Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đề cương môn thống kê đầu tư và xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.14 KB, 32 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC THỐNG KÊ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây dựng giao thông
1.Hạch toán thống kê
Là việc đăng ký có hệ thống các tài liệu ở một số lớn các đơn vị tổng thể nghiên cứu thuộc
các tổ chức xây lắp, nó cho ta các tài liệu, thông tin về các hiện tượng xảy ra trong quá
trình tạo nên tài sản cố định.
Khoa học thống kê xây dựng cơ bản hình thành trên cơ sở các kinh nghiệm của công tác
thống kê xây dựng cơ bản, nâng lên thành lý luận trên nền tảng của lý luận kinh tế - chính
trị - xã hội.
2. Đối tượng của thống kê xây dựng cơ bản
Nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng kinh tế
số lớn phát sinh trong lĩnh vực xdcb. Lượng hóa tính quy luật và sự phát triển của chúng
trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
Nó nghiên cứu phân tích những vấn đề cụ thể của kinh tế xây dựng bằng các chỉ tiêu và
phương pháp thống kê.
Đối tượng cụ thể: ( thể hiện ở 3 mặt hoạt động)
- Với hoạt động thiết kế: Thống kê nghiên cứu thành quả của hoạt động thiết kế,
thăm dò, thể hiện bằng hiện vật hoặc giá trị, nghiên cứu biểu hiện các yếu tố vật
chất được sử dụng để làm nên thành quả đó; nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng của
việc thiết kế đến việc cấp vốn và thực hiện công trình.
- Với hoạt động đầu tư vốn: Thống kê nghiên cứu biểu hiện khối lượng vốn đầu tư,
mức độ hoàn thành và tốc độ phát triển của vốn đầu tư, trên cơ sở đó xác định hiệu
quả kinh tế của vốn đầu tư.
- Về hoạt động xây lắp: Thống kê nghiên cứu biểu hiện thành quả công tác xây lắp,
các yếu tố vật chất tạo nên thành quả đó, nghiên cứu tình hình hoàn thành và tốc độ
phát triển của khối lượng công tác xây lắp.
Các mặt trên trong đối tượng nghiên cứu của thống kê xây dựng cơ bản có liên hệ chặt chẽ
với nhau, bổ xung cho nhau để thể hiện đầy đủ và toàn diện toàn bộ hoạt động của xây
dựng cơ bản.



Thống kê xây dựng cơ bản là một ngành thống kê kinh tế nên nó lấy chủ nghĩa duy vật
lịch sử và kinh tế chính trị học làm cơ sở lý luận, lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ
sở phương pháp luận, để đặt ra các chỉ tiêu, các phương pháp tính toán, để phân tích một
cách sâu sắc bản chất và tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế nẩy sinh
trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
3. Quan hệ với các môn khoa học khác
Thống kê xây dựng cơ bản là một môn thống kê kinh tế ngành. Nó có quan hệ rất chặt chẽ
với các môn chính trị kinh tế học, chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện
chứng, vì những môn này đưa ra những khái niệm, những phạm trù cơ bản nhất, các quy
luật phát triển của xã hội, mà thống kê phải dựa vào đó mà đặt ra các chỉ tiêu nghiên cứu
và phương pháp phân tích nghiên cứu của mình.
Kinh tế xây dựng là môn khoa học nghiên cứu sự hoạt động của các quy luật kinh tế trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản, nó đề cập một cách có hệ thống các đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và nhà nước về xây dựng cơ bản – nêu lên nhiệm vụ của ngành
trong từng thời kỳ. Những nhiệm vụ chủ yếu của thống kê xây dựng cơ bản đều có thể
thấy ở môn kinh tế xây dựng – cho nên thống kê xây dựng cơ bản phải quan hệ với môn
kinh tế xây dựng để xác định nhiệm vụ của mình.
Môn tổ chức điều hành sản xuất, nghiên cứu các phương pháp tổ chức thi công, kế hoạch
hóa và quản lý thi công theo kiểu công trường. Thống kê xây dựng cơ bản phải quan hệ
với nó để nắm được nguyên tắc tổ chức và quản lý ở các công trường xây dựng trên cơ sở
đó mà thu thập số liệu và phân tích tình hình được sâu sắc.
Môn hạch toán kế toán đi sâu và tình hình hoạt động của vốn đầu tư trong doanh nghiệp
xây lắp, nó kiểm tra tình hình sử dụng vốn, xác định mức lỗ lãi… giúp doanh nghiệp quản
lý vốn tốt hơn, phù hợp với chính sách, chế độ của nhà nước. Thống kê phải quan hệ với
môn này để thu thập tài liệu cần thiết cho việc phân tích của mình.
Các môn kỹ thuật xây dựng, chúng giải quyết các vấn đề kỹ thuật thiết kế, thi công trong
xây dựng cơ bản, thống kê quan hệ với chúng để nắm được các vấn đề kỹ thuật có liên
quan đến kinh tế để có thể nghiệm thu sản phẩm, xác định được giai đoạn cần thiết để thu
thập số liệu.
Câu 2: Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư và xây

dựng giao thông
1.Hệ thống các chỉ tiêu


a)Xét về cấp độ:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê đầu tư & xây dựng gồm các loại hệ thống chỉ tiêu sau:
- Hệ chỉ tiêu thống kê đầu tư & xây dựng của thống kê nhà nước.
- Hệ chỉ tiêu thống kê đầu tư & xây dựng của các Bộ, Sở
- Hệ chỉ tiêu thống kê đầu tư & xây dựng của các DN.
b)Xét về nội dung: gồm các nhóm chỉ tiêu lớn sau:
- Nhóm chỉ tiêu TKĐT
- Nhóm chỉ tiêu TK thiết kế, dự toán
- Nhóm chỉ tiêu TK xây lắp, gồm:
+ Thống kê về số lượng, khối lượng sản phẩm xây lắp, thống kê về sx xây lắp
+ Thống kê về chất lượng của sx & sp xây lắp
+ Thống kê về lao động
+ Thống kê về thiết bị
+ Thống kê về giá thành xây lắp ( tài vụ)
2. Phương pháp nghiên cứu của thống kê đầu tư & xây dựng
Điều tra thống kê là tổ chức thu thập ghi chép các tài liệu của hiện tượng nghiên cứu 1
cách khoa học và có kế hoạch thống nhất dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định trước.
Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê, là tiền đề, là căn
cứ cho mọi cuộc nghiên cứu.
* Có các hình thứ tổ chức điều tra như sau:
- Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn
- Thống kê đầu tư & xd vận dụng các phương pháp của thống kê học như phương pháp
phân tổ, phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan, dãy số thời gian…
+ Phương pháp phân tổ thống kê: Là căn cứ vào 1 hoặc 1 số tiêu thức nào đó để phân chia
các đơn vị trong tổng thể thành các tổ, nhóm tổ, tiểu tổ có tính chất khác nhau đáp ứng
mục đích, yêu cầu nghiên cứu.

+ Dãy số thời gian: là dãy các trị số của 1 tiêu thức nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời
gian


+ Phương pháp chỉ số: là chỉ tiêu hay phương pháp biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa
các mức độ của hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp gồm nhiều phần tử không trực tiếp
cộng được với nhau.
Câu 3: Đơn vị báo cáo trong thống kê đầu tư và xây dựng giao thông
Trong thống kê xây dựng cơ bản, thường sử dụng hai hình thức điều tra đó là biểu mẫu
báo cáo thống kê ( báo cáo thống kê định kỳ) và điều tra chuyên môn.
Biểu mẫu báo cáo thống kê định kỳ là hình thức điều tra cơ bản nhất, các doanh nghiệp
xây lắp nhà nước phải định kỳ báo cáo các chỉ tiêu pháp lệnh để phục v ụ cho sự lãnh đạo
tập trung thống nhất của nhà nước.
Điều tra chuyên môn, vừa phục vụ cho một yêu cầu nghiên cứu riêng nào đó vừa có thể bổ
xung và kiểm tra biểu mẫu báo cáo thống kê.
Đối tượng điều tra là tổng thể những đơn vị mang những tiêu thức cần nghiên cứu cho nên
đơn vị điều tra là đơn vị của tổng thế có những tiêu thức cần nghiên cứu.
Đơn vị báo cáo là đơn vị có trách nhiệm trả lời những vấn đề đã quy định trong nội dung
điều tra. Nó là nơi lập và gửi báo cáo lên cấp trên.
Có hai đơn vị báo cáo:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo về hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư, về giá trị và
tính chất của các tài sản cố định được huy động.
- Đơn vị xây lắp: có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoàn thành về công tác xây lắp,
danh mục các công trình hoàn thành, giá trị khối lượng công tác hoàn thành và lợi
nhuận.
Đơn vị điều tra và đơn vị báo cáo là khác nhau. Nhưng đơn vị báo cáo chủ yếu trong
thống kê xây dựng cơ bản là các doanh nghiệp xây lắp ( các công ty cầu, đường…)
- Đó là những tổ chức kinh tế phức tạp, tổ chức ra để thực hiện công tác xây lắp.
- Nó tổ chức hạch toán kinh tế độc lập. Trong nó có đủ cả bộ phận chính, chịu trachs
nhiệm thi công công trình và có các cơ sở sản xuất phụ, phụ trợ ( sản xuất đá, cấu

kiện đúc sẵn, trạm trộn…)
- Nó là đơn vị cơ sở chủ yếu thực hiện kế hoạch nhà nước về xây dựng cơ bản.
- Nó có cơ cấu tổ chức ổn định, có đội ngũ lao động tích lũy kinh nghiệm…có khả
năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật và thi công với quy mô lớn. Trong nó có thể là doanh
nghiệp xây dựng thông thường hoặc doanh nghiệp chuyên nghiệp.


Câu 4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (KN, phân loại, tính mức hoàn thành VĐT)
I.KN
Vốn đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho
việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí cho thiết kế và xây dựng, chi
phí cho mua sắm, lắp đặt thiết bị và các chi phí ghi trong tổng dự toán.
Vốn đầu tư xây dựng là tổng số chi phí để tái sản xuất tài sản cố định
Hay vốn đầu tư xây dựng là sự biểu hiện thống nhất từng khối lượng xây dựng được tính
bằng tiền
II.Phân loại vốn đâu tư xây dựng
Phân loại vốn đầu tư xây dựng là phân chia tổng mức đầu tư xây dựng thành những tổ,
nhóm, theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu vốn đầu tư xây
dựng.
1.Phân loại vốn đầu tư xây dựng theo công dụng
Căn cứ vào mục đích sử dụng của từng đối tượng xây dựng (công dụng) vốn đầu tư xây
dựng được chia thành hai nhóm:
a) Đầu tư cho khu vực sản xuất vật chất (cho công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản,
giao thông vận tải…cho các ngành sản xuất vật chất khác)
b) Đầu tư cho khu vực không sản xuất vật chất ( cho y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bảo
hiểm, nhà ở, nghiên cứu khoa học…)
Cách phân loại này mang những ý nghĩa như:
- Giúp ta nghiên cứu được sự phát triển của hai lĩnh vực ( sản xuất và chi phí sản xuất
vật chất) và ảnh hưởng của đầu tư xây dựng đến sự phát triển đó.
- Thấy được cả quá trình tái sản xuất tài sản cố định qua số vốn đầu tư cho khu vực

sản xuất vật chất.
- Thấy được sự phát triển cân đối giữa hai khu vực.
2. Phân loại vốn đầu tư xây dựng theo yếu tố cấu thành
Căn cứ vào tính chất công việc xây dựng cơ bản ( xây lắp, mua sắm, xây dựng cơ bản
khác). Vốn đầu tư xây dựng được chia làm 3 nhóm:


a) Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt ( vốn xây lắp) gồm:
- Vốn để chuẩn bị xây dựng, mặt bằng
- Vốn để xây dựng công trình kể cả công trình tạm, mở rộng công trình…
- Vốn để lắp đặt trang thiết bị cho các công trình ( lắp đặt hệ thống chiếu sáng, thoát,
cấp nước, hệ thống tín hiệu trên đường, trên cảng)
- Vốn để lắp đặt các thiết bị máy móc trên nền, bệ để chúng hoạt động.
- Vốn để hoàn thiện công trình xây dựng, tu sửa trang thiết bị
b) Vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị gồm:
- Vốn để mua máy móc thiết bị…để lắp vào công trình ( giá bản thân máy móc, chi
phí vận chuyển, bảo quản tu sửa…)
c) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác ( kể cả loại được tính vào giá trị công trình, kể cá
loại được tính vào giá trị tài sản lưu động bàn giao, kể cả các loại khác mà nhà nước cho
phép không tính vào giá trị công trình) tương ứng là:
- Chỉ cho tư vấn và ban quản lý công trình, đền bù, nghiệm thu, bàn giao, khánh
thành, chạy thử…
- Chi nguyên vật liệu cho kỳ sản xuất đầu tiên, đào tạo cán bộ quản lý công trình đó,
chi mua công cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định.
- Chi ( thiệt hại) do thiên tai, dịch họa, hủy bỏ công trình đang xây dựng theo quyết
định của nhà nước.
Cách phân loại này có ý nghĩa như sau:
- Căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển cá ngành ( nhóm xây lắp: cho kế hoạch
nhận thầu trong xây dựng cơ bản, nhóm mua sám: cho kế hoạch công nghiệp nặng
và kế hoạch cho ngoại thương…)

- Cho ta phương hướng đầu tư cho các ngành một cách hợp lý ( nếu là ngành công
nghiệp thì tỷ trọng vốn đầu tư cho mua sắm phải lớn, nếu là ngành giao thông vận
tải và ngành sản xuất phi vật chất thì tỷ trọng cho xây dựng phải lớn).
- Cho ta phương hướng hạ giá thành công trình xây dựng thích hợp cho từng ngành
( với xây dựng giaio thông: thì hạ giá thành chủ yếu do khoản vật liệu, với công
trình công nghiệp thì chủ yếu hạ giá thành trong khoản nhân công ( lắp nhiều))
3. Phân loại vốn đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng:
Căn cứ vào kết quả hoạt động đầu tư vốn, vốn đầu tư xây dựng được chia ra làm 3
nhóm:


a) Đầu tư xây dựng mới: Vốn để xây dựng và trang bị những công trình mới mà từ
trước đến nay chưa có trong nền kinh tế quốc dân, làm cho tài sản cố định tăng cả
số lượng lẫn công suất.
b) Đầu tư mở rộng và cải tạo: Vốn để xây dựng thêm bộ phận gắn liền với hệ thống
đang hoạt động. Vốn để đổi mới từng phần hay toàn bộ thiết bị công nghệ, vó thể là
vốn để nâng cấp đường, mở rộng khẩu độ đường sắt trong xây dựng giaio thông,
tăng công suất của tài sản cố định
c) Đầu tư khôi phục: Vốn để phục hồi tài sản cố định đang bị ngừng hoạt động do
thiên tai, dịch họa làm hư hỏng, khôi phục lại năng lực như cũ.
Cách phân loại này có ý nghĩa như sau:
- Cho biết phương hướng xây dựng trong từng thời kỳ có đúng đường lối phát triển
kinh tế của Đảng hay không?
- Cho biết tác dụng của từng hình thức xây dựng đến việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ
thuật của nền kinh tế quốc dân.
- Cho ta nghiên cứu hiệu quả kinh tế của từng hình thức xây dựng trong từng nơi,
từng lúc.
- Cho ta nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều
sâu.
4. Phân loại vốn đầu tư xây dựng theo nguồn vốn

Căn cứ vào nguồn vốn, vốn đầu tư xây dựng được chia thành 8 nhóm:
- Đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước: theo kế hoạch nhà nước, cho các công trình
có kết cấu hạ tầng quan trọng, quốc phòng, an ninh…khó thu hồi vốn, cho hỗ trợ
các doanh nghiệp nhà nước, cho liên doanh mà cần thiết có sự tham gia của nhà
nước, cho quỹ hỗ trợ phát triển thuộc ngân sách trung ương.
- Đầu tư bằng vốn tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách nhà nước cho các dự án tạo việc
làm, trọng điểm ( điện, than, sắt thép) các dự án có khả năng thu hồi vốn.
- Đầu tư bằng vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ khác của nhà nước
( không chi qua ngân sách)
- Đầu tư bằng vốn tín dụng thương mại: để xây dựng mới và cải tạo những công trình
có hiệu quả có khả năng thu hồi vốn và đủ điều kiện vay vốn ( tự vay, tự trả theo
đúng các thủ tục)
- Đầu tư bằng vốn của các doanh nghiệp nhà nước ( vốn khấu hao cơ bản, vốn tích
lũy từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động) để phát triển sản xuất kinh doanh nâng
cao khả năng cạnh tranh…
- Đầu tư bằng vốn hợp tác, liên doanh với nước ngoài.


- Đầu tư bằng vốn do chính quyền huy động sự đóng góp của dân và các tổ chức
- Đầu tư bằng các nguồn vốn khác: các cơ quan ngoại giao và các cơ quan nước
ngoài được phép xây dựng ở nước ta.
Cách phân loại này có ý nghĩa như sau:
- Giúp ta nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư v à nền kinh tế quốc dân
- Căn cứ để lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
- Thấy được tinh thần tự lực, cần kiệm xây dựng trong nhân dân trong các doanh
nghiệp
- Cơ sở để quản lý các nguồn vốn một cách tốt nhất.
III. Tính mức hoàn thành vốn đầu tư xây dựng
1.Tính mức hoàn thành vốn đầu tư về xây dựng (T.32)
Tính theo phương pháp đơn giá, điều kiện vận dụng của phương pháp này là phải có bảng

giá dự toán quy định của nhà nước và phải xác định được mức độ hoàn thành về mặt hiện
vật của sản phẩm
Mức độ hoàn thành về mặt hiện vật của sản phẩm cần phải xác định thông qua đối tượng
tính toán như sau:
- Nếu lấy thành phẩm xây dựng để tính toán thì do sản xuất xây dựng có chu kỳ sản
xuất rất dài, trong một kì nào đó có thể chưa có thành phẩm, tức là mức hoàn thành
vốn đầu tư về xây dựng là bằng không, điều này không phản ánh đúng kết quả hoạt
động của đơn vị trong kì ấy.
- Nếu lấy khối lượng công việc trong đó có khối lượng xây dựng dở dang để làm đối
tượng tính toán thì nó sẽ biểu hiện được hết kết quả hoạt động của đơn vị, nhưng
như vậy lại coi như đã thừa nhận hiện tượng phân tán vốn, không khuyến khích
được đơn vị đẩy mạnh tiến độ, thi công dứt điểm, kết thúc sớm xây dựng công
trình. Mặt khác trong quá trình trở thành sản phẩm, sản phẩm dở dang rất có thể
phải phá đi làm lại hoặc là phải sửa chữa thêm…cho nên nếu đã tính vào mức hoàn
thành rồi là không chính xác.
Cho nên cần phải có một quy định tiêu chuẩn sản phẩm được tính vào mức hoàn thành
vốn đầu tư sao cho vừa phản ánh được thành quả hoạt động của đơn vị vừa đáp ứng được
yêu cầu của lãnh đạo sản xuất, quản lý tốt vốn đầu tư và dễ dàng cho việc tính toán. Tiêu
chuẩn được quy định như sau:


- Phần việc ( khối lượng công tác) đó có ghi ttrong hợp đồng ký kết giữa hai bên A
và B
- Phần việc đó đã có thể xác định được số lượng và chất lượng theo thiết kế, hoàn
thành đến giai đoạn cuối cùng của đơn giá dự toán, phù hợp với điểm dừng kỹ thuật
lý.
- Phần việc đó đã cấu tạo nên thực tế công trình và phù hợp với tổng tiến độ thi công.
Công thức tính:
Mức hoàn
thành vốn

đầu tư về =
hoàn thành
xây dựng



Khối lượng
Đơn
công
tác
giá
Chi
Thu
xây
dựng x dự
+ phí
+ ế và
hoàn thành
toán
chun
lãi
đúng
tiêu
g
chuẩn

= ∑ PQ + C + TL
Q: khối lượng công tác xây dựng hoàn thành đúng tiêu chuẩn là những khối lượng thỏa
mãn ba điều kiện trên
P: Đơn giá dự toán căn cứ và dự toán nhà nước duyệt ( chủ yếu là chi phí trực tiếp)

C: Chi phí chung là những chi phí chưa được tính vào đơn giá, gồm trực tiếp khác, chi phí
quản lý, chi phí phục vụ công nhân, phục vụ thi công…có quy định tỷ lệ cụ thể theo từng
loại công trình
TL: thuế và lãi gồm thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng được quy định tỷ
lệ cụ thể theo loại công trình.
2.Tính mức hoàn thành vốn đầu tư về lắp đặt thiết bị máy móc
Phương pháp và công thức tính giống như phần xây dựng ( xét về tính chất công tác là
giống nhau, đều là sản xuất). Nhưng cụ thể trong các thành phần của công thức có những
điểm khác với phần xây dựng:
a)Khối lượng công tác hoàn thành (Q):
Tiêu chuẩn tính có phân biệt theo từng loại máy móc thiết bị và theo từng phương thức lắp
khác nhau.


- Nếu thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản và theo phương thức lắp từng chiếc, thì khi lắp
xong toàn bộ mới được coi là hoàn thành.
- Nếu thiết bị lắp theo phương thức song song, hàng loạt nhiều cái một lần thì tính
vào khối lượng hoàn thành khi lắp xong từng bước theo quy định của kỹ thuật.
- Nếu thiết bị có kỹ thuật lắp phức tạp, thì thời gian lắp dài, phải tiến hành từng bộ
phận hoặc có khi phải chia mỗi bộ phận thành các giai đoạn thì bộ phận nào giai
đoạn nào làm xong mới được tính vào khối lượng hoàn thành.
- P: Đơn giá, lắp một lần máy quy ước ( tùy theo từng loại máy). Trong nó chủ yếu là
chi phí công nhân, vì chi phí vật liệu ( rẻ lau, dầu mỡ) là không đáng kể.
3.Tính mức hoàn thành vốn đầu tư về mua sắm máy móc thiết bị
Đây chính là giá của máy móc thiết bị đến thời điểm trước khi giao lắp, nó gồm:
- Giá gốc, giá mua máy móc, thiết bị
- Chi phí vận chuyển đến nơi giao nhận
- Chi phí bảo quản khác cho đến khi giao lắp
+ Với thiết bị không cần lắp thì tính v ào mức hoàn thành vốn đầu tư khi đã chuyển
về đến kho và làm xong thủ tục

+ Với những thiết bị phải lắp đặt thì tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư toàn b ộ chi
phí đến khi giao lắp ( nếu thời gian lắp dài thì giao lắp bộ phận nào tính bộ phận ấy)
+ Công cụ, khí cụ có tính chất là vật rẻ mau hỏng được tính vào mức hoàn thành vốn
đầu tư khi đã kết thúc quá trình mua sắm.
Tất cả những quy định trên đều nhằm mục đích thúc đẩy nhanh chóng quá trình đưa máy
móc thiết bị vào sử dụng.
4. Tính mức hoàn thành vốn đầu tư về các loại xây dựng cơ bản khác.
Các loại công tác xây dựng cơ bản khác, chi phí của nó chỉ được tính v ào mức hoàn thành
vốn đầu tư khi đã làm xong hoặc đã sử dụng được, không tính giá trị phần việc dở dang.
Với những loại công tác có đơn giá thì áp dụng công thức tính như mức tính hoàn thành
vốn đầu tư cho xây dựng và lắp đặt.
Với những công tác nào chưa có đơn giá thì dùng phương pháp thực thanh, tức là chi phí
bao nhiêu tính vào mức hoàn thành vốn đầu tư bấy nhiêu.
Câu 5: Thống kê sản phẩm xây lắp ( KN, đặc điểm, phân loại)


1.KN
Sản phẩm xây lắp là một bộ phận của tổng sản phẩm xã hội, do lao động trong lĩnh vực
xây lắp sáng tạo ra.
Hay sản phẩm xây lắp là thành quả hữu ích, trực tiếp của hoạt động xây lắp, do lao động
xây lắp thi công tại hiện trường theo thiết kế.
2. Đặc điểm của sản xuất xây lắp
-

Sản phẩm xây lắp không di động được ( cố định) và tiêu thụ ngay tại nơi sản xuất
ra nó, chính đặc điểm này làm cho quá trình sản xuất xây lắp mang tính di động,
điều này đòi hỏi việc quản lý và điều phối nhân tài, vật lực cho việc xây dựng các
công trình là rất phức tạp.
- Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc cho nên phương pháp thi công, quá
trình sản xuất khác nhau đối với từng sản phẩm.

- Sản phẩm xây lắp có khối lượng rất lớn và đặc biệt trong xây dựng giao thông, sản
phẩm là những con đường còn chạy dài theo tuyến điều này làm cho quá trình sản
xuất chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố khí hậu tự nhiên, xã hội, kinh tế….nơi
xây dựng, và phải huy động một khối lượng rất lớn nhân tài vật lực trong một thời
gian dài.
- Sản phẩm xây lắp tồn tại lâu dài, sự hao mòn của nó rất ít, cho nên trong thực tế
không tính khấu hao cơ bản cho loại tài sản cố định này, mà chỉ tính khấu hao sửa
chữa lớn và hiện đại hóa ( đối với những công trình: sông, đào, bến tàu, cầu cống,
đường dây…)
Các đặc điểm nêu trên của sản phẩm xây lắp sẽ chi phối các phương pháp nghiên cứu của
thống kê sau này.
3. Phân loại sản phẩm xây lắp
Theo mức độ hoàn thành của sản phẩm, thì sản phẩm xây lắp được phân thành 3 loại:
- Thành phẩm: trong đó công trình hay hạng mục công trình đã thi công xong, có giá
trị sử dụng hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng, giá trị của nó là giá trị tài sản cố
định mới tăng cho nền kinh tế quốc dân.
- Khối lượng thi công xong ( đây là thành phẩm qui ước của đơn vị xây lắp ( bên B) )
đó là những khối lượng thi công đến giai đoạn quy ước theo thiết kế:
+ Sơ bộ kiểm tra được số lượng và chất lượng
+ Đã cấu tạo nên thực thể công trình
+ Đã thi công đến phân việc cuối cùng trong đơn giá dự toán.


- Khối lượng thi công dở dang: đay là những khối lượng đang thi công, chưa đạt yêu
cầu theo thiết kế và chưa đạt các tiêu chuẩn như ở khối lượng thi công xong.
Câu 6. Tổng sản lượng xây lắp ( KN, nguyên tắc tính, phương pháp tính SPXL hoàn
thành)
1.Khái niệm
Giá trị tổng sản lượng xây lắp là một chỉ tiêu tổng hợp khối lượng sản phẩm xây lắp tính
bằng tiền theo giá dự toán. Nó phản ánh toàn bộ thành quả lao động của hoạt động xây lắp

trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu này giúp chúng ta thấy được tiến độ thi công, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
tổng sản lượng, và kế hoạch giá trị bàn giao công trình.
Là cơ sở để cân đối các kế hoạch lao động, năng suất lao động, tiêu hao nguyên vật liệu,
giá thành, tiền lương…
2. Nguyên tắc
Khi tính chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng xây lắp ( giá trị sản xuất xây lắp trong kì) cần tuân
thủ những nguyên tắc sau:
- Chỉ tính những kết quả trực tiếp, hữu ích của sản xuất xây lắp ( tạo ra trong quá
trình thực hiện hợp đồng A-B) và thi công tại hiện trường
+ Kết quả hữu ích là công trình, hạng mục công trình hoặc công việc xây lắp hoàn
thành đúng thiết kế, phần phải phá đi làm lại không tính
+ Kết quả trực tiếp là những kết quả sinh ra từ sản xuất xây lắp, không tính giá trị
những phế liệu phế phẩm ( giá trị thanh lý tài sản cố định) đối với cấu kiện mua
ngoài thì chỉ được tính khi nó đã kết cấu vào thực thể công trình.
- Chỉ tính những kết quả thi công xây lắp theo thiết kế và phù hợp với dự toán và
tổng tiến bộ thi công đã được duyệt.
- Chỉ tính thành quả của một kì báo cáo, không tính trùng giá trị khối lượng xây lắp
của kì trước, hoặc không chuyển giá trị của kì này sang kì sau. Những khối lượng
dở dang thì được tính vào trong kì phần chênh lệch giữa cuối kì và đầu kì ( ước
tính)
- Được tính toàn bộ giá trị sản phẩm xây lắp, gồm: c + v + m có nghĩa là ngoài chi
phí sản xuất còn được tính cả thuế và lãi.
Công thức chung để tính giá trị tổng sản lượng xây lắp trong kì là:


∑Pq + c + TL + VAT
q: Khối lượng thi công song
P: Đơn giá dự toán của một đơn vị khối lượng
c: Chi phí chung ( %tiền lương)

TL: thuế và lãi ( % của ∑ P.q+c)
3. Phương pháp tính giá trị tổng sản lượng xây lắp
Tinh theo yếu tố cấu thành
* Tính giá trị khối lượng công tác xây dựng
Giá trị khối lượng công tác xây dựng trong kì báo cáo gồm giá trị khối lượng xây dựng
hoàn thành và giá trị khối lượng xây dựng dở dang.
- Giá trị khối lượng công tác xây dựng hoàn thành là giá trị được tính bằng tiền theo
dự toán của các đối tượng đã thi công đến một giai đoạn quy ước nhất định ( tính
toàn bộ giá trị)
( Giá trị của công tác xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo nhà cửa và vật kiến
trúc).
Gồm cả:
+ Giá trị các thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng, cấp thoát nước cho công trình.
+ Giá trị đặt nền móng, vật chống đỡ thiết bị, máy móc.
+ Giá trị tháo dỡ, dọn dẹp, trồng cây sau khi xây dựng.
- Giá trị khối lượng xây dựng dở dang: Đây là giá trị khối lượng đã làm trong kì
nhưng chưa hoàn thành đến giai đoạn quy ước, chưa đủ điều kiện để nghiệm thu
Cách tính: Qdd=∑q.h
Qdd: Giá trị khối lượng công tác xây dựng dở dang.
q: khối lượng hiện vật ( dở dang) ở từng giai đoạn
h: tỉ trọng giai đoạn so với toàn bộ ( bằng thời gian định mức từng giai đoạn so với
thời gian định mức toàn bộ)
*Tính giá trị khối lượng lắp máy
Lắp đặt thiết bị máy móc là quá trình lắp đặt các thiết bị máy móc cần lắp lên trên nền, bệ
để máy hoạt động ( nó không làm biến đổi hình thái của đối tượng lao động và không tạo
ra sản phẩm mới như sản phẩm xây dựng) nó chỉ có tính chất gia công của sản phẩm đã
có, làm tăng thêm giá trị.


Nó cũng gồm giá trị khối lượng lắp xong và giá trị khối lượng lắp dở dang.

- Khối lượng lắp xong: là những bước lắp hoàn thành theo quy ước ( đơn vị tính: số
tấn máy quy ước)
M = ∑ (m. tm)
M: số tấn máy lắp xong từng bước quy thành số tấn máy lắp xong toàn bộ
m: số tấn máy lắp xong từng bước
tm: tỷ trọng thời gian lắp xong từng bước ( cho một tấn máy) trong tổng thời gian
lắp xong các bước sau khi tính ra số tấn máy quy ước, tính tiếp:
Mp=M.P + C + TL
Mp: Giá trị công tác lắp máy xong
P: Đơn giá lắp một tấn máy
M: Số tấn máy lắp xong ( đã quy đổi)
C: Chi phí chung
TL: thuế và lãi
- Khối lượng lắp máy dở dang:
Đây là khối lượng lắp máy chưa xong ở từng bước
Mdd=∑(md.tm.th)
Mdd: Số tấn máy lắp dở dang từng bước quy thành lắp xong
md: Số tấn máy lắp dở dang từng bước
tm: Tỉ trọng thời gian lắp xong từng bước chiếm trong tổng thời gian các bước
th: Tiến độ hoàn thành từng bước
*Tính giá trị khối lượng công tác sửa chữa lớn
- Với những công tác có đơn giá thì tính theo phương pháp đơn giá
- Với những công tác chưa có đơn giá thì tính theo phương pháp thực thanh
*Tính giá trị công tác thăm dò, khảo sát, thiết kế phát sinh trong thi công
- Chi phí tính cho khối lượng xong, không tính phần dở dang
*Tính giá trị công tác xây dựng cơ bản khác
Chỉ tính những khối lượng công tác có ghi trong hợp đồng. cũng chỉ tính phần làm xong,
không tính phần dở dang và nếu có giá thì tính theo phương pháp đơn giá, nếu không có
giá thì tính theo phương pháp thực thanh.
Câu 7: Phương pháp phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch khối lượng sản phẩm

xây lắp
A.Phân tích tình hình hoàn thành toàn bộ kế hoạch thi công trong kì


1.Phân tích chung
Nhằm đánh giá tổng quát, nó chưa nghiên cứu cụ thể từng yếu tố kết cấu khối lượng, chưa
nghiên cứu tính cân đối theo các mặt của sản xuất.
∑ q1Pn

Iq= ∑ q Pn .100% = %
0
q0, q1 : Khối lượng kế hoạch và thực tế
Pn: Giá dự toán đơn vị khối lượng
Hoặc Giá trị khối lượng thực hiện/Giá trị khối lượng kế hoạch
(tháng quý năm)
Hoặc Giá trị khối lượng thực hiện từ đầu quý đến tháng này/ Giá trị khối lượng kế hoạch
quý
Chỉ tiêu này cho ta biết tiến độ thực hiện kế hoạch quý.
Hoặc giá trị khối lượng thực hiện từ đầu năm đến tháng này/ Giá trị khối lượng kế hoạch
năm
Chỉ tiêu này cho ta biết tiến độ và xu hướng thực hiện kế hoạch năm
2.Phân tích cân đối trong thi công
Thi công cân đối là điều kiện quyết định để hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất, tránh
hiện tượng làm đuối kế hoạch, tăng thêm phí tổn trong giá thành ( thêm ca, thêm giờ…)
làm ảnh hưởng sức khỏe, người lao động, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và không
an toàn trong sản xuất.
a)Cân đối giữa các kì
Quan sát mức hoàn thành kế hoạch của từng tháng so với mức hoàn thành của từng quý và
so mức hoàn thành kế hoạch của năm. Nếu chúng xấp xỉ nhau tức là sản xuất đảm bảo cân
đối giữa các kì

b)Cân đối giữa thành phẩm và sản phẩm làm dở
Kế hoạch thành phẩm mà không được chú trọng sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành công
trình đúng thời hạn.


Nếu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng sản lượng, nhưng chủ yếu lại do
tăng tỉ lệ sản phẩm làm dở thì đó là hiện tượng không tốt. Tuy rằng khối lượng sản phẩm
dở dang giữa các kì là cần thiết, đó là điều kiện để sản xuất được liên tục, nhưng khối
lượng dở dang gối đầu các kì là bao nhiêu lại phụ thuộc vào từng kì sản xuất cụ thể của
công trình, mới có thể biết là hợp lý hay không hợp lý. Khi kiểm tra cần phải đảm bảo tỉ lệ
như kế hoạch đã đặt ra.
c)Cân đối giữa hạng mục chủ yếu và không chủ yếu
Hạng mục, công việc hoặc sản phẩm chủ yếu của đơn vị xây lắp là những sản phẩm do lao
động xây lắp thực hiện có ghi trong hợp đồng có thể là công trình, hạng mục công trình
hoặc những công việc có tính chất xây dựng như sửa chưã nhà cửa, vật kiến trúc có ghi
trong hợp đồng, không kể những công việc tuy là cần thiết trong thi công nhưng không
phải là chủ yếu như chuẩn bị công trường, xây khoo, bãi nhà làm việc…đường công cụ,
công trình tạm…
Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu này có ý nghĩa quan trọng, nó phản ánh tình hình thực hiện
nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị. Khi kiểm tra cần phải chú ý nếu giá trị tổng sản lượng trong
kì là hoàn thành kế hoạch, nhú ý nếu giá trị tổng sản lượng trong kì là hoàn thành kế
hoạch, nhưng những công việc chủ yếu thì chưa hoặc tiến hành rất ít, mà đa số là hoàn
thành những công việc kh những công việc chủ yếu thì chưa hoặc tiến hành rất ít, mà đa
số là hoàn thành những công việc không chủ yếu, như vậy cũng là không cân đối.
d)Cân đối giữa giá trị kkhối lượng pháp lệnh và giá trị khối lượng tự tìm kiếm
Hiện nay, do cơ chế mới, quyền tự chủ của các doanh nghiệp được mở rộng và phù hợp
với điều kiện canh trong sản xuất. Trong các doanh nghiệp xây dựng, phần khối lượng
công tác được giao là rất ít còn lại các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm bằng cách tham gia
đấu thầu các công trình.
Khi kiểm tra cần chú ý xem trong việc hoàn thành kế hoạch giá trị sản lượng đơn vị có

chú trọng và bộ phận pháp lệnh hay không? Vì đảm bảo hoàn thành bộ phận này chứng tỏ
việc chấp hành nhiệm vụ nhà nước giao của doanh nghiệp
e)Cân đối giữa khối lượng tự làm và cho thầu lại
Hiện nay các công ty xây dựng có quyền tham gia đấu thầu, nhận thầu, chi thầu lại và
nhận thầu lại


Đảm baỏ cân đối giữa tự làm và cho thầu lại nhằm xác định rõ không hoàn thành kế hoạch
thuộc về ai, về bản thân doanh nghiệp xây lắp hay do đơn vị nhận thầu lại, mặt khác ta có
thể đánh giá được đơn vị có làm đúng chức năng sản xuất hay không? Vì nều tỉ lệ cho
thầu lại quá lớn thì đơn vị có xu hướng trở thành những “cai đầu dài”” trong xây dựng, mà
không chú trọng đến sản xuất và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động trong đơn
vị
B.Phân tích tình hình bàn giao công trình ( báo cáo quỹ)
Công trình: Tổng hợp những đối tượng xây dựng cùng chung một bảng thiết kế và một
tổng dự toán, công trình có thể gồm một hoặc nhiều hạng mục nằm trong một dây chuyền
công nghệ đồng bộ, có thể là một ngôi nhà, một chiếc cầu, một nhà ga, một đoạn tuyến
( đường).
Hạng mục công trình: là một bộ phận của công trình, có thể huy động năng lực độc lập
phục vụ cho việc huy động năng lực tổng hợp chung của công trình, trong điều kiện
chuyên môn hóa cao, một công trình có thể có nhiều đơn vị thi công, nếu thực hiện trọn
vẹn hợp đồng đã kí và làm xong thủ tục bàn giao thì được tính vào chỉ tiêu danh mục và
hạng mục công trình hoàn thành bàn giao.
Phương pháp nghiên cứu:
- Tính bình quân về thời gian vượt ( hụt) chung cho các công trình, sau đó quan sát
riêng cho từng công trình.
- So sánh về mặt số lượng công trình hoàn thành bàn giao so với tổng số phải hoàn
thành bàn giao ( đồng thời theo dõi tiến độ đối với các công trình chưa hoàn thành).
- Nguyên nhâm chậm:
+ Thiết kế chậm ( không đảm bảo)

+ Thiết kế phải bổ xung
+ Nghiệm thu chậm
+ Đơn vị xây lắp không đảm bảo tốt các điều kiện sản xuất
+ Tổ chức sản xuất không tốt, công trình phải phá đi làm lại hoặc phải sửa chữa.
C.Phân tích thực hiện giá trị tổng sản lượng xây lắp theo đơn vị trực thuộc
Phân tích theo các tổ, các đội, các xí nghiệp trực thuộc công ty xây dựng phân tích theo
địa điểm thực hiện chỉ rõ nguyên nhân ảnh hưởng sự tăng giảm tổng sản lượng. Đánh giá
việc lãnh đạo sản xuất chung xem việc phân phối lực lượng hợp lý hay không, ngoài ra
còn biết được những đơn vị trực thuộc nào là mũi nhọn, là “ đội mạnh” của công ty để tổ
chức theo chế độ “ hạch toán kinh tế đội”


Câu 8: Lao động trong DNXL (KN, cấu thành lao động trong DNXDGT, phương
pháp tính số lao động bình quân trong DN). Thống kê số lượng, kết cấu và chất
lượng lao động trong doanh nghiệp.
I.KN
Lao động là yếu tố cơ bản trong sản xuất của mọi ngành dù cho trình độ khoa học kỹ thuật
có phát triển đến đâu, mức độ cơ giới hóa cao đến đâu đi nữa thì lao động của con người
trong sản xuất vẫn rất là cần thiết, là chủ yếu và là yếu tố chủ động nhất. Đậc biệt trong
xây dựng cơ bản, là ngành mà có một tỉ trọng lao động khá lớn trong tổng số lao động của
các ngành sản xuất khác. Mặt khác lao động trong xây dựng cơ bản lại gồm nhiều tầng lớp
khác nhau, từ nhiều người khác nhau, phong phú và phức tạp hơn rất nhiều lao động của
các ngành khác.
II. Cấu thành lao động trong DNXDGT
Lao động trong doanh nghiệp xây dựng bao gồm rất nhiều người có quan hệ khác nhau
đối với sản xuất. Toàn bộ lao động trong doanh nghiệp được chia ra:
1.Lao động của doanh nghiệp ( lao động có đến cuối kì báo cáo)
Đây là số lao động của đơn vị, do đơn vị trực tiếp quản lý phân phối, sử dụng và trả lương,
nó bao gồm hai loại chính:
- Lao động trong biên chế: Ở công ty xây dựng hiện nay có hai người, đó là giám đốc

công ty và kế toán trưởng
- Lao động hợp đồng ( hợp đồng dài hạn và hợp đồng ngắn hạn): Đây là toàn bộ
những người lao động còn lại của công ty. Theo tính chất công việc lao động của
doanh nghiệp bao gồm các loại sau:
a) Lao động trong sản xuất xây lắp:
Là toàn bộ những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xây lắp ( sản xuât chính)
của doanh nghiệp xây dựng
- Công nhân xây lắp: Thợ nề, mộc, bê tông, điều khiển máy thi công, vận chuyển vật
liệu, đo đạc thăm dò ở công trường trong phạm vi thi công
- Học nghề: vừa học vừa làm
- Nhân viên kỹ thuật: Những người có trình độ kỹ thuật được công nhận, họ trực tiếp
làm công tác kỹ thuật, chế tạo kỹ thuật, hướng theo thang lương kỹ thuật.
- Nhân viên quản lý kinh tế: Làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh: Giám đốc,
phó giám đốc, chỉ huy công trường, các nhân viên ở các phòng ban như: tổ chức, kế
hoạch, tài vụ, vật tư


- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người làm công tác hành chính quản trị,
văn thư, đánh máy, phụ trách đời sống, bảo vệ, lái xe con, tạp vụ
b) Lao động trong sản xuất kinh doanh khác
Gồm những n gười làm việc trong các hoạt động không phải là hoạt động chính,
hoạt động xây lắp của doanh nghiệp xây lắp, mà chỉ phục vụ cho sản xuất xây lắp
mà thôi, như:
- Lao động trong sản xuất phụ, phụ trợ: Xưởng sản xuất bê tông, đá, cát....hoạt động
công nghiệp.
- Lao động trong vận tải, tiếp liệu, thủ kho, y tế, thể thao, giáo dục, cấp dưỡng, lái xe
chở công nhân đi làm, phục vụ công nhân, dịch vụ
- Những người cử đi học, ốm trên 6 tháng
2. Lao động ngoài danh sách
-


Lao động gia đình làm gia công cho doanh nghiệp
Bộ đội, sinh viên, học sinh, phạm nhân đến lao động nghĩa vụ
Lao động của các đơn vị liên doanh, liên kết gửi đến ( không trả lương)
Những người công tác chuyên trách Đảng, đoàn thể ( tuy là người của doanh
nghiệp, nhưng không hạch toán vào loại lao động có đến cuối kì báo cáo, và lương
của họ do đoàn thể trả)

III. Thống kê tình hình sử dụng số lượng, kết cấu và chất lượng lao động
1.Tính số lao động bình quân kì báo cáo
a)Tính số người bình quân tháng
Nhằm xem 1 tháng trung b ình mỗi ngày có bao nhiêu người:


y=

∑y

i

n



y : số lao động bình quân tháng

yi: số lao động có từng ngày
n: số ngày dương lịch tháng
tức là:



y=

Tổng số người có từng ngày trong
tháng
Số ngày theo dương lịch của tháng


(Ngày chủ nhật và ngày lễ, lấy số liệu ngày hôm trước nếu đơn vị hoạt động không đủ
tháng, khi tính vẫn phải chia cho số ngày dương lịch của tháng)
Nếu doanh nghiệp có số lao động tương đối ổn định ( ít biến động) thì có thể tính như sau:
Lao
động
bình
quân

Lao động hiện có
Lao động hiện
= ngày đầu tháng
+ có ngày cuối
tháng
2

b)Tính số người bình quân quý
Nhằm xem trong quý trung bình mỗi ngày có bao nhiêu người
=

Tổng số người có từng ngày
trong quý
Số ngày theo lịch của quý

Hay:
=

Tổng số lao động bình quân các tháng
trong quý
3
( Nếu trong quý đó doanh nghiệp không hoạt động đủ 3 tháng thì vẫn chia cho 3)
c)Tính số người bình quân năm
Nhằm xem trong năm trung bình mỗi ngày có bao nhiêu người
=

Tổng số người có từng ngày trong
năm
365
Hoặc:
=

Tổng số người bình quân các tháng trong
năm
12
Hoặc:
=

Tổng số người bình quân các quý trong năm
4
*Nếu không có số liệu về số lao động bình quân các tháng, mà chỉ có số liệu các ngày đầu
tháng ( số thời điểm, khoảng cách đều) ta dùng công thức:





y=

y1 / 2 + y2 + y3 + ... + yn / 2
n −1

y1, y2,…,yn: số người có ở ngày đầu các tháng
n

: số thời điểm

*Nếu có số người ở các thời điểm bất kì thì tính số người bình quân theo công thức:


y=

∑yt
∑t

i i
i



y : số người bình quân trong kỳ

yi: số người có ở các thời điểm
ti: khoảng cách thời gian giữa các thời điểm có số liệu
2. Tính số người bình quân đối với các loại lao động nghĩa vụ ( tính đổi, quy ra số người
bình quân kì báo cáo)

Loại lao động này tuy không phải là lao động của doanh nghiệp và không phải lao động
thường xuyên, nhưng kì nào có thì họ cũng góp một phần đang kể vào việc hoàn thành kế
hoạch sản xuât của doanh nghiệp, nhất là đối với những công việc phổ thông, có khối
lượng lớn, nặng nhọc, như chuẩn bị, dọn dẹp công tác đất, đá…
Để tính đúng một số chỉ tiêu: Năng suất lao động, tiền lương bình quân, hao phí lao động
cho đơn vị sản phẩm…ta phải tính số lao động này, đổi thành số lao động bình quân của
doanh nghiệp trong kì báo cáo ( lao động quy ước)
a)Tính số người bình quân với lao động công nhật
=

Tổng số ngày làm việc thực tế của họ
Số ngày làm việc theo chế dộ của một người ở đơn vị

b)Tính số người bình quân với lao động làm khoán
*Nếu khoán một loại làm việc (đo tính được)
Số người bình =
quân

Khối lượng hiện vật hoàn : Số ngày làm việc theo chế độ
thành
một người của công ty
Định mức hiện vật cho một


công
*Nếu khoán tập thể ( không đo tính được)
Số người bình =
quân

Số tiền công phải trả

: Số ngày làm việc theo chế độ
một người của công ty
Tiền công một ngày quy
định ở công ty

Sau khi đã quy đổi được đối với các loại lao động nghĩa vụ, ta cộng với số lao động bình
quân của doanh nghiệp, ta sẽ được số lao động bình quân đã dùng trong kì nghiên cứu.
3. Thống kê tình hình sử dụng số lượng lao động
Dùng phương pháp chỉ số, so sánh trực tiếp số lao động thực tế đã dùng và số lao động kế
hoạch yêu cầu
IT =

T1
.100 = %
T0

∆T = T1-T0 = ± ( người)
T1, T0 : Số người lao động bình quân thực tế và kế hoạch
IT : Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số lượng lao động
∆T: sự tăng (giảm) số người do kế hoạch
Kết quả: đánh giá chung tình hình sử dụng
Lao động: chỉ cho biết là tăng hay giảm bao nhiêu chứ chưa kết luận được như vậy là tốt
hay xấu.
Trường hợp thực hiện kế hoạch sản xuất có sự thay đổi ( tăng hoặc giảm) thì số lượng lao
động sử dụng cũng được phép tăng hoặc giảm tương ứng.
Nếu kiểm tra sử dụng số lượng lao động theo công thức:
IT =

T1
.100 = %

Q
T0 . 1
Q0


Q1

∆T = T1 – T0. Q = ±
0

Trong đó:
Q1, Q0 : Khối lượng sản phẩm thực tế và kế hoạch
Q1

T0. Q : Số lao động kế hoạch đã điều chỉnh theo tình hình hoàn thành khối lượng sản
0

phẩm
Kết quả: Cho ta nhận xét việc sử dụng lao động là tiết kiệm hay lãng phí ( tốt hay xấu)
một cách tương đối so với kế hoạch là bao nhiêu.
4. Thống kê tình hình thực hiện kết cấu lao động
Trong doanh nghiệp xây dựng, do tính chất phức tạp của công nghệ sản xuất xây dựng,
cho nên doanh nghiệp phải dùng rất nhiều loại lao động, mỗi loại có vai trò khác nhau đối
với sản xuất, cho nên ngoài việc kiểm tra tình hình sử dụng số lượng lao động, cần phải
kiểm tra xem xét kết cấu các loại lao động sử dụng có đúng vốn kế hoạch hay không.
Có những trường hợp, đẩm bảo đủ số lượng lao động, nhưng loại cần thì thiếu mà loại
không cần thì thừa.
Kết cấu các loại lao động bao nhiêu là hợp lý phải căn cứ vào kết cầu công tác c ụ thể của
từng công trình ở từng thời kì.
Có các loại kết cấu sau:

-

Trực tiếp so tổng số
Gián tiếp so tổng số
Cán bộ quản lý so tổng số
Công nhân xây lắp so tổng số

Phương pháp:
d1
d0

Tỷ trọng từng loại lao động kỳ thực
tế
Tỷ trọng từng loại lao động kỳ kế
hoạch

Với cách tình tỷ trọng:

di =

Ti
∑ Ti


Ti : Số lượng từng loại lao động
∑Ti : Tổng số lao động
Xu hướng của kết cấu hợp lý là tăng tỷ trọng trực tiếp, giảm tỷ trọng lao động gián tiếp,
giảm tỷ trọng lao động quản lý.
5. Thống kê sử dụng chất lượng lao động
Chất lượng lao động có thể thể hiện ở rất nhiều chỉ tiêu, nhưng rõ hơn cả là thể hiện ở

trình độ thành thạo của lao động, tức là khả năng sãn có để hoàn thành tốt công việc, thể
hiện trình độ tay nghề của người lao động hay cụ thể hơn là thể hiện ở cấp bậc thợ.
Cấp bậc thợ là thước đo trình độ văn hóa, kĩ thuật năng lực sản xuất của người lao động.
Phương pháp: So sánh bậc thợ bình quân thực tế ử dụng và bậc thợ bình quân yêu cầu
( đây chính là cấp bậc công việc bình quân)


I R=

R1


R0


I R=

R1

Cấp bậc thợ bình quân thực tế



R0

Cấp bậc thợ bình quân kế
hoạch

IR = 1 là tốt nhất: Sử dụng lao động có chất lượng đúng như yêu cầu
IR >1: Dùng lao động bậc cao làm công việc bậc thấp gây ra lãng phí, tâng tổn hao trong

giá thành
IR <1:Dùng lao động bậc thấp làm những công việc bậc cao, gây ảnh hưởng chất lượng
công trình dẫn đến phải phá đi làm lại hoặc phải sửa chữa, không an toàn trong sản xuất.
…………………………..
Câu 9: Thống kê các loại thời gian lao động, các chỉ tiêu nghiên cứu tình hình sử
dụng thời gian lao động, phương pháp phân tích sự biến động tổng số giờ làm việc
giữa hai kỳ của người lao động
1.Các loại thời gian


a)Thời gian theo lịch ( ngày- người hoặc giờ - người)
Là tổng số thời gian của tất cả lao động của doanh nghiệp tính theo lịch, trong kỳ đấy là
quý thời gian lớn nhất của một kỳ nào đó
b)Thời gian chế độ
Là thời gian mà người lao động của doanh nghiệp phải làm việc theo chế độ quy định, nó
là cơ sở để đánh giá việc sử dụng thời gian, vì nó không tính đến thời gian nghỉ chế độ ( lễ
và chủ nhật)
Thời gian chế độ = Thời gian theo lịch – Thời gian nghỉ chế độ
c)Thời gian có thể sử dụng cao nhất
Là thời gian tối đa mà doanh nghiệp có thể sử dụng theo chế độ trong kì
Thời gian có thể sử dụng cho phép = Thời gian chế độ - Thời gian nghỉ phép
d)Thời gian có mặt
Là thời gian người lao động có mặt tại nơi làm việc, sẵn sàng làm việc không kể có được
làm việc hay không.
Thời gian có mặt = Thời gian có thể sử dụng cao nhất – Thời gian vắng mặt
e)Thời gian vắng mặt
Là thời gian người lao động không có mặt tại nơi làm việc với mọi lý do
g) Thời gian thực tế làm việc
Là thời gian người lao động có mặt tại nơi làm việc và thực tế có làm việc, nếu tính theo
ngày – người thì không kể thời gian làm việc là bao nhiêu, đủ ca hay không đủ ca làm vào

ngày chế độ hay ngày nghỉ chế độ, đều được gọi là một ngày – người làm việc thực tế.
h) Thời gian thêm ca
Là thời gian thực tế làm việc của người lao động trong ngày nghỉ chế độ, hạch toán theo
ngày – người thì phải có đủ 8 tiếng mới được tính là một ngày – người làm thêm
i)Thời gian thêm giờ


×