẩm tương đối trung bình 80 – 85%
Gió: vào các tháng 9, 10, 11 và 12 gió có hướng thống trị là Đông Bắc - Tây
Nam, các tháng 4, 5, 6 và 7 gió có hướng chủ yếu là Đông Nam - Tây Bắc nhưng khi
vào đầm bị các yếu tố địa phương chi phối nên thường thay đổi thành hướng Đông
Đông Nam hay Tây - Nam, do đó sóng trong đầm cũng đổi hướng theo. Nhìn chung
trong cả năm đầm tương đối lặng, khoảng từ 11 giờ đến 15 giờ hàng ngày ở mặt đầm
mới xuất hiện sóng, sóng cực đại chỉ đạt đến cấp III.
Thuỷ triều: là loại thủy triều hỗn hợp thiên về nhật triều. Trong một tháng có từ
18 - 22 ngày nhật triều, biên độ nhật triều lớn nhất là 1,4 – 2,4m, mực nước biển trung
bình là 1,2 – 1,4m.
b. Thuỷ văn
Sông suối đổ vào đầm rất ít và có lưu lượng nhỏ. Đáng chú ý là chỉ có 2 con
sông chính là sông Hải Yến và suối Đá. Suối Đá bắt nguồn từ thôn Quảng Đức xã An
Thọ đổ vào đầm Ô Loan tại thôn Xóm Bến xã An Hiệp (phía Tây Nam đầm). Sông Hà
Yến là chi lưu phía hữu của sông Cái chảy qua đập Hà Yến, đây là nguồn cung cấp
nước đáng kể cho đầm Ô Loan đổ vào đầm tại thôn Xóm Đá xã An Cư.
2.2.2. Đặc điểm địa hình - địa chất khu vực
xv


Địa hình xung quanh đầm Ô Loan tương đối phức tạp: đồi núi xen kẽ thung
lũng. Đồi núi ở đây thấp (thường dưới 200m) nhưng dốc, cấu tạo bởi các đá granit,
bazan.
Đáy đầm tương đối bằng phẳng và khá nông, độ sâu từ 1,2m - 1,4m. Đáy đầm

Ô Loan đang bị san bằng và nông dần do vật liệu lục nguyên, cùng với sự tích tụ mùn
xác sinh vật hàng năm gia nhập, và tích tụ lại trong đầm bởi eo đầm thông với biển
quá nhỏ, dài và quanh co không thể cân bằng được lượng nhập và mất bồi tích. Đồng
thời việc đắp hồ nuôi tôm trên đầm một cách tự phát và tràn lan cũng là nguyên nhân
làm cho tốc độ nông đáy đầm ngày càng tăng.
2.2.3. Đất đai và tình hình sử dụng đất
Diện tích đất lưu vực đầm rộng lớn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau,
nhưng việc sử dụng đất còn tùy thuộc loại đất.
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Lưu Vực Đầm Ô Loan
Các xã nằm trong lưu vực đầm Ô Loan
Mục đích sử

Diện tích

An

dụng đất

đất

Ninh

An Hải

An Cư

Đông

An
Hoà


An Hiệp

Tổng diện tích
tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng
thuỷ sản
Đất phi nông
nghiệp
Đất chưa sử dụng

13397

2642

1467

2251

2319

4718

6146,62
894,02

1099
221,2


642,84
363,2

1205,36
46,5

1557,99
211,32

1641,25
51,8

372,17

52,74

38,33

133,55

76,81

70,74

2783,18
4.467,2

702,3
840,5


419,53
404,63

630,7
414,94

445,57
315,44

585,07
2.491,68

Nguồn tin: Báo cáo thống kê đất đai 5 xã An Ninh Đông, An Hải, An
Cư, An Hòa, An Hiệp - 2005.
Đất nuôi trồng thuỷ sản của lưu vực đầm Ô Loan năm 1995 là 60,27ha, năm
2000 tăng lên 382,09ha và đến 2005 còn 372,17ha. Trong đó diện tích NTTS tăng tại
xã An Cư, An Hiệp; giảm tại xã An Hải, giữ nguyên tại các xã An Hòa, An Ninh
Đông. Tại các xã tăng diện tích NTTS do nhân dân đã tận dụng những vùng bị nhiễm
xvi


mặn ven đầm để nuôi tôm, mặc dầu hiệu quả mang lại không cao do điều kiện môi
trường nước ngọt chưa bảo đảm, nước mặn thường xuyên bị ô nhiễm. Ở xã An Hải,
diện tích NTTS chủ yếu trên mặt đầm, do dịch bệnh xảy ra liên tiếp nên diện tích này
đã giảm so với năm 2000. Tại xã An Hiệp hiện có 2.491,86 ha đất chưa sử dụng, tại
An Cư có 414,94 ha đất chưa sử dụng; An Hòa có 315,44 ha đất chưa sử dụng, An
Ninh Đông có 840,5 đất chưa sử dụng, An Hải có 404,63 đất chưa sử dụng. Diện tích
đất chưa sử dụng giảm do đưa vào trồng rừng và sử dụng cho các mục đích công cộng,
khu dân cư.v.v. Qua đó, có thể thấy tình hình sử dụng đất nơi đây chưa thật sự hiệu

quả nhất là diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản ở lưu vực Đầm.
2.2.4. Các đặc trưng sinh học - nguồn lợi thuỷ sản đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan không những là một thắng cảnh quốc gia mà còn là một vùng
ĐNN với năng suất sinh học và nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú và quý giá
a) Các đặc trưng sinh học của đầm Ô Loan
Thực vật nổi: thực vật nổi phát triển mạnh, có hơn 100 loài đã được tìm thấy
trong đầm. Sinh vật lượng trung bình khoảng 104 – 105 tế bào/lít. Trong năm có hai
lần thực vật nổi phát triển cao nhất, một vào tháng 7 và một vào tháng 12.
Động vật nổi: có tới 84 loài, phần lớn có nguồn gốc từ biển. Sinh vật lượng
động vật nổi rất cao, trung bình đạt đến 2064con/m 3, cao hơn 4 – 5 lần các đầm vịnh
khác của Việt Nam. Đây là lượng thức ăn đáng kể cho các loài thuỷ sản trong đầm,
nhất là tôm con.
Sinh vật đáy: chủ yếu là loài giun nhiều tơ, thân mềm, giáp xác, da gai. Khối
lượng của chúng thường dao động trong khoảng 0,82 – 17,97g/m 2, với mật độ là 20 –
50 con/m2.
Năng suất sinh học sơ cấp: tương đối cao, dao động trong khoảng 288 –
888mgC/m3-ngày. Điều này cho biết đầm Ô Loan là vực nước có tiềm năng sinh học
lớn. Hàng năm toàn đầm tổng hợp được hơn 50 ngàn tấn hữu cơ, là lượng thức ăn
nguyên thuỷ quan trọng cho toàn hệ sinh thái của đầm.
b) Các loài cá ở đầm Ô Loan
Đầm Ô Loan nói riêng và một số vùng cửa sông ven biển miền Trung nói chung
tập trung nhiều nhất vào bộ cá Vược (Perciformes) thể hiện tính chất nước lợ điển hình
của các thuỷ vực cửa sông đầm phá ven biển. Có 72 loài cá thuộc 51 giống và 39 họ,
xvii


trong đó có 24 loài sống ở biển, 48 loài sống ở biển - cửa sông, 5 loài chiếm sản lượng
lớn là cá đối, cá căng, cá móm, cá dìa và cá bóng. Các loài cá đặc trưng cho vùng nước
lợ ở đây có cá Vược, cá Đối mắt đỏ, cá Đối rằn, cá Bống bớp.
Cá kinh tế là những loài cho sản lượng cao và có chất lượng tốt, đem lại giá trị

thương phẩm cao. Trong 200 loài cá có mặt ở các vùng ven biển miền Trung, xác định
được 23 loài có giá trị kinh tế, chiếm 11,5% tổng số loài. Đa số chúng có nguồn gốc
biển như: cá Mòi cờ chấm, cá thác lác, cá chình hoa, cá chép, cá Dầy, cá Trê đen, cá
mú đen, cá bống, cá Đối mục, cá Đối lá, con Lươn, cá quả, cá Chẽm, cá Căng đàn, cá
Ong căng, cá Móm xiên, cá Hồng, cá Đù bạc.v.v. Các loài cá kinh tế phần đông thai
thác được quanh năm. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt cao tập trung vào các tháng mùa
khô, khi các loài cá có nguồn gốc biển di nhập vào trong các cửa sông. Ngư cụ khai
thác khác nhau tuỳ theo từng vùng, ở vùng cửa sông ngư cụ khai thác thường là câu,
lưới, đáy.v.v.
c) Các nguồn lợi thuỷ sản giá trị khác
Đầm Ô Loan có 3 loài rong, loài có giá trị cao là rau câu chỉ vàng. Rong phát
triển tự nhiên vào mùa Đông - Xuân và tàn lụi vào mùa hè thu, sản lượng tự nhiên
không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết từng năm, bình quân trên 20 tấn
khô/năm.
Tôm có trên 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he, nhiều nhất là tôm rảo (đất), sản
lượng có thể khai thác được hàng năm 200 - 250 tấn/năm.
Nhóm nhuyễn thể cũng rất da dạng, điển hình là sò huyết, ngao dầu, xút, hàu,
điệp, vẹm vỏ xanh. Những năm gần đây (từ sau năm 1998), do khai thác hủy diệt nên
sò huyết có nguy cơ tuyệt chủng chưa khôi phục lại được.
Các loài giáp xác: cua, ghẹ, những năm trước đây có thể khai thác 10 - 20
tấn/năm. Ngoài ra sứa ăn cúng là loài đặc sản của đầm ô Loan mà một thời nó là một
trong những sản phẩm khai thác chính của ngư dân Ô Loan, sản lượng có thể đạt hàng
trăm tấn/năm, nhưng do có sự biến đổi môi trường nước nên hiện nay lượng sứa còn
trong đầm không đáng kể.
d) Đa dạng cỏ biển
Cỏ biển (seagrass) là nhóm thực vật bậc cao sống thích nghi hoàn toàn trong
nước biển. Chúng phát triển rộng rãi trên nền đáy vùng nước nông nhờ bộ rễ bám chặt
xviii



trên nền đáy bùn. Cửa đầm Ô Loan, dọc bờ biển Phú Yên rải rác có cỏ biển nhưng
diện tích cỏ hẹp vì bờ biển có độ dốc lớn.
Các nguồn lợi được mô tả trên đây cho thấy Đầm chứa đựng đa dạng sinh học
nước lợ rất phong phú. Nó cung cấp nguồn lợi rất lớn và nhiều chủng loại cho cư dân
địa phương. Vì thế việc quản lý bảo vệ để không bị cạn kiệt là việc làm rất cần thiết.
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng đất ngập nước đầm Ô Loan
2.3.1. Đặc điểm kinh tế
a) Dân số - Lao động
Dân số 5 xã quanh đầm Ô Loan khoảng 46.542 người (Theo Niên giám Thống
kê huyện Tuy An năm 2004), trong đó có gần 3.900 người sống bằng nghề cá trên đầm
(8,4%). Lao động trực tiếp đánh bắt và nuôi trồng là 2.570 người, trong đó lao động
khai thác 1.150 người. Rõ ràng đầm Ô Loan đã tạo công ăn việc làm cho một số lượng
đáng kể cư dân trong vùng, là nguồn cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn cho dân cư
năm xã và nhân dân trong tỉnh.
b) Vai trò nghề cá ở đầm Ô Loan đối với dân sinh kinh tế năm xã quanh đầm
Ô Loan là một vực nước vốn được xem là giàu có về nguồn lợi thuỷ sản, giải
quyết việc làm và đời sống cho hàng ngàn lao động hộ dân cư 5 xã quanh đầm, lao
động thiếu việc làm từ khu vực khác đến hoạt động nuôi trồng, thu mua, chế biến và
dịch vụ hậu cần cho nghề cá.v.v. Một số làng, thôn chuyên sống bằng nghề đánh bắt
hải sản trên đầm Ô Loan từ nhiều thập kỷ qua như: Tân Hoà – An Hoà; Gành Hàu –
An Hiệp, Tân Long – An Cư, Phú Sơn – An Ninh Đông và Tân Quy – An Hải. Nghề
cá đầm Ô Loan góp phần hoàn thiện cơ cấu nghề cá tỉnh Phú Yên, một nghề cá hội tụ
đủ các khâu: khai thác (đầm, biển) – nuôi trồng - chế biến - dịch vụ hậu cần.
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của con người vào môi trường đầm trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội, nên Ô Loan có sự biến động rất lớn về môi trường
và nguồn lợi thuỷ sản, làm đời sống của người dân sống phụ thuộc vào đầm gặp nhiều
khó khăn. Trước tình hình đó một số xã đã cân đối 50% đất nông nghiệp cho các hộ
này, với mức thu nhập thấp từ kinh tế nông lâm (bình quân 160kg quy thóc/đầu người
năm) thì cư dân sống quanh đầm vẫn còn nhiều hộ nghèo. Rõ ràng giải pháp tối ưu để
xoá đói giảm nghèo năm xã quanh đầm là phát triển kinh tế thuỷ sản đầm Ô Loan một

cách hợp lý bền vững.
xix


Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng đời sống của dân cư năm xã vùng đầm
không thể tách rời kinh tế thuỷ sản Ô Loan. Trong tương lai Ô Loan vẫn đóng một vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế thuỷ sản của Tỉnh cũng như phát
triển kinh tế huyện Tuy An và nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư ven đầm.
c) Kinh tế thuỷ sản (khai thác và sản xuất nuôi trồng thuỷ sản)
* Khai thác thủy sản
Trong những năm 80 của Thế kỷ XX khai thác thuỷ sản đầm Ô Loan được tổ
chức và quản lý khá chặt chẽ. Các hộ khai thác đầm được phân thành 6 tổ hợp tác, ngư
trường đánh bắt phân theo ranh giới hành chính rõ ràng, chỉ tiêu khai thác hàng năm
được giao đến từng tổ hợp. Mặt nước được phân hạng nhất, nhì, ba, tư để luân phiên
đánh bắt giữa các hộ. Do đó sản lượng tôm cá trong đầm rất ổn định, sản lượng tôm
200 - 250tấn/năm, cá 100 tấn/năm.
Từ đầu những năm 90 do phong trào hợp tác hoá đi xuống và tan rã làm cho các
HTX trong đầm cũng sa sút. Tuy vẫn còn duy trì nhưng hình thức quản lý đã thay đổi
nên không còn kiểm soát được số hộ, số nghề, sản lượng và mùa vụ khai thác. Mặt
khác phong trào đào đắp ao nuôi tôm tự phát thiếu quy hoạch cũng góp phần xáo trộn
trật tự khai thác trên đầm.
Thuyền khai thác trên đầm Ô Loan chủ yếu là thuyền nan thủ công, thuyền máy
chỉ dùng cho đò hoặc vận chuyển nước uống, nông sản. Trong đầm Ô Loan đã từng có
hơn 9 loại nghề, có một số nghề khá đặc thù như: trể, xiếc nhưng đã bị cấm khai thác
từ năm 1980. Vài năm gần đây xuất hiện thêm nghề mới đó là lưới ba màn (3 kích
thước mắc lưới) khai thác theo kiểu liên hợp vây – két – rút. Đây là nghề khai thác rất
hiệu quả nhưng cũng làm thiệt hại rất lớn đến nguồn lợi thuỷ sản. Các loại hình khai
thác bằng đuốc, đèn măng sông, hoá chất, kích điện trên đầm Ô Loan tuy không phổ
biến nhưng tính chất của nó rất nguy hại cũng đã diễn ra trên đầm trong những năm
gần đây.

* Nuôi trồng thủy sản
Ý tưởng về nuôi trồng thuỷ sản trên đầm Ô Loan được các nhà quản lý, chuyên
môn đề cập đến từ những năm 1980, nhưng mãi đến năm 1985 – 1986 mới triển khai
một số đề án: trồng rong câu An Cư, xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản Phú Sơn nhưng đều
không thành công. Năm 1988 – 1989 Nhà nước có một số chính sách khuyến khích
xx


phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhờ đó nghề nuôi trồng thuỷ sản trên đầm Ô Loan bắt
đầu manh nha. Năm 1989 toàn đầm có 10ha, chủ yếu là số diện tích trồng rau câu của
xã An Cư chuyển sang nhưng không có hiệu quả, hầu hết bị lỗ, có người bỏ cuộc.
Có thể nói thời kỳ 1989 – 1995 phong trào nuôi tôm của huyện Tuy An phát
triển chậm hơn nhiều các huyện khác trong tỉnh, trong đó có đầm Ô Loan. Nhưng đến
năm 1996 – năm bản lề của nghề nuôi tôm đầm Ô Loan, diện tích nuôi tôm trên đầm Ô
Loan tăng vọt từ 63,5ha năm 1995 lên 151 ha năm 1996 và 324 ha năm 1998, bình
quân tăng 41,6%. Mật độ thả từ 3 – 5con/m 2 năm 1995 lên 8 – 10con/m 2 năm 1998,
sản lượng cũng tăng lên từ 79 tấn năm 1995 lên 270 tấn/năm 1998. Phân tích toàn diện
các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tôm trong đầm Ô Loan cho thấy rằng
diện tích tăng nhanh bình quân 29%/năm nhưng năng suất, sản lượng giảm hay nói
cách khác là dao động hình sin. Năng suất bình quân cao nhất năm 1996 là
0,84tấn/ha/vụ, sản lượng cao nhất năm 1998: 270 tấn. Rõ ràng nghề nuôi tôm ở đầm Ô
Loan không bền vững, liên tục từ năm 1997 đến nay có nhiều ao nuôi bị dịch bệnh mất
trắng. Năm 1998 mất trắng 2 vụ là 160ha, năm 1999 mất trắng 2 vụ là 195ha, tỉ lệ diện
tích mất trắng 34,57% tổng diện tích thả nuôi. Theo thống kê năm 1999, số hộ nuôi có
lãi: 49 hộ (chiếm 5%); hộ hoà vốn 49 hộ (chiếm 5%); hộ lỗ và mất trắng 874 hộ
(chiếm 90%)
Đến năm 2005 trên mặt đầm Ô Loan có 372,17ha mặt nước được nhân dân xây
dựng các hồ nuôi tôm sú, trong đó có 304,31 ha do người tự ý dân xây dựng với các
hình thức nuôi như xây dựng hồ kín, hồ hở, hồ chìm, hồ đắp nổi, hồ chắn đăng. Tuy
nhiên, việc nuôi tôm sú tràn lan như vậy đã gây ô nhiễm môi trường và không đem lại

hiệu quả kinh tế, nhiều hộ còn bị thiệt hại liên tục. Do vậy diện tích nuôi trồng thủy
sản trên toàn huyện đã giảm dần từ năm 2002 đến nay.
Qua đó, có thể thấy Đầm đóng một vai trò kinh tế quan trọng vào cung cấp
nguồn thu cho cộng đồng, do đó quản lý tốt nguồn tài nguyên này là điều thiết yếu.
d) Kinh tế nông nghiệp
Với diện tích tự nhiên của 5 xã quanh đầm là 28867ha, có 6.146,62ha diện tích
đất nông nghiệp. Lúa và mía là hai loại cây trồng chính, tuy nhiên do không chủ động
nguồn nước tưới (trừ các diện tích nằm trong hệ thống thuỷ nông Tam Giang) nên
năng suất cây trồng đạt thấp. Diện tích trồng lúa hàng năm 2943ha, năng suất bình
xxi


quân 41tạ/ha/năm, thấp hơn năng suất bình quân toàn tỉnh. Diện tích cây mía 636ha,
sản lượng 15267 tấn mía cây, năng suất bình quân 24 tấn/ha. Tổng đàn heo 7.826con,
đàn bò 11.166 con, hàng năm cung cấp 361 tấn thịt heo, 740 tấn thịt bò.
e) Kinh tế công nghiệp
Các ngành nghề ở lưu vực đầm là dự án Điểm công nghiệp – TTCN Tam Giang
đang xây dựng với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hạt
điều…đặc biệt có nhà máy chế biến kim loại màu. Ngoài ra các cơ sở CN – TTCN
gồm chế biến hạt điều, chế biến nước mắm, dệt chiếu, chế biến đường thủ công.v.v.
Cơ sở hạ tầng quanh đầm Ô Loan chưa được đầu tư mạnh: lưới điện quốc gia đã
kéo đến 5 xã. Giao thông các xã ven đầm và nối liền với mạng giao thông huyện, tỉnh
và Trung ương chủ yếu là đường đất cấp phối bị xuống cấp nghiêm trọng. Song thuận
lợi cơ bản là đầm Ô Loan nằm sát quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất, thuận lợi cho
vận chuyển thiết bị vật tư hậu cần phục vụ phát triển kinh tế thuỷ sản, du lịch ven đầm.
Có hai nhà văn hoá xã ở An Hiệp và An Hoà. Mỗi xã có trường tiểu học, trung
học cơ sở. Ở thị trấn Chí Thạnh cách đầm Ô Loan 6 km có trường phổ thông trung học
và bệnh viện cấp huyện. Mỗi xã đều có trạm xá với tổng số 20 giường bệnh/trạm.
f) Dịch vụ
Mặc dù là thắng cảnh quốc gia nhưng hiện nay các hoạt động dịch vụ quanh

đầm Ô Loan chưa có gì đáng kể, ngoài các dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản và
tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản với quy mô nhỏ lẻ, và theo mùa sản xuất, đánh bắt.
Ngoài ra tại xã An Hải có một số dịch vụ phục vụ khách du lịch, ăn uống với quy mô
nhỏ được xây dựng trên mặt đầm.
Nhìn chung nền kinh tế khu vực đầm Ô Loan chậm phát triển là một trong
những vùng khó khăn của Tỉnh. Dân cư sống chủ yếu theo phương thức tự cung tự
cấp, dựa vào tài nguyên đầm và đất đai trong vùng. Nghề nghiệp chủ yếu là nghề
nông, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản với trình độ sản xuất thấp. Việc phát triển nuôi
tôm ào ạt đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội quanh
đầm mà đáng kể là ảnh hưởng xấu đến danh lam thắng cảnh của đầm.
Cơ sở hạ tầng tại các địa phương quanh đầm còn yếu kém. Mặc dù trong các
năm qua đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhưng hiện nay, cơ sở hạ tầng

xxii


vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất của người dân ở đây còn gặp nhiều
khó khăn.
2.3.2. Đặc điểm xã hội
a) Văn hoá tinh thần
Chủ yếu dân cư sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản nên lễ
hội đầm Ô Loan có nét riêng về phần sông nước Tuy An – Phú Yên, song cũng có
những nét chung của văn hoá dân gian Việt Nam. Nhiều lễ hội truyền thống diễn ra
hàng năm như lễ cầu an đầu năm, lễ cầu ngư mùa hè, lễ hội đua thuyền đầm Ô
Loan.v.v.
Hình 2.2. Đua Thuyền Rồng Trong Lễ Hội Truyền Thống Đầm Ô Loan

Nguồn tin: “Quy hoạch tổng thể di tích thắng cảnh đầm Ô Loan”,năm 2000
b) Văn hoá vật chất
Ở đầm Ô Loan, những di tích khảo cổ học tiền – sơ sử cho thấy người nguyên

thủy đã sinh sống từ cách nay hơn 3.000 năm. Họ có đầu óc thẩm mỹ tinh tế nên đã tạo
ra nhiều loại đồ gốm khác nhau và đồ trang sức bằng vỏ ốc. Cư dân nguyên thủy sinh
sống quanh đầm tồn tại và phát triển dựa trên phương thức kinh tế khai thác thủy sản
là chính và mở rộng sang chăn nuôi và trồng trọt. Quanh đầm có một số di tích lịch sử
- văn hóa Chămpa tiêu biểu như: Thành Lồi, tượng phật Lồi, giếng Chăm, mộ Chăm,
bờ đá.v.v. Ngoài ra còn nhiều di tích về sự nhập cư của người Hoa như: phố hàng
Giao, lò gốm Quảng Đức. Hơn hết, bản sắc văn hóa của người Việt được thể hiện qua :
đình làng, Chùa (Chùa Sắc Tứ Bát Nhã, Chùa Vĩnh Phước, Chùa Thiền Sơn, Chùa Sắc
xxiii


Từ Vĩnh Long, Chùa Long Sơn, Chùa Bảo Sơn Thiên Hảo, Chùa Long Phú), lăng thờ
cá Ông, cá Voi và đền thờ Lê Thành Phương.
2.4. Một số vấn đề môi trường và hệ sinh thái của đầm Ô Loan
2.4.1. Một số nguồn thải vào đầm Ô Loan
Từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của người dân ven đầm Ô Loan cho
thấy các nguồn thải ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầm Ô Loan như sau
a) Chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Gồm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ thải từ các động cơ bơm
nước.v.v. Ước lượng hàng năm vùng nông nghiệp 5 xã đầm Ô Loan đã sử dụng
khoảng 24.292,8kg thuốc diệt cỏ; 9832,8kg thuốc trừ sâu; 2892kg thuốc trừ bệnh và
17.449kg dầu diezel chạy máy bơm nước. Dư lượng các chất thải trên đổ vào vực nước
đầm góp phần làm suy thoái môi trường nước và nguồn lợi thuỷ sản trong đầm.
b) Chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm
Ước tính 5 xã quanh đầm Ô Loan có khoảng 7.826con heo, 11.166 con bò và
45.000 gia cầm. Đặc điểm nghề chăn nuôi quanh đầm Ô Loan là thả rong, nhất là đàn
heo, do đó lượng phân thải ra đưa vào đầm theo các nguồn nước, nhất là mùa mưa là
rất lớn làm tăng đáng kể các chất ô nhiễm trong đầm.
c) Chất thải rắn sinh hoạt
Với trên 46.542 dân sinh sống quanh đầm với mật độ dân cư 347 người/km 2

bình quân mỗi hộ 4,5 khẩu. Do thu nhập thấp, đời sống khó khăn nên đa số người dân
không đầu tư hệ thống xử lý nước thải cũng như nhà vệ sinh. Việc thải trực tiếp các
chất thải như nước thải sinh hoạt, phân, rác vào đầm là nguyên nhân ảnh hưởng đáng
kể đến môi trường cũng như cảnh quan của đầm Ô Loan.
d) Từ sản xuất công nghiệp
Việc đầu tư Điểm CN – TTCN Tam Giang với các loại hình sản xuất như hợp
kim, chế biến hạt điều, vật liệu xây dựng… chính là nguy cơ tiềm ẩn các chất thải
công nghiệp độc hại vào nguồn nước đầm Ô Loan như kim loại nặng, chất rắn lơ lửng,
các chất hữu cơ.v.v.
e) Từ hoạt động nuôi trồng và khai thác thuỷ sản
Việc phát triển nuôi tôm tự phát đã làm tăng nồng độ các chất hữu cơ trong
nước đầm như N, P, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ... làm cho đầm Ô Loan xảy ra hiện tượng
xxiv


×