TRƯỜNG THCS VĂN-TRỊ
TỔ XÃ HỘI
QUY TRÌNH
BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP DẠY HỌC VÀ
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH.
QUY TRÌNH
: Gồm 5 bước
Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương trình GDPT để xác định
KT, KN, TĐ và định hướng hình thành năng lực
Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn để xếp vào ô
của ma trận sao cho tương ứng với mức độ nhận thức;
xác định các năng lực được hình thành.
Bước 3: Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn bằng
các động từ hành động
Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của
KT, KN và định hướng hình thành năng lực.
Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo chủ đề
đã lựa chọn
1. Quy trình biên soạn
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề trong chương trình để
xác định KT, KN, TĐ và định hướng hình thành
năng lực.
Lưu ý:
+ KT, KN đa dạng
+ Chủ đề đó phải góp phần hình thành năng lực
chuyên biệt cụ thể nào đó của bộ môn.
KHÁI NIỆM NĂNG LỰC
* Năng lực là khả năng vận dụng những
kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách
phù hợp và có hiệu quả trong các tình
huống đa dạng của cuộc sống.
NĂNG LỰC CHUNG
* Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc
cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong
cuộc sống và lao động nghề nghiệp.
MỘT SỐ NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA HỌC SINH THCS
1. Năng lực tự học
2. Năng lực giải quyết vấn đề
3. Năng lực sáng tạo
4. Năng lực tự quản lý
5. Năng lực giao tiếp
6. Năng lực hợp tác
7. Năng lực sử dụng CNTT và TT
8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
9. Năng lực tính toán
NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT
* Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở
các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt
trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi
trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt,
đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán
học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…
CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT TRONG MÔN ĐỊA LÍ
1.
2.
3.
4.
5.
Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Năng lực học tập tại thực địa
Năng lực sử dụng bản đồ
Năng lực sử dụng số liệu thống kê
Năng lực sử dụng ảnh, hình vẽ, video clip, mô hình...
1. Quy trình biên soạn
- Bước 2: Xác định chuẩn KT, KN của chủ đề lựa chọn, xếp vào ô
của ma trận sao cho tương ứng với mức độ nhận thức; xác định
các NL được hình thành.
Lưu ý:
+ Xếp đúng các chuẩn vào các mức độ nhận thức tương ứng.
Có nhiều dấu hiệu để xác định mức độ nhận thức: động từ, nội
hàm của câu hỏi, dự kiến câu trả lời, trình độ HS,
+ Một chuẩn có thể được biểu hiện ở nhiều mức độ nhận thức
khác nhau, đối với các chuẩn phức tạp này cần phải biết bóc
tách các mức độ nhận thức để đưa vào ô ma trận cho chính xác.
+ Xác định mức độ cụ thể của năng lực sao cho phù hợp với
trình độ HS tại địa phương.
1. Quy trình biên soạn
- Bước 3: Mô tả các mức độ yêu cầu của các chuẩn
bằng các động từ hành động.
Lưu ý: các động từ hành động được mô tả theo NIKO.
Theo NIKO: Có thể chia câu hỏi thành 3 cấp độ nhận thức:
Nhận biết, thông hiểu và vận dụng
• Câu hỏi nhận biết: Xác định, Phân loại, mô tả, định vị, lấy ví dụ,
liệt kê, nhớ lại, cho biết …
- Ví dụ: + Hãy cho biết thế nào là nội lực, ngoại lực
+ Hãy kể tên một số khoáng sản và công dụng của chúng
• Câu hỏi Thông hiểu: Giải thích, diễn giải, tổng kết, so sánh,
trình bày phân biệt…
- Ví dụ: + Hãy giải thích tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nữa cầu bắc và
nam trong một năm?
+ Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau
• Câu hỏi vận dụng: Giải quyết, minh họa, phân loại, tính toán,
áp dụng, diễn dịch…
Ví dụ: Dựa vào lược đồ địa hình dưới đây:
+ Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến A2
+ Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía Tây
đỉnh núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn? Vì sao?
1. Quy trình biên soạn
- Bước 4: Biên soạn câu hỏi/bài tập theo các mức độ nhận thức của
KT, KN và định hướng hình thành năng lực.
+ Câu hỏi tường minh, rõ ràng, đúng quy cách theo CV số 8773
.
+ Xây dựng hướng dẫn chấm
1. Quy trình biên soạn
- Bước 5: Tổ chức các hoạt động học tập cho chủ đề lựa
chọn
Lưu ý:
+ Vận dụng các PP, KT và hình thức tổ chức dạy học tích
cực để HS đạt được mục tiêu về những KT, KN và định
hướng năng lực cần hình thành.
+ HS được chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức; được thực
hành và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
+ Tăng cường sử dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học đặc
thù của bộ môn.