Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

đánh giá hiện trạng sử dụng đất quận 4, thành phố hồ chí minh và đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 134 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN 4,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HỢP LÝ ĐẾN NĂM
2020

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. THÁI VĂN NAM
Sinh viên thực hiện :NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
MSSV: 0951080008 Lớp: 09DMT1


TP. Hồ Chí Minh, 2013
Đồ án tốt nghiệp

Trang 2



Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN
1. Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
MSSV: 0951080008 Lớp: 09DMT1
Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2. Tê n đề tài : Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh và
đề xuất các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020
3. Các dữ liệu ban đầu :
a) Tình hình đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
b) Tình hình quản lý và sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, theo đơn vị hành
chính.Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
c) Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
d) Báo cáo hiện trạng sử dụng đất của Quận 4 năm 2011, 2012.
e) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của Quận 4 đến năm 2020.
f) Các số liệu thống kê, kiểm kê đất qua các thời kì.
g) Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
a) Tì m hiểu công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Quận 4.
b) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị tại Quận 4.
c) Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất, từ đó đề
xuất các phương pháp khắc phục nhược điểm, giúp việc quản lý đạt hiệu quả
cao.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 3

5. Kết quả tối thi ểu phải có:

a) Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4.
b) Đề xuất các phương pháp giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm
bảo mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên
đất hợp lý, đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
quận 4 với sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngày giao đề tài: 18/ 04 / 2013 Ngày nộp báo cáo: 17/ 07 /2013


Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)

TP. HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2013
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)


THÁI VĂN NAM

Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Thái Văn Nam, người đã hướng dẫn
em tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên
em trong suốt quá trình làm đồ án.
Xin chân thành cảm ơn các đơn vị, cơ quan đã cung cấp tài liệu và thông tin quý
báu giúp cho nội dung đồ án của em được hoàn chỉnh.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện, động viên và hỗ
trợ em, đặc biệt là về mặt tinh thần cho em trong những lúc khó khăn nhất.
Xin cảm ơn tất cả mọi người!
Sinh viên

Nguyễn Thị Trâm Anh

Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đồ án tốt nghiệp này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy
Thái Văn Nam, không sao chép từ bất cứ đồ án nào khác.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong bài là trung thực và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan của mình.
Sinh viên

Nguyễn Thị Trâm Anh



Đồ án tốt nghiệp

Trang i


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình ảnh
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp luận 3
4.2. Phương pháp thực tế 4
5. Đối tư ợng và phạm vi nghiên cứu 18
5.1. Đối tượng nghiên cứu 18
5.2. Phạm vi nghiên cứu 18
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 18
6.1. Ý nghĩa khoa học 18
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 18
7. Kết cấu của đồ án 18
CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ
KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN 4 20
1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 20
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 20
1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 22
1.1.3. Thực trạng môi trường 24
1.1.4. Cảnh quan 33
1.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội Quận 4 35
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 35

Đồ án tốt nghiệp

Trang ii

1.2.2. Dân số 37
1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội 38
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐÔ THỊ 39
2.1. Quy hoạch và quản lý sử dụng đất đô thị 39
2.1.1. Đất đô thị 39
2.1.2. Quy hoạch đất đô thị 40
2.1.3. Quản lý đất đô thị 41
2.2. Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 42
2.2.1. Tổng quan về GIS 42
2.2.2. Hiện trạng nghiên cứu, ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 52
2.2.3. Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 52
2.3. Quản lý sử dụng đất đô thị Quận 4 54
2.3.1. Tình hình quản lý 54
2.3.2. Quy hoạch sử dụng đất Quận 4 55
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT TẠI QUẬN 4 VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH 60
3.1. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch 60
3.1.1. So sánh số liệu thực tế năm 2010 với kế hoạch sử dụng đất năm 2010 60
3.1.2. Tình hình thực hiện 61
3.2. Thực trạng phát triển đô thị Quận 4 65
3.3. Biến động sử dụng đất 68
3.4. Đánh giá tiềm năng đất đai 71
3.4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 71
3.4.2. Tiềm năng đất đang sử dụng 72
3.5. Đánh giá các tác động của quy hoạch sử dụng đất 73
3.5.1. Tác động tích cực 73

3.5.2. Tác động tiêu cực 74
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI HỢP LÝ TẠI
QUẬN 4 VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 82
Đồ án tốt nghiệp

Trang iii

4.1. Định hướng sử dụng đất đến năm 2015 – 2020 82
4.1.1. Định hướng sử dụng đất dài hạn 82
4.1.2. Quy hoạch sử dụng đất tại Quận 4 84
4.1.3. Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất Quận 4 93
4.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi
trường trong quá trình triển khai quy hoạch 94
4.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường đất 94
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước 94
4.2.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động từ chất thải rắn 94
4.2.4. Biện pháp giảm ô nhiễm không khí 95
4.2.5. Biện pháp phòng chống cháy nổ 96
4.3. Các biện pháp, giải pháp đối với hoạt động quy hoạch sử dụng đất 96
4.3.1. Các biện pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường, đảm bảo sử
dụng hiệu quả theo phương án quy hoạch, sử dụng đất 96
4.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 97
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 100
1. Kết luận 100
2. Kiến nghị 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CSDL : Cơ sở dữ liệu

CTSN : Công trình sự nghiệp
DT : Diện tích
ĐDD : Đất dân dụng
ĐKTDD : Đất khác trong dân dụng
ĐNDD : Đất ngoài dân dụng
GIS : Geographie Information System: Hệ thống thông tin địa lý
Đồ án tốt nghiệp

Trang iv

GDĐT : Giáo dục đào tạo
SDĐ : Sử dụng đất
TN & MT : Tài nguyên và môi trường
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TDTT : Thể dục thể thao
UBND : Ủy ban nhân dân

Đồ án tốt nghiệp

Trang v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số liệu tại trạm quan trắc Phú An 22
Bảng 1.2: Chất lượng không khí xung quanh trên địa bàn quận 4 24
Bảng 1.3: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4 26
Bảng 1.4: Chất lượng nước mặt khu vực quận 4 27
Bảng 1.5: Phân bố dân cư theo phường 36
Bảng 2.1: Quy hoạch sử dụng đất năm 2010 57
Bảng 3.1: Hiện trạng thực hiện quy hoạch 2005-2010 60
Bảng 3.2: Bảng biến động sử dụng đất 2011-2012 67

Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2012 70
Bảng 3.4: Tó m tắt các tác động tiềm tàng 79
Bảng 4.1:Khoảng cách trồng cây theo tiêu chuẩn cho phép của Công ty Cây xanh TPHCM
Bảng 4.2: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số 85
Bảng 4.3: Bảng dự báo phát triển quy mô dân số theo phường 85
Bảng 4.4: Bảng dự báo quy mô dân số theo cụm dân cư qua các giai đoạn 86
Bảng 4.5: So sánh các chỉ tiêu đất đai của Quận 4 và Tp. HCM 87
Bảng 4.6: Nhu cầu dùng đất của các cụm dân cư 89
Bảng 4.7: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2015 89
Bảng 4.8: Bảng cân bằng sử dụng đất đến năm 2020 91



Đồ án tốt nghiệp

Trang vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 0.1: Color 42, mã loại đất là ODT, tên loại đất là đất ở đô thị 5
Hình 0.2: Các loại đất khác nhau trong đất ở đô thị 6
Hình 0.3: Xuất dữ liệu sang các trường mới 6
Hình 0.4: Xuất Annotation sang lớp mới 7
Hình 0.5: Chọn màu và gắn mã cho các loại đất 7
Hình 0.6: Chọn mã loại đất 8
Hình 0.7: Kết quả chọn loại mã đất 8
Hình 0.8: Gán tên cho các loại đất 9
Hình 0.9: Kết quả gán tên các loại đất 10
Hình 0.10: Gom nhóm các đối tượng và đặt tên theo quy định 9
Hình 0.11: Chọn layer và tên trường cần hiển thị 11
Hình 0.12: Bản đồ hiển thị hoàn chỉnh 11

Hình 0.13: Hiển thị tên loại đất 12
Hình 0.14: Gán màu cho các loại đất 13
Hình 0.15: Bản đồ đã gán màu cho các loại đất 13
Hình 0.16: Bản đồ ở chế độ Layer view 14
Hình 0.17: Chọn lưới chiếu 14
Hình 0.18: Chọn loại lưới chiếu tick marks and labels 15
Hình 0.19: Bản đồ thể hiện trên lưới tọa độ 15
Hình 0.20: Chèn kim chỉ nam, chú giải, tỷ lệ cho bản đồ 16
Hình 0.21: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Quận 4 năm 2010 16
Hình 0.22: Lưu và xuất bản đồ 17
Hình 1.1: Mảng xanh dọc bờ kênh 33
Hình 1.2: Cây xanh đường phố 34
Hình 2.1: Các thành phần của GIS 42
Hình 2.2: Các chức năng của GIS 43
Hình 2.3: Sơ đồ nhập dữ liệu 44
Đồ án tốt nghiệp

Trang vii

Hình 2.4: Mô hình của modul quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu 44
Hình 2.5: Mô hình vector 46
Hình 2.6: Mô hình Raster 46
Hình 2.7: Các loại hình sử dụng đất thể hiện các giá trị rời rạc dạng số nguyên. 47
Hình 2.8: Độ cao thể hiện các giá trị liên tục dạng thập phân. 47
Hình 2.9: Cơ sở dữ liệu nền GIS 47
Hình 2.10: Thành phần của bản đồ nền GIS 48
Hình 4.1: Quy trình tích hợp GIS xây dựng bản đồ quy hoạch 93
Đồ án tốt nghiệp

Trang 1


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Quá trình sử dụng đất luôn là tiền đề tạo ra những thay đổi quan trọng trong mọi
lĩnh vực như kinh tế, xã hội, môi trường…Có thể nói quá trình sử dụng đất đóng vai
trò vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng là tác
nhân gây ra những vấn đề môi trường tiêu cực. Chính vì thế, việc đánh giá mức độ
thích hợp của sử dụng đất là một vấn đề có ý nghĩa thực tế, giúp cho các nhà quản
lý và quy hoạch vùng có thể điều chỉnh kịp thời và đề xuất các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường tốt hơn trong tương lai.
Đô thị hóa là xu hướng tất yếu của quá trình phát triển. Theo định hướng phát triển
đô thị Việt Nam đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 103 triệu người trong đó dân
số đô thị khoảng 46 triệu người. Với tốc độ đo thị hóa như hiện nay, dân số tập
trung ở các đô thị ngày một tăng nhanh. Sự quá tải ở một số đô thị lớn như Hà Nội,
Hồ Chí Minh cùng với các yêu cầu về nhà ở, việc làm, chất lượng môi trường sống
ngày càng trở nên cấp thiết và đói hỏi phải có hướng giải quyết đúng đắn.
Để đáp ứng được yêu cầu đô thị hóa nêu trên, việc quản lý đô thị nói chung, quản lý
và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất nói riêng là việc hết sức quan
trọng. Trong những năm qua, công tác này đã được quan tâm nhưng chưa thực sự
đem lại hiệu quả, việc quản lý và phát triển quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt, việc
sử dụng quỹ đất không đúng mục đích, lãng phí là tình trạng mang tính phổ biến
trên cả nước nói chung. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý về quy hoạch-
kiến trúc chưa đáp ứng được nhu cầu; công tác quản lý xây dựng đô thị theo quy
hoạch còn nhiều bất cập, công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn yếu.
Quận 4 là một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý thuận lợi và
góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của thành phố. Quận 4 có diện tích

Đồ án tốt nghiệp

Trang 2

nhỏ nhất so với 24 quận huyện của thành phố, tuy nhiên mật độ dân số trung bình
rất cao 43.423 người/km
2
, tất cả các loại hoạt động kinh tế được tiến hành trên cùng
một diện tích đất, do đó áp lực đối với quỹ đất eo hẹp của quận là rất lớn. Trong
trường hợp sử dụng không hợp lý diện tích đất đô thị của quận sẽ mang đến những
tổn thất không lường được cho sự phát triển kinh tế và môi trường. Xuất phát từ tầm
quan trọng và tính cấp thiết của việc quản lý, sử dụng hợp lý đất đô thị tại quận 4,
đề tài “Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất
các giải pháp sử dụng đất đai hợp lý đến năm 2020” được đề xuất giúp có cái nhìn
chi tiết về tình hình quản lý, sử dụng đất, cơ cầu của từng loại đất nhằm chỉ ra sự
hợp lý cũng như những bất cập trong việc bố trí, sử dụng quỹ đất trong thực tế, từ
đó có thể khai thác quỹ đất hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội
bền vững và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung vào hai mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất tại Quận 4.
- Đề xuất các phương pháp giúp ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất, đảm bảo
mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất, sử dụng tài nguyên đất hợp lý,
đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận 4 với sử
dụng đất bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Nội dung
Tìm hiểu công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn Quận 4.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị tại Quận 4.
Dựa vào hiện trạng và các căn cứ pháp lý về quản lý sử dụng đất, từ đó đề xuất các
phương pháp khắc phục nhược điểm, giúp việc quản lý đạt hiệu quả cao.



Đồ án tốt nghiệp

Trang 3

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
Quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, thay đổi sử
dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội chọn lọc và thực hiện những sự
chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất, phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong trong lai.
Việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất dựa vào số liệu kiểm đất đai thực tế mới nhất
của Quận 4 nhằm có cái nhìn tổng quát đối với tiềm năng đất đai tại địa bàn quận;
trên cơ sở đó quy hoạch, phân phối lại quỹ đất trong tương lai sao cho hợp lý, đáp
ứng được nhu cầu sử dụng đất của người dân mà vẫn đảm bảo khía cạnh môi trường
và phù hợp với quy hoạch tổng thể của Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phương pháp thực tế
4.2.1. Phương pháp kế thừa
Phân tích các tài liệu đã có trên địa bàn, các quy hoạch của các ngành có liêna quan
đến việc sử dụng đất đai để rút ra quy luật phát triển, biến động đất đai.
4.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Thu thập và phân tích các thông tin về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã
hội, hiện trạng môi trường, sử dụng đất, quy hoạch…như:
- Tình hình đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Tình hình quản lý và sử dụng đất theo đối tượng sử dụng, theo đơn vị hành

chính.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
- Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Quận 4.
- Kiển kê đất đai của Quận 4 năm 2011, 2012.
- Các số liệu thống kê, kiểm kê đất qua các thời kì.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Thu thập và phân tích các thông tin về sử dụng và quản lý đất đô thị.
4.2.3. Phương pháp bản đồ
ất cả các nhu cầu sử dụng đất của được thể hiện trên bản đồ điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất năm 2020, các bản đồ này có thể được chồng ghép với bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2020 để trên cơ sở đó giúp các nhà quản lý phát hiện, xử lý
chồng lấn và các điểm bất hợp lý.
Dữ liệu lấy về thuộc 2 định dạng khác nhau là microstation và AutoCad. Sử dụng
phần mềm Arc Gis để biên tập lại dữ liệu và thành lập bản đồ.
Bước 1: Khảo sát dữ liệu
Mục đích là tìm xem những đối tượng giống nhau thì có cùng trường chung nào
không.







Sau khi khảo sát dữ liệu ta thấy:
- Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, cùng một đối tượng sẽ có

cùng màu. Tuy nhiên phần thuộc tính nằm ở lớp annotation, phần không gian
Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

nằm ở lớp polyline và polygon. Mục đích là liên kết phần không gian và
thuộc tính và gán mã loại đất và tên loại đất cho từng vùng.

Hình 0.1: color 42, mã loại đất là ODT, tên loại đất là đất ở tại đô thị
- Đối với dữ liệu quy hoạch sử dụng đất năm 2020 là dữ liệu bên AutoCad,
quản lí theo layer và màu sắc, những đối tượng giống nhau nằm trong cùng 1
layer sẽ có cùng một màu. Mỗi layer là một loại đất khác nhau.
- Trong lớp polyline và polygon tên loại đất nằm trong trường layer. Tuy
nhiên, cùng là đất ở tại đô thị nhưng lại phân ra làm nhiều loại khác nhau
như đất dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng, đất dân cư hiện hữu cải tạo kết
hợp xây dựng, đất dân cư kết hợp xây dựng. Vì vậy, cần gom nhóm các đối
tượng lại với nhau.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 6


Hình 0.2: Các loại đất khác nhau trong đất ở tại đô thị
Bước 2: Xuất dữ liệu
Sau khi khảo sát xong các trường cần thiết, xuất dữ liệu sang trường mới để dễ dàng
biên tập.
Bấm chuột phải vào lớp dữ liệu chọn data/ Data Export, sau đó chọn đường lưu file.

Hình 0.3: Xuất dữ liệu sang các trường mới
Đối với dữ liệu hiện trang sử dụng đất, trường thuộc tính nằm trong lớp Annotation

vì vậy cần xuất Annotation ra một lớp mới. Vào Arccatalog, chọn Coversion
Đồ án tốt nghiệp

Trang 7

Tools/To Geodatabese/Import CAD Annotation. Thanh công cụ hiện ra chọn lớp
Annotation, chọn tỉ lệ và chọn đường lưu.

Hình 0.4: Xuất Annotation tạo ra lớp mới
Bước 3: Biên tập dữ liệu mã loại đất và gán tên loại đất.
Đối với dữ liệu hiện trạng sử dụng đất
- Hiển thị level 33 của annotation là mã loại đất để gán mã cho vùng.
- Chọn các màu giống nhau và gán mã loại đất.

Hình 0.5: Chọn màu và gắn mã cho các loại đất


Đồ án tốt nghiệp

Trang 8

- Từ mã loại đất gán tên loại đất
• Chọn mã loại đất

Hình 0.6: Chọn mã loại đất
Kết quả

Hình 0.7: Kết quả chọn loại mã đất

Đồ án tốt nghiệp


Trang 9

• Gán tên loại đất

Hình 0.8: Gán tên cho các loại đất
Kết quả

Hình 0.9: Kết quả gán tên các loại đất
Trong AutoCad những trường giống nhau có cùng màu sắc, xem thuộc tính trong
trường layer từ đó gán tên loại đất, gom nhóm các đối tượng, đặt tên theo thông tư
quy định về kí hiệu bản đồ của bộ tài nguyên môi trường năm 2011.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 10


Hình 0.10: Gom nhóm các đối tượng và đặt tên theo quy định
Bước 4: Hiển thị bản đồ trước khi trình bày trang in
Chọn tất cả các lớp dữ liệu cần thiết.
Các lớp dữ liệu sử dụng gồm:
- Dữ liệu sử dụng đất Quận 4, dữ liệu mạng lưới giao thông Quận 4 và dữ liệu
thủy hệ biện tập từ dữ liệu do Phòng Tài nguyên Môi trường Quận 4 cung
cấp.
- Dữ liệu thành phố Hồ Chí Minh quận huyện: mục đích lấy ranh giới với
Quận 4.
- Dữ liệu Quận 4 gồm các phường, nhằm hiển thị tên các phường trong Quận
4. (lấy từ phòng GIS – Trường Đại học Nhân văn TP. HCM)
Hiển thị tên các phường tại Quận 4:
- Bấm chuột phải vào dữ liệu hành chính Quận 4, chọn properties, màn hình

hiện ra chọn layer, chọn tên trường hiển thị và chọn OK.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 11


Hình 0.11: Chọn layer và tên trường cần hiển thị
Kết quả

Hình 0.12: Bản đồ hiển thị hoàn chỉnh
Đồ án tốt nghiệp

Trang 12

- Đối với lớp thủy hệ làm tương tự, click chuột phải vào trường thủy hệ chọn
properties, chọn mục label, đánh dấu vào ô label và chọn trường tên sông.
Hiển thị tên loại đất, gán màu cho các đối tượng tên loại đất theo quy định của bộ
tài nguyên và môi trường về kí hiệu bản đồ sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất:
- Vào properties của lớp SDD, chọn thẻ symbol/Categories/Unique values
- Tại Value Fiel chọn loại đất

Hình 0.13: Hiển thị tên loại đất
- Hiển thị màu theo quy định: double click vào màu sắc hiển thị mặc định cho
mỗi loại đất và gán lại giá trị màu bằng cách vào thẻ more color và gán các
giá trị red, green, blue → OK.
Đồ án tốt nghiệp

Trang 13



Hình 0.14: Gán màu cho các loại đất
Kết quả

Hình 0.15: Bản đồ đã gán màu cho các loại đất

×