Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bài giảng phân tích kỹ thuật tô đức hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 63 trang )

PHÂN TÍCH
KỸ THUẬT

Tô Đức Hải, MBA
Email:
Tel: 0945666686

1


Một số vấn đề lưu ý


Mục tiêu:




Nắm được các vấn đề cơ bản về phân tích kỹ
thuật: giả thiết, khái niệm cơ bản, các mô hình,
chỉ số phân tích kỹ thuật, chiến lược trading.

Tài liệu tham khảo:


Sách:






Technical Analysis of Stock Trends (Edwards)
Phân tích kỹ thuật (Lê Đạt Chí)

Website



www.stockcharts.com, www.investorpedia.com...
www.saga.vn, www.vietstock.com.vn,....

2


Nội dung
1.

2.

3.
4.
5.

Tổng quan và các vấn đề lý thuyết
của PTKT
Các dạng biểu đồ, xu thế, hỗ trợ và
kháng cự
Một số mô hình kỹ thuật
Một số chỉ số kỹ thuật
Chiến lược Trading
3



PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
PHẦN 1
TỔNG QUAN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

4


Nội dung phần 1





Khái niệm
Giả định cơ sở
So sánh giữa PTCB và PTKT
Lịch sử của PTKT: Lý thuyết Dow và Lý
thuyết Elliot

5




Nguyên lý của thành công trong đầu tư
chứng khoán là dựa trên giả định rằng
trong tương lai người ta sẽ tiếp tục lặp

lại những sai lầm mà họ đã mắc phải
trong quá khứ.
(Edwin Lefevre, Reminiscenses
of a Stock Operator)

6


Tổng quan về PTKT


PTKT là phương pháp phân tích nhằm dự báo xu
hướng giá trong tương lai dựa trên việc phân tích các
số liệu trong quá khứ, chủ yếu là giá và khối lượng.
(Kirkpatrick and Dahlquist Technical Analysis: The Complete Resource
for Financial Market Technicians (Financial Times Press, 2006), page 3)









PTKT quan tâm nhiều nhất đến giá và khối lượng, với
giả định rằng giá và khối lượng là hai nhân tố hợp lý
nhất để xác định xu hướng tương lai.
Ứng dụng trong PT giá chứng khoán, tiền tệ, hàng
hoá…

Trong PTKT,các mô hình và các chỉ số kỹ thuật
thường được sử dụng.
Khoảng thời gian: trong ngày, hàng tuần, tháng, quý,
năm…
7


3 giả định cơ sở


Biến động thị trường phản ánh tất cả:






Giá vận động theo xu thế:







Bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá đều được phản ánh
trong sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường.
Các nhà PTKT tin rằng khi giá tăng vì dù bất cứ lý do gì thì cầu phải vượt
cung và ngược lại.
Các nhà PTKT tin rằng giá có xu thế lên, xuống hoặc đi ngang.

Mục đích đồ thị mô tả biến động giá là nhằm xác định được sớm xu thế
giá, từ đó tham gia giao dịch trên xu thế này.
Mục đích của PTKT là nhằm xác định sự lặp lại của biến động giá trong
quá khứ để đưa ra quyết định phù hợp.

Lịch sử có xu hướng lặp lại:




Các nhà PTKT tin rằng các nhà đầu tư lặp lại hành vi của các nhà đầu tư
đi trước. Do vậy các hình mẫu về giá sẽ được tạo ra trên đồ thị.
“Tâm lý con người thường không thay đổi”. PTKT tập trung nghiên cứu
hành vi con nguời. Chẳng hạn những mô hình phản ánh tâm lý của thị
trường đang là lên giá hay xuống giá.
8


So sánh PTCB và PTKT
PTCB:
o Tập trung vào các động lực kinh tế của
cung và cầu - những nguyên nhân gây
ra sự vận động của giá.
o Tiếp cận theo hướng phân tích các
thành tố có liên quan ảnh hưởng đến giá
thị trường: Phân tích top-down, tình hình
cty, định giá…
o Mục đích: Tìm giá trị của công ty. xác
định các điểm thị trường bán trên giá trị
thực tế và các điểm thị trường bán dưới

giá trị thực (underprice)

PTKT:
o Phân tích biến động thị
trường
o Sử dụng các biểu đồ, đồ thị,
mô hình diễn biến giá, khối
lượng….
o Mục đích: dự đoán xu hướng
o Giúp xác định thời điểm ra
vào thị trường.

9


Điểm mạnh và điểm yếu của PTKT
Điểm mạnh:

Áp dụng cho mọi thị trường:
chứng khoán, tiền tệ, hàng
hoá, tương lai….

Không phụ thuộc vào BCTC

Có thể áp dụng cho các
khoảng thời gian khác nhau

Nguyên tắc dễ hiểu

Hữu ích, đặc biệt trong thị

trường biến động và dùng
trading ngắn hạn

Điểm yếu:

Chỉ mang tính dự báo, không
phải chắc chắn

Bị chỉ trích vì cho rằng thông tin
phản ánh từ từ vào giá, ngược
với thuyết “efficient market” và
“random walk”

Mang tính chủ quan cao. Cách
diễn giải tuỳ thuộc người phân
tích

Một số chỉ số sử dụng công cụ
toán học phức tạp

10


Lịch sử của PTKT









PTKT xuất phát từ việc theo dõi thị trường tài chính
hàng trăm năm. Kỹ thuật cổ xưa nhất từng được biết
đến là phương pháp của Homma Munehisa vào thế
kỷ 18: sử dụng đồ thị hình nến-một trong những đồ
thị phổ biến hiện nay.
Lý thuyết Dow: do Charles Dow phát triển và là cơ sở
cho các phân tích kỹ thuật hiện đại phát triển cuối
thế kỷ 19.
Lý thuyết sóng Elliot: do Ralph Nelson Elliot phát
triển đầu thế kỷ 20.
Với sự phát triển của máy tính, nhiều lý thuyết và
công cụ phân tích kỹ thuật hiện đại đã được phát
triển sau này.
11


Lý thuyết Dow
Nguyên lý cơ bản:
 Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả
(trừ hành động của chúa)
 Thị trường có 3 xu thế:






Cấp 1 (cơ bản): xu thế chính, dài hạn và gây ra sự

tăng giảm giá lớn của cổ phiếu.
Cấp 2 (điều chỉnh): xen lẫn giữa xu thế cấp 1 theo
hướng ngược lại. Kéo dài vài tuần hay vài tháng.
Cấp 3 (nhỏ): xảy ra trong thời gian ngắn, có tác
dụng tạo ra xu thế cấp 2.
12


Lý thuyết Dow

13


Lý thuyết Dow


Thị trường bò tót (bull market) - thị trường
tăng giá. Gồm 3 thời kỳ:






TK tích tụ: thị trường vẫn xấu. CP chào bán nhiều
nhưng các nhà đầu tư dài hạn đã bắt đầu xem xét
đầu tư. Các nhà đầu tư khác lo sợ và muốn thoát
khỏi thị trường.
TK tăng trưởng: Thị trường khởi sắc, các DN làm
ăn tốt. TK làm ăn tốt cho các nhà PTKT.

TT sôi sục mạnh: công chúng háo hức đầu tư, đầu
cơ tràn lan.
14


Lý thuyết Dow


Thị trường con gấu (bear market) - thị trường giảm
giá:






TK phân bổ: bắt đầu từ cuối TK sôi sục của Bull market.
Những nhà đầu tư nhìn xa thấy rằng giá CP đã cao hơn bình
thường và bán ra. Công chúng vẫn rất năng động nhưng bắt
đầu lo lắng.
TK hỗn loạn: người mua giảm dần và người bán bắt đầu
tăng bán. Giá CK nhanh chóng tụt, thậm chí quá thấp nếu so
tình hình DN. Sau gđoạn này, có thể là gđ hồi phục (xu thế
cấp 2): thể hiện tâm lý chán nản của nhà đầu tư. Thông tin
ngày càng xấu đi.
TK 3: xu thế đi xuống đã yếu dần, nhưng lệnh bán nhiều,
thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng các nhà đầu tư cần tiền
cho nhu cầu của họ. Các CP giảm đến mức thấp nhất.

15



Lý thuyết Dow

16


Lý thuyết Dow


Hai đường chỉ số bình quân phải cùng
xác nhận xu thế thị trường: nguyên lý
này muốn nói đến là không thể có dấu
hiệu chính xác nào về thay đổi xu thế
thị trường mà chỉ dựa vào việc xem xét
một loại chỉ số bình quân.

17


Lý thuyết Dow

18


Lý thuyết Dow


Khối lượng giao dịch đi kèm với xu thế thị trường:
Thể hiện thực tế là khi giá biến động đúng theo xu

thế cấp 1 thì các hđkd có xu hướng mở rộng hơn.





Bull market: KL giao dịch tăng nếu giá tăng và ngược lại.
Bear market: KL giao dịch tăng nếu giá giảm và ngược lại.

Một xu thế cần được giả định rẳng vẫn đang tiếp tục
cho đến khi có dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của
xu thế đó được xác định: tránh “cầm đèn chạy trước
ô tô”

19


Lý thuyết sóng Elliot






Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn
sóng. Một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn
sóng điều chỉnh.
Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ
và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con
sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C.

Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và
cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ
hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ
có 55 sóng

20


Lý thuyết sóng Elliot

21


Lý thuyết sóng Elliot


Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân
theo thứ tự sau











Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế

kỹ
Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỹ
Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
Minor: kéo dài trong vài tuần
Minute: Kéo dài trong vài ngày
Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
22


Lý thuyết sóng Elliot


Một dãy sóng 5-3 điển hình trong thị
tăng trưởng:

23


Lý thuyết sóng Elliot




Sóng chủ số 1. Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị
truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay
từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông
tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn

là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều
chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao dịch có
tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng
kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của
đợt sóng số 1 này.
Sóng chủ số 2. Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất
của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin
tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng
2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo
phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị.
Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và
thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.
24


Lý thuyết sóng Elliot


Sóng chủ số 3. Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ
nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận
những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn
bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận
những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu
điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ
trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm
cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ
1,618:1
Sóng chủ số 4. Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh
hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều
chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của

sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như
nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó
của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một
trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng
Elliot.

25


×