Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.05 KB, 27 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Đề tài:
MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : NGÔ THANH MAI
Nhóm thực hiện :
NHÓM 3
Lớp : QUẢN LÝ KINH TẾ 50A
HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 2
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................4
A. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.............................................................................5
I. Sự gia tăng dân số..................................................................................5
II. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên...................................................................6
III. Vấn đề ô nhiễm môi trường................................................................7
IV. Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường......................7
1. Dân số lên tài nguyên......................................................................8
2. Tài nguyên lên dân số......................................................................8
3. Môi trường lên dân số......................................................................8
4. Dân số lên môi trường.....................................................................8
5. Môi trường lên tài nguyên................................................................9
6. Tài nguyên lên môi trường...............................................................9
B. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ LÊN CÁC TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN..............................................................................9
I. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất...........................9


1. Hiện trạng tài nguyên đất..............................................................10
2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất...................12
II. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng.....................14
1. Hiện trạng tài nguyên rừng............................................................14
2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên rừng.................16
III. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước....................17
1. Hiện trạng tài nguyên nước...........................................................18
2. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên nước.................19
C - CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN...........................................................21
2
I/ Mối quan hệ hữu cơ giữa gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường được
thể hiện qua sơ đồ sau.............................................................................21
II/ Các câu hỏi thảo luận.........................................................................23
LỜI KẾT............................................................................................... 25
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................26
3
LỜI NÓI ĐẦU
Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên nó
chính là môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người,
và tác động lên mọi mặt của đời sống. Tài nguyên là một bộ phận quan trọng
của môi trường.
Khi số lượng con người trên thế giới ngày càng tăng nghĩa là khi dân số
phát triển mạnh, nhưng điều kiện ngoại cảnh bị giới hạn trong chừng mực nhất
định, thì sự xuống cấp của tài nguyên và môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự phát triển và tồn tại của con người.
Dân số, tài nguyên và môi trường là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với
nhau, liên quan đến mỗi người, mỗi quốc gia và các cộng đồng. Trong phạm vi
bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ khái quát những nét chung nhất về mối tương
quan dân số - tài nguyên - môi trường, dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các tổ
chức, các giảng viên chuyên môn và một số phân tích mang tính chất cá nhân

khác.
Nhóm 2
4
A. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA DÂN SỐ, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Sự gia tăng dân số
Dân số (Populatin) là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành
chính hay một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời
điểm nhất định.
Trong lịch sử loài người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ có khác
nhau. Chỉ ở một vài thời điểm tương đối ngắn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên
tai, thì nhịp độ gia tăng dân số thế giới bị suy giảm (bệnh dịch hạch xảy ra ở
Châu Âu vào thế kỷ XIV đã làm chết 15 triệu người, khoảng 1/3 số dân của châu
lục, nạn đói vào thế kỷ XIX ở Ấn Độ giết chết 25 triệu người, dịch cúm ở Châu
Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất làm chết 20 triệu người và số người chết
trong 2 cuộc chiến tranh thế giới là 66 triệu người).
Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầu
của sự huỷ hoại sinh quyển. Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỷ ở vài
vùng như Châu Á, nhưng sự tăng trưởng gia tốc của dân số trên thế giới vốn đã
quá đông đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu, đặc sắc của con người, gọi là sự bùng
nổ dân số ở thế kỷ 20.
Việc quan trọng hơn không chỉ là số lượng vốn đã quá lớn, mà còn là dân
số tăng với tốc độ luỹ tiến (vitesse exponentielle). Không một chuyên gia nào có
thể dự kiến chính xác khi nào thì dân số ổn định. Do đó Dorst (1965) xem sự
bùng nổ dân số ở thế kỷ 20 là một hiện tượng có quy mô sánh với thảm hoạ địa
chất đã đảo lộn hành tinh.
Năm 2007, dân số thế giới là 6,7 tỷ người. Khoảng 40 năm nữa, dân số có
thể tăng lên 9 tỷ người nếu không có những biện pháp ngăn chặn đà gia tăng
này. Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài nguyên và môi trường.
5

II. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên
Tài nguyên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ cho nhu
cầu của con người. Vài loại tài nguyên được sử dụng trực tiếp như: không khí
sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Đa số khác như: dầu mỏ, sắt thép,
than đá, nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng.
Tài nguyên có thể được xếp thành các loại: tài nguyên vô tận, tài nguyên tái
tạo được và tài nguyên không thể tái tạo được. Tài nguyên vô tận (Perpetual
resourse), như năng lượng mặt trười được xem là không cạn kiệt ở mức độ thời
gian đời người. Tài nguyên có thể tái tạo được (renewable resourse) như: gỗ, cá
thú rừng... có thể phục hồi trở loại nếu được khai thác với quy mô hợp lý. Còn
tài nguyên không thể tái tạo (nonrenewable resource) như: Than đá, dầu mỏ, kim
loại... với số lượng có hạn khi được sử dụng sẽ không phục hồi trở lại.
Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sẹ
sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang phát
triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong khi
các nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái tạo
được.
Các tài nguyên tái tạo bị khai thác quá mức sẽ không thể phục hồi được,
còn các tài nguyên không thể tái tạo sẽ bị đe doạ cạn kiệt trong thời gian khác
nhau tuỳ theo trữ lượng của chúng và tốc độ khai thác của con người. Như dầu
mỏ chẳng hạn, là máu của xã hội công nghiệp hiện đại, có thể hết sạch trên trái
đất. Ngoài ra còn có khoảng 18 loại khoáng sản quan trọng về mặt kinh tế sẽ cạn
kiệt trong vài thập niên tới.
Bên cạnh đó, sự khai thác đất trồng quá đáng và không đúng cách cũng làm
cho đất bị xói mòn và biến thành sa mạc. Sự tàn phá rừng, nhất là rừng nhiệt đới
với tốc độ trên 11 triệu ha hằng năm như hiện nay chẳng những gây sự huỷ diệt
nơi ở của các động vật mà còn gây nên sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Ước lượng
mỗi ngày có hàng trăm loài sinh vật bị tuyệt chủng.
6
III. Vấn đề ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường hiện nay là sự thay đổi không mong muốn của các tính
chất của nước, không khí, đất hay thực phẩm... gây tiêu cực cho sự sống, sức
khoẻ và sinh hoạt của người cũng như các sinh vật khác.
Môi trường đất, nước, không bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt động
của con người. Rác thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư, nhà máy
công sở, trường học, bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi.
Trong các loại chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân huỷ sinh
học.
Mưa acid, mỏng màn ozon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng ngại
của sự phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và không
khí chúng kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người.
IV. Mối tương quan giữa dân số - tài nguyên - môi trường
Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá
nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống và
các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suy
thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói. Sự quá nhiều
tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượng
lớn tài nguyên. Đây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không
thể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường.
Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường có thể thấy rõ qua
mô hình sau:
7
Dân số
Môi trường
Tài nguyên
(5) ô nhiễm
(6) Cạn kiệt
Tóm tắt các ảnh hưởng:
1. Dân số lên tài nguyên
Số lượng dân xác định nhu cầu tài nguyên, cách sử dụng, số lượng dùng.

Các nhân tố dân số (trình độ xã hội, kinh tế của một nước) có ảnh hưởng lên
việc sử dụng tài nguyên. Các nước công nghiệp có nhu cầu về tài nguyên phức
tạp và có khuynh hướng sử dụng nhiều từ nguyên không thể tái tạo. Các nước
đang phát triển sử dụng nhiều tài nguyên tái tạo được. Sự phân bố dân cư cũng
ảnh hưởng lên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên.
2. Tài nguyên lên dân số
Tác động dương: Khám phá và sử dụng tài nguyên mới (dầu, than) làm
tăng dân số, cũng như sự phát triển xã hội, kinh tế, công nghệ. Tài nguyên cho
phép con người di chuyển đến các nơi ở mới cũng như việc lấy và sử dụng tài
nguyên trước đây không được dùng. Thêm vào đó sự phát triển tài nguyên tạo
nên nhiều nơi ở trong các môi trường khó khăn.
Tác động âm: Cạn kiệt tài nguyên làm giảm sự phát triển xã hội, kinh tế,
công nghệ. Suy thoái tài nguyên (đất, rừng, không khí...) có thể tiêu diệt quần
thể.
3. Môi trường lên dân số
Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm dân số cũng như giảm sự phát triển xã
hội, kinh tế và công nghệ. Ô nhiễm làm gia tăng tử vong và bệnh tật nên ảnh
hưởng xấu lên kinh tế và xã hội. Ô nhiễm có thể làm thay đổi thái độ của con
người từ đó làm thay đổi luật lệ, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên.
4. Dân số lên môi trường
Dân số gây ra ô nhiễm qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên. Ô nhiễm
có thể xảy ra từ việc sử dụng một tài nguyên như là nơi chứa rác thải sinh hoạt
và công nghiệp. Ngoài ra khai thác tài nguyên (than đá, dầu và khí) gây ra sự
suy thoái môi trường. Khối lượng tài nguyên và cách thức khai thác, sử dụng
chúng xác định khối lượng ô nhiễm.
8
5. Môi trường lên tài nguyên
Ô nhiễm một môi trường có thể gây thiệt hại lên môi trường khác. Các luật
mới nhằm làm giảm ô nhiễm có thể thay đổi sự cung cầu, khai thác và sử dụng
tài nguyên.

6. Tài nguyên lên môi trường
Khối lượng, cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên có thể ảnh hưởng
lên môi trường. Càng khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thì càng gây nhiều ô
nhiễm.
Mô hình dân số - tài nguyên - Môi trường cho thấy con người sử dụng tài
nguyên và gây ô nhiễm. Cả 3 thành phần này có tác động tương hỗ như phân
tích ở trên.
Chúng ta thấy sự đông dân khiến người ta sử dụng nhiều tài nguyên hơn và
làm suy thoái môi trường nhiều hơn. Chừng nào chúng ta chưa thay đổi cách
sống, chưa ngừng huỷ hoại môi sinh và các sinh vật khác thì sự sống sót và sự
phát triển của chúng ta còn bị nhiều nguy cơ.
B. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ LÊN CÁC TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
I. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số lên tài nguyên đất
Đất đai là nhân tố môi trường hết sức quan trọng, có vai trò và ý nghĩa lớn
đối với cuộc sống của con người.
Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, là nơi cư trú của sinh vật trên
trái đất, cung cấp lương thực cho con người và động vật để bảo toàn sự sống.
Đất còn cung cấp rất nhiều các tài nguyên khác phục vụ nhu cầu của con người
như khoáng sản, than, gỗ...
Tài nguyên đất bị suy giảm do áp lực tăng dân số, do quá trình đô thị hoá
(giảm diện tích trồng trọt để xây dựng), làm đường cao tốc và xây dựng các khu
công nghiệp. Đất còn bị xói mòn do chặt phá rừng bừa bãi, chua hoá và phèn
hoá do các hoạt động nông nghiệp của con người...
9
1. Hiện trạng tài nguyên đất
a. Tài nguyên đất trên thế giới
Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới là 148 triệu km
2
(29% bề mặt trái

đất), trong đó đất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 12% (đất phù sa,
đất nâu, đất đen), đất xấu chiếm 40,5% (đất hoang mạc, đất núi, đất tài nguyên),
còn lại là đất chưa sử dụng và không sử dụng được.
Toàn bộ đất đai có thể khai thác dễ dàng cho nhiều mục đích khác nhau của
con người hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất tự
nhiên.
Cơ cấu sử dụng đất (1973 - 1988)
Loại đất % 1973-1988
Đất nông nghiệp 11 Tăng 4%
Đất đồng cỏ, chăn thả 24 Giảm 0,3%
Đất rừng và rừng 31 Giảm 3,5%
Đất khác 34 Tăng 2,3%
Trong đất có chứa 0,6% lượng nước trên hành tinh, là môi trường sống của
rất nhiều sinh vật, chứa các chất hữu cơ và vô vàn các chất khoáng khác.
Tỷ lệ sử dụng đất cao nhất - Châu Âu 31%, ít nhất - Châu Úc 1,2%.
Diện tích đất thế giới phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất
lượng. Phân bố ở các vùng như sau: vùng quá lạnh: 20%; vùng quá khô: 20%;
vùng quá dốc: 20%; vùng có tầng đất mỏng: 10%; vùng trồng trọt được: 10%;
vùng làm đồng cỏ: 20%. Đất trồng trọt được chiếm tỷ lệ thấp, trong đó đất trồng
trọt tốt, cho năng suất cao chỉ chiếm 14%, trung bình 28% và thấp là 58%
(FAO).
b. Tài nguyên đất ở Việt Nam
Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam khoảng 33 triệu ha, xếp thứ 57/200
nước. Với dân số gần 86 triệu người nên bình quân đất mỗi người vào loại thấp
(khoảng 0,41 ha), xếp thứ 159/200.
10

×