Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tiểu luận thị trường tài chính giao dịch quyền chọn trên thị trường ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.98 KB, 17 trang )

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Đề tài nhóm: Môn học THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN
TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG
DỜN

Học viên thực hiện: (Nhóm 09)
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lê Thị Vân Anh
Lê Thị Hồng Minh
Ngô Thị Thùy Trang
Đinh Thị Trang
Phạm Thị Cẩm Tú
Lê Thụy Tứ

Lớp: Cao học Ngân Hàng Đêm 2
Khóa: 16
Tp Hồ Chí Minh 12/2007


1


A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN

1. Các khái niệm về Option
Giao dịch quyền chọn (Options) là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn, theo
đó người mua có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng ngoại
tệ cụ thể với một mức giá thực hiện đã được ấn định tại thời điểm giao dịch trong một
thời hạn cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí (gọi là premium) cho
người bán Option ngay lúc ký hợp đồng.
Tỷ giá thực hiện (Exercise Price): Là tỷ giá thỏa thuận theo đó Bên mua của
giao dịch quyền chọn sẽ có quyền thực hiện giao dịch tại mức tỷ giá đó trong thời
hạn giao dịch hoặc vào ngày đến hạn trong tương lai của giao dịch quyền chọn
Phí quyền chọn (Option premium): Là số tiền mà Bên mua trong giao dịch
quyền chọn

phải trả cho Bên bán để có được quyền chọn của mình trong giao dịch

quyền chọn.
Phí option phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tỷ giá giao ngay (Spot rate), tỷ giá thỏa
thuận trên hợp đồng (Strike), thời hạn thỏa thuận (maturity), tỷ giá kỳ hạn (Forward
rate), lãi suất, tỷ giá dự đoán,...
Thời điểm chấm dứt hợp đồng quyền lựa chọn:


Với quyền lựa chọn kiểu Mỹ: Là thời điểm (trong thời hạn hết hiệu lực của hợp
đồng quyền lựa chọn) hợp đồng Option được thực hiện theo yêu cầu của người
mua quyền, hoặc khi hợp đồng Option hết hạn.




Với quyền lựa chọn kiểu Châu Âu: khi hợp đồng Option hết hạn.

Các trạng thái quyền chọn:
Một quyền chọn được thực hiện và đem lại lợi nhuận (chưa trừ phí quyền chọn)
với tỷ giá hiện hành được gọi là cao giá ITM (in the money). Ngược lại, một quyền
chọn được thực hiện và bị lỗ với giá hiện hành gọi là giảm giá O TM (out of the
2


money). Trong khi đó, một quyền chọn được thực hiện mà giá thực hiện bằng với tỷ
giá giao ngay được gọi là ngang giá ATM (at the money).
2. Đặc điểm
Người mua quyền chọn không bị ràng buộc bởi hợp đồng quyền chọn. Họ có
thể thực hiện hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã ký.
Quyền chọn chỉ dành cho 1 phía đó là khách hàng. Còn ngân hàng là nhà kinh
doanh tiền tệ bắt buộc phải thực hiện hợp đồng, bù lại ngân hàng được thu phí quyền
chọn khi hợp đồng được ký kết.

3. Phân loại quyền chọn
3.1 Phân loại theo đối tác mua quyền chọn.
 Quyền chọn mua (Call option): Đây là quyền chọn cho phép khách hàng
được quyền mua ngoại tệ theo các điều khoản của hợp đồng hoặc huỷ bỏ
hợp đồng (không mua) nếu điều đó là có lợi cho mình.
Nếu tỷ giá thực tế > tỷ giá hợp đồng: Thực hiện quyền chọn mua.

3



Nếu tỷ giá thực tế < tỷ giá hợp đồng: Bỏ quyển chọn mua và mua ngoại tệ theo
tỷ giá thực tế sẽ có lợi hơn.
Lợi nhuận
(% USD)
+ 2.00

“At the money”
Tỷ giá thực
hiện
“O ut of the money”
“In the m oney”

+ 1.00
0

Không giới hạn lợi
nhuận
15480
15520
15560
Giới hạn mức lỗ

- 1.00

15600

15640

Tỷ giá giao ngay
(VND/USD)


Điểm hoà
vốn

- 2.00
Loss

BẢNG 1: CƠ CẤU LỢI NHUẬN/ RỦI RO KHI MUA QUYỀN CHỌN MUA

 Quyển chọn bán (Put option): Đây là quyền chọn cho phép khách hàng
được quyền bán ngoại tệ theo các điều khoản của hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp
đồng (không bán) nếu điều đó là có lợi cho mình.
Nếu tỷ giá thực tế > tỷ giá hợp đồng: thực hiện quyền chọn bán.
Nếu tỷ giá thực tế < tỷ giá hợp đồng: bỏ quyển chọn bán và bán ngoại tệ theo tỷ
giá thực tế sẽ có lợi hơn.

4


BẢNG

“At the money”
Tỷ giá thực hiện

Lợi nhuận
(% EUR)
+ 2.0
+ 1.0
0


“In the m oney”
Tỷ giá giao ngay
(VND/USD)
Lợi nhuận
đến 19400
19200

19300

1:

CẤU

LỢI

NHUẬN/ RỦI RO KHI
MUA

“O ut of the m oney”

QU YỀN
19400

19500

19600

Giới hạn mức lỗ
- 1.0




Điểm hoà vốn

Tỷ giá giao ngay
(VND/EUR)

CHỌN BÁN

- 2.0

Mục đích sử dụng.
Mua quyền chọn mua: Khách hàng có nhu cầu thanh toán ngoại tệ (chẳng hạn
như thanh toán hàng nhập khẩu, trả nợ vay bằng ngoại tệ, thanh toán học phí v.v…) có
thể có nhu cầu mua ‘Quyền chọn mua’ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng lên vào thời
điểm thanh toán ngoại tệ trong tương lai.
Mua quyền chọn bán: Khách hàng có nguồn thu bằng ngoại tệ (chẳng hạn như
nhận thanh toán xuất khẩu, nhận tiền kiều hối, chuyển tiền v.v…) có thể có nhu cầu
mua ‘Quyền chọn bán’ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm xuống vào thời điểm nhận
ngoại tệ trong tương lai.
3.2 Phân loại theo tính chất quyền chọn.
 Quyền chọn theo kiểu Châu Âu (European option style) chỉ cho phép
người mua quyền chọn (khách hàng) thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn
của hợp đồng.

5


 Quyền chọn kiểu Mỹ (American option style) cho phép người mua quyền
chọn (khách hảng) thực hiện hợp đồng vào bất kỳ một ngày nào trong thời

hạn của hợp đồng quyền chọn.
Với 2 kiểu quyền chọn trên (Quyền chọn theo kiểu Châu Âu; Quyền chọn kiểu
M ỹ), người mua quyền sẽ căn cứ vào mục tiêu ưu tiên của mình để lựa chọn kiểu
quyền nào cho phù hợp. Chẳng hạn, nếu muốn ưu tiên cho mục tiêu phòng ngừa rủi ro
tỷ giá, người ta sẽ mua hợp đồng quyền lựa chọn kiểu châu Âu. Ngược lại, nếu muốn
tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu cơ, người ta lại mua hợp đồng quyền lựa chọn
kiểu Mỹ.
4. Tiện ích của Option.
- Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu không còn lo ngại về biến động tỷ giá nữa vì
họ có quyền ấn định trước mức tỷ giá thực hiện theo tính toán và kỳ vọng của mình.
- Chỉ bỏ ra một khoản phí hữu hạn nhưng được ký hợp đồng có giá trị lớn hơn.
- Loại hình kinh doanh, đầu tư sinh lợi hiệu quả dựa trên những phán đoán về
xu hướng tỷ giá.
- Cho phép khách hàng lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu, đảm bảo
nhu cầu ngoại tệ trước mắt và trong tương lai cho khách hàng một cách chắc chắn.
- Công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoán vừa là công cụ kinh doanh ngoại tệ linh
hoạt có hiệu quả, với rủi ro hạn chế - Chi phí biết trước, thích hợp nhất trong việc
phòng tránh rủi ro cho các nhà đầu tư.

6


B. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NÀY Ở VIỆT NAM
1. Cơ sở phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam

a. Cơ sở pháp lý
Tháng 2/1999 Chính phủ công bố quyết định 64/1999/QĐ-NH NN 7 công bố chế độ
tỷ giá hối đoái của Việt Nam là thả nổi có quản lý đã mở ra một cột móc quan trọng cho
chế độ tỷ giá ở Việt Nam xóa bỏ phương thức quản lý tỷ giá mang nặng tính hành chính,
chủ quan trước đây. Tỷ giá giữa VND và USD từ đó cũng trở nên linh hoạt hơn, được hình

thành dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong các ngày giao dịch gần nhất và dao
động trong biên độ theo quy định của nhà nứơc. Tuy nhiên để thích ứng với diễn biến thị
trường ngoại hối và mở rộng tự do hoá tài chính khi hội nhập, biên độ dao động này cũng
thay đổi ngày càng linh hoạt từ mức 0,1% đã tăng lên ngày  0,25% (1/7/2002 ), +/0.5% (1/1/2007) và hiện nay là 0.75%.
Tuy nhiên ở Việt Nam, nghiệp vụ Quyền chọn tiền tệ chỉ được chính thức đưa
vào vận hành trên thị trường ngoại hối Việt Nam kể từ khi Thống đốc NH NN ban hành
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHN N ngày 10/11/2004 về các giao dịch hối đoái nhằm
tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho các giao dịch ngoại tệ, trong đó đặc biệt
bổ sung thêm loại hình giao dịch mới là giao dịch Quyền lựa chọn tiền tệ giữa các loại
ngoại tệ với nhau.
b. Diễn biến thị trường
Đvt: Triệu USD
Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Xuất khẩu

14482.7


15029.2

16706.1

20149.3

26485.0

32447.1

Nhập khẩu

15636.5

16218.0

19745.6

25255.8

31968.8

36761.1

Hiện nay các đối tác xuất nhập khẩu hàng hóa với Việt Nam thường thuộc 3 khu
vực chính: Mỹ, Châu Âu và Châu Á (tiêu biểu là Nhật Bản). Như vậy, các loại ngoại tệ
chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam là đồng
Dollar M ỹ (USD); đồng tiền chung Châu Âu (EUR) và đồng Yên Nhật (JPY). Về cơ cấu,
7



có trên 80% kim ngạch xuất nhập khẩu được thực hiện qua đồng USD; khoảng 20% bằng
các ngoại tệ khác: EUR, JPY, SGD, CHF, AUD … và trong số 20% này thì có tới 90% là
đồng EUR.
Qua số liệu ta thấy doanh thu ngoại tệ từ hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch
nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước cũng ngày càng tăng, đánh dấu sự lớn
mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa
trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên giá trị thu nhập và chi phí của một doanh nghiệp
xuất nhập khẩu , hiện đã và đang chịu ảnh hưởng nhiều của biến động tỷ giá nhất là
trong điều kiện tỷ giá ngày một linh hoạt không cứng nhắc hay dao động trong biên độ
nhỏ như trước đây nữa. Với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 20%; và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất
khẩu theo hướng tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo cho
thấy cần có nhiều hơn nữa các công cụ bảo hiểm rủi ro cho những doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực này.
Ngoài ra với quá trình tự do hoá tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu đầu
tư của doanh nghiệp cá nhân ở Việt Nam ngày càng tăng nhất là mảng đầu tư kinh
doanh ngoại tệ- một nghiệp vụ vốn đã rất phát triển trên thị trường ngoại hối thế giới.
Như vậy, sự phát triển của thị trường ngoại hối trong thời gian vừa qua cùng
những chuyển biến tích cực trong chính sách điều hành NH NN , sự phát triển của nền
kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của nghiệp vụ quyền lựa chọn tiền tệ ở Việt Nam bởi đây
là một sản phẩm phái sinh mà nền tảng của nó phải được xây dựng trên cơ chế tự do
lãi suất và tự do tỷ giá.Có thể nói cùng với các nghiệp vụ hối đoái khác, đã và đang
được giao dịch trên thị trường hối đoái Việt Nam, như giao dịch hối đoái trao ngay
(SPOT), giao dịch hối đoái kỳ hạn (FORWARD), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP);
việc đưa vào áp dụng sản phẩm quyền lựa chọn tiền tệ (CURRENCY OPTION) là một
biểu hiện của quá trình, đa dạng hoá các sản phẩm, trên thị trường hối đoái. Trên cơ sở
đó, góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái Việt Nam; từng bước đáp ứng
yêu cầu hội nhập, trên lĩnh vực thị trường tài chính – tiền tệ nói riêng, với các nước
trong khu vực và trên thế giới.

2. Q uá trình triển khai thực hiện hoạt động quyền chọn tiền tệ
8


2.1 Q uyền chọn ngoại tệ
Để có thể đưa vào áp dụng nghiệp vụ Quyền chọn ngoại tệ, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (SBV) cũng đã thí điển nghiệp vụ này tại một số ngân hàng cụ thể. Tuy
nhiên trong giai đoạn này chỉ là thí điểm Option giữa ngoại tệ với ngoại tệ, thống kê
của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tổng doanh số mua bán ngoại tệ qua các ngân hàng
năm 2003 đạt khoảng 36 tỷ USD, trong đó hoạt động ngoại tệ giao ngay chiếm tới
95% tổng số giao dịch. Tình hình thí điểm cụ thể như sau:
* Ngân bàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là ngân hàng
đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) chấp nhận đề nghị thực hiện thí
điểm nghiệp vụ quyền lựa chọn (option) trong kinh doanh ngoại hối (12/02/2003)
Để có thế thí điểm nghiệp vụ này, ngân hàng nhà nước quy định nghiệp vụ này
được áp dụng với các ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, vốn tự có ít nhất
200 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh ngoại tệ có lãi trong năm gần nhất; doanh số mua
bán ngoại tệ/VND năm 2002 tối thiểu 1 tỷ USD; có đề án chi tiết và qui định của ngân
hàng về quy trình nghiệp vụ option trong đó gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Eximbank sẽ là ngân hàng đầu tiên thí điểm nghiệp vụ này.
Riêng việc áp dụng thí điểm tại Eximbank phải có quy định về quy trình thực
hiện, trong đó bao gồm các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Quá trình giao dịch chỉ dùng
ngoại tệ tự do chuyển đổi, không được giao dịch bằng VND . Giới hạn số dư cao nhất
là 500.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương, chỉ thực hiện với các
doanh nghiệp đóng tại Việt Nam. Trường hợp thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài,
doanh nghiệp phải xuất trình cho ngân hàng chứng từ theo các quy định quản lý ngoại
hối hiện hành. Thời hạn của giao dịch từ 7 ngày đến tối đa 3 tháng. Thời gian thí điểm
là 6 tháng kể từ ngày 12/2/2003.
* Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là ngân hàng thứ 2 được triển khai


nghiệp vụ option ngoại tệ
* Citibank là ngân hàng đầu tiên trong số hơn 20 ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam vừa được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ Quyền lựa chọn
vào 09/07/2003
9


* Ngày 01/08/2003 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam (NHNN&PTNT) là ngân hàng thứ 3 tại Việt Nam được thực hiện nghiệp vụ
Option

NHN N&PTNT cũng chỉ được thực hiện nghiệp vụ này với các D N Việt Nam
và các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã được SBV cho phép thí điểm thực hiện
Option. Nếu thanh toán ngoại tệ cho DN nước ngoài, DN tại Việt Nam phải xuất trình
cho ngân hàng chứng từ theo các quy định quản lý ngoại hối hiện hành. Thời hạn cho
một giao dịch từ 7 ngày đến tối đa 3 tháng.
* Ngày 23/09/2003 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (VCB) được thí điểm thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn
trong 2 lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và lãi suất (hiện các ngân hàng đang chỉ thực hiện
lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ). Điểm đáng chú ý là giới hạn tổng lượng ngoại tệ không
có giao dịch đối ứng được quy định cho VCB trong việc thực hiện nghiệp vụ quyền
lựa chọn được tăng gấp đôi so với các ngân hàng trước đó, và tối đa bằng 1 triệu đôla
M ỹ.
* Đến nay đã có thêm NH TM CP Quốc tế, NH TM cổ phần Á Châu, NHTMCP
Kỹ thương, NH TMCP Quân đội, HSBC chi nhánh TP.HCM được thực hiện nghiệp vụ
quyền chọn ngoại tệ (Option ngoại tệ).
Hiện nay Option ngoại tệ được thực hiện với các ngoại tệ mạnh có khối lượng
giao dịch lớn như USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CHF
2.2 Q uyền chọn tiền đồng
Nghiệp vụ Quyền chọn tiền đồng hiện nay chỉ dừng lại ở thí điểm triển khai và

chưa có quy định chính thức của ngân hàng nhà nước về nghiệp vụ này Đầu năm 2005
NHN N đã bắt đầu cho phép thực hiện thí điểm option tiền đồng ở 5 NH lớn là BIDV,
ACB, Tecombank, Vietcombank và VIB Bank. Tuy nhiên dịch vụ opiton tiền đồng có
đặc thù là không có vế đối ứng (ngân hàng không thể tái bảo hiểm sản phẩm của mình
ở một đơn vị thứ 3, vì vậy rủi ro đối với bên bán là rất lớn). Điều này khiến các NH
phải tự tính toán cân đối thu nhập, chi phí và tự bảo hiểm bằng đồng tiền nào cho phù

10


hợp. Khảo sát mới đây của Vietcombank cho biết, đến nay 3 dịch vụ này cũng chỉ tập
trung chủ yếu phục vụ các DN kinh doanh XN K và phần lớn làcác DN có vốn ĐTNN.
2.3 Nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ- Dual currency Deposit:
Nghiệp vụ này có thể được mô tả như sau:
+ Khách hàng và TCTD thoả thuận với nhau về một giao dịch tiền gửi thông
thường kèm theo một hợp đồng quyền chọn, theo đó đến ngày đáo hạn, nếu tỷ giá
đồng tiền thấp hơn (hoặc cao hơn) tỷ giá thoả thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận
được tiền gốc và tiền lãi bằng đồng tiền đã gửi ban đầu; nếu tỷ giá lớn hơn (hoặc thấp
hơn) mức tỷ giá thoả thuận ban đầu thì người gửi tiền sẽ nhận tiền gốc và tiền lãi bằng
đồng tiền khác theo tỷ giá và loại đồng tiền do khách hàng và TCTD thoả thuận ban
đầu.
+ Có kỳ hạn cố định và thường là ngắn hạn;
+ Lãi suất của loại tiền gửi này có thể cao hơn lãi suất tiền gửi thông thường
cùng kỳ hạn và gắn với quyền chọn tiền tệ có thể p hát sinh rủi ro
Thống đốc NHNN đã chấp thuận cho phép Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIDV) được thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ (Dual
Currency Deposit) đối với khách hàng. Đây là Ngân hàng thương mại thứ hai sau
Deutsche Bank chi nhánh TP HCM được Thống đốc NHN N cho phép triển khai thực
hiện nghiệp vụ mới này vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Theo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng này đã đề nghị

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép triển khai thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết
hợp quyền chọn tiền tệ trên cơ sở nhận được đề nghị của một số khách hàng, trong đó
có Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thuỷ, mong muốn được thực hiện nghiệp vụ này
để đa dạng hoá các hình thức đầu tư trong quá trình sử dụng nguồn vốn ngoại tệ tạm
thời nhàn rỗi, tạo ra cơ hội gia tăng lãi suất tiền gửi đồng USD, đồng thời có khả năng
đáp ứng nhu cầu chi trả ngoại tệ khác trong tương lai ở mức tỷ giá hợp lý.
Theo văn bản chấp thuận của Thống đốc NHN N, Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam được thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ với khách
hàng nếu hai đồng tiền tham gia giao dịch là ngoại tệ hoặc đồng tiền gửi ban đầu là
11


ngoại tệ, đồng tiền còn lại là tiền Việt Nam. Trong trường hợp đồng tiền Việt Nam là
tiền gửi ban đầu và đồng tiền còn lại là ngoại tệ thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam thực hiện nghiệp vụ tiền gửi kết hợp quyền chọn tiền tệ với điều kiện khách
hàng phải chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ như một giao dịch mua ngoại tệ
được quy định tại Khoản 1, Điều 9, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN ngày
10/11/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Quy định các đối tượng tham gia
-

Nghiệp vụ Option ngoại tệ được áp dụng chính thức tại tất cả các ngân hàng
thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ.

-

Thời hạn giao dịch : từ 3 ngày đến 365 ngày;

-


Đồng tiền giao dịch: Giao dịch giữa ngoại tệ tự do chuyển đổi với ngoại tệ tự
do chuyển đổi hoặc đồng Việt Nam;

-

Chỉ thực hiện với Doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam;

-

Trường hợp thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài, doanh nghiệp phải xuất trình
cho Ngân hàng chứng từ theo các qui định quản lý ngoại hối hiện hành;

-

Các tổ chức kinh tế chỉ được phép tham gia nghiệp vụ Option với tư cách là
bên mua trong Hợp đồng Quyền chọn, tức là được phép mua Hợp đồng
Quyền chọn mua (Call Option) và mua Hợp đồng Quyền chọn bán (Put
Option), chứ không được bán các Hợp đồng Quyền chọn mua hay Quyền
chọn bán.
4. Đánh giá tổng quát hoạt động quyền chọn tiền tệ ở Việt Nam
4.1 Ý nghĩa
Sự ra đời sản phẩm Option góp phần chắc hơn cho lộ trình phát triển thị trường

ngoại hối và tiến tới xây dựng cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, nhằm đáp ứng yêu

12


cầu tự do hóa thị trường theo tiến trình hội nhập, vừa tránh gây những cú sốc trong nền

kinh tế.
Bên cạnh đó sản phẩm này ra đời sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam rất
nhiều tự bảo vệ trước những biến động tỷ giá. Vì thực tế hiện nay, phần lớn doanh
nghiệp ở Việt Nam chủ yếu chỉ hoạt động trên một mảng thị trường và thường là một
chiều, chứ không phải nhiều chiều (chỉ chuyên nhập khẩu hoặc xuất khẩu, ít doanh
nghiệp vừa nhập vừa xuất). Nói cách khác, nhu cầu thanh toán, chi trả, hay sử dụng
nguồn thu của họ chủ yếu dựa trên các giao dịch giữa một cặp đồng tiền, bao gồm một
đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, Euro hay Yên Nhật và VND . Cho nên rủi ro
rất lớn xảy ra khi có biến động tỷ giá và có những rủi ro hối đoái đối với các khoản
doanh thu từ xuất nhập khẩu. Doanh thu càng lớn thì rủi ro hối đoái mà doanh nghiệp
có thể gặp phải càng cao.
4.2 Khó khăn
a. Về phía các doanh nghiệp
Tuy nhiên, các nghiệp vụ Option: quyền lựa chọn phòng ngừa rủi ro chưa được
đông đảo doanh nghiệp chấp nhận:
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa có giám đốc tài chính như
thông lệ thế giới. Tức là chưa có người chuyên lo, tính toán và dự báo biến động của
thị trường, biến động của lãi suất, tỷ giá và giá cả để xử lý, chuyên lo về tài chính
trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn làm theo lối kinh doanh
truyền thống, khi nào cần USD, cần vàng thì mua, khi nào có nhu cầu thì bán……
Thứ hai, mức phí giao dịch Option các ngân hàng thương mại Việt Nam đưa ra
cho các doanh nghiệp còn cao. Cụ thể mức phí quyền lựa chọn trong giao dịch tỷ giá
loại kỳ hạn 1 tháng tới 1,3%, kỳ hạn 2 tháng tới 2,2% và kỳ hạn 3 tháng tới 2, 8%;
trong khi tỷ giá VND/USD biến động thấp, năm 2004 chỉ tăng dưới 1,0%.
Thứ ba, công tác tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị của các ngân hàng thương
mại chưa tốt, chưa hiệu quả. Do đó một mặt doanh nghiệp chưa biết đến nghiệp vụ
này, một mặt đã biết nhưng chưa thấy lợi ích của nghiệp vụ Option, nên chưa lựa chọn.
13



Thứ tư, một cản trở với các nghiệp vụ phái sinh đặc biệt là O ption, đó là văn
hoá trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Đa số các DN Việt Nam hiện không cho
người lãnh đạo quyền và chính sách thoả đáng, rõ ràng. Một số công ty đa quốc gia họ
có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Họ luôn khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo
được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải
làm các giao dịch phòng chống. Còn ở Việt Nam thì chưa có.
Ngoài ra hiện nay hạch toán phí options ngoại tệ cũng là một vấn đề với doanh
nghiệp. Thực tế để có quyền chọn ngoại tệ doanh nghiệp phải trả một mức phí cho các
NHTM. Mức phí này tùy thuộc vào từng thời điểm mà xu hướng ngoại tệ có biến động
mạnh hay không, thời gian thực hiện hợp đồng dài hay ngắn. Trong thời gian đó nếu tỉ
giá biến động có lợi cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp thực hiện hợp đồng, còn nếu tỉ
giá gây bất lợi thì DN được quyền hủy bỏ cam kết và họ đi mua, bán ngoại tệ bên
ngoài cho hiệu quả hơn. Đương nhiên, tiền phí đã đóng DN phải chịu mất. Do chính
sách tài chính quy định chưa đầy đủ nên khoản phí mất này DN rất khó hạch toán. Nếu
bị kiểm tra DN sẽ được “hỏi thăm” về khoản tiền mất này nên options ngoại tệ chưa
hấp dẫn doanh nghiệp
b. Về phía ngân hàng
Trong thời gian trước mắt, thị trường giao dịch Option tiền đồng ở Việt Nam
còn rất hẹp

do tiền Việt Nam chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi nên các thị

trường giao dịch giữa các ngân hàng còn hạn chế. Tuy chỉ là thí điểm thực hiện nhưng
các ngân hàng phải thể tìm kiếm được đối tác là các ngân hàng nước ngoài để thực
hiện giao dịch đối ứng phòng ngừa rủi ro cho các hợp đồng Option giữa ngoại tệ với
VND ở trong nước như với các hợp đồng Option giữa các loại ngoại tệ.
Ngoài ra có thể nói sự biến động tỷ giá trên thị trường thế giới chưa gây tác
động mạnh đến doanh nghiệp, các công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép khác
trong kinh doanh mà tạm thời bỏ qua tác động của tỷ giá. Hơn nữa, USD là ngoại tệ
được giao dịch chủ yếu trên thị trường Việt Nam nhưng tỷ giá USD/VND lại được

Ngân hàng Nhà nước bảo đảm, biến động trong biên độ là +/- 0.5%.
Ngoài ra ngay trong quyết định 1452/QĐ-NH NN , ký ngày 10/11/2004 về giao
14


dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, một quyết định
được cho là rất thông thoáng, cởi mở trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, thì cũng chỉ
có dịch vụ option ngoại tệ (ấn định tỷ giá mua - bán một loại ngoại tệ bằng một ngoại
tệ khác) là các NH TM được chủ động thực hiện. Trong khi đó thì option ngoại tệ thực
ra không có nhiều ý nghĩa lắm đối với các doanh nghiệp Việt Nam do các ngoại tệ
mạnh trên thế giới đều là ngoại tệ tự do chuyển đổi, vì vậy mà mức độ biến động giá
nhỏ hơn nhiều so với mức độ biến động giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ. Do
đó, dịch vụ option tiền đồng mới thực sự hữu hiệu đối với các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trong vai trò là một công cụ bảo hiểm. Tuy nhiên dịch vụ cho phép mua bán
ngoại tệ trong mối tương quan giá với đồng Việt Nam thì vẫn phải xin phép N HN N.

15


C. ĐỀ XUẤT

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép
tất cả các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh quốc tế, được thực hiện giao
dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo
điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường giữa các NH TM trong nước
cũng như trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh bình
đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng.
Thứ hai, không nên quy định giới hạn đồng tiền giao dịch trong hợp đồng như
hiện nay. Nghĩa là chỉ bao gồm quan hệ giữa các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi với
nhau, làm hạn chế tính linh hoạt của các giao dịch. NHN N cần nghiên cứu, để cho

phép mở rộng phạm vi đồng tiền giao dịch, kể cả đối với VND. Bởi lẽ, hầu hết các
doanh nghiệp, đều luôn hết sức quan tâm đến tỷ giá VND, đối với các loại ngoại tệ tự
do chuyển đổi. Trong điều kiện hiện nay, tuy VND chưa phải đồng tiền tự do chuyển
đổi, song, việc tái bảo hiểm tỷ giá vẫn có thể được tiến hành, giữa các NHTM, được
phép thực hiện giao dịch QLC trên thị trường hối đoái trong nước.
Thứ ba, các NHTM nên quy định giá hợp đồng quyền chọn ở mức “mềm” một
chút. Điều đó cũng có nghĩa là, NH nên sẵn sàng giảm bớt phần nào lợi nhuận từ hoạt
động này, nhằm mục đích, kích thích lợi ích vật chất đối với khách hàng, trong giai
đoạn thử nghiệm hiện nay.
Thứ tư, các NHTM cần có biện pháp thích hợp, tuyên truyền phổ biến trên
phương tiện thông tin đại chúng, nhằm thu hút khách hàng với quy mô rộng lớn hơn.
Trên cơ sở đó, góp phần tạo khả năng, mở rộng hoạt động của thị trường hối đoái.
Thứ năm, ngân hàng nhà nước cần sớm mở rộng phạm vi cho các ngân hàng
thí điểm tham gia thực hiện nghiệp vụ Option tiền đồng, và từ đó sớm ban hành văn
bản chính thức quy định về nghiệp vụ này vì thực tế Option tiền đồng hữu hiệu hơn
với các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại trong nước cũng đang khó khăn
trong triển khai nghiệp vụ này.

16


Cuối cùng các ngân hàng cần giảm số tiền tối thiểu cho mỗi hợp đồng quyền
chọn đối với nhà đầu tư cá nhân để thu hút một kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng.

17




×