Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đề tài tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm he chân trắng (penaeus vannamei bone,1931) tại trung tâm sản xuất giống h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 65 trang )

i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm
He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,1931) tại Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận,
huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, gia
đình và các anh chị của trung tâm để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này .
Tôi xin cảm ơn Khoa Nuôi trồng Thủy Sản – Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều
kiện cho tôi được thực hiện đợt thực tập này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Mai
Như Thuỷ đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị của trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.Đặc biệt tôi xin cảm ơn anh Bùi Đức Tân và anh (chị) trong
trung tâm sản xuất giống đã tận tình chỉ bảo tôi.
Tôi xin gửi lời ơn đến cha mẹ và các bạn bè đã ủng hộ và giúp tôi cả về vật chất lẫn
tinh thần để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bến Tre, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Huỳnh Thanh Minh

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

MỤC LỤC
Trang


LỜI CẢM ƠN

i

MỤC LỤC.................................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH v
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

vi

MỞ ĐẦU................................................................................Error: Reference source not found
1.1 Đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng
1.1.1 Vị trí phân loại

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

1.1.2 Đặc điểm phân bố của tôm He chân trắng

3

1.1.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với một số điều kiện môi trường 4
1.1.4 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm He chân trắng
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng.

8

1.1.6 Đặc điểm sinh sản.


9

5

1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm He chân trắng Error: Reference source not found
1.2.1 Trên thế giới

Error: Reference source not found

1.2.2 Tại Việt Nam

12

Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 14
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Hình 2.1)

14

2.3 Các phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
2.4 Phương pháp xử lý số liệu

15

Error: Reference source not found


Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

19

3.1 Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình trại sản xuất
3.1.1 Điều kiện tự nhiên

19

19

3.1.2 Công trình, trang thiết bị và dụng cụ sản xuất 21
3.2 Vài nét về công ty TNHH đầu tư thuỷ sản Huy Thuận. 26
3.3 Công tác vệ sinh trại và chuẩn bị nước 27
3.3.1 Công tác vệ sinh trại

27

3.3.2 Công tác chuẩn bị nước 28

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


iii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
3.4 Kỹ thuật cho đẻ tôm bố mẹ

30


3.4.1 Nguồn gốc tôm bố mẹ Error: Reference source not found
3.4.2 Kỹ thuật nuôi thành thục tôm bố mẹ
3.4.3 Kỹ thuật cho đẻ

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

3.5 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Post Larvae.
3.5.1 Công tác vệ sinh và chuẩn bị bể ương

35

Error: Reference source not found

3.5.2 Kỹ thuật làm thức ăn sống cho ấu trùng Error: Reference source not found
3.5.3 Kỹ thuật ương từ Nauplius đến P4

Error: Reference source not found

3.5.4 Kỹ thuật nuôi từ P4 – P12 Error: Reference source not found
3.5.5 Kỹ thuật thu hoạch và vận chuyển

46

3.5.6 Các yếu tố môi trường trong bể ương ấu trùng 47
3.5.7 Kết quả ương nuôi ấu trùng tôm He chân trắng.....................................................49
3.6 Công tác phòng và trị bệnh
3.6.1 Phòng bệnh


Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

3.6.2 Trị bệnh Error: Reference source not found
Phần 4:KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN54
4.1 Kết luận 54
4.2 Đề xuất ý kiến 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


iv
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

DANH MỤC BẢNG
trang
Bảng 1.1: Khả năng thích nghi với một số yếu tố môi trường....................................................4
Bảng 1.2: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius..........................................................5
Bảng 1.3: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea................................................................6
Bảng 1.4: Đặc điểm giai đoạn Mysis..........................................................................................6
Bảng 2.1: Độ chính xác của các thiết bị đo..............................................................................15
Bảng 3.1: Các yếu tố môi trường nước biển tại trại giống........................................................20
Bảng 3.2: Các chỉ số môi trường nước sau khi chuẩn bị xong.................................................29

Bảng 3.3: Các yếu tố môi trường trong bể nuôi thành thục......................................................31
Bảng 3.4: Chế độ cho tôm bố mẹ ăn trong ngày.......................................................................31
Bảng 3.5: Kết quả sinh sản qua 4 lần cho đẻ............................................................................34
Bảng 3.6: Kết quả ấp nở trứng.................................................................................................35
Bảng 3.7: Diễn biến yếu tố độ mặn và nhiệt độ trong bể đẻ và ấp trứng..................................35
Bảng 3.8: Diễn biến yếu tố pH và độ kiềm trong bể đẻ và ấp trứng.........................................35
Bảng 3.9: Điều kiện môi trường và mật độ để ấp nở Artemia..................................................39
Bảng 3.10: Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của một số loại thức ăn.............................40
Bảng 3.11: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Zoea ...........................................42
Bảng 3.12: Khẩu phần thức ăn sống các giai đoạn phụ của Zoea.............................................42
Bảng 3.13: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Mysis..........................................42
Bảng 3.14: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Mysis...........................................................................43
Bảng 3.15: Thành phần thức ăn cho các giai đoạn phụ của Post larvae..................................43
Bảng 3.16: Chế độ cho ăn ở giai đoạn Post larvae....................................................................44
Bảng 3.17: Nồng độ dung dịch Treflan cho từng giai đoạn ấu trùng........................................52

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


v
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

DANH MỤC HÌNH
Trang

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
N : Giai đoạn Nauplius
Z : Giai đoạn Zoea

M : Giai đoạn Mysis
P : Giai đoạn Postlarvae
NTTS : Nuôi trồng Thủy sản
TLS : Tỷ lệ sống.
TLN : Tỷ lệ nở
T : Thời gian biến thái
E : Tổng số trứng
A : Tổng số ấu trùng có trong bể
TB : Trung bình

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
MỞ ĐẦU
Việt Nam có 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, hàng ngàn đảo
lớn nhỏ ven biển cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy
điện đã tạo cho nước ta một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn đặc biệt là
nuôi tôm.
Hiện nay nguồn lợi thủy sản trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng suy
giảm nhanh chóng, nó đang là vấn đề nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra như dân số tăng
nhanh, người dân không có ý thức trong việc khai thác, các hoạt động kinh tế khác không được
quản lý chặt chẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên...
Để khôi phục lại nguồn lợi thủy sản nên từ đó nghề nuôi trồng thủy sản ra đời, đã tạo ra được
lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường, đáp ứng được nhu cầu đời sống của
con người. Trong xu thế hiện nay, tôm là loại thực phẩm được ưa chuộng ở rất nhiều nước trên
thế giới vì đây là loại thực phẩm cao cấp có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu đạm, vitamin....

Do đó nghề nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú, đã phát triển không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều
nước khác trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Ở nước ta, từ năm 1980, nghề nuôi tôm đã hình thành và phát triển rất mạnh, được xem đây là
ngành nghề mũi nhọn của cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay,
việc phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu có tầm quan trọng lớn thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Song song với việc nuôi tôm, việc sản xuất tôm giống cũng đang là vấn đề quan trọng hiện
nay, đòi hỏi phải tạo ra được con giống có chất lượng cao, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng
và phát triển tốt. Tuy nhiên, các trại sản xuất tôm giống phát triển nhiều nhưng phân bố chưa cân
đối, chủ yếu tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung.
Để đáp ứng được nhu cầu về con giống đảm bảo chất lượng cao, cung cấp cho nhu cầu nuôi
của bà con trong và ngoài tỉnh, cũng như các định hướng phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy
sản, Sở thủy sản Bến Tre đã cho phép ra đời dự án “TRUNG TÂM SẢN XUẤT GIỐNG TÔM
HUY THUẬN” thuộc công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận, đặt tại huyện Bình Đại, tỉnh
Bến Tre.

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Nhằm mục đích nắm được quy trình sản xuất giống tôm sú, đưa lý thuyết áp dụng vào thực
tiễn, em đã được khoa NTTS trường ĐH Nha Trang phân công thực hiện đề tài thực tập tốt
nghiệp:“Tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone,
1931)” tại trung tâm sản xuất giống Huy Thuận – Bến Tre.
Nội dung nghiên cứu gồm:
1. Tìm hiểu cơ sở vật chất của trại giống
2. Tìm hiểu kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng

3. Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi ấu trùng từ Nauplius đến Postlarvae
4. Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị
Do còn nhiều hạn chế về thời gian thực tập, tài liệu, kinh nghiệm nên bài báo cáo này không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn!
Bến Tre, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Huỳnh Thanh Minh

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

Phần 1:TỔNG LUẬN
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm He chân trắng.
1.1.1 Vị trí phân loại
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Bộ phụ bơi lội: Natantia
Bộ tôm he: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vanamei Boone, 1931

Hình 1.1 Hình dạng ngoài của tôm He chân trắng
Tên tiếng anh: Whiteleg shrimp
Tên Việt Nam: Tôm He chân trắng

1.1.2 Đặc điểm phân bố của tôm He chân trắng
Tôm He chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo thuộc Đông Thái Bình Dương (biển
phía Tây Mỹ La Tinh) và Nam Trung Mỹ. Trên thế giới tôm He chân trắng phân bố nhiều ở vùng
biển Ecuado, tại vùng Esmieraldes quanh năm đều bắt được tôm cái mang trứng. Vì vậy, tôm He
chân trắng được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ.
Ở Châu Á không có tôm He chân trắng phân bố tự nhiên. Vào những thập niên 1980 - 1990
của thế kỷ XX đối tượng này đã được thuần hóa, di giống nuôi thử nghiệm thành công ở các

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… tại Trung Quốc những năm gần đây, tỉnh Quảng Đông
đã xem tôm chân trắng là đối tượng nuôi chính thay thế cho tôm He Trung Quốc
(P.chinensis).Tôm chân trắng có thể sống ở độ sâu 72 m, đáy bùn, nhiệt dộ nước ổn định từ 25 ÷
32oC, độ mặn 28 ÷ 34 0/00, pH từ 7,7 ÷ 8,3. Giai đoạn tôm con sống ở vùng cửa sông, trưởng
thành sống ở biển sâu.
1.1.3 Tập tính sống và khả năng thích ứng với một số điều kiện môi trường
a. Tập tính sống
Trong vùng biển tự nhiên tôm He chân trắng sống ở đáy cát, độ sâu từ 0 ÷ 72m, tôm trưởng
thành phần lớn sống ở vùng biển gần bờ, tôm nhỏ ưa sống ở khu vực cửa sông giàu dinh dưỡng.
Ngoài tự nhiên tôm nhỏ thường sống ở vùng cửa sông có độ mặn thấp, nhiệt độ cao, tôm trưởng
thành bơi ra biển giao vĩ và tiến hành sinh sản. Trong tự nhiên tôm mẹ đẻ trứng ở độ sâu 70 m
nước, độ mặn 350/00, nhiệt độ nước từ 26 ÷ 28 0C. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới
đi kiếm ăn.
b. Khả năng thích ứng của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi trường
Trong điều kiện tự nhiên tôm He chân trắng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường

nếu các yếu tố môi trường dao động trong khoảng thích hợp sau:
Bảng 1.1: Khả năng thích nghi của tôm He chân trắng với một số yếu tố môi trường:
TT

Chỉ tiêu

Khả năng thích ứng

Khoảng thích ứng nhất

1

Nhiệt độ (0C)

18 ÷ 37 (0C)

25 ÷ 32 (0C)

2

Độ mặn (S0/00)

0,5 ÷ 45 (0/00)

18 ÷ 22 (0/00)

3

pH


7,0 ÷ 9,0

7,5 ÷ 8,5

4

Oxy hòa tan

4 ÷ 8 (mg/l)

≥ 4 (mg/l)

5

Độ kiềm

100 ÷ 250 (mg/l)

6

Độ trong

30 ÷ 50 (cm)

7

NH4-N

≥ 0,4 (mg/l)


8

NH3

< 0,1 (mg/l)

9

H2S

< 0,002 (mg/l)

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
10

BOD

5 ÷ 30 (mg/l)

11

COD

< 6 (mg/l)


12

Màu nước

Xanh lục, xanh nõn chuối
Vỏ đậu, màu mận chín
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)

1.1.4 Các thời kỳ phát triển và vòng đời của tôm He chân trắng
a. Các thời kỳ phát triển
Bắt đầu từ khi trứng được thụ tinh cho đến khi tôm chết bao gồm nhiều thời kỳ như: thời
kỳ phôi, thời kỳ ấu trùng, thời kỳ ấu niên, thời kỳ thiếu niên, thời kỳ sắp trưởng thành và thời kỳ
trưởng thành.
* Thời kỳ phôi: Bắt đầu khi trứng được thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi phụ
thuộc rất lớn vào yếu tố nhiệt độ nước.
* Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm He chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái bao gồm các giai đoạn
sau:
Giai đoạn Nauplius (N): Ấu trùng N trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ.
Ấu trùng Nauplius có 3 đôi phần phụ và một diểm mắt. Đôi phần phụ thứ nhất không
phân nhánh, là mầm của đôi Anten1. Hai đôi phần phụ thứ 2, thứ 3 phân hai nhánh, là mầm của
đôi Anten2 và đôi hàm 1. Trên các phần phụ có nhiều lông cứng. Ở giai đoạn (N1) lông cứng trơn.
Từ (N2) trở đi,lông cứng có nhiều lông nhỏ dạng lông chim. Trên chạc đuôi có các gai đuôi, công
thức gai đuôi là đặc điểm quan trọng để phân biệt các giai đoạn Nauplius. Bắt đầu từ N3, mặt
bụng ấu trùng xuất hiện các mấu lồi là mầm của đôi hàm 2, hàm 3, chân hàm 1, 2, 3 sau này. Giai
đoạn N4, N5, N6 phần sau cơ thể kéo dài.
Ấu trùng Nauplius bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zíc zắc, không định
hướng và không liên tục.
Bảng 1.2: Đặc điểm phân biệt các giai đoạn phụ ấu trùng Nauplius

Giai đoạn
Nauplius 1
Nauplius 2
Nauplius 3
Nauplius 4

Công thức gai đuôi
1–1
1–1
2 – 3; 3 -3
3 – 4; 4 - 4

Đặc điểm lông cứng
Trơn
Lông chim
Lông chim
Lông chim

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Nauplius 5
Nauplius 6

4 – 5; 5 - 5
Lông chim

7-7
Lông chim
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)

+ Giai đoạn Zoea (Z): Có 3 giai đoạn phụ gồm:
- Zoea 1: Cơ thể kéo dài chia làm hai phần,phần đầu có vỏ giáp,phần sau gồm 5 đốt ngực và
phần bụng chưa phân đốt có chạc đuôi,chưa có chủy đầu,mắt chưa có cuống.
- Zoea 2: Chủy đầu xuất hiện,hai mắt kép có cuống mắt tách rời, phần bụng đã chia thành 4
đốt.
- Zoea 3: Có chủy đầu,hai mắt kép có cuống. Ở mặt bụng phần đầu ngực xuất hiện 5 đôi
chân ngực. Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và một chạc đuôi, đốt bụng 6 kéo dài có mầm
chân đuôi.
Bảng 1.3: Đặc điểm các giai đoạn phụ ấu trùng Zoea
Đặc điểm
1. Chủy đầu
2. Cuống mắt
3. Mầm chân đuôi

Zoea 1
Zoea 2
Zoea 3
Không


Không
Không

Không
Không


(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)

Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ hai đôi Anten và ba đôi chân hàm. Chúng bơi liên tục có định
hướng, bơi thẳng về phía trước.
+ Giai đoạn Mysis(M): Có 3 giai đoạn phụ là M1, M 2, M3.
Giai đạn Mysis mầm chân đuôi phát triển, nhánh ngoài của Anten2 dẹp hình thành vẩy
râu, cơ thể cong gập. Ở giai đoạn này, ấu trùng M bơi lội theo kiểu búng ngược vận động chủ yếu
dựa vào 5 đôi chân bò.
Bảng 1.4 Đặc điểm giai đoạn Mysis
Đặc điểm
Mầm chân bụng

M1
Bắt đầu hình

M2
Có một đốt

M3
Có 2 đốt

thành
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2003)
Sự khác biệt giữa Z và M là Z ăn thực vật phù du, còn M ăn cả thực vật phù du lẫn động
vật phù du; Z có khuynh hướng bơi gần mặt nước do đặc tính hướng quang, còn M thì bơi hướng
xuống sâu và đuôi đi trước, đầu đi sau. M cũng ít bị lôi cuốn bởi ánh sáng như các thời kỳ N và

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012



7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Z. Khi bơi ngược đầu M dùng 5 cặp chân bơi ở dưới bụng tạo ra những dòng nước nhỏ đẩy tảo
khuê vào miệng và đẩy động vật phù du về phía cặp chân đi để tóm lấy dễ dàng hơn.
+ Giai đoạn Postlarvae (PL)
Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng ngoài giống như của loài nhưng sắc tố chưa hoàn thiện,
nhánh trong của Anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng về phía trước, bơi lội chủ yếu
dựa vào 5 đôi chân bụng. PL bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi.Tuổi của PL tính
theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, nhưng từ PL5 trở đi chúng di chuyển xuống đáy.
* Thời kỳ ấu niên
Do ấu trùng đã có hệ thống mang đã hoàn chỉnh, nên tôm chuyển sang sống đáy, bắt đầu
bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát triển, thời kỳ này
tương đương với tôm bột hay PL5 ÷ PL20.
* Thời kỳ thiếu niên
Thời kỳ này, tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ thân, thelycum và petasma được hình thành nhưng
chưa hoàn chỉnh, hai nhánh của petasma còn tách biệt. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đàu xuất hiện sự
sinh trưởng không đều giữa hai giới, cá thể cái lớn nhanh hơn đực. Giai đoạn này tương đương
với giai đoạn ương giống và nuôi thương phẩm trong sản xuất.
* Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục như cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, cá thể đực
bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, cá thể cái đã tham gia giao vĩ lần đầu.
* Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng di cư và sống ở vùng biển sâu, nơi có độ trong
cao và độ mặn ổn định.
b. Vòng đời của tôm He chân trắng
Trong vòng đời của mình, tôm He chân trắng có giai đoạn ấu niên và thiếu niên sống ở
vùng cửa sông, đến thời kỳ sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm tham gia sinh sản lần đầu
thì sống ở vùng triều có độ sâu từ 7 ÷ 20m nước. Khi trưởng thành và có sản phẩm sinh dục đã

chín hoàn toàn thì chuyển ra vùng biển khơi, ở đó có độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh
sản ở đây.

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Trứng và ấu trùng Z, M sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòng nước trôi dạt vào
vùng gần bờ. Khi đến vùng triều thì ấu trùng chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo
thủy triều trôi dạt vào vùng cửa sông, phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng.
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm He chân trắng là loài ăn tạp, có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc từ động, thực vật.
Trong nuôi tôm thâm canh hay nuôi bán thâm canh có thể sử dụng các loại thức ăn công nghiệp.
Ở giai đoạn tiền ấu trùng và hậu ấu trùng, chúng sử dụng thức ăn tự nhiên của loài chủ yếu là tảo
đơn bào và luân trùng. Trong sinh sản nhân tạo người ta thường sử dụng các loại thức ăn công
nghiệp, tảo khô, các chất bổ sung khác…
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm He chân trắng
Tôm He chân trắng có nhu cầu về đạm (20 ÷ 35%) thấp hơn so với tôm sú (38 ÷ 40%), hệ số
thức ăn FCR thấp khoảng 0,9 ÷ 1,2 so với tôm sú là 1,5.
Cũng giống như các loài tôm He khác, thức ăn của nó cũng cần các thành phần như: Protein,
Lipid, vitamin, muối khoáng,… Thiếu hay không cân đối đều ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ
lớn của tôm.
* Nhu cầu protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm. Nhu cầu Protein thay
đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm. Giai đoạn ấu trùng cần hàm lượng cao hơn so với giai
đoạn nuôi thương phẩm…
* Nhu cầu lipid

Thành phần Lipid có trong thức ăn khoảng 6 ÷7,5%. Không nên quá 10% vì sẽ làm giảm tốc
độ sinh trưởng và tăng tỷ lệ tử vong.
* Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cở, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện dinh dưỡng.
Nhu cầu từng loại vitamin cho từng loài tôm, từng giai đoạn phát triển của tôm vẫn chưa được
biết nhiều. Trong thức ăn lượng vitamin bổ sung thường nhiều hơn nhu cầu thực tế nhằm bù đắp
lượng mất đi do hòa tan trong nước, do phân hủy trong quá trình sản xuất.
* Nhu cầu khoáng

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Giống như các động vật thủy sản khác, tôm co thể hấp thụ và bài tiết chất khoáng trực tiếp từ
môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nhu cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc
nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi trường tôm đang sống.
b. Tính ăn của tôm
Trong vòng đời của tôm, tùy thuộc vào giai đoạn biến thái mà chúng sử dụng các loại thức ăn
khác nhau.
* Giai đoạn Nauplius
Tôm dinh dưỡng bằng lượng noãn hoàng dự trữ, chưa sử dụng thức ăn ngoài. Đến cuối N 6 hệ
tiêu hóa có sự chuyển động nhu động, chuẩn bị cho giai đoạn sử dụng thức ăn ngoài.
* Giai đoạn Zoea
Ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi chủ yếu là tảo Silic như:
Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, Cossinodiscus, Nitzschia, Rhizosolenia,…
* Giai đoạn Mysis
Ấu trùng bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng NCopepoda, N-artemia, ấu trùng động vật thân mềm, … Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy ấu

trùng Mysis vẫn có thể ăn tảo Silic.
* Giai đoạn Post larvae
Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như Artemia, Copepoda, ấu trùng
giáp xác, ấu trùng động vật thân mềm,… Cần chú ý giai đoạn này tôm thích ăn mồi sống, nếu
thiếu thức ăn thì tôm sẽ ăn thịt lẫn nhau.
* Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành
Từ thời kỳ ấu niên, tôm thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về động vật). Thức ăn của tôm
là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun nhiều tơ, cá nhỏ. Trong sản xuất
giống nhân tạo ấu trùng tôm chân trắng còn được cho ăn các loại thức ăn nhân tạo và thức ăn tự
chế biến như: lòng đỏ trứng, sữa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu, trùng,…
1.1.6 Đặc điểm sinh sản
a. Cơ quan sinh sản

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
* Cơ quan sinh dục đực
Cơ quan sinh dục đực bên trong của Tôm gồm một đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh. Đôi
tinh hoàn trong suốt không sắc tố, nằm ở mặt lưng từ vùng tim đến gan tụy. Đôi túi tinh đổ ra
hai lỗ sinh dục ở gốc đôi chân bò 5. Túi tinh có chứa tinh trùng sẽ có màu xám nhạt hoặc trắng
sữa. Khi tôm đực thành thục, ta có thể thấy rõ đôi túi tinh trắng đục ở gốc đôi chân bò 5. Đây là
căn cứ để tuyển chọn tôm đực khi nuôi tôm bố mẹ.
Cơ quan sinh dục đực bên ngoài bao gồm Petasma và đôi phụ bộ đực. Petasma do hai
nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành, đôi phụ bộ đực do hai nhánh trong của đôi chân bò
2 biến thành.
* Cơ quan sinh dục cái

Cơ quan sinh dục cái bên ngoài là Thelycum, có nhiệm vụ nhận và giữ túi tinh từ tôm đực
chuyển sang. Thelycum nằm giữa gốc đôi chân ngực 4 và 5.
Cơ quan sinh dục cái bên trong bao gồm một đôi buồng trứng và ống dẫn trứng, đôi ống
dẫn trứng đổ vào 2 lỗ đẻ ở đốt ngồi đôi chân ngực 3.
* Sự phát triển buồng trứng ở tôm He chân trắng
Sự phát triển buồng trứng được chia làm 5 giai đoạn. Các đặc điểm chính của từng giai
đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1 (Chưa phát triển): Buồng trứng mềm, nhỏ, trong, không nhìn thấy qua vỏ
kitin, giai đoạn này chỉ có ở tôm con.
+ Giai đoạn 2 (Phát triển): Buồng trứng lớn hơn kích thước ruột, có màu trắng đục, hơi
vàng, rải rác có các tế bào sắc tố đen (tế bào melanin) khắp bề mặt.
+ Giai 3 (Gần chín): Kích thước buồng trứng tăng nhanh, màu vàng xanh đến xanh nhạt,
có thể nhìn thấy rõ qua vỏ kitin.
+ Giai đoạn 4 (Chín): Kích thước buồng trúng đạt cực đại, căng tròn, sắc nét. Ở đốt bụng
thứ nhất, buồng trứng phát triển lớn, chảy xệ sang hai bên tạo thành cánh tam giác.
+ Giai đoạn 5 (Đẻ rồi): Kích thước buồng trứng vẫn lớn nhưng buồng trứng mềm và nhăn
nheo, các thùy không căng như giai đoạn 4, buồng trứng có màu xám nhạt. Trong buồng trứng
vẫn còn trứng không đẻ.

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
b. Giao vĩ ở tôm He chân trắng
Hoạt động giao vĩ xảy ra chủ yếu vào ban đêm, tôm cái được gắn túi tính trước khi đẻ
vài giờ hoặc có thể được gắn trước đó vài ngày (Lột xác, thành thục, giao vĩ rồi đẻ trứng).
Ban đầu một hoặc nhiều con đực cùng đuổi theo con cái ở phía sau. Con đực thường

dùng chủy và râu đẩy nhẹ dưới đuôi con cái. Khi tôm cái rời đáy bơi lên phía trên, tôm đực bơi
theo và tiến đến phía dưới con cái. Sau đó, tôm đực lật ngửa thân và ôm tôm cái theo hướng đầu
đối đầu đuôi đối đuôi hoặc tôm xoay 180o và giao vĩ ở tư thế đầu đối đuôi.
c. Đẻ trứng
* Hoạt động đẻ trứng
Trước khi đẻ tôm cái thường bơi lội gần sát đáy, vòng quanh bể, thỉnh thoảng tôm bơi lên
trên. Khi đẻ tôm bơi hẳn lên trên, nghiêng thân bơi chậm vòng vòng trên mặt nước và đẻ trứng.
Trứng được phóng ra từ 2 lỗ đẻ ở gốc đôi chân ngực 3 và chảy ngược về phái sau. Ban đầu trứng
chảy ra từ từ, sau đó chảy ra mạnh thành một làn trắng đục hơi xanh.
* Mùa vụ đẻ trứng vá sức sinh sản
Ở Bắc Ecuado, mùa đẻ rộ từ tháng 4 đến tháng 5. Ở Peru mùa đẻ rộ từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ. Nếu tôm có khối lượng 30
÷ 35 g thì đẻ khoảng 100.000 ÷ 250.000 trứng, đường kính trứng khoảng 0,22 mm.
* Sức sinh sản
Tôm He chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, tôm cái có khối lượng 30 ÷
40 gam là có thể tham gia sinh sản. Sức sinh sản thực tế khoảng 10 ÷15 vạn trứng/tôm mẹ. Sau
khi đẻ buồng trứng lại phát dục tiếp, thời gian giữa 2 lần đẻ liên tiếp cách nhau 2 ÷ 3 ngày (đầu
vụ chỉ khoảng 50 giờ), con đẻ nhiều nhất có thể lên đến 10 lần/năm, thường 2 ÷ 3 lần đẻ liên tiếp
thì có 1 lần lột xác.
1.2 Tình hình sản xuất giống và nuôi tôm He chân trắng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Trên thế giới
Sản lượng tôm He chân trắng ngày càng chiếm thị phần rất lớn trong tổng sản lượng tôm nuôi.
Các quốc gia Châu Mỹ như: Ecuado, Mehico, Panama….là những nước có nghề nuôi tôm He
chân trắng từ lâu đời, trong đó Ecuado là nước đứng đầu về sản lượng.

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


12

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Năm 2003 sản lượng nuôi tôm của Châu Á đạt 1,35 triệu tấn, tăng 11% so với sản lượng
năm 2002 và 15% sản lượng năm 2001. Riêng Trung Quốc đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản lượng
năm 2002. Tiếp đến là Thái Lan 280.000 tấn, giảm 9% sản lượng năm 2000. Sản lượng tôm của
Indonexia tăng và đạt 160.000 tấn. Sản lượng Ấn Độ năm 2003 có thể đạt 150.000 tấn. Thực tế
trong năm 2003 các nước Châu Á dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm thế giới, chiếm khoảng 86%
sản lượng toàn cầu. Riêng tôm He chân trắng chiếm 42% sản lượng, tương đương với tôm Sú.
Trong đó, Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng, tiếp đến là Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ,…
Nhìn chung sản lượng nuôi tôm He chân trắng đã không ngừng tăng kể từ năm 2000. Theo
thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), tổng sản lượng tôm He chân trắng
năm 2006 đạt 2,13 triệu tấn, tăng 15 lần so với năm 2000. Tôm He chân trắng chiếm 31% tổng
sản lượng khai thác và nuôi trồng trên thế giới, theo dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong
những năm tới do hiện nay có nhiều nước đang đẩy mạnh phát triển đối tượng nuôi mới này.
1.2.2 Tại Việt Nam
Đến hết tháng 6 năm 2008 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của 24 tỉnh ven biển là 369.094 ha,
trong đó diện tích nuôi tôm He chân trắng là 12.411 ha. Vì tôm He chân trắng ít bệnh hơn tôm Sú
rất nhiều (37% so với 21%) trong khi lợi nhuận trên 1 kg tôm hai loại là tương đương nhau nên
người nuôi có xu hướng chuyển từ tôm Sú sang tôm He chân trắng, trong đó có một phần lớn
diện tích nuôi tôm Sú kém hiệu quả. Khánh Hòa là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm
He chân trắng nhanh đến chóng mặt. Năm 2008, diện tích nuôi tôm He chân trắng ở đây chỉ có
900 ha thì sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha. Ở thành phố Đà Nẵng, con tôm He chân trắng
cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết diện tích nuôi. Nếu như năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng
còn có 120 ha nuôi tôm sú thì sang năm 2009 con tôm Sú bị tẩy chay đến gần “trắng”, chỉ còn 17
ha. Trong khi đó diện tích nuôi tôm He chân trắng của năm 2008 chỉ có 25 ha đã tăng vụt đến 151
ha trong năm 2009.
Tính đến tháng 6 năm 2008 cả nước có 2.488 trại sản xuất giống tôm đưa vào sản xuất, trong đó
trại sản xuất tôm He chân trắng là 51 trại, sản xuất trên 2,7 tỉ con/năm. Mặc dù nhiều trại nuôi
tôm Sú đã chuyển sang sản xuất tôm He chân trắng nhưng vẫn chưa đáp đủ nhu cầu. Bên cạnh đó


SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
việc quản lý chất lượng con giống chưa tốt, còn một lượng rất lớn tôm He chân trắng đang tràn
qua biên giới Quảng Ninh vào Việt Nam bằng nhiều con đường nhưng không được ngăn chặn.
Tôm He chân trắng là loài nuôi phổ biến trên thế giới với sản lượng đạt trên 2,85 triệu tấn năm
2010. Năm 1997 tôm thẻ chân trắng chỉ chiếm 10% tổng sản lượng tôm thế giới, nhưng đến năm
2010 đã chiếm trên 85%.
Tôm He chân trắng đã phát triển khá mạnh những năm gần đây, 7 tháng đầu năm 2011 sản
lượng tôm xuất khẩu đạt 125.000 tấn với giá trị gần 1,2 triệu USD, trong đó tôm He chân trắng
đạt khối lượng gần 40.000 tấn, giá trị trên 730.000 USD, tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2010 là
31% về khối lượng và 66% về giá trị, trong khi mức tăng tương ứng của tôm sú là 6% và 20%.
Vụ tôm năm 2011 diễn ra trong tình hình khó khăn trên nhiều phương diện về kinh tế, xã hội, đặc
biệt là thời tiết, môi trường diễn biến phức tạp, dịch bệnh lây lan trên diện rộng ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất.
Mặc dù, vậy vụ nuôi vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch và tăng trưởng so với năm 2010, diện tích thả
nuôi đạt 656.425 ha và sản lượng đạt 495.657 tấn tăng 2,71% về diện tích và 5,48% về sản lượng.
Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là là 623.377 ha, đạt sản lượng 319.206 tấn bằng 95,81% năm
2010, tôm chân trắng là 33.049 ha, đạt sản lượng 176.451 tấn bằng 129,06% năm 2010. ĐBSCL
vẫn chiến ưu thế về nuôi tôm nước lợ trong năm với hơn 91,8% về diện tích và 74,4% sản lượng
thu hoạch so với cả nước.
2011 là năm mà tôm chết nhiều nhất trong những năm gần đây, đặc biệt, một số tỉnh ĐBSCL đã
thiệt hại đến 97.691 ha diện tích nuôi, nghiêm trọng nhất là Sóc Trăng với hơn 25.000 ha tôm
nuôi thâm canh và bán thâm canh bị mất trắng. Hiện tượng tôm chết xảy ra nghiêm trọng từ tháng
2 đến đầu tháng 6, tôm bị teo gan tụy, chết sau khi thả từ 15 – 40 ngày. Nguyên nhân chính là do
chất lượng thuốc, hóa chất, thức ăn, nhất là con giống…không đảm bảo. Bên cạnh đó là do thiếu

hiểu biết trong việc sử dụng các sản phẩm nông dược trong NTTS có thành phần Cypermethrin,
Deltamerthrin diệt tạp và cải tạo ao đã làm tôm bị nhiễm độc gây chết hàng loạt. Sự phản ứng
chậm của cơ quan quản lý chức năng trước dịch bệnh khiến thiệt hại càng kéo dài.
Dự báo năm 2012 sẽ khó khăn và phức tạp hơn năm 2011. Tuy nhiên dựa trên những thành quả
đã đạt được năm 2011 và đánh giá tiềm năng của toàn ngành, Tổng Cục Thủy Sản dự kiến sản

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
xuất tôm vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, diện tích nuôi tôm năm 2012 là 650.000 ha, đạt sản
lượng 510.000 tấn, trong đó, tôm sú chiếm 94,6% về diện tích và 62,7% về sản lượng, còn lại là
tôm chân trắng. Phấn đấu năm 2012 có khoảng 50 cơ sở nuôi tôm được chứng nhận VietGAP, đạt
50% diện tích nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, thực hiện nuôi có điều kiện và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.(Hội nghị “Tổng kết tình hình nuôi tôm nước lợ năm 2011 và bàn giải
pháp triển khai kế hoạch sản xuất năm 2012”).

Phần 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
+ Địa điểm: Trung tâm sản xuất giống Huy Thuận, thuộc công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy
Thuận, ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 20/02/2012 đến ngày 20/05/2012.
+ Đối tượng nghiên cứu: Tôm He chân trắng (Penaeus vannamei Bone, 1931).
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (Hình 2.1)

SVTH: HUỲNH THANH MINH

Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống tôm
he chân trắng (Penaeus vannamei Bone 1931)
Vị trí và cơ
sở vật chất
trại giống

Vị trí
trại

Cơ sở
vật chất

Kỹ thuật cho đẻ

Nguồn
gốc và
nuôi vỗ
tôm bố
mẹ

Kỹ thuật ương ấu trùng

Kỹ thuật

cho đẻ

Kỹ thuật
ương ấu
trùng

Thu hoạch
và vận
chuyển

Phòng và
trị bệnh

Thu thập và xử lý sổ liệu

Kết luận và đề xuất ý kiến

Hình 2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3 Các phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu
* Phương pháp đo nhiệt độ (oC)
Dùng nhiệt kế thủy ngân cho vào bể nước cần xác định nhiệt độ. Sau 5 – 10 phút, quan sát
vạch thủy ngân dâng lên đến đâu thì nhiệt độ của bể được xác định ở mức đó.
* Phương pháp đo độ mặn (S‰)
Dùng nước cất để chỉnh tỷ trọng kế. Sau đó tiến hành đo độ mặn của nước. Dùng nước
cần kiểm tra nhỏ một giọt nước lên bề mặt ống kính, đậy tấm gạt xuống và hướng ống kính về

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012



16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
phía nguồn sáng để quan sát. Độ mặn của nước được xác định tại ranh giới giao thoa giữa
khoảng trắng và xanh khi nhìn qua ống kính.
* Phương pháp đo pH (Đo pH bằng phương pháp so màu)
Rửa lọ bằng nước cần đo pH nhiều lần, lấy chính xác 10ml, nhỏ vào lọ 2 giọt pH test, lắc
đều, so màu nước trong lọ với bảng màu chuẩn.
* Phương pháp đo độ kiềm
Rửa lọ bằng nước cần đo độ kiềm nhiều lần, lấy chính xác 5ml, cho 1 giọt dung dịch 2
vào, lắc đều, nước sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, cho tiếp từng giọt dung dịch 1 vào, lắc đều
cho đến khi nước mất màu hồng. Đếm số giọt dung dịch 1. Sau đó, cho tiếp 1 giọt dung dịch 3
vào, lắc đều. Lúc này nước sẽ chuyển sang màu xanh. Tiếp tục cho từng giọt dung dịch 1 vào,
lắc đều cho đến khi nước chuyển sang màu vàng cam thì dừng lại. Đếm số giọt dung dịch 1. Độ
kiềm của nước được tính bằng tổng số giọt dung dịch 1 đã dùng nhân với 10.
Bảng 2.1: Độ chính xác của các thiết bị đo
Chỉ số
Nhiệt độ
Độ mặn
pH
Độ kiềm

Đơn vị
o
C

mgCaCO3/lít

Thiết bị đo
Nhiệt kế

Khúc xạ kế
Test pH
Test kiềm

Độ chính xác
±1
±1
± 0,5
± 10

* Phương pháp kiểm tra Chlorine dư
Rửa lọ bằng nước cần kiểm tra nhiều lần, lấy chính xác 10ml nước cần kiểm tra, cho 2
giọt thuốc thử (test Chlorine) vào, lắc đều, sau 5 phút nếu thấy xuất hiện màu vàng hoặc vàng
cam đến đỏ hồng thì nước còn dư Chlorine.
* Phương pháp xác định tỉ lệ trứng thụ tinh (%)
+ Bước 1: Theo dõi tôm mẹ đẻ. Sau khi tôm mẹ đẻ xong 5 – 10 phút, khi thấy trứng phân
bố đều trong bể, dùng cốc thủy tinh lấy 3 mẫu đưa vào ca nhựa (loại 2 lít). Dùng đũa khuấy đều
trứng trong ca nhựa và cho trứng vào một cốc thủy tinh (cốc A).

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
+ Bước 2: Lấy ngẫu nhiên lần lượt từng trứng trong cốc A và xem trên kính hiển vi (lúc
trứng phân cắt 2 tế bào hoặc 4 tế bào hoặc 8 tế bào). Quan sát và ghi lại kết quả, ít nhất là 30
trứng. Tính tỷ lệ trứng thụ tinh.
* Phương pháp xác định tỉ lệ nở (%) và thời gian phát triển phôi

+ Bước 1: Sau khi tôm mẹ đẻ xong 20 phút, vớt tôm mẹ ra khỏi bể đẻ, dùng dụng cụ đảo
trứng phân bố đều trong bể, sau đó dùng cốc thủy tinh lấy ngẫu nhiên 3 cốc đầy đưa vào ca nhựa
(loại 2 lít). Ghi chép thời điểm tôm mẹ đẻ và nhiệt độ bể đẻ.
+ Bước 2: Đảo đều trứng trong ca nhựa và đếm trứng đưa vào bình tam giác, mỗi bình
tam giác 100 trứng. Cách đếm trứng tôm: dùng đũa khuấy đều trứng trong ca nhựa. Sau đó, cho
một ít trứng vào cốc thủy tinh, dùng đèn soi ngược từ dưới đáy cốc lên, ta sẽ thấy rõ từng trứng
tôm và đếm số trứng đó. Lần lượt như thế đếm đủ 100 trứng cho mỗi bình tam giác. Sau đó,
điều chỉnh lượng nước ấp trong bình tam giác đủ 500ml, nước này được lấy từ bể ấp. Ghi nhãn
cho 3 bình. Đặt 3 bình này ở nơi thoáng mát và có nhiệt độ gần bằng với bể ấp trứng.
+ Bước 3: Cứ 2 giờ đo nhiệt độ trong bình một lần và đảo trứng cho đến khi trứng nở, ghi
chép nhiệt độ nước trong các bình và bể ấp trứng.
+ Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và ghi thời điểm trứng nở.
Sau 13 ÷ 14h, khi trứng nở hoàn toàn, đếm toàn bộ số Nauplius trong các bình bằng dụng cụ
đếm Nauplius. Tính tỷ lệ nở và thời gian phát triển phôi.
* Phương pháp theo dõi phát triển phôi của Tôm He chân trắng
+ Bước 1: Theo dõi thời điểm tôm mẹ đẻ. Sau khi tôm mẹ đẻ 3 ÷ 5 phút, dùng cốc thủy
tinh lấy trứng, ghi chép thời điểm tôm mẹ đẻ.
+ Bước 2: Lấy vài trứng từ cốc thủy tinh xem trên kính hển vi, chọn 1 vài trứng và chụp
ảnh hình dạng trứng tại thời điểm đó và ghi thời gian, sau 10 phút tiếp theo, lấy vài trứng khác
và chọn 1 trứng để chụp ảnh hình dạng và ghi thời gian. Cứ như thế, 30 phút, 45 phút, 60 phút
tiếp theo lần lược hình dạng phôi và ghi thời gian. Chú ý ghi lại nhiệt độ nước trong cốc đựng
trứng tôm.
* Phương pháp theo dõi các giai đoạn phát triển, sinh trưởng ấu trùng

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
Căn cứ vào đặc điểm sinh học các giai đoạn phụ của ấu trùng tiến hành quan sát phân biệt
các giai đoạn theo các bước sau:
+ Bước 1: Xem tài liệu về hình dạng cấu tạo ngoài của các giai đoạn chính và phụ của ấu
trùng Tôm He chân trắng. Giai đoạn Nauplius chú ý công thức gai đuôi, giai đoạn Zoea chú ý
phần đầu và phần đuôi, giai đoạn Mysis chú ý phần chân bụng.
+ Bước 2: Dùng cốc thủy tinh lấy mẫu ấu trùng trong bể, đưa cốc lên ngang tầm mắt,
quan sát hoạt động bơi lội, hình dạng của ấu trùng và chụp ảnh.
+ Bước 3: Lấy vài ấu trùng từ trong cốc xem trên kính hiển vi và so sánh với tài liệu để
xác định chính xác giai đoạn ấu trùng. Chụp ảnh ấu trùng qua kính hiển vi.
* Cách định lượng Nauplius: Mở sục khí mạnh cho Nauplius phân tán đều trong xô lớn.
Dùng pipet lấy 10ml cho vào dụng cụ đếm. Tiến hành đếm 2 lần sau đó lấy giá trị trung bình.
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
* Tính tổng ấu trùng có trong bể (A)

Α = ϕ A *V

(2.1)

Trong đó: - A: Tổng số ấu trùng.
- ϕ A : Số lượng ấu trùng trong 1lít nước.
- V: Thể tích bể ương.
* Tính tỷ lệ nở (TLN)
TLN =

A
* 100 %
E

(2.2)


Trong đó: TLN: Tỷ lệ nở.
A: Tổng số ấu trùng có trong bể ương.
E: Tổng số trứng.
* Thời gian biến thái của ấu trùng (T)

Τ = Τ2 − Τ1

(2.3)

Trong đó: T: Thời gian biến thái của ấu trùng.
T2: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn trước.
T1: Thời điểm xuất hiện đặc điểm ấu trùng giai đoạn sau.

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ
* Tỷ lệ sống của ấu trùng (TLS)
TLS (%)=

A2
* 100%
A1

(2.4)


Trong đó: A1: Tổng số ấu trùng ban đầu.
A2: Tổng số ấu trùng qua từng giai đoạn.
* Tỷ lệ tôm mẹ giao vĩ (TLGV)

Số tôm giao vĩ
TLGV(%) =

Số tôm mẹ cho giao vĩ

* 100%

(2.5)

* Công thức tính giá trị trung bình
Χ=

1 n
* ∑ Χi
n i=1

(2.6)

Trong đó: Χ : Giá trị trung bình mẫu
n: Số lần kiểm tra mẫu
Xi: Giá trị kiểm tra lần thứ i

SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012



20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Th.S MAI NHƯ THUỶ

Phần 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, công trình, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
a. Vài nét về điều kiện tự nhiên
+ Bến Tre là một tỉnh ven biển đồng thời có hệ thống sông ngòi chằng chịt nên đã tạo điều kiện
phát triển thủy sản nhất là lĩnh vực nuôi thủy sản. Môi trường sinh thái của Bến Tre có tính chất
đặc thù, manh tính cù lao, sông biển nên đã tạo điều kiện tốt để nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng:
nước ngọt, lợ, mặn. Đối tượng rất đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu ở 3 huyện vùng biển:
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.
+ Địa hình - khí hậu: Địa hình thổ nhưỡng của tỉnh tương đối bằng phẳng thích hợp để nuôi
trồng thủy sản. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ấm quanh năm ổn định rất thích hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển của đa số các giống loài thủy sản.
+ Khó khăn: Phần lớn tỉnh bị nhiễm mặn vào mùa nắng (2/3 diện tích) với nhiều mức độ khác
nhau, độ mặn của vùng nước mặt của biển không ổn định nên gây nhiều bất lợi cho nuôi trồng
thủy sản. Ngoài ra độ phù sa trong mùa mưa cũng ảnh hưởng xấu đến nuôi trồng thủy sản.
b. Vị trí và mặt bằng xây dựng trại
+ Trung tâm sản xuất tôm giống Huy Thuận thuộc ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre. Trung tâm được xây dựng trên nền đất cát, gần kề sông Mương Đá, cách bờ
biển 1 km, diện tích xây dựng là 11.000 m2.
- Trung tâm nằm xa khu dân cư và các khu công- khác nông nghiệp nên hạn chế việc ô
nhiễm nguồn nước.
- Ở phía Đông, trung tâm giáp sông Mương Đá, phía Tây giáp cồn đất Thừa Tiên, phía
Nam giáp đất quy hoạch nuôi trồng thủ syản, phía Bắc giáp khu dân cư Thừa Tiên.
+ Nguồn năng lượng


SVTH: HUỲNH THANH MINH
Nha Trang,Tháng 6 năm 2012


×