Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.64 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế tồn cầu, Việt Nam đã đạt được
những thành quả đáng kể ở nhiều mặt. Song nếu đi sâu vào tìm hiểu, theo
nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước Việt Nam vẫn chưa đạt được những
lợi thế nhất định. Việt Nam được công nhận có rừng vàng biển bạc, có lợi
thế về xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, giày dép. Từ cuối thế kỷ
90 của thế kỷ trước đến nay xuất khẩu thuỷ sản được coi là trong những
ngành mũi nhọn mà Đảng, Nhà nước ta đã vạch ra cùng với xuất khẩu dệt
may, giầy dép kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản không ngừng tăng lên. Các thị
trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là Mỹ, Nhật, EU,
Nga,... Từ năm 2004 đến nay thị trường Nhật được coi là một trong những
thị trường chiếm tỷ lệ nhập khẩu của thuỷ sản Việt Nam lớn (từ 21-25%).
Đây cũng là thị trường mà thuỷ sản Việt Nam xuất sang được giá khá cao
(từ 250-300USD/tấn), cao hơn nhiều so với các thị trường khác. Riêng mặt
hàng tôm hàng năm đạt trên 500 triệu USD.
Nhật cũng là một thị trường khá khó tính về ý thức vệ sinh an tồn
thực phẩm cũng như những yêu cầu trong giám sát từ nuôi trồng, chế biến
tới bảo quản xuất khẩu.Hai năm gần đây Chính phủ Nhật liên tục thực hiện
chính sách quản lý nghiêm, giám sát chặt trong việc kiểm tra chất lượng, độ
dư lượng kháng sinh trong các mặt hàng thuỷ sản được nhập khẩu vào.
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam sang Nhật đạt hơn 1
tỷ USD. Trước việc thực hiện siết chặt quản lý, tăng cường giám sát chất
lượng hàng thuỷ sản của Nhật Bản đã ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:


2



Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời
gian qua và trong tương lai trước những chính sách tăng cường kiểm sốt,
quản lý chất lượng thuỷ sản nhập khẩu của Nhật. Đồng thời đề tài cũng xin
đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, ngành
thuỷ sản Việt Nam khi xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
trước những chính sách thương mại mà Nhật đã, đang áp dụng trong thời
gian qua.
"Thực trạng hàng thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và trong tương lai
trước những chính sách tăng cường kiểm sốt, quản lý chất lượng thuỷ sản
nhập khẩu của Nhật".
Nội dung của đề tài gồm 3 chương.
Chương I: Mơ tả tình huống.
Chương II: Phân tích tình huống
Chương III: Những bài học rút ra và đề xuất các giải pháp giải
quyết tình huống.
Bài viết có sử dụng nhiều tài liệu, các tập tin trên một số tờ báo kinh
tế, một số thông tin của Bộ Thuỷ sản, Cục Hải quan và một số nguồn thơng
tin khác. Việc đi sâu vào tìm hiểu tuy đã có cố gắng xong cũng gặp một số
hạn chế nhất định, mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô và bạn đọc.

CHƯƠNG I


MƠ TẢ TÌNH HUỐNG

1.1. Đánh giá chung.
Liên tiếp từ cuối năm 2006 đến nay một số mặt hàng thuỷ sản Việt Nam

khi xuất sang Nhật bị trả lại. Các lô hàng thuỷ sản bị trả lại được phía Nhật kết
luận là có dư lượng kháng sinh cấm và một số hoá chất dư lượng quá mức cho
phép. Từ đầu năm 2007 tới hết tháng 6/2007 phía Nhật cũng đưa ra một số lời
cảnh báo với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về việc tăng cường
kiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng đối với các mặt hàng thuỷ sản được xuất
khẩu từ phía Việt Nam. Phía Nhật tuyên bố nếu các doanh nghiệp này không
giải quyết các vấn đề một cách triệt để có thể cho ngừng nhập khẩu thuỷ sản.
Theo ông Trần Thiện Hải-Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
(VASEP): "Phía Nhật đã tăng kiểm tra số lô hàng từ 50% lên 100% với thuỷ sản
Việt Nam. Mới đây ngày 25/6/2007, VASEP đã nhận được thông cáo từ Đại sứ
Nhật về việc nếu phía Việt Nam khơng đưa ra những giải pháp ngăn chặt triệt để
tình trạng thuỷ sản Việt Nam có dư lượng kháng sinh cao có thể sẽ xem xét
ngừng nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam" (Trích bài viết của tác giả
Quang Trí trên báo kinh tế Việt Nam).
Theo VASEP đến cuối 5/2007 Việt Nam đã xuất sang Nhật 39.090 tấn sản
phẩm thuỷ hải sản trị giá 240 triệu USD. Nếu tính so với cùng kỳ năm ngối thì
giá trị xuất khẩu giảm gần 20%. Trong 6 tháng đầu năm 2007Việt Nam xuất
khoảng 6000 lô hàng thuỷ sản sang Nhật, trong đó có 94 lơ bị phía Nhật cảnh
cáo có dư lượng kháng sinh (chiếm 1,6%). Các sản phẩm này chủ yếu nhiễm
CAP (55 lô), AOZ (17 lô), SEM (6 lô), COLIFORM (7 lô), SUNFUARADIOXIDE
(2 lô). Đã có 48 doanh nghiệp có lơ hàng bị cảnh báo, trong đó có 2 Cơng ty bị
phát hiện trên 4 lô, 10 Công ty 3 lô, 3 Công ty 2 lơ và 23 Cơng ty có 1 lơ bị cảnh
báo. Các nhóm hàng bị CAP là tơm biển cỡ nhỏ, mực ống, mực nang.
Tôm là mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hàng năm
giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật trên 500 triệu USD (chiếm 56,7%).
Đến cuối năm 2006 tới nay thì tỷ lệ vi phạm của mặt hàng này cũng vượt


4
ngưỡng 1,6%. Trong đó chất CAP chiếm 6,7%, tổng các lô hàng được kiểm tra

tại cảng nhập khẩu của Nhật Đồng thời từ đầu năm tới nay cũng có nhiều lơ
hàng xuất khẩu tơm Việt Nam bị phía Nhật trả về. Đầu tháng 3 năm 2007
TOKYO đã cảnh báo trên mạng của Bộ Ytế lao động và phúc lợi của Nhật là có
2 lơ hàng tơm sú nhập khẩu từ Việt Nam có hàm lượng chất AOZ quá mức cho
phép. Trước đó cơ quan này đã cơng bố việc tìm thấy dư lượng CAP ở một số lô
hàng mực nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời cũng tìm thấy vi
khuẩn Ecoli trong một số lơ hàng tơm đơng lạnh chiên sẵn từ Việt Nam. Đièu đó
cho thấy giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã giảm sút đáng kể.Việc Nhật Bản mất
đi vị trí dẫn đầu trong nhập khẩu thuỷ Việt Nam là một sự thật đáng buồn cho
các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Thậm chí trongt hời gian tới nếu khơng có
những chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp thuỷ sản chúng ta sẽ mất hẳn đi
thị trường này. Nừu quả xảy ra thật thì “ đau quá” cho ngành thủy sản Việt Nam.
1.2. Động cơ của việc Nhật Bản tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng
thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam
Thứ nhất: Nhật là một thị trường có sức tiêu thụ lớn về hàng thuỷ sản, song
lại khá khó tính nên tiêu dùng những mặt hàng có ảnh hưởng khơng tốt tới sức
khoẻ sẽ làm người tiêu dùng cảm thấy bất an. Một nền kinh tế phát triển thì việc
bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng là một điều cần thiết và cần được thực hiện
một cách chặt chẽ. Không chỉ Chính phủ Nhật là các cơ quan lãnh đạo khác
cũng muốn đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm có độ
an tồn cao. Việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát và quản lý chặt đối với
hàng thuỷ sản được nhập khẩu không chỉ đối với thuỷ sản Việt Nam và với
nhiều quốc gia xuất khẩu vào thị trường này. Với những mặt hàng thuỷ sản
khơng đảm bảo chất lượng đã và đang được phía Nhật trả lại, họ không muốn
người tiêu dùng trong nước sử dụng những mặt hàng này.
Thứ hai: Qua việc siết chặt chính sách thương mại đối với hàng thuỷ sản
nước ngoài họ mong muốn làm giảm áp lực cho các doanh nghiệp thuỷ sản
trong nước . Rõ ràng cạnh tranh trên một thị trường có sức tự do cao là rất khốc



liệt. Một khi không biết và nắm bắt tốt về những thị trường này tính khốc liệt sẽ
làm cho bất kỳ doanh nghiệp nào thất bại. Siết chặt quản lý chất lượng thuỷ sản
nhập khẩu, tăng cường kiểm tra chất lượng tại các cảng nhập sẽ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản, có điều kiện về thời
gian, về lực để tranh thủ chiếm chính thị trường trong nước của mình. Nhật là
một quốc gia có đường biển dài bao quanh, có lượng tàu thuyền lưu thơng lớn
trên thế giới, do đó thuỷ sản ở Nhật cũng là một ngành khá phát triển. Khi có sự
xâm nhập từ ngồi vào thì áp lực cạnh tranh sẽ tăng lên, điều đó cũng chứng
minh việc Chính phủ Nhật mong muốn giảm bớt áp lực này cho các doanh
nghiệp thủy sản trong nước của mình.
Thứ ba: Nhật Bản mong muốn qua chính sách này sẽ cảnh báo tới các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là họ chỉ cho phép các doanh nghiệp
đủ điều kiện mới được hoạt động trên thị trường này. Phía Nhật sẵn sàng cấm
nhập khẩu các hàng thuỷ sản đối với các doanh nghiệp vi phạm các tiêu chuẩn
cho phép. Đây là điều cần để các doanh nghiệp Việt Nam lưu tâm, chú ý,và cũng
thể hiện động cơ rõ ràng nhất để phía Nhật áp dụng chính sách thương mại này
với thuỷ sản Việt Nam.
1.3. Tác động của việc tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chất lượng
hàng thuỷ sản
1.3.1. Tác động đối với phía Nhật
Thứ nhất: Tác động tới tiêu ding trên thị trường Nhật: Giảm thiểu những
mặt hàng thuỷ sản không đảm bảo chất lượng được nhập khẩu vào thị trường.
Đồng thời có tác động lớn tới sức tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng của người tiêu
dùng Nhật Bản. Một khi công tác quản lý chất lượng được thực hiện nghiêm thì
hiệu quả của nó tạo ra là rất rõ rệt. Người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn việc họ được
bảo đảm an toàn khi sử dụng những mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu. Những mặt
hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật không chỉ dùng để bán ngay ra thị trường mà
một số còn được sử dụng để chế biến tạo ra các sản phẩm, thực phẩm liên quan.



6
Thứ hai: Tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp thuỷ sản của Nhật:
Việc thực hiện siết chặt quản lý chất lượng cũng tác động không nhỏ tới các
doanh nghiệp thuỷ sản trong nước. Một phần họ có đủ điều kiện trong việc nâng
cao cạnh tranh trên thị trường, một phần họ cũng bị ảnh hưởng từ việc nhập
khẩu nguồn nhiên liệu từ nước ngoài vào. Nhật là một thị trường có sức tiêu thụ
tơm khá lớn, tơm được coi là một mặt hàng sử dụng chủ yếu để chế biến các sản
phẩm mà người tiêu dùng Nhật rất thích. Một khi Chính phủ Nhật tăng cường
kiểm sốt, quản lý chất lượng với mặt hàng này, thì lượng tơm nhập khẩu sẽ
giảm rõ rệt.
1.3.2. Tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Với việc Chính phủ Nhật tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chất
lượng hàng thuỷ sản được nhập khẩu từ Việt Nam đã ảnh hưởng tới kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp và tồn ngành thuỷ sản nói chung.
Nhật Bản trong những năm trước vẫn là một trong hai thị trường có sức tiêu thụ
thuỷ sản Việt Nam xuất sang lớn nhất. Đây được coi là một thị trường truyền
thống đối với các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Hàng năm sản lượng thuỷ
sản tiêu thụ tại Nhật, đem lại nguồn doanh thu hơn 1 tỷ đơ cho phía Việt Nam.
Các mặt hàng chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang là mực, tôm sú,
tôm đông lạnh chiên sẵn, một số mặt hàng cá. Từ cuối năm 2006 khi mà phía
Nhật áp dụng chính sách siết chặt quản lý chất lượng đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, thì sản lượng các mặt hàng thuỷ sản này đã giảm
rõ rệt, điều đó cũng ảnh hưởng tới giá trị sản lượng xuất khẩu của các doanh
nghiệp đang làm ăn trên thị trường này. Ví dụ: Cơng ty xuất khẩu thuỷ sản
Thaimex là một doanh nghiệp có giá trị thuỷ sản hàng năm sang Nhật lớn thứ 3
trong nước, trước đây trung bình mỗi tháng doanh nghiệp này xuất sang Nhật từ
10-15 tấn thuỷ sản. Nhưng từ cuối năm 2006 đến nay Công ty này hầu như
không xuất được một lô hàng thuỷ sản nào sang Nhật. Hơn 7 tháng qua doanh
thu của Công ty từ thị trường này là không đáng kể. Hai Công ty Nam Hải và
Hải Nam cũng ở trong tình trạng tương tự với Thaimex. Rất nhiều Công ty xuất

khẩu thuỷ sản khác cũng đã bị giảm đáng kể sản lượng thuỷ sản xuất khẩu sang


Nhật. Ước tính doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả trên thị trường Nhật cũng chỉ
xuất sang đạt 78,7% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2006.
Một phần vì các doanh nghiệp bị phía Nhật trả lại hàng, phần do các
doanh nghiệp này không giám xuất sang Nhật sợ ảnh hưởng tới uy tín, do đó đã
ảnh hưởng khá lớn tới giá trị xuất khẩu. Điều này cũng ảnh hưởng tới các mặt
hàng liên quan được xuất sang Nhật. Ví dụ các mặt hàng về chế biến thực phẩm
xuất khẩu có sử dụng nguồn nguyên liệu là thuỷ sản: Sản phẩm đông lạnh, đồ
hộp, một số nông hải sản khác. Khi sản lượng giảm ắt sẽ ảnh hưởng tới các
doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu. Chẳng hạn như Cơng ty Thaimex
trung bình mỗi tháng xuất từ 10-15 tấn hàng với giá 8,98USD/1kg thì doanh thu
đạt từ 90 ngàn-135 ngàn USD. Nhưng trong 6 tháng đầu năm nay, thì doanh thu
mà Cơng ty thu lại chưa đầy 10 ngàn USD. Đồng thời giá của các mặt hàng này
trong thời gian qua cũng đã giảm rõ rệt. Ví như giá tơm trong cùng kỳ năm
ngối là 8,89USD/1kg thì sang hết tháng 5 năm 2007 giá trung bình giảm cịn
8,48USD/1kg. Đó là xét trên khía cạnh về doanh thu thu được nếu nhìn một
cách thẳng thắn và trực quan thì với việc Nhật áp dụng chính sách này sẽ làm
cho các doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam có thể sẽ mất đi chính thị
trường này, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới tồn ngành thuỷ sản và
các chỉ tiêu kinh tế mà Việt Nam đã đặt ra trong năm nay.
Như vậy với việc áp dụng chính sách thương mại mà Nhật đang làm đã
ảnh hưởng đặc biệt tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian qua và
tương lai gần.
1.4. Phản ứng của các tổ chức, Quốc gia, từ phía Việt Nam.
1.4.1. Phản ứng của các tổ chức, quốc gia
Việc Nhật áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát hàng thuỷ sản
xuất khẩu từ Việt Nam đã kéo theo các phản ứng khác nhau từ các tổ chức kinh
tế và các quốc gia nhập khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam. Mỹ từ đầu năm 2007 tới

nay cũng đã thay đổi cách thức kiểm tra chất lượng các lô hàng thuỷ sản xuất
khẩu từ Việt Nam bằng việc tăng cường kiểm tra 100% lô hàng với một số mặt


8
hàng: Cá tra, cá ba sa, tôm. Không chỉ thực hiện kiểm tra các lơ hàng tại cảng
nhập, phía Mỹ cũng u cầu phía Việt Nam phải có những chứng nhận về độ an
tồn của các lơ hàng được xuất sang. Mỹ cũng đã cử một số đoàn chuyên gia
sang kiểm tra một số ấp nuôi và các cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản sang thị trường này. Đây là động thái mà phía Mỹ áp dụng đối với thuỷ
sản Việt Nam thời gian qua. Cùng với Nhật, Mỹ cũng đặt ra những yêu cầu khắt
khe về an tồn thực phẩm với thuỷ sản nhập khẩu, đó là các tiêu chuẩn về
GMP,các tiêu chuẩn do Cục Quản lý thực phẩm Mỹ đề ra.
Còn tại Nga và EU cũng có những biện pháp tương tự, thậm chí các đồn
thanh tra mà họ cử tới để tìm hiểu kiểm tra còn làm chặt chẽ hơn rất nhiều, nếu
phát hiện những ngư dân, các cơ sở chế biến vi phạm về an toàn thực phẩm lập
tức họ sẽ áp dụng các biện pháp yêu cầu phía Việt Nam tạm ngừng xuất khẩu
các sản phẩm tại các cơ sở này. Ví dụ: Từ ngày 13-28/4/2007 một đoàn thanh tra
của Cục kiểm dịch động thực vật Liên Bang Nga (VPSS) đã đến Việt Nam để
thực hiện kiểm tra hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động chế biến ở một số
nhà máy tại An Giang và Bình Thuận, đồng thời đồn cũng có những buổi thảo
luận chun mơn về giữ gìn vệ sinh ATTP với Cục quản lý chất lượng, Cục thú y
thuỷ sản Việt Nam (Nafiquaved). Nga là một thị trường tiềm năng và đang lên,
do đó nếu nắm bắt, và thực hiện tốt những điều kiện tiêu chuẩn tại các thị trường
hẳn các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn.
1.4.2. Phản ứng từ phía Việt Nam
Ngay sau khi nhận được những thơng tin về việc liên tiếp các lô hàng thuỷ
sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật bị trả lại và bị cảnh báo, Bộ thuỷ sản đã các
văn bản tới các thành phố, Cục quản lý chất lượng vệ sinh ATTP, các doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, cơ sở chế biến, các ngư dân nuôi, yêu cầu tăng

cường đảm bảo chất lượng hàng thuỷ sản. Đồng thời yêu cầu các cơ quan xử lý,
giám sát, kiểm soát chặt chẽ tới các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng của ngư dân,
hoạt động chế biến của các cơ sở.


Bộ cũng yêu cầu Cục hải quan sẵn sàng trả lại những lô hàng vi phạm
ngay tại sản xuất, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản phải
có giấy chứng nhận xuất sứ nguồn nguyên liệu thuỷ sản. Đối với các doanh
nghiệp đã có lơ hàng xuất khẩu thuỷ sản yêu cầu phải kiểm tra 100% với các sản
phẩm xuất trong thời gian tới. Bộ thuỷ sản yêu cầu các cơ quan quản lý sẵn sàng
cấm xuất khẩu với các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm, cố tình vi phạm về
vệ sinh an tồn chất lượng hàng xuất khẩu. Đóng cửa các cơ sở chế biến, các ấp
ni đánh bắt có sử dụng chất kháng sinh cấm.
Hiệp hội ngành hàng thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng đã gửi một số
công văn tới Bộ thuỷ sản yêu cầu tạm ngừng xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật trong
một thời gian. Đồng thời yêu cầu tới các Cục quản lý tại các địa phương thực
hiện kiểm tra chặt chẽ hơn hoạt động đánh bắt chế biến. Đây được coi là động
thái tích cực để chúng ta có thời gian kiểm sốt một cách tồn diện trước khi
xuất khẩu trở lại và đảm bảo với bạn hàng về chất lượng hàng, lấy lại uy tín trên
thị trường. VASEP đã gửi cơng văn tới Cục hải quan đề nghị không thông quan
những lô hàng xuất khẩu sang Nhật của các doanh nghiệp bị cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền Nhật phát hiện dư lượng kháng sinh cấm từ sau ngày 24/11/2006.
Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật từ 12/12/2006 trở
đi đều phải đăng ký qua Cục quản lý chất lượng an toàn vệ sinh và Cục thú y
thủy sản.
Còn phản ứng từ các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thì rất khác nhau.
Một số doanh nghiệp thực hiện nghiêm tăng cường đảm bảo chất lượng hàng
thuỷ sản xuất khẩu và duy trì việc xuất khẩu hàng thuỷ sản vào thị trường Nhật.
Một số doanh nghiệp khác đã tính nước chuyển sang một số thị trường khác
như: Nga, Canada, EU hay Mỹ. Tính đến hết tháng 6/2007 trong số 31 doanh

nghiệp có lơ hàng bị cảnh báo thì có 22 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu,
2 doanh nghiệp chưa đạt, 2 doanh nghiệp chưa xác định được là đơn vị kinh
doanh hay đơn vị sản xuất. Mới đây ngày 11/7 Thứ trưởng Bộ thuỷ sản Lương
Lê Phương

đã ký quyết định số 06 về việc áp dụng các biện pháp cấp bách

kiểm soát dư lượng hoá chất kháng sinh cấm đối với thuỷ sản xuất khẩu Nhật.


10
Trong quyết định, Bộ thuỷ sản yêu cầu chỉ các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ mới được phép xuất khẩu, đồng thời phải
thực hiện kiểm tra chứng nhận Nhà nước về dư lượng hố chất kháng sinh đối
với 100% số lơ hàng giám xác, nhuyễn thể chân đầu và các sản phẩm phối chế
từ các loại nguyên liệu thuỷ sản trước khi xuất sang Nhật.


CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

2.1. Đánh giá về thị trường Nhật, tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Nhật Bản là một thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn đối với
hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam. Từ năm 2002-2005 chiếm tỷ lệ 25% tổng
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ra nước ngoài. Từ năm 2006 tới hết
tháng 6/2007 tỷ lệ này giảm còn 18,7% và mất đi vị trí dẫn đầu về nhập khẩu
thuỷ sản Việt Nam (báo cáo Cục hải quan tháng 6/2007). Mặt hàng chủ yếu mà
Việt Nam xuất sang Nhật là các mặt hàng về tôm: tôm sú, tôm chiên, đồ đông
lạnh, một số mặt hàng về mục. Mỗi năm các loại mặt hàng này chiếm 56,7%
tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật. Đây cũng là thị

trường hấp dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam về giá cả.
Thường giá thị trường này nhập cao gấp 2-3 lần so với giá nhập của các thị
trường ở Nga, Canada. Với mức giá như vậy hẳn doanh nghiệp nào cũng muốn
được xuất khẩu vào đó. Điều này càng thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam mong muốn được làm ăn trên thị trường này. Nhưng cũng
cần nhắc lại ý thức tiêu dùng tại Nhật là rất cao, nhu cầu tiêu dùng của người
Nhật ln gắn liền với u cầu về độ an tồn vệ sinh thực phẩm. Điều đó dường
như được minh chứng một phần tại sao người Nhật lại có tuổi trung bình cao
nhất thế giới.

Bảng 1: Nhập khẩu tơm đơng lạnh (tất cả các loại) vào Nhật Bản,
1998 & 2001 – 2005 đơn vị: tấn


12
Các dạng sản phẩm
Sống

1998

2001

2002

2003

2004

2005


364

Đông lạnh, nguyên con

406

293

383

271

85

Tươi ướp đá

577
99

36

19

33

19

238906 245048 248868 233195 241445

232443


Khơ/ muối/ngâm nước
muối

2349

biến

sẵn/

1875

1977

2351

14045

13936

13927

16745

17051

376

Luộc & xơng khói


1704

10338

Luộc, đơng lạnh

Chế

2008

515

468

453

618

422

bảo

quản(bao gồm tempura
& tơm đóng hộp)
Sushi (với cơm)
Tổng cộng

42181
13984


23980

27678

33361

39692

50

160

194

92

341

263

266038 286128 293461 283318 301608

294658

Nguồn: Infofish Trade New, No4/2005, No.3/2006
Theo ước tính của VASEP đến hết tháng 4/2007 Việt Nam có trên 500 cơ sở
chế biến thuỷ hải sản, hàng ngàn điểm nuôi to, nhỏ và số lượng thuyền bè đánh
bắt rất lớn. Trong số 500 cơ sở chế biến mới có trên 300 cơ sở được công nhận
đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm (62,4%). Cịn gần 200 cơ sở thì một
số chưa được cơng nhận, một số chưa được kiểm tra theo dõi. Tuy nhiên lại có

rất nhiều đầu mối xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật. Từ đầu năm tới nay xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam tuy có tăng nhẹ xong xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật
lại giảm đáng kể. Trong 6 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
39.090 tấn thuỷ sản trị giá 240 triệu USD, trong đó xuất khẩu tơm sang Nhật đạt
4.564 tấn trị giá 38,7 triệu USD (giảm 15,6% về sản lượng, 20% về giá trị so với
cùng kỳ năm ngoái). Đây là giá trị cuất khẩu thấp nhất của chúng ta trong 3 năm
qua tại thị trường này. Không những vậy giá của các mặt hàng thuỷ sản cũng đã
giảm nhiều trong thời gian qua. Giá các mặt hàng tơm giảm cịn 8,48USD/1kg
so với 8,89Usd/1kg cùng kỳ năm ngoái (giảm 0,41 USD/1kg)


Rõ ràng việc Chính phủ Nhật siết chặt quản lý chất lượng, tăng cường
kiểm sốt đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam,
nhưng cũng cần thừa nhận là các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ quan quản lý đã
quá lơ là về ý thức đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu. Chúng ta lỏng lẻo từ
khâu quản lý, kiểm tra tới ý thức của người nuôi và các cơ sở chế biến. Nếu
không cải thiện được tình hình rất có thể chỉ tiêu đạt 3,7 tỷ USD cho ngành thuỷ
sản trong năm nay hẳn không đạt được. Khi mà chúng ta đánh mất đi thị trường
hàng năm mang lại nguồn thu hơn 1 tỷ USD là Nhật. Trước việc Nhật thực hiện
chính sách này với thuỷ sản Việt Nam thì phía Chính phủ Việt Nam, các cơ quan
quản lý của ngành thuỷ sản đã và đang có những phản ứng ra sao? Chúng ta đã
có những biện pháp cấp bách để hạn chế mối lo ngại cho đối tác, song hỏi những
biện pháp này đã thực sự được thực hiện một cách nghiêm túc hay chưa? Và khi
đề ra những biện pháp trước mắt rồi cần có những nhóm giải pháp hiệu quả thực
sự cho lâu dài. Hay cũng cứ "Nước xảy đến đâu ta đối phó đến đó", nếu vậy thì
nguy cơ mất hẳn thị trường Nhật vẫn còn quá nhẹ đối với thuỷ sản Việt Nam.
Mà hậu quả của nó cịn to lớn không chỉ là một thị trường mà nhiều thị trường.
2.2. Nguyên nhân của việc Nhật tăng cường kiểm soát quản lý chất lượng
hàng thuỷ sản.
"Khơng có lửa làm sao có khói" lời người xưa đã nói và chúng ta những

người làm công tác chuyên môn cần ngẫm lại lời chỉ dậy đó. Rõ ràng trong
những tháng qua khơng chỉ trên truyền thống mà ở các phương tiện thông tin
khác chúng ta đều thấy những điều bất ổn trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh
ATTP cho hàng xuất khẩu. Và điều đó đã làm thuỷ sản Việt Nam phải ngậm
"Trái đắng" từ các phản ứng của nhiều thị trường nhập khẩu khác. Nguyên nhân
của việc hàng thuỷ sản Việt Nam bị trả lại và bị cảnh cáo quy lại bởi các nhóm
yếu số sau:
Nhóm yếu tố trong khâu ni trồng, đánh bắt của ngư dân: Người nuôi
thuỷ sản đã không ý thức được độ dư lượng kháng sinh mà vẫn sử dụng phục vụ
cho công tác nuôi trồng. Họ thường xuyên sử dụng các loại kháng sinh để phòng
trị bệnh cho vật ni trong q trình ni. Khi thuỷ sản ni có triệu trứng bị
bệnh vì cái lợi trước mắt, vì tài sản của mình họ đã sử dụng kháng sinh, thậm chí


14
cả các chất cấm để chữa trị cho vật nuôi. Nhưng sau đó khi mà vật ni đã hết
bệnh thì người nuôi lại không báo cáo với cơ quan quản lý, với các doanh
nghiệp cơ sở thu mua để được hướng dẫn các biện pháp giảm thái dư lượng
kháng sinh trước mùa thu hoạch. Ngay cả việc con giống phục vụ cho việc ni
trồng cũng có vấn đề, nhiều người nuôi phản ánh họ thường xuyên mua phải
những giống vật ni có chất lượng xấu nên trong q trình ni thường bị chết
hàng loạt. Trong khi đó đối với các cơ sở đánh bắt họ cũng sử dụng chất CAP để
giữ tươi thuỷ sản thay vì ướp đá. Bởi đây là phương pháp giữ tươi hữu hiệu và
khá rẻ. Vì dụ tại Bình Thuận Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản tỉnh đã
nhiều lần tổ chức tuyên truyền vận động ngư dân không sử dụng kháng sinh
trong nuôi trồng, bảo quản thuỷ sản. Đã phát hàng ngàn tờ rơi rồi tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí đến tận ghe, thuyền, ấp ni
có ngư dân để kêu gọi, song kết quả thu được chẳng là bao. "Có lẽ cái lợi trước
mắt đã làm người ta quên đi lợi ích chung của ngành thuỷ sản Việt Nam cũng
như sức khoẻ người tiêu dùng”. Quan trọng hơn là những sản phẩm mà người

ni tạo ra cịn phục vụ cho công tác chế biến xuất khẩu. Khi đã làm “mờ mắt
họ” thì hẳn hậu quả sẽ “khơn lường”. Người tiêu dùng trong nước “được” sử
dụng những sản phẩm không tốt cho sức khoẻ của họ. Doanh nghiệp chế biến,
xuất khẩu có thể “được” nhận lại những mặt hàng họ xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo kết quả kiểm tra dư lượng các chất độc hại của tổ chức Cục thú y trong
tháng 4 năm 2007 đã phát hiện dư lượng chất FQL trong các mẫu cá tra vùng
nuôi Mỏ Cày- Bến Tre, mẫu tơm sú tại xã Hồ Bình, Châu Thành-Trà Vinh, chất
SFM trong mẫu cá tra 6 tháng tuổi tại An Lạc Tây-Sóc Trăng. Đây hẳn là nhóm
nguyên nhân “gốc” để có tiếp những nhóm nguyên nhân sau. Đầu có “vấn đề”
thì đi hẳn khơng trơn tru được như những thiết bị công nghệ nhập khẩu phục
vụ cho sản xuất khi gặp trục trặc sẽ tạo ra những sản phẩm lỗi.
Nhóm nguyên nhân từ cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu: Đó là việc
thiếu kiểm tra trong công tác thu mua nguyên liệu và bảo quản trong chế biến.
Nhiều cơ sở nuôi đã sử dụng chất CAP để bảo quản sản phẩm của mình, một số
cơ sở khi thực hiện thu mua thì thiếu kiểm tra xuất sứ của sản phẩm nếu có cũng


chỉ thực hiện qua loa. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thì nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu khơng đủ tiêu chuẩn, khơng được chứng nhận đảm bảo an tồn
vệ sinh thực phẩm (khoảng gần 40%), cũng tìm mọi cách để xuất đi những lô
hàng nhằm thu lợi. Một số doanh nghiệp khác để đối phó với kiểm tra và thơng
quan đã mượn danh các Cơng ty xuất khẩu khác. Đó được coi là hình thức mượn
"Code" nhau để xuất khẩu hàng. Họ chỉ cần vượt qua cửa khẩu nhập là trót lọt
thương vụ và thu lợi. Cách làm này nghe tưởng khó nhưng khi đã móc hoặc
được thì dễ hơn nhiều khi tự mình làm thủ tục xin phép cuất khẩu. Họ chỉ cần
bớt môth chút lời cho đối tác chứ khơng muốn mất chi phí cho giấy tờ, them chí
cịn mát thời gian để đợi chờ. Hành vi này ít nhiều đã có hiệu quả khi thơng
quan được các cửa xuất khẩu và một số đến tận ngọn đem lại doanh thu cho
doanh nghiệp. Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến tại nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam. Không chỉ những doanh nghiệp làm ăn trên thị truờng Nhật, mà

trên nhiều thị trưịng khác. Khơng biết các doanh nghiệp này khi tính tốn làm
ăn trên các thị trường này có tìm hiểu kỹ những quy định về tiêu chuẩn xuất
khẩu hay khơng? Nếu có thì hẳn họ đã “cố tình” khơng tn theo những quy
định này, cịn khi đã khơng rồi thì chắc họ “nhắm mắt” làm liều nhằm kiếm lời
cho doanh nghiệp mình. Nhóm ngun nhân này được coi là cố hữu trước “lợi
nhuận” mà doanh nghiệp nhìn thấy
Nhóm ngun nhân trong cơng tác quản lý chất lượng của các cơ quan có
thẩm quyền. Đây là nhóm nguyên nhân cơ bản,và tác động lớn tới những gì đã
dõên ra trong thời gian qua, đã tạo ra những kẽ hở để doanh nghiệp, người nuôi
nách qua. Trong thời gian qua nhiều cơ quan quản lý chất lượng tuy đã nhận
thức được vấn đề cũng như có những động thái chỉ đạo thực hiện quản lý chặt
đối với xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật song việc thực hiện còn quá kém. Cả nước
ta có hàng trăm doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản, hàng ngàn ghe
thuyền đánh bắt và khơng ít các ấp, trại ni, điều đó cũng phần nào gây khó
khăn cho cơng tác quản lý, giám sát về thực hiện an tồn vệ sinh thực phẩm.
Song khơng vì thế mà lơ là, bỏ qua cho doanh nghiệp, cơ sở tự do hoạt động.
Nguyên nhân cũng đến từ sự thiếu đồng bộ trong quản lý kiểm tra, giám sát các


16
hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, điều đó thấy rõ trong 6 tháng đầu
năm qua khi mà nhiều ngư dân, các hiệp hội ngành nghề thuỷ sản địa phương
nhờ các phương tiện thông tin đã biết được việc Nhật Bản siết chặt quản lý thực
hiện kiểm tra tất cả các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam, vậy mà những
người có trách nhiệm thì vẫn chưa có thơng báo gì. Đâu phảI chúng ta khơng có
những cơ quan theo dõi thơng tin ở đó. Các cơ quan này vẫn chưa kiểm soát chặt
chẽ hoạt động chế biến của nhiều cơ sở chế biến, thậm chí nhiều bộ phận kiểm
tra đã khơng thực hiện một cách thường xuyên, không xuống tận nơi kiểm tra
như trong báo cáo. Nếu như có những hiên tượng “làm giả ăn thật” thì khơng thể
trách ai được về những gì đã, đang diễn ra cho thuỷ sản Việt Nam

Như vậy việc siết chặt chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam bị phía Nhật
cảnh báo được hội tụ từ 3 nguyên nhân chính trên. Ngồi ra cịn có những
ngun nhân từ chính từ trường Nhật tác động tới. Và chúng ta cần phải làm gì
để giảm thiểu những tác động xấu tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật
trong thời gian tới?


CHƯƠNG III
BÀI HỌC RÚT RA VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP LÀM TĂNG KHẢ NĂNG
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT

3.1. Bài học từ nuôi trồng, đánh bắt
Việc Nhật Bản thực hiện quy chế siết chặt quản lý chất lượng hàng thuỷ
sản Việt Nam không chỉ tác động tới các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản mà
cịn ảnh hưởng tới tồn ngành thuỷ sản Việt Nam. Với những chính sách này thì
rõ ràng Nhật Bản đã, đang muốn hạn chế những mặt hàng thuỷ sản Việt Nam
xuất khẩu vào. Bởi theo họ tình trạng chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam trong
suốt 9 tháng qua ln có dư lượng kháng sinh cao là mối đe doạ tới sức khoẻ
cho người tiêu dùng Nhật.Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, các cơ quan,
ngành thuỷ sản xem ra đã nhận thức được vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP nhưng
việc thực hiện vẫn chưa hẳn tốt, chưa nghiêm túc. Qua đó chúng ta cần rút ra
một số bài học về xuất khẩu thuỷ sản thời gian qua:
-Với người nuôi đánh bắt, họ không thể bán được sản phẩm với giá cao, thậm
chí nhiều chủ ni khi vật ni chết thì chỉ biết đợi mà phá sản.
- Với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu là rất nhiều lô hàng thuỷ sản bị trả
lại và bị phía Nhật cho tạm ngừng xuất khẩu, thậm chí có những doanh nghiệp
bị cấm xuất khẩu.
- Ngành thuỷ sản Việt Nam cũng đang dần làm mờ đi uy tín mà chúng ta cố
gắng bấy lâu gây dựng. Hàng triệu đô đã dần tuột khỏi tầm tay chúng ta, và nếu
trong tương lai gần khơng cải thiện được tình hình thì có thể con số lên sẽ là

hàng tỷ đô. Rồi những khốn đốn trong ngành thuỷ sản Việt Nam tại các thị
trường khác cũng sẽ đến. Đó sẽ là bài học rất đắt mà thuỷ sản Việt Nam có thể
phải trả giá. Do vậy chúng ta cần có những biện pháp cấp bách để cứu lại tình
hình, để minh chứng cho đối tác và nhiều thị trường khác rằng đó chỉ là một
cuộc khủng hoảng ngắn. Mà chúng ta sẽ trở lại, xuất khẩu thuỷ sản vẫn sẽ đạt
được những thành công trong tương lai.


18
3.2. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam sang Nhật.
3.2.1. Giải pháp từ các cơ quan quản lý Nhà nước.
Chính phủ cần có những tác động một cách mạch lạc, trực tiếp tới Bộ
thuỷ sản và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản. Yêu cầu các doanh
nghiệp phải thực hiện nghiêm quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm. Thường
xuyên yêu cầu Bộ thuỷ sản báo cáo tình hình họat động của ngành thuỷ sản. Từ
đó nắm bắt và có hướng giải quyết, giúp đỡ khi ngành thuý sản gặp khó khăn.
Đồng thòi yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp đạt kết quả theo yêu cầu. Phía
Chính phủ cần có những hoạt động thuyết phục phía Nhật đồng nhất cách tiếp
nhận vấn đề về phương thức quản lý kiểm tra chất lượng. Kiến nghị phía Nhật
áp dụng các quy trình quản lý chất lượng HACCP như Mỹ, EU thay vì tập trung
kiểm tra các lơ hàng tại cửa nhập khẩu. Đề nghị phía Bạn hỗ trợ trong việc đào
tạo các kiểm nghiệm viên và phương pháp phân tích dư lượng hoá chất.
Bộ thuỷ sản cần giám sát chặt chẽ hơn, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt,
chế biến và bảo quản sản phẩm. Bộ cần trực tiếp kiểm tra công tác thực hiện vệ
sinh ATTP đối với các mặt hàng xuất khẩu tại các cơ sở chế biến, và doanh
nghiệp xuất khẩu. Giải quyết triệt để các doanh nghiệp vi phạm trong thời gian
qua. Thậm chí có thể cấm xuất khẩu vĩnh viễn đối với các doanh nghiệp này nếu
cố tình vi phạm. Cùng với cục thú y quản lý thực vật đề ra những giảI pháp hiệu
quả để giúp người nuôI, các ghe đánh bắt thu được những sản phẩm sạch, cung

cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến. Các cơ quan quản lý cần tổ chức
kiểm tra thường xuyên tại các cơ sở nuôi và chế biến thuỷ sản. Khi phát hiện có
sai trái kịp thời xử lý ngay, tránh để những sản phẩm chất lượng xấu xuất khẩu
ra nước ngoài
3.2.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến và ngư dân nuôi
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản cần thực hiện nghiêm quy
định về quy trình bảo đảm an tồn chất lượng từ chế biến, xuất khẩu. Các cơ sở
cần đăng ký với Cục quản lý chất lượng an toàn thực phẩm về an toàn vệ sinh
thực phẩm trước khi xuất khẩu sang Nhật. Trong thu mua nguyên liệu tại của
ngư dân nuôi cần kiểm tra kỹ chất lượng nguyên liệu. Ngoài ra, các doanh


nghiệp cần lưu ý tới kênh phân phối thuỷ sản nhập khẩu của Nhật để đàm phán
hợp lý về chất lượng.Đặc biệt đối với kênh phân phối tôm, cua sống, cua tươi.
Doanh nghiệp Nhật rất coi trọng chữ tín, nên các doanh nghiệp khi xuất khẩu
vào Nhật cần tuân thủ tốt hợp đồng. Cần mua bảo hiểm tránh rủi ro khi hàng bị
kiểm tra, nếu bị phát hiện không đủ tiêu chuẩn cần bị xử lý ngay.
Các cơ sở chế biến cần kiểm tra xuất sứ nguồn nguyên liệu và hàm lượng
hoá chất tại các cơ sở thu mua. Các ấp nuôi, các cơ sở đánh bắt thường xuyên
liên hệ với cơ quan quản lý địa phương để nắm bắt được tình hình trong q
trình ni trồng. Trong q trình ni có những vấn đề xảy ra với vật ni cần
đề nghị các cơ quan quản lý địa phương hướng dẫn, tránh sử dụng kháng sinh
cấm để trị và bảo quản sản phẩm

KẾT LUẬN


20
Tóm lại việc đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách thương mại mà
Nhật áp dụng đối với thuỷ sản Việt Nam thời gian qua đã cho chúng ta nhìn nhận

lại một cách chính xác hơn về vấn đề đảm bảo ATTP cho hàng thuỷ sản xuất
khẩu. Thuỷ sản Việt Nam đã có những thành cơng, xong thành cơng đó đang có
nguy cơ bị “che lấp” bởi các vấn đề đảm bảo vệ sinh ATTP.chính vì vậy trong
thời gian tới chúng ta cần có những biện pháp cấp bách và hiệu quả để sua tan đi
những đám mây đang che phủ đó. Cần lấy lại uy tín trên thị trường mà bấy lâu
nay chúng ta gọi là truyền thống. Muốn vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cùng tồn thể
ngư dân ni trồng đánh bắt. Mong muốn của đề tài là góp một phần nhỏ bé
trong quá trình lấy lại hình ảnh đẹp cho thuỷ sản Việt Nam trước người tiêu dùng
Nhật, chính chủ Nhật và các doanh nghiệp Nhật.

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I: MƠ TẢ TÌNH HUỐNG………………………………………...3
1.1. Đánh giá chung…………………………………………………………….3
1.2. Động cơ của việc Nhật tăng cường kiểm soát, siết chặt quản lý chật
lượng thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam………………………………………
4
1.3. Tác động của chính sách này……………………………………………...5
1.3.1. Tác động đối với Nhật……………………………………………...5
1.3.2. Tác động đối với doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam…….6
1.4. Phản ứng của các tổ chức, quốc gia và phía Việt Nam…………………..7
1.4.1.

Phản

ứng


của

các

tổ

chức,

quốc

gia………………………………...7
1.4.2. Phản ứng từ phía Việt Nam………………………………………...8
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG………………………………...10
2.1. Đánh giá về thị trường Nhật, tình hình xuất khẩu thuỷ sản VN………10
2.2. Nguyên nhân của việc Nhật tăng cường kiểm soát. quản lý chất lượng
thuỷ sản Việt Nam…………………………………………………………… 13
CHƯƠNG III: BÀI HỌC RÚT RA, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP………..17
3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra………………………………………………17
3.2. Đề xuất các giải pháp.……………………………………………………18
3.2.1.

Giải

pháp

từ

phía




quan

quản



Nhà

nước…...............................18
3.2.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở chế biến, người
nuôi



đánh

bắt……………………………………………………………………...18
KẾT LUẬN…………………………………………………………………....20


22

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP

: An toàn thực phẩm

EU


: Liên minh Châu Âu

VASEP

: Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

CAP

: Chloramphenil

FQL

: Fluroquinolones

SFM

: Sulfornomides

VPSS

: Cục kiểm dịch động thực vật Liên Bang Nga



24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách, Tạp chí
1, PGS.TS Nguyễn Thị Hường: Kinh doanh quốc tế/ tập 1, 2, NXB Lao độngxã hội 2003.
2, Tạp chí kinh tế và phát triển, Đại học kinh tế quốc dân số ra định kỳ.

Web:
/> />.
.
.



×