Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Luận văn tốt nghiệp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh thừa thiên huế v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 80 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các hoạt động của con người trong nhiều thập kỷ gần đây đã làm gia tăng
đáng kể những tác nhân gây hiệu ứng nhà kính (nồng độ khí thải trong các hoạt
động công nghiệp, giao thông, sự gia tăng dân số…), làm trái đất nóng dần lên, từ
đó gây ra hàng loạt những thay đổi trong môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta khơng
có những hành động kịp thời nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động và tìm kiếm những
giải pháp để thích ứng thì hậu quả mang đến sẽ vơ cùng nặng nề.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển
toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm …Những
biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần
đây có thêm hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu trong thời gian từ thế kỷ
XX đến nay được gây ra chủ yếu đến con người, do vậy thuật ngữ biến đổi khí hậu
(hoặc cịn được gọi là sự ấm lên tồn cầu-global warming) được coi là đồng nghĩa
với biến đổi khí hậu hiện đại.
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm
2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40 C tới 5,80 C. Sự nóng lên của bề mặt trái
đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao
thêm trung bình khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và
nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo dự báo này, cái giá mà
mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục
năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các
nước đang phát triển sẽ lớn hơn nhiều so với các nước phát triển.
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí
hậu, trong đó khu vực đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long sẽ chịu


ảnh hưởng lớn nhất cả nước, còn khu vực miền Trung là nơi gánh chịu nhiều thiên
tai như lũ lụt, hạn hán… Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, biến đổi khí hậu khơng cịn là
nguy cơ mà đã trở thành hiện thực rõ ràng đó là người dân địa phương thường
xuyên phải gánh chịu tác động của các thiên tai nghiêm trọng như bão, lũ lụt, hạn
hán, rét đậm, rét hại, lốc, tố,...Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~1~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh



ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu.
Với tổng diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh Thừa Thiên Huế là 503,3 nghìn ha,
trong đó hơn 76% diện tích đất chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, Thừa
Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, lượng mưa
trung bình hàng năm lớn hơn 2500mm. Mặt khác với địa hình thấp dần từ Tây
sang Đơng về phía các huyện đồng bằng ven biển đã thúc đẩy quá trình tác động
của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế.
Việc nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa
Thiên Huế tuy đã đưa ra nhiều các biện pháp giảm thiểu và thích ứng nhưng vẫn
chưa giải quyết được các yêu cầu bức thiết đặt ra với biến đổi khí hậu ngày càng gia

tăng. Vì vậy chúng tơi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của biến
đổi khí hậu đến tài nguyên đất do nước biển dâng ở tỉnh Thừa thiên Huế và đề
xuất các giải pháp sử dụng đất hợp lý”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là xác định được mức độ tác động của nước biển dâng theo
kịch bản biến đổi khí hậu đến diện tích đất liền bị ngập, các loại đất và loại hình sử
dụng đất bị ảnh hưởng. Đồng thời đề xuất được các mơ hình, giải pháp sử dụng đất
thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu giúp
sử dụng đất hiệu quả và ổn định kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra thì nhiệm vụ chính của đề tài như sau:
- Thu thập các tài liệu, dữ liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu.
- Khảo sát thực địa để xác định được những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến tài nguyên đất.
- Phân tích đặc điểm tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu.

Địa lý Tài nguyên & Mơi trường

~2~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp




Nguyễn Văn Linh

- Tìm hiểu biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới,
Việt Nam và ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích diễn biến tình hình biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xác định diện tích phần đất liền bị ngập, loại đất và loại hình sử dụng đất bị
ảnh hưởng theo kịch bản biến đổi khí hậu do nước biển dâng.
- Đề xuất các mơ hình, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Giới hạn không gian
Trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu sự tác động của nước biển dâng đến
tài nguyên đất của vùng đồng bằng Thừa Thiên. Tuy nhiên với kịch bản biến đổi
khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế thì mực nước biển dâng chỉ ảnh hưởng chủ yếu
vùng đồng bằng ven biển, chính vì vậy giới hạn khơng gian chính của tác động do
biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất chỉ được xem xét ở vùng đồng bằng ven biển
bao gồm: Huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc,
thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, Thành phố Huế.
Cịn các thơng tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và một số vấn
đề khác thì đề cập chung cho tồn tỉnh.
 Giới hạn nội dung
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì rất lớn và tác động rất nhiều lĩnh vực
trong đó tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất được thể hiện như: Diện
tích đất bị ngập, tính chất đất thay đổi, hiệu quả sử dụng đất suy giảm. Tuy nhiên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề các nội dung chủ yếu sau:
+ Diện tích đất bị ngập.
+ Các loại đất bị ảnh hưởng.
+ Các loại hình sử dụng đất bị ảnh hưởng.
- Kịch bản biến đổi khí hậu trong đề tài được sử dụng theo kịch bản biến đổi
khí hậu Việt Nam được Chính Phủ phê duyệt.
- Mơ hình nước biển dâng được xây dựng theo dữ liệu địa hình hiện có

(1/25.000 ở đồng bằng và 1/50.000 ở vùng đồi núi).
- Các mơ hình sử dụng đất thích ứng biến đổi khí hậu được đề xuất dựa trên
các mơ hình hiện có hoặc tham khảo các mơ hình tiêu biểu trong và ngồi nước có
xem xét bổ sung cho phù hợp tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Các phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thống kê

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~3~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Phương pháp này dựa vào các số liệu thu thập liên quan đến đề tài về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu
thu thập được tiến hành hệ thống hoá các loại bản đồ, tài liệu, số liệu liên quan đến
đề tài, qua đó tránh được việc dư thừa các số liệu không cần thiết. Nguồn tài liệu
được thống kê bao gồm:
- Các tài liệu, số liệu về biến đổi khí hậu.
- Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỉnh Thừa Thiên Huế và các bản đồ
hành chính, bản đồ địa hình, bản đồ đất,…
- Các số liệu thống kê về khí hậu, thủy văn qua các năm.

b. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống và không thể thiếu được, chúng ta tiến hành
khảo sát các vùng, khu vực có sự thay đổi khi chịu tác động của biến đổi khí hậu.
Mặt khác phương pháp này vừa giúp chúng ta kiểm tra lại độ chính xác của các tài
liệu, từ đó bổ sung thêm các tư liệu mới nếu cần thiết, đồng thời có cái nhìn tổng thể
về tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế.
c. Phương pháp bản đồ
Bản đồ có khả năng biểu thị trực quan nhất, rõ ràng nhất tính khơng gian của
đối tượng trên bề mặt đất, đồng thời nó cũng có khả năng thể hiện sự phân hoá các
nhân tố cảnh quan cũng như các đơn vị cảnh quan độc lập. Bản đồ còn giúp các nhà
quản lý, quy hoạch có tầm nhìn vĩ mơ lãnh thổ để hoạch định chiến lược và biện
pháp phù hợp.
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các công nghệ, phần mềm để tiến hành
chạy mơ hình DEM sau đó nội suy, chồng ghép để cho ra diện tích đất, loại hình
sử dụng đất bị ảnh hưởng. Ngồi cịn sử dụng các phần mềm để biên tập các bản
đồ hành chính…
d. Phương pháp mơ hình hóa
Là phương pháp nghiên cứu trên cơ sở sử dụng các mơ hình tính tốn để dự
báo khả năng ảnh hưởng cũng như khả năng lan truyền ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến tài nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó xác định được khu vực chịu ảnh
hưởng nếu xảy ra tai biến và có cách khắc phục tương ứng.

Địa lý Tài nguyên & Mơi trường

~4~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Văn Linh



Chúng tơi sử dụng phần mềm ARCGIS để chạy mơ hình DEM và xác định
mực nước biển dâng theo các kịch bản và dựa vào đó xác định được tác động của
nước biển dâng đến loại đất, loại hình sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.
e. Phương pháp nhanh có sự tham gia của người dân (PRA)
Với phương pháp này chủ yếu là đi thu thập, điều tra, phỏng vấn ý kiến có sự
tham gia của cộng đồng để xác định được các khu vực bị tác động do biến đổi khí hậu.
Ngồi ra cộng đồng còn đưa ra các ý kiến đề xuất các giải pháp sử dụng đất thích
ứng với biến đổi khí hậu và kinh nghiệm sẵn có.
5. Cấu trúc đề tài
Cấu trúc của đề tài ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục thì nội dung chính được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử
dụng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2: Khái quát về biến đổi khí hậu và các kịch bản biến đổi khí hậu ở
khu vực nghiên cứu.
Chương 3: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu do nước biển dâng đến tài
nguyên đất tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 4: Đề xuất các mơ hình và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
Khóa luận tốt nghiệp hồn thành được trình bày trong 82 trang giấy A4, với 25
hình, 24 bảng biểu, 15 tài liệu tham khảo.

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~5~


Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu
Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
(Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định), có tọa độ địa
lý từ 15059’30” - 16044’30” vĩ độ Bắc và 107000’56” - 108012’57” kinh độ Đông.
Phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thừa Thiên Huế được giới hạn: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân
dân Lào, phía Đơng giáp Biển Đông.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục
hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9. Thừa Thiên
Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta, là nơi
giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của cả hai miền Nam - Bắc. Thừa
Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hoá, du lịch, trung tâm giáo dục đào
tạo, y tế lớn của cả nước và là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung.
Bờ biển của tỉnh dài trên 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ
sâu 18 - 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với cơng suất lớn, có cảng hàng

không Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo
tỉnh, có 81 km biên giới với Lào.
Ranh giới phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế kéo dài trên đường biên khoảng
111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đakrơng và Hướng Hóa, tỉnh Quảng
Trị. Phía Nam tỉnh có đường biên chung với huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam dài
56,66km và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài 55,82 km. Ở phía Tây tiếp
giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 87,97km.
Phía Đơng, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài trên 120km.
Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha (theo số liệu
thống kê đất đai năm 2011 của UBND tỉnh) , lãnh thổ kéo dài theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần
phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~6~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà)
đến xã Sơn (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam tỉnh (dưới chân
đèo Hải Vân) chỉ khoảng 2-3km.
Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền

đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của
thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo
Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17 010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm
A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15 023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh
Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Điều đáng lưu ý là trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đơng Bắc cách mũi
cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo khơng lớn
(khoảng 160ha) nhưng có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ
an ninh quốc phịng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa
Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các
tỉnh trong cả nước và quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm địa chất
Vào khoảng trên 500 triệu năm trở về trước, tức là vào thời Cổ đại, lãnh thổ
tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay vốn là đáy đại dương. Trải qua thời gian dài ở đó đã
xảy ra q trình lắng đọng, nén ép các loại đất đá và tạo nên bề mặt lãnh thổ Thừa
Thiên Huế ngày nay.
Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị
địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, đá biến chất và đá
trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ
yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh, các đá trầm tích bở
rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ
chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên
đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp
đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít
loại tài ngun, khống sản hoặc tài ngun đất, nước nào có phân bố tập trung, với
số lượng lớn.
1.1.3. Đặc điểm địa hình

Địa lý Tài ngun & Mơi trường


~7~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế nằm ở tận cùng phía Nam của dãy
núi trung bình Trường Sơn Bắc, phát triển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với
đặc trưng chung về địa hình là sườn phía Tây thoải, thấp dần về phía sơng Mêkơng,
cịn sườn phía Đơng khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi
thấp, gị đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và
biển Đơng. Trong đó, khoảng 75% tổng diện tích là núi đồi, 25% diện tích là đồng
bằng duyên hải, đầm phá và cồn cát.
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều rộng trung bình 60 km và
chiều dài 120 km với đầy đủ các dạng địa hình: Vùng núi, gị đồi, đồng bằng , đầm
phá và cát ven biển.
Nhìn chung, địa hình của tỉnh Thừa Thiên Huế bị chia cắt mạnh, hướng thấp
dần từ Tây sang Đơng và có thể chia ra 5 tiểu vùng địa hình như sau:
- Tiểu vùng núi: Là dải đất phía Tây của tỉnh kéo dài chủ yếu từ huyện A Lưới
đến huyện Nam Đông và kết thúc tại đèo Hải Vân gồm những dãy núi cao liên tiếp,
độ cao trung bình khoảng 1000 m, có điểm cao 1540 m, nhiều nơi có địa hình hiểm
trở, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới và huyện Nam Đông.
- Tiểu vùng đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những
dãy đồi lượn sóng có độ cao từ 300m trở xuống, độ dốc trung bình là 15 0 - 250 phân

bố chủ yếu ở các huyện: Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phong Điền.
- Tiểu vùng đồng bằng: Là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng
về phía Nam càng hẹp, chủ yếu ở các đơn vị hành chính như huyện Phong Điền,
huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ, thị xã
Hương Trà, và thành phố Huế.
- Tiểu vùng đầm phá: Chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồm
những đầm phá lớn như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô... có cửa
thơng ra biển.
- Tiểu vùng cát ven biển: Là những bãi cát cố định ven biển tập trung ở các
huyện: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và Phong Điền.
1.1.4 Đặc điểm khí hậu
Thừa Thiên Huế nằm gần vng góc với hướng gió mùa Đơng Bắc thổi vào,
phía Tây có dãy núi Trường Sơn án ngữ, có nhiều hệ thống núi chạy từ Trường
Sơn cắt ngang về phía biển đã tạo cho khí hậu Thừa Thiên Huế có những khác biệt

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~8~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

so với các tỉnh khác đó là mưa nhiều, tập trung lượng mưa lớn, dẫn đến độ ẩm
cao, gây lũ lụt, ảnh hưởng đến việc sản xuất nơng nghiệp nói riêng và đời sống

nhân dân nói chung.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu của tỉnh mang tính chất
chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam nước ta.
Do địa hình bị chia cắt và ảnh hưởng của mưa ẩm nhiệt đới, khí hậu ven biển,
nên Thừa Thiên Huế có nhiều vùng tiểu khí hậu khác nhau. Vùng duyên hải, đồng
bằng của tỉnh có hai mùa rõ rệt: mùa khơ từ tháng III đến tháng VIII, trời nóng oi
bức, có khi lên tới 40ºC. Từ tháng IX đến tháng II (năm sau) ở Thừa Thiên Huế là
mùa mưa, bão lụt nhiệt độ thấp khoảng dưới 20ºC, có khi lạnh nhất xuống dưới
8,8ºC. Vào mùa này thường có những thời kỳ mưa suốt ngày, có khi kéo dài cả tuần
lễ. Vùng núi mưa nhiều, khí hậu mát, nhiệt độ thấp nhất 9ºC, cao nhất 29ºC.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hằng năm vùng đồng bằng từ 24 0 - 250C,
vùng miền núi từ 210 - 220C; chia thành 2 mùa
+ Mùa nóng: từ tháng III đến tháng VIII, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
nên khơ nóng. Nhiệt độ trung bình từ 270 - 290C, tháng nóng nhất (tháng VII) có khi
lên đến 380 - 400C.
+ Mùa lạnh: từ tháng IX đến tháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc nên mưa nhiều và lạnh, nhiệt độ hạ thấp dưới 200C
- Chế độ mưa: Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn
nhất nước ta, lượng mưa trung bình năm trên tồn lãnh thổ đều vượt quá 2.600mm
có nơi lên đến hơn 4.500mm (huyện Nam Đông và A Lưới). Tâm mưa lớn nằm ở
sườn đơng dãy Bạch Mã và vùng đồng bằng. Có những năm lượng mưa cực lớn như
Nam Đông (năm 1973) lượng mưa đạt 5.182mm, Bạch Mã (năm 1982) lượng mưa
đạt 8.664mm, A Lưới (năm 1990) lượng mưa đạt 5.086mm. Trung bình một năm có
tới 200 - 220 ngày có mưa.
Do đặc điểm lượng mưa thường tập trung theo những đợt mưa liên tục kéo dài
6 - 7 ngày, có khi lên đến 19 - 31 ngày và hàng năm có các cơn bão kèm theo mưa
lớn tập trung trên diện rộng nên gây lụt lớn.
Mùa mưa từ tháng IX đến tháng II (năm sau) chiếm 70-75% tổng lượng mưa
cả năm. Thời kỳ mưa nhiều nhất tập trung tháng IX-XII, trong đó tháng XI có lượng
mưa cao nhất chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa cả năm. Những trận mưa lớn


Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~9~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh



thường diễn ra từ 5 - 7 ngày. Có những trận cực lớn như tháng XI/1999 mưa 7 ngày
đạt 2.130mm tại Huế. Những trận mưa lớn từ 250 - 300mm trên lưu vực đã gây lũ
lớn cho hạ du sông Hương.
Mùa khô từ tháng III đến tháng VIII tổng lượng mưa chỉ đạt 25 - 30%. Thời
kỳ mưa tiểu mãn tháng V - VI tổng lượng mưa chỉ đạt 12 - 15%.
* Lượng bốc hơi và độ ẩm khơng khí
Lượng bốc hơi bình qn năm dao động từ 900 - 1000mm, mùa khô chiếm 7580% tổng lượng bốc hơi cả năm, trong đó lượng bốc hơi lớn nhất là tháng VII đạt
150mm/tháng, nhỏ nhất tháng XII chỉ đạt 43mm/tháng
Độ ẩm khơng khí trung bình là 85-86%, thời kỳ có gió tây nam khơ nóng độ
ẩm hạ thấp dưới 50%.
*Số giờ nắng:
- Tổng số giờ nắng trong năm: 1.578 - 1.852 giờ;
- Tổng số giờ nắng thấp nhất: 21 giờ (tháng I/ 2001).
- Tổng số giờ nắng cao nhất: 235 giờ (tháng V/2001).
* Chế độ gió, bão:
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế mùa mưa kéo dài từ tháng từ tháng X đến tháng II

hướng gió chủ yếu là hướng Đơng Bắc tốc độ gió từ 1,6 - 1,8m/s, mùa khơ từ tháng
II đến tháng VIII thì gió Nam và Tây Nam là chủ yếu, tốc độ gió bình qn là
1,7m/s. Tốc độ gió ở các cơn bão thường tới 40m/s và bình qn hàng năm có hơn 1
cơn bão đổ bộ trực tiếp vào và thường gây mưa lớn cho toàn tỉnh.
1.1.5. Đặc điểm thủy văn
Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức
tạp và độc đáo thể hiện ở chỗ là hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một
mạng lưới chằng chịt: sơng Ơ Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông
- sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi - sông Nong - đầm
Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ là
nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài
gần 70km dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đơng Nam Á (trừ sơng A Sáp chạy về
phía Tây và sơng Bù Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Hệ Đầm Phá

Địa lý Tài nguyên & Môi trường

~ 10 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ
biển Đông Nam Á và là một trong nhóm những đầm phá lớn nhất thế giới.
Mạng lưới sơng - đầm phá đó cịn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có

tên và khơng tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ
đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km 2 và tổng lượng nước mặt do các
sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn chảy ra lên tới hơn 9 tỷ mét khối.
Lưu lượng dịng chảy sơng rất phong phú, tổng lượng dòng chảy của Thừa
Thiên Huế tới 9.748,7 tỷ m3/năm. Dòng chảy kiệt trùng với mùa ít mưa từ tháng 1
đến tháng 8. Tổng dòng chảy kiệt chỉ chiếm từ 30-35% tổng lượng nước năm. Dòng
chảy kiệt nhất chỉ đạt 7% tổng dòng chảy năm, đây là một khó khăn khi phải cung
cấp nước cho các ngành kinh tế.
Dòng chảy lũ trùng với mùa mưa từ tháng IX đến hết tháng XII. Tổng lượng
dòng chảy lũ chiếm từ 65-70% tổng lượng nước năm.
Thuỷ triều ở vùng biển tỉnh Thừa Thiên Huế theo chế độ bán nhật triều nhưng
đây là vùng triều yếu nên biên độ mùa kiệt cao nhất 1,2m; bình quân 0,7m. Trong mùa
lũ biên độ cao nhất 1,5m, thấp nhất 0,6m. Do có hệ thống đầm phá điều tiết làm biến
đổi năng lượng triều nên biên độ trong sơng cịn thấp hơn ngồi cửa sông. Và mùa khô,
mực nước trên các sông xuống thấp, cửa sông rộng nên nươc mặn xâm nhập sâu lên
thượng lưu.
Thừa Thiên Huế có một hệ thống sơng ngịi phong phú với tổng lưu vực tính
đến cửa sơng gần 4.620km 2 trong đó lưu vực sơng Hương đến 2.967km 2 với tổng
lượng dòng chảy năm đến 9,748tỷ m 3/năm, đại bộ phận sơng suối chính chảy theo
hướng chính từ Tây Nam về Đông – Đông Bắc, đổ vào phá Tam Giang - Cầu Hai
trước khi chảy ra biển qua 2 cửa Thuận An và Tư Hiền. Đặc điểm chung về hình
thái các sơng, hệ thống sơng chính do bị các yếu tố địa chất, địa hình và khí hậu
chi phối, mạng lưới sơng ngịi lãnh thổ phân bố tương đối đồng đều nhưng phần
lớn là ngắn, lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước,
truyền lũ và gây lũ quét nhiều nơi.
Nhìn chung điều kiện khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế đều có những
mặt thuận lợi cho cơng tác sử dụng nước nhưng cũng có những mặt làm ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống người dân của tỉnh như ngập úng, hạn hán, lũ lụt.
1.1.6 Đặc điểm thổ nhưỡng


Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 11 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320 ha, trong đó diện tích
đất là 468.275 ha; hồ, ao, đầm, sơng suối, núi đá là 37.124 ha. Đất đồi núi chiếm
trên 3/4 tổng diện tích tự nhiên, cịn đất đồng bằng dun hải chỉ dưới 1/5 tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh.
Về phân loại, ở Thừa Thiên Huế có các nhóm và loại đất chủ yếu sau:
1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols)
2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)
3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)
4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
5. Đât lầy và than bùn (Gieysols and Histosols)
6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)
7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)
8. Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols)
9. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)
10. Đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols)
Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên khơng lớn nhưng thổ nhưỡng có sự phân hóa
đa dạng, với 10 nhóm đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn

nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm
cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882ha, chiếm 19,5% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất
cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa
úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440ha, chiếm 60%
diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393ha (kể cả đất xói
mịn trơ sỏi đá).
1. Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols)
Nhóm đất này có diện tích 43.962 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên của
tỉnh. Gồm 2 loại là: Cồn cát trắng vàng và đất cát biển.
* Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Có diện tích 24.358ha, chiếm
4,82% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện có địa hình ven biển như Phong
Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc.

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 12 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu vàng có nguồn
gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn - đụn cát ven biển và các bãi biển kéo dài từ
Điền Hương qua Hải Dương, Phú Diên đến Vinh Hiền, Lộc Hải. Cát xám trắng chủ

yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao nội đồng từ Phò Trạch đến
Phong Điền, từ Phú Đa đến Vinh Thái. Cát xám trắng cũng được phát hiện ở Vinh
Thanh - Vinh Hiền và rải rác ở ven rìa đồng bằng. Cát vàng nghệ nguồn gốc biển
phần lớn bị cát vàng nhạt và cát xám trắng trẻ hơn che phủ. Loại cát vàng nghệ xuất
lộ trên diện rộng ở Phú Bài, Lăng Cô, Bồ Điền và chỏm nhỏ ở Vinh Thanh.
Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và
thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ
giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ
lệ cát khô khá cao. Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộng
của cát đang thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa
về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu
xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation
trao đổi rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém.
Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang.
* Đất cát biển (Dystric Arenosols): Có diện tích 19.604ha, chiếm 3,9% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố khơng thành dải dài tiên tục, có ở khu vực ven
biển tất cả các huyện của tỉnh, gồm: Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Phú
Vang, Phong Điền, Phú Lộc.
Đất cũng được hình thành do q trình bồi tích của biển nhưng đã được khai
thác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đất đã được cải tạo nhằm
phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ,
lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám sáng, có nơi hơi vàng; các tầng dưới
thường chặt, khả năng tích lũy oxyt sắt lớn nên màu sắc thường vàng hoặc vàng
nhạt. Thành phần cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và các chất dinh
dưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ cấp hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốt
hơn, hàm lượng mùn cao hơn, nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều.
2. Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols)
Đất mặn chiếm 6.290ha, chiếm 1,24% diện tích đất tự nhiên và có 2 loại là:
Đất mặn nhiều và đất mặn ít và trung bình.


Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 13 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

* Đất mặn nhiều (Hyper Salic Fluvisols): Diện tích có 145ha, chiếm 0,03%
diện tích đất tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Phú Vang. Đất được hình thành do
bồi tụ của phù sa sơng, biển hoặc tác động hỗn hợp sông biển, nhưng do phân bố ở
địa hình thấp, ven đầm phá và chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước mặn nên
đất bị mặn nhiều (hàm lượng Cl - dao động từ 0,05 - 0,15%). Đất thường có màu tím
hoặc nâu hơi xám đen. Thành phần cơ giới rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc
đất bị mặn, nơi đất cát bị mặn thì có thành phần cơ giới nhẹ, nơi nào đất phù sa bị
mặn thì lại rất nặng. Đất có phản ứng ít chua đến trung tính; nghèo mùn, đạm tổng
số nghèo - trung bình, nghèo lân tổng số cũng như dễ tiêu; cation trao đổi Ca 2+ và
Mg2+ khá.
* Đất mặn ít và trung bình (Molli Salic Fluvisols): Diện tích có 6.145ha,
chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung ven đồng bằng tiếp giáp vùng
đất mặn nhiều, ven sông lớn hoặc các kênh rạch, đầm phá thuộc các huyện Phú Lộc,
Phú Vang, Hương Trà và Quảng Điền. Loại đất này có địa hình cao hơn, được hình
thành do ảnh hưởng của mạch nước ngầm mặn hoặc do ảnh hưởng của nguồn nước
mặn tràn vào không thường xuyên. Hình thái phẫu diện thường có màu xám hơi tím
hoặc nâu tím nhạt, các lớp dưới có màu xám nâu hoặc xám xanh. Thành phần cơ

giới cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh. Đất có phản ứng trung
tính. Hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), đạm tổng số trung bình, lân tổng số hơi
nghèo - trung bình, nhưng lân dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng tổng số muối tan dao động
từ 0,3 - 0,91%.
3. Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols)
Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều (Sali
Hyper Thionic Fluvisols), có diện tích 6.888ha, chiếm 1,36% diện tích đất tự nhiên,
phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền và
Phong Điền. Đất hình thành ở địa hình thấp trũng, khó thốt nước, có nhiều chất
hữu cơ, thường chịu ảnh hưởng của nước mặn hoặc nước lợ hiện đại hoặc quá khứ,
môi trường tích lũy nhiều lưu huỳnh từ nước biển, nước lợ hay xác hữu cơ. Thực
vật phổ biến là cỏ năn (Heleochasia dulcis), lác (Cyperus malaceensiss), tràm,...
Hình thái phân hóa khá rõ: xuất hiện tầng chứa vật liệu phèn và tầng phèn có các
đốm màu vàng rơm (Jarosite), lớp mặt thường có màu xám hơi đen, tầng kế tiếp
thường có màu vàng có các đốm đỏ, một vài nơi gặp kết von hình ống. Thành phần

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 14 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh



cơ giới thường nặng, đất rất chua, hàm lượng mùn ở tầng mặt khác, đạm và kali

tổng số khá, lân tổng số và lân dễ tiêu rất nghèo.
4. Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
Đất phù sa có 41.002 ha, chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên, gồm 7 loại đất
là: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa
glây, đất phù sa có tầng loang lổ đá vàng, đất phù sa úng nước, đất phù sa phủ trên
nền cát biển và đất phù sa ngòi suối.
* Đất phù sa được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Có diện tích 2.661 ha,
chiếm 0,53% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, Phong Điền và một số ít ở
thành phố Huế. Đất được hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do các sông
ở Thừa Thiên Huế đều có vận tốc dịng chảy lớn, nên lắng đọng được các sản phẩm
thơ, vì vậy đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương đối đồng nhất
về thành phần cơ giới và màu sắc. Một vài nơi cũng gặp hiện tượng phân hóa về
thành phần cơ giới, nhưng khơng phải do q trình rửa trơi mà do các lớp bồi tích ở
từng đợt lũ khác nhau. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn ở tầng mặt trung
bình (1 - 1,5%), đạm tổng số và lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo, độ no bazơ
trung bình (50 - 60%).
Như vậy, loại đất này có độ phì tự nhiên khá, lại có những ưu điểm như:
thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thốt nước tốt, nên thích hợp với
nhiều loại cây trồng như: ngô, đậu, lạc, rau màu..., tuy vậy, do địa hình thấp nên lưu
ý khi bố trí cây trồng phải lựa chọn thời vụ để tránh mùa ngập lụt.
* Đất phù sa không được bồi hàng năm (Dystric Fluvisols): Diện tích có
20.635ha, chiếm 4,1% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc,
Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và một ít ở thành
phố Huế. Đất cũng có nguồn gốc hình thành như đất phù sa được bồi hàng năm
nhưng do phân bố ở xa sơng hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa.
Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất
có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số
trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no
bazơ thấp - trung bình (40 - 55%).
* Đất phù sa glây (Gleyic Fluvisols): Có diện tích 5.955ha, chiếm 1,18%

diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện Phú Lộc, Hương Trà, Phú Vang, Quảng

Địa lý Tài nguyên & Môi trường

~ 15 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Điền và Phong Điền. Đất cũng được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa,
nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thốt nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ
lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các q trình khử xảy ra mãnh liệt, hình thái
phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong tồn phẫu diện,
màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pH KCl dao
động từ 4,4 - 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 - 3%), đạm, lân tổng số và cation trao
đổi đều thuộc loại khá.
* Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Dystric Plinthosols): Diện tích
4.846ha, chiếm 0,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở thành phố Huế và các
huyện: Hương Thủy, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc.
Đất cũng có nguồn gốc hình thành như các loại đất cùng nhóm, nhưng phân bố ở
địa hình vàm cao hoặc cao, có chế độ nước khơng đều trong năm, mùa mưa cũng bị
ngập nhưng mùa khô đất bị thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy trong đất xảy ra 2 quá
trình: quá trình khử và quá trình oxy hóa; mùa mưa ngập nước thì q trình khử xảy
ra mạnh, mùa khơ thì q trình oxy hóa xảy ra, Fe 2+ bị oxy hóa thành Fe 3+ tạo ra

những vệt loang lổ đỏ vàng trong phẫu diện đất. Đất có khả năng thốt nước tốt, q
trình rửa trơi trọng lực trong phẫu diện đất xảy ra mạnh, thành phần cơ giới trung
bình, có phản ứng chua vừa đến ít chua (pH KCl 4,6 - 5,5), hàm lượng mùn trung bình
(1,5 - 2%), đạm tổng số khá, lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu nghèo.
* Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Areni Dystric Fluvisols): Diện tích
4.115ha chiếm 0,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở vùng chuyển tiếp giữa
đồng bằng phù sa với dải cát biển hoặc cồn cát trắng vàng, có nhiều ở các huyện
Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc. Đất hình thành do quá
trình bồi lắng của phù sa trên nền cát biển. Độ dày của lớp phù sa phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng bồi đắp của hệ thống sơng và địa hình của vùng cát trước khi
bồi đắp. Thành phần cơ giới đất tầng mặt từ thịt nhẹ đến thịt trung bình, dưới lớp
phù sa là cát trắng xám hoặc cát vàng nhạt; đất có phản ứng chua vừa đến ít chua;
tầng mặt có hàm lượng mùn trung bình (1 - 1,5%), nghèo đạm, nghèo lân tổng số
cũng như dễ tiêu.
* Đất phù sa úng nước (Stagni Dystric Fluvisols): Diện tích 2.200ha, chiếm
0,44% diện tích tự nhiên của tỉnh. Là một loại đất trong nhóm đất phù sa, nhưng
phân bố ở địa hình trũng dạng lịng chảo khó thốt nước, được coi là địa hình tích
đọng, đất ngập nước quanh năm nên hạn chế q trình khống hóa, ngược lại q

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 16 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp




Nguyễn Văn Linh

trình tích lũy mùn mạnh, nên giàu mùn, đất bị glây mạnh, rất chua, đạm tổng số
giàu, nhưng nghèo lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu. Đây là loại đất có nhiều yếu
tố hạn chế, không chỉ do ngập úng mà trong đất chứa nhiều chất độc cho cây như:
Al3+ di động, H2S, CH4,... vì thế đất thường cho năng suất lúa thấp, khơng ổn định.
* Đất phù sa ngịi suối (Dystric Fluvisols): Diện tích 590ha, chiếm 0,12%
diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố tập trung ở Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đơng.
Đất hình thành do sự lắng đọng của phù sa suối, nên thành phần cơ giới thường thô,
nhẹ, lẫn nhiều khống vật ngun sinh bền. Độ phì nhiêu tự nhiên tùy từng nơi mà rất
khác nhau, nhưng nói chung đất có phản ứng chua đến rất chua, hàm lượng mùn trung
bình, đạm tổng số khá, lân và kali nghèo.
5. Nhóm đất lầy và than bùn (Gleysols and Histosols)
Diện tích 100ha, chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong
Điền, Phú Lộc. Đất được hình thành ở những địa hình thấp, trũng, quanh năm đọng
nước hoặc ở những nơi có mực nước ngầm dâng cao gần mặt đất. Quá trình glây
xảy ra trong đất lâu ngày, kết cấu bị phá hủy, đất trở nên nhão nhoét toàn phẫu diện,
phản ứng đất rất chua, hàm lượng mùn rất giàu, đạm giàu, lân tổng số trung bình,
nhưng lân dễ tiêu nghèo, trong đất chứa rất nhiều chất độc có hại cho cây trồng.
6. Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)
Diện tích 800ha, chiếm 0,16% tổng diện tích tự nhiên và chỉ có 01 loại đất là
đất xám phát triển trên đá macma axit và đá cát, phân bố chủ yếu ở huyện A Lưới,
vùng lâm trường thuộc các xã Phong Sơn, Phong An huyện Phong Điền. Đất có
thành phần cơ giới nhẹ, thơ, lẫn nhiều khống vật ngun sinh bền. Phân bố ở địa
hình dốc, nên q trình rửa trơi xảy ra mạnh, mùn và sắt bị rửa trôi, nên tầng đất
mặt bị bạc màu trở nên xám trắng. Mùn, đạm, lân, kali, cation trao đổi đều rất nghèo,
phản ứng của đất chua, độ no bazơ thấp.
7. Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)
Đất đỏ vàng có diện tích 347.431ha, chiếm 68,74% tổng diện tích tự nhiên,
bao gồm 6 loại đất là: Đất nâu vàng trên gabro và đá diorit, đất đỏ vàng trên đá sét

và đá biến chất, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu
vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.
* Đất nâu vàng phát triển trên đá gabro và đá diorit (Xanthic Ferralsols):
Diện tích 4.934ha, chiếm 0,98% điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Nam

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 17 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Đơng. Đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày trên 2 - 3 m, đất có phản ứng
chua (pHKCl 4 - 4,5), mùn khá (2 - 2,5%), đạm và lân tổng số khá, kali tổng số
nghèo, lân dễ tiêu và kali dễ tiêu đều nghèo; dung tích hấp thu trung bình (14 - 16
meq/100g đất); độ ẩm cây héo cao (20 - 25%).
* Đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Ferralic Acrisols): Diện
tích 159.114ha, chiếm 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới
(47,7%), Phong Điền (40,86%), Hương Thủy (3,02%), Nam Đông (2,31%), Hương
Trà (2,13%), Huế (2,16%), Phú Lộc (1,82%). Tầng đất dày trên 1,5m, thành phần
cơ giới trung bình và nặng, thường có kết cấu cục, hạt, lớp đất mặt khá tơi xốp.
Hàm lượng mùn khá, đạm tổng số trung bình, nhưng các chất dinh dưỡng khác như
lân và kali tổng số cũng như dễ tiêu đều nghèo. Phản ứng của đất từ chua đến rất
chua, độ no bazơ thường dưới 50%. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất và là loại

đất có tính chất tốt trong các loại đất đồi núi của tỉnh, hiện đang được sử dụng có
hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp.
* Đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axit (Ferralic Acrisols): Diện tích
135.450ha, chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Nam Đông
(32,05%), A Lưới (19,85%), Phú Lộc (17,94%), Hương Thủy (16,67%), Hương Trà
(10,61%), Phong Điền (2,88%).
Đất chua, độ no bazơ nhỏ hơn 50%, nghèo mùn, đạm, lân; hàm lượng kali
khá hơn so với loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất có hàm lượng cấp
hạt sét thấp (nhỏ hơn 20%, nếu tính cả cấp hạt sét vật lý thì cũng chỉ đạt xấp xỉ
30%), vì thế dung tích hấp thu thấp, khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém.
* Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát (Ferralic Acrisols): Diện tích
37.523ha, chiếm 7,42% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: Phong Điền
(91,75%), A Lưới (3,62%), Hương Trà (2,53%), Hương Thủy (2,10%).
Tính chất chung là thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát rất cao, đất
khơng có kết cấu hoặc kết cấu rất kém. Tầng đất mỏng (30 - 60cm). Phẫu diện
tầng trên mỏng (10 - 15cm) có màu xám sáng, thành phần cơ giới cát - cát pha,
kết cấu rời rạc, độ xốp 40 - 45%; tầng đất dưới 50cm có màu vàng sáng, cát pha,
rời rạc.
Đất rất chua, hàm lượng mùn thấp (< l%), lân tổng số và dễ tiêu đều nghèo rất nghèo, kali ở mức nghèo - trung bình; dung tích hấp thu rất thấp nên khả năng

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 18 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp




Nguyễn Văn Linh

giữ nước, giữ chất dinh dưỡng kém. Nói chung đây là loại đất có tính chất xấu, độ
phì tự nhiên thấp, rất dễ biến thành đất trơ sỏi đá nếu khơng có phương thức bảo vệ
khi khai thác sử dụng.
* Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ (Ferralic Acrisols): Diện tích
9.880ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện: A Lưới (49,93%), Phong
Điền (23,39%), Nam Đông (14,28%), Phú Lộc (8,17%), Hương Trà (2,97%), Hương
Thủy (1,25%).
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn
tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%. Hàm lượng mùn
ở mức trung bình - khá, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi đều nghèo.
Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước
ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện
ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất.
* Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Plinthic Acrisols): Diện tích 530ha,
chiếm 0,10% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phong Điền (63,57%), Phú Lộc (22,98%),
Hương Trà (13,45%). Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng
tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của q trình ngập nước, làm cho nó
khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng đất mặt,
kết cấu đất bị phân tán, có q trình glây xuất hiện ở tầng dưới. Nếu đất đã được
trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơi
trồng cả 2 vụ lúa trong năm.
8. Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols)
Diện tích 640ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các
huyện: Phong Điền (70,42%), Phú Lộc (20,59%), Hương Thủy (8,99%).
Loại đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng xung quanh các chân đồi
núi, bồi tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên có
q trình glây điển hình, đất bí, q trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua,

nhiều chất độc, hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo.
9. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols)
Nhóm này chỉ có 01 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện
tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các huyện: A
Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 19 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp



Nguyễn Văn Linh

Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng
mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị
xói mịn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trơi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ
chua thủy phân cao.
10. Đất xói mịn trơ sỏi đá (Leptosols)
Có diện tích 5.220ha, chiếm 1,03% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở các
huyện: Phú Lộc (35,42%), Phong Điền (33,27%), Hương Trà (18,70%), Nam Đông
(6,91%), Hương Thủy (5,47%), Huế (0,23%).
Loại đất này có mặt ở tất cả các loại đá mẹ khác nhau. Đất bị xói mịn mạnh
trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mịn, rửa trơi mãnh liệt nên cịn rất mỏng, có đá lộ
đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt. Đất khơng

cịn kết cấu và đã nghèo kiệt chất dinh dưỡng.
1.1.7 Đặc điểm sinh vật
a. Thực vật:
Với đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa chất, thổ nhưỡng và các
yếu tố nhân tạo khác..., thực vật Thừa Thiên Huế thuộc khu hệ thực vật nhiệt đới
vùng đệm có sự giao lưu từ kỷ Đệ tam của các hệ thực vật phía Bắc và hệ thực vật
phía Nam, đa dạng về thành phần, chủng loại và đa dạng về hệ sinh thái: núi
rừng; gò đồi; đồng bằng duyên hải; gò, đụn cát, đầm phá, biển ven bờ. Trong đó, hệ
thực vật rừng chiếm diện tích rộng lớn nhất và thuộc kiểu rừng thường xanh mưa
mùa nhiệt đới. Mặt khác, rừng Thừa Thiên Huế đã trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại
cho người dân địa phương những lợi ích về kinh tế, xã hội và quốc phòng.
Xét về tài nguyên thực vật, các vùng sinh thái phân bố thực vật núi rừng và gò
đồi là nơi đáp ứng nhu cầu lấy gỗ, dược liệu, cây hoa, cây cảnh có giá trị. Ở đây,
ngồi việc trồng cây gây rừng bằng kỹ thuật canh tác hợp lý và chọn giống tốt, cịn
phát triển cây cơng nghiệp, cây lương thực, thực phẩm để xóa đói giảm nghèo cho
nhân dân, nhất là dân tộc thiểu số. Đối với vùng sinh thái phân bố thực vật đồng
bằng duyên hải, người dân đã và đang ưu tiên trồng cây lương thực - thực phẩm,
cây ăn quả. Ngoài ra họ cũng đã bắt đầu chú ý phát triển cây hoa, cây cảnh, cây
dược liệu,... Vùng sinh thái thực vật gò, trảng, cồn, đụn cát nội đồng, ven biển và
đầm phá nói chung có thảm thực vật tự nhiên nghèo cả về thành phần lồi lẫn số

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 20 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp




Nguyễn Văn Linh

lượng cá thể. Ở đây, ngoài hệ thực vật thủy sinh đầm phá và biển ven bờ còn tồn tại
rừng ngập mặn và hệ thực vật bảo vệ môi trường chống sạt lở, cát bay, cát chảy.
Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế có
43 lồi thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đe
đoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ tuyệt
chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 lồi, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế
là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết khơng chính xác (ký
hiệu quốc tế là K) 10 lồi. Ngồi ra, cịn có các loại cây ăn quả quý hiếm của địa
phương đang tồn tại cần được bảo vệ và phát triển, đó là: Thanh trà, quýt Hương
Cần, dâu Truồi, mía Thanh Diệu, nấm quả...
b. Động vật:
Theo số liệu tổng hợp, thu nhập, thành phần động vật Thừa Thiên Huế bao
gồm: 1.977 loài (327 họ, 65 bộ) của 6 lớp động vật nổi bật. Trong đó, cơn trùng:
1.045 loài (142 họ, 18 bộ); cá xương: 278 loài (74 họ, 17 bộ); ếch nhái: 38 loài (6
họ, thuộc bộ khơng đi); bị sát: 78 lồi (17 họ, 2 bộ); chim: 362 loài (56 họ, 15
bộ); thú: 176 loài (32 họ, 12 bộ).
Trong đó có nhiều loại động vật đặc hữu, quý hiếm như loài cà cuống
(Leuthoceras inđicus) thuộc lớp cơn trùng, động vật khơng xương sống; Về động
vật có xương sống, 13 loài động vật đặc hữu của Việt Nam phân bố tại Thừa Thiên
Huế, như: chồn dơi (Cynocephalus variegatus), dơi mũi ống cánh lông
(Harpiocephalus harpia), rái cá lông mũi (Lutra sumatrana), mang lớn
(Megamuntiacus vuquanghensis), gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), gà lôi
trắng (Lophura nycthemera), gà so Trung bộ (Arborophila merlini), gà so Gutta (A.
rufogularis), ếch nhẽo (Rana kuhli), cá chình mun (Anguilla bicolor) và cá dầy
(Cyprinus centralus).
Ngồi các loài động vật đặc hữu của tỉnh, trong các hệ sinh thái tỉnh Thừa

Thiên Huế cịn gặp những lồi, phụ lồi đặc hữu cho cả khu vực Đơng Dương, thậm
chí cả vùng Đơng Nam Á như sao la, voọc chà vá chân nâu (hay còn gọi là voọc
ngũ sắc). Theo Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì hiện nay
có hơn 10% lồi cá, 25% lồi ếch nhái, 25% lồi bị sát, 11% lồi chim và 25% loài
thú được liệt vào những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, các hệ

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 21 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh



sinh thái ở Thừa Thiên Huế vẫn là nơi ẩn chứa nhiều loài động vật quý hiếm, loài
mới cho khoa học.
Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý
hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên
Huế, trong đó có 1 lồi khơng xương sống, 6 lồi cá, 5 lồi lưỡng cư, 15 lồi bị sát,
16 lồi chim và 37 lồi thú. Mức độ q hiếm đó là rất cao so với nhiều vùng đa
dạng sinh học trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, trong các loài động vật có xương
sống được xếp vào q hiếm thì bậc E, V là những bậc có nguy cơ tuyệt chủng và
cấm tuyệt đối săn bắt có tỷ lệ rất cao. Nằm ngoài danh mục 80 loài được ghi vào
Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis)
ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khả năng là lồi đặc hữu của đầm phá Thừa

Thiên Huế, vì từ khi cơng bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa
tìm thấy lồi này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự.
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.2.1 Đặc điểm dân số và nguồn lao động
Dân số toàn tỉnh là 1.090.879người (năm 2010), mật độ dân số 215,48
người/km2. Tuy nhiên về phân bố, có 470.907 người sinh sống ở thành thị
và 619.972 người sinh sống ở vùng nông thôn, phần lớn dân cư tập trung đông ở
thành phố Huế (mật độ dân số là 4762.56 người/km 2) và các huyện đồng bằng.
Những huyện miền núi như A Lưới, Nam Đông dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ
có 18,6 – 67,17 người/km2. Sự phân bố dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế được thể hiện cụ
thể tại bảng sau:
Bảng 1.1: Phân bố dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng diện tích

Tổng số

Mật độ

( km2)

(Người)

(người/km2)

5.062.59

1.090.879

215,48


Thành phố Huế

70.99

338.094

4762.56

Huyện Phong Điền

953.99

89.029

93.32

Huyện Quảng Điền

163.29

83.538

511.59

TX. Hương Trà

522.05

112.327


215.17

Huyện Phú Vang

279.89

171.363

612.25

TX. Hương Thuỷ

458.17

96.309

210.20

Đơn vị
Tổng số

Địa lý Tài nguyên & Môi trường

~ 22 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Văn Linh



Huyện Phú Lộc

729.56

135.225

185.35

Huyện A Lưới

1232.70

22.504

18.26

Huyện Nam Đông

651.95

42.490

65.17

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
Bảng 1.2: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nơng

thơn tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm

Phân theo giới tính

Tổng
số

Nam

Phân theo thành thị, nơng thơn

Nữ

Thành thị

Nơng thơn

Dân số (nghìn người )
2000 1052,1 518,9 49,32% 533,2 50,68% 314,7 29,91% 737,4 70,09%
2006 1076,9 529,5 49,17% 547,4 50,83% 356,3 33,08% 711,8 66,92%
2007 1081,0 531,0 49,12% 550,0 50,88% 374,2 34,62% 706,8 65,38%
2008 1084,9 533,8

49,2%

551,1

50,8%


383,5 35,35% 701,4 64,65%

2009 1087,6 537,4 49,41% 550,2 50,59% 391,2 35,97% 696,4 64,03%
2010 1090,9 540,2 49,52% 550,7 50,48% 434,1 39,79% 656,8 60,21%
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010
Trong vòng mười năm qua (2001-2011), tồn tỉnh có hơn 140 nghìn lao động
đã được đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 44% số lao động qua đào tạo nghề nhưng chủ yếu
là lao động kỹ thuật chưa cao, đòi hỏi trong thời gian tiếp theo cần đào tạo thêm
nhiều nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, đưa tỉnh Thừa
Thiên Huế phấn đấu đạt tiêu chuẩn thành phố trực thuộc trung ương.
1.2.2 Các hoạt động kinh tế - xã hội
a. Về nơng nghiệp
Tổng diện tích đất nơng nghiệp có 63.251 ha (riêng diện tích trồng lúa ổn định
hơn 50 nghìn ha). Trong thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh chuyển giao công nghệ
mới, áp dụng các giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh
tế cao, và xây dựng một số vùng sản xuất có giá trị sản phẩm bình quân 50 triệu
đồng /ha trồng trọt.

Địa lý Tài ngun & Mơi trường

~ 23 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Văn Linh




Đến năm 2011, 100% diện tích gieo cấy sử dụng giống lúa đã được xác nhận
rõ ràng nguồn gốc và tên gọi, thực hiện ổn định lương thực với 24-25 vạn tấn/năm
b. Về lâm nghiệp
Toàn tỉnh có 337.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích rừng 232.000 ha
bao gồm rừng tự nhiên 172.000 ha, rừng trồng 60.000 ha. Trồng mới 20.00025.000 ha rừng, nâng độ che phủ lên 55%. Hồn thành cơng tác giao đất khoán
rừng, định canh định cư, ổn định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi, miền núi.
c. Về thủy sản
Có diện tích ni trồng 4507 ha, 5.083 tàu thuyền đánh bắt bằng cơ giới, trong
đó có 119 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, sản lượng khai thác thủy sản đạt 20000
Tấn/năm, mức tăng bình quân 8-10%/năm, cung cấp đáng kể nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống
nhân dân vùng biển và đầm phá. Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ
phấn đấu đến năm 2012 sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 39.000 tấn, giá trị xuất khẩu
đạt từ 30-35 triệu USD.
Bảng 1.3: Các giá trị sản xuất về nông, lâm, thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế qua
các năm
CHỈ TIÊU

2006

2007

2008

2009

2010*

1. Giá trị sản xuất nông

nghiệp theo giá thực tế

1.617.371

1.950.044 2.927.112 3.007.075 3.417.076

- Trồng trọt

1.053.275

1.281.339 1.945.314 2.069.162 2.365.222

- Chăn nuôi

467.431

563.805

104.967

819.769

929.804

96.345

104.900

112.831


118.144

122.050

2. Giá trị sản xuất nông
nghiệp theo giá so sánh
năm 1994 (triệu đồng)

911.713

932.809

935.253

983.939 1.009.842

- Chỉ số phát triển (năm
trước = 100) (%)

105,1

102,3

100,3

105,2

102,6

616.206


624.619

630.022

673.366

689.669

(triệu đồng)

- Dịch vụ phục vụ
trồng trọt và chăn nuôi

- Trồng trọt

Địa lý Tài nguyên & Mơi trường

~ 24 ~

Niên khóa 2008-2012


Khóa luận tốt nghiệp

- Chăn ni

Nguyễn Văn Linh




236.146

245.200

239.831

243.973

253.412

59.361

62.990

65.400

66.600

66.761

3. Diện tích gieo trồng
các loại cây (ha)

90.924

91.510

90.974


92.802

92.919

- Diện tích gieo trồng
cây lương thực có hạt
(ha)

52.058

52.162

52.405

54.636

55.350

- Diện tích gieo trồng
lúa

50.241

50.419

50.846

53.038

53.705


4. Sản lượng lương
thực có hạt (Tấn)

259.857

266.205

280.109

288.255

291.171

252.604

259.684

274.813

282.582

285.185

- Sản lượng cây lương
thực có hạt khác

7.253

6.521


5.296

5.673

5.986

- Năng suất lúa cả năm
(Tạ/ha)

50,3

51,5

54

53,3

53,1

- Số lượng đàn lợn

270.536

266.806

222.397

242.591


246.962

- Số lượng đàn trâu

36.932

37.975

30.860

28.425

27.401

- Số lượng đàn bò

28.159

28.018

26.908

25.913

23.856

- Dịch vụ, khác

- Sản lượng lúa


5. Đàn gia súc, gia cầm
(con)

- Số lượng đàn gia cầm

1.399.600

1.631.500 1.646.000 1.835.100 2.050.200

6. Giá trị sản xuất Lâm
nghiệp theo giá thực tế

217.767

229.930

250.986

252.851

309.091

19.168

30.527

37.444

36.988


44.402

168.788

166.338

176.858

176.157

223.878

29.811

33.065

36.684

39.706

40.811

(triệu đồng)
- Trồng và nuôi rừng
- Khai thác lâm sản
- Dịch vụ và các hoạt
động lâm nghiệp khác

Địa lý Tài nguyên & Môi trường


~ 25 ~

Niên khóa 2008-2012


×