Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Bàn về gian lận và sai sót với trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.39 KB, 28 trang )

Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
1
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
PHẦN MỞ ĐẦU
2
PHẦN NỘI DUNG
3
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ SAI SÓT VÀ GIAN LẬN 3
1.1. Sai sót 3
1.2. Gian lận 4
1.2.1. Khái niệm gian lận và các yếu tố cơ bản của gian lận 4
1.2.2. Các loại gian lận và biểu hiện của gian lận 5
1.2.2.1
.
Gian lận liên quan tới báo cáo tài chính 5
1.2.2.2
.
Biển thủ tài sản 9
1.3. Các yếu tố làm nảy sinh và tăng hành vi gian lận, sai sót 11
2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIAN LẬN VÀ SAI SÓT TỚI BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
13
3. TRÁCH NHIỆM LIÊN QUAN TỚI GIAN LẬN, SAI SÓT 14
3.1. Trách nhiệm của Ban giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị 14
3.2. Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán 14
4. NHỮNG HẠN CHẾ VỐN CÓ CỦA CUỘC KIỂM TOÁN ĐỐI
VỚI VẤN ĐỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
16
5. ĐÁNH GIÁ RỦI RO GIAN LẬN 18
5.1. Phỏng vấn ban giám đốc 18


5.2. Xem xét các yếu tố có thể dẫn tới gian lận và sai sót 20
5.2.1. Những vấn đề liên quan tới tính chính trực hay năng lực của
ban giám đốc
20
5.2.2. Các sức ép bất thường trong đơn vị hay từ ngoài đơn vị 21
5.2.3 Các nghiệp vụ và sự kiện không bình thường 21
5.3 Xây dựng và thực hiện các thủ tục phân tích 21
6. CÁC THỦ TỤC KHI CÓ DẤU HIỆU GIAN LẬN, SAI SÓT 22
7. THỦ TỤC KHI PHÁT HIỆN CÁC GIAN LẬN VÀ SAI SÓT
TRỌNG YẾU
23
PHẦN KẾT LUẬN
26
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, các công ty và tổ chức kinh tế cũng
ngày càng tăng lên về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, bên cạnh sự ra đời của
những doanh nghiệp mới thì có hàng loạt các công ty, tập đoàn kinh tế lớn không
chỉ trong quy mô quốc gia, mà với quy mô toàn cầu đã bị phá sản. Nguyên nhân
dẫn tới sự diệt vong của những công ty nói trên chủ yếu do có sự gian lận trong các
hoạt động tài chính. Trước tình hình đó, kiểm toán trở thành nhu cầu bức thiết hơn
bao giờ hết, để củng cố lòng tin của những người quan tâm tới tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Mục đích của kiểm toán tài chính là xem xét các thông tin trên
Báo cáo tài chính có được trình bày trung thực và hợp lý hay không, có chứa đựng
những sai phạm trọng yếu hay không. Việc phát hiện ra các hành vi gian lận hay
sai sót có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng đối với doanh nghiệp mà còn đối
với cả nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy rằng có nhiều
công ty vẫn bị phá sản hay lâm vào tình trạng khủng hoảng do ảnh hưởng của các
hoạt động gian lận ngay cả khi công ty đã được tiến hành kiểm toán báo cáo tài
chính. Do vậy, vấn đề đạt ra là kiểm toán viên và công ty kiểm toán có phải là

người chịu trách nhiệm trong việc ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và
sai sót trong doanh nghiệp hay không. Để nghiên cứu vấn đề này, em xin chọn nội
dung chính cho bài viết này là : “ Bàn về gian lận và sai sót với trách nhiệm của
kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính”.
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
3
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VỀ SAI SÓT VÀ GIAN LẬN
Sai sót và gian lận đều là những sai phạm, do vậy bề ngoài chúng có một số
điểm tương đồng. Tuy nhiên, về mặt bản chất thì chúng có nhiều điểm khác nhau,
và có ảnh hưởng khác nhau tới trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, việc phân
biệt hành vi sai sót và gian lận có ý nghĩa quan trọng tới cuộc kiểm toán.
1.1. Sai sót
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 240 (VSA 240), sai sót là lỗi không cố
ý, có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính.
Sai sót thường biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể như:
 Lỗi trong quá trình thu thập và xử lý các dữ liệu trong quá trình lập báo
cáo tài chính. Ví dụ như: lỗi về tính toán số học, nhầm lẫn, bỏ sót hay
hiểu sai sự việc một cách vô tình.
 Lỗi trong các ước tính kế toán không phù hợp do sơ suất quên hoặc do
hiểu sai bản chất
 Lỗi trong việc áp dụng các nguyên lý kế toán về đo lường, ghi nhận, phân
loại và trình bày và áp dụng sai chế độ kế toán tài chính do thiếu năng
lực.
Sai sót có thể là lỗi của Ban giám đốc hay người quản lý, hoặc có thể là lỗi
của nhân viên. Sai sót nảy sinh do tác động của nhiều yếu tố kết hợp với nhau.
Trước hết là do trình độ năng lực của nhân viên bị hạn chế. Tại các đơn vị không
xây dựng một tiêu chuẩn tuyển dụng lao động một cách phù hợp thì dễ dàng xảy ra
hiện tượng các nhân viên được tuyển dụng vào vị trí mà họ chưa đủ năng lực để
thực hiện. Đồng thời trong điều kiện xã hội liên tục phát triển như hiện nay, các
kiến thức mới cần phải được cập nhật đều đặn cho nhà quản lý cũng như các nhân

viên. Việc nắm bắt chậm các thông tin, đặc biệt là các thông tin về qui định của
Nhà nước, khiến cho tư duy của nhà quản lý và các nhân viên dần dần trở thành lạc
hậu, khi đó khả năng dẫn tới các hành vi sai phạm càng trở nên cao hơn.
Yếu tố thứ hai dẫn tới các sai sót là lề lối làm việc tại đơn vị. Lề lối, tác
phong làm việc của nhà quản lý cũng như của nhân viên ảnh hưởng tới hiệu quả
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
4
làm việc của họ. Trong những đơn vị có lề lối làm việc quan liêu, thiếu trách
nhiệm và vô tổ chức, các cá nhân không có ý thức cần phải xem xét, giải quyết các
công việc một cách cẩn thận, khẩn trương, nghiêm túc. Sự cẩu thả và thiếu trách
nhiệm dẫn đến các sai sót là tất yếu.
Một yếu tố khác cũng có thể dẫn tới các sai sót là áp lực công việc. Yếu tố
tâm lý của các cá nhân ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả làm việc của các cá
nhân. Khi nhân viên làm việc với tâm trạng không tốt vì bất kỳ lý do gì, họ không
thể tập trung hoàn toàn vào công việc của mình, điều đó cũng dễ dàng gây ra các
sai sót. Hoặc khi nhân viên được giao quá nhiều việc cùng lúc, họ không thể giải
quyết được hết, áp lực phải hoàn thành công việc khiến họ làm việc thiếu cẩn thận,
phiến diện, do đó cũng dẫn tới khả năng sai sót.
1.2. Gian lận
1.2.1. Khái niệm gian lận và các yếu tố cơ bản của gian lận
Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận. Theo
hướng dẫn tìm hiểu gian lận của SPASAI ( Hiệp hội các cơ quan kiểm toán tối cao
Nam Thái Bình Dương): gian lận là một thuật ngữ chung, bao gồm tất cả các cách
mà trí thông minh con người có thể nghĩ ra, được một cá nhân sử dụng để giành lợi
thế hơn người bằng việc trình bày không đúng sự thật. Không có một quy định rõ
ràng nào cho việc xác định gian lận vì gian lận bao gồm tất cả các cách bất ngờ, giả
dối, xảo quyệt và không công bằng nhằm lừa người khác.
Theo Văn phòng Kiểm toán quốc gia ở Anh, gian lận có liên quan đến việc
sử dụng thủ đoạn lừa gạt để giành được các lợi ích tài chính không công bằng và
bất hợp pháp, cũng như là những sai sót cố ý hoặc cố tình bỏ sót một khoản tiền

hay các khoản phải công khai trong các chứng từ kế toán hoặc báo cáo tài chính
của một chủ thể. Gian lận cũng bao gồm cả sự ăn cắp cho dù có hay không có các
sai sót trên chứng từ kế toán hay báo cáo tài chính.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), gian lận là những
hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh
hưởng tới báo cáo tài chính.
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
5
Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì về bản chất, gian lận là hành vi cố ý
lừa dỗi, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Theo đó ta có thể thấy
được các yếu tố cơ bản của gian lận như sau:
 Phải có ít nhất hai bên trong gian lận, có nghĩa là phải có bên thực hiện
hành vi gian lận và bên đã hoặc có thể đã phải chịu hậu quả của gian lận
 Có sai sót trọng yếu hoặc sự trình bày không đúng sự thật được thực hiện
một cách cố ý bởi người có hành vi gian lận
 Phải có sự chủ định của người thực hiện hành vi gian lận rằng sự trình
bày sai này sẽ ảnh hưởng tới nạn nhân
 Nạn nhân phải có quyền hợp pháp để đáp trả lại sự trình bày đó
 Nhìn chung có sự cố gắng che dấu gian lận
 Gian lận nhất thiết phải có sự vi phạm tính trung thực
1.2.2. Các loại gian lận và biểu hiện của gian lận
Dựa vào tính chất của gian lận, ta có thể chia thành hai loại: một là các gian
lận liên quan đến báo cáo tài chính, hai là các gian lận liên quan đến việc biển thủ
tài sản.
1.2.2.1. Gian lận liên quan tới báo cáo tài chính
Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp để giúp nhà quản lý và những người sử
dụng thông tin trên báo cáo tài chính ra các quyết định. Vì vậy, yêu cầu của các
thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính là phải trung thực, hợp lý và khách

quan. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các thông tin đó cũng đáp ứng
được các yêu cầu kể trên, mà nhiều trường hợp xảy ra gian lận.
Gian lận liên quan tới báo cáo tài chính là sai phạm cố tình bỏ sót hoặc làm
sai lệch các thông tin trên báo cáo tài chính để lừa dối những người sử dụng các
báo cáo tài chính. Gian lận liên quan tới báo cáo tài chính thường biểu hiện dưới
các hình thức sau:
 Xuyên tạc, làm giả chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính
 Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
6
 Che dấu hoặc cố ý bỏ sót thông tin, tài liệu hay nghiệp vụ kinh tế làm sai
lệch báo cáo tài chính
 Ghi chép các sự việc không đúng sự thật
 Cố ý áp dụng sai các nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán và chính
sách tài chính
 Cố ý tính toán sai về số học
Gian lận liên quan tới lập báo cáo tài chính thường gắn liền với một số hoạt
động như: ghi nhận doanh thu, hàng tồn kho,khai báo giảm những công nợ và đánh
giá tăng tài sản của doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều gian lận quy mô lớn thực hiện đối với việc ghi nhận
doanh thu và nó được thực hiện theo nhiều cách thức. Một trong những cách thức
gian lận đối với doanh thu là doanh nghiệp ghi nhận những doanh thu không có
thực, tuy nhiên cách thức này rất dễ phát hiện. Một cách thức khác ở mức độ tinh
vi hơn là doanh nghiệp kiểm soát thời điểm ghi nhận doanh thu theo mục đích
riêng. Hay nói khác đi, sổ sách kế toán luôn được giữ ở trạng thái “mở” cho tới
cuối kỳ kế toán. Khi đó, nhìn bề ngoài, nguyên tắc đúng kỳ kế toán vẫn được đảm
bảo, ngay cả khi các nghiệp vụ về doanh thu phát sinh vào kỳ sau hay phát sinh
vào kỳ trước đó. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể khống chế doanh thu ở mức
độ mong muốn. Điều chỉnh thời gian ghi nhận doanh thu không phải là cách thức
duy nhất để phản ánh sai doanh thu, doanh nghiệp còn có khả năng ghi nhận doanh

thu đối với hàng gửi bán. Theo nguyên tắc, hàng gửi bán dù đã giao cho bên nhận
đại lý cũng không được ghi nhận là doanh thu, mà nó vẫn được coi là hàng tồn kho
của doanh nghiệp. Hành vi gian lận này nhằm khai tăng doanh thu trong kỳ của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một cách nữa cũng có thể được áp dụng là doanh
nghiệp ghi nhận doanh thu sớm đối với hàng hoá đã được lập hoá đơn nhưng vẫn
lưu giữ tại doanh nghiệp cho tới khi khách hàng yêu cầu. Các nghiệp vụ này không
đáp ứng đầy đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực kế toán Việt
Nam số 14. Một cách thức khác dẫn tới gian lận là việc ghi nhận các khoản trả
trước cho hàng hoá, dịch vụ như là doanh thu phát sinh trong kỳ, hoặc ghi nhận các
khoản doanh thu chưa thực hiện thành các khoản doanh thu trong kỳ. Hành vi này
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
7
mang lại lợi ích trong khoảng thời gian ngắn cho doanh nghiệp bởi nó làm giảm
trách nhiệm đồng thời ghi tăng doanh thu của doanh nghiệp, tuy nhiên nó đã xâm
phạm nguyên tắc thận trọng và các chuẩn mực kế toán.
Bên cạnh đó, gian lận về hàng tồn kho và giá vốn hàng bán cũng là một loại
gian lận khá phổ biến. Hàng tồn kho là một khoản mục trọng yếu trên Bảng Cân
đối kế toán của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp
thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, khi nhìn vào công thức tính lợi
nhuận ròng của doanh nghiệp, ta có thể thấy rằng những thay đổi trong giá vốn
hàng bán làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp và thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp. Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại có quan hệ mật thiết đối
với khoản mục hàng tồn kho, và kế toán hàng tồn kho cũng như việc tính giá vốn
hàng bán khá phức tạp, vì vậy dễ chứa đựng gian lận. Tuỳ theo mục đích của người
quản lý, họ có thể điều chỉnh cho giá vốn hàng bán tăng lên hoặc giảm đi bằng
nhiều cách. Chẳng hạn, ghi nhận sai giá trị của hàng hoá mua vào, không ghi nhận
các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và giá trị hàng trả lại, bỏ qua
việc ghi nhận giá vốn của hàng bán đã ghi nhận doanh thu hoặc ghi nhận giá vốn
hàng bán của hàng gửi bán ; phản ánh hàng nhận ký gửi, giữ hộ là hàng tồn kho
của doanh nghiệp; đánh giá sai giá trị hàng tồn kho khi tiến hành đánh giá lại hàng

tồn kho.
Ở khía cạnh khác, cách thức mà các doanh nghiệp làm cho Báo cáo tài chính
của mình “sáng sủa” hơn là họ phản ánh giảm các công nợ của doanh nghiệp. Việc
không phản ánh hoặc phản ánh thấp hơn phần công nợ thực tế có khi làm thay đổi
hoàn toàn tình hình của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng lớn tới quyết định của
ngưởi sử dụng báo cáo tài chính. Thông thường, có một số loại nghiệp vụ tạo ra
công nợ của doanh nghiệp như: mua hàng; thanh toán với công nhân viên; nhận
các khoản đặt cọc, trả trước; vay nợ; các khoản nợ tiềm tàng. Trong nghiệp vụ mua
hàng, doanh nghiệp có khả năng bỏ qua việc ghi nhận khoản phải trả hoặc ghi nhận
khoản phải trả vào kỳ sau, hoặc ghi nhận khoản phải trả đó đã được trả ở kỳ trước.
Trong trường hợp khác, doanh nghiệp có thể ghi giảm các khoản phải trả hoặc ghi
tăng các khoản chiết khấu, hàng bán trả lại. Tương tự, đối với các khoản phải trả
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
8
công nhân viên, các khoản vay nợ và các khoản nhận đặt cọc, ký gửi, trả trước,
doanh nghiệp có thể không ghi nhận, ghi nhận giảm đi hoặc ghi nhận ở kỳ sau;
hoặc ghi nhận khoản trả trước như là doanh thu. Riêng đối với các khoản nợ tiềm
tàng, mặc dù nó không được ghi nhận là một khoản phải trả thông thường, nhưng
doanh nghiệp phải trình bày về các khoản nợ tiềm tàng này trên Bản thuyết minh
báo cái tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp có thể không công khai
thông tin này, điều đó nhằm củng cố lòng tin của những người quan tâm tới doanh
nghiệp.
Bên cạnh các cách thức nêu trên, khi muốn báo cáo tình hình của doanh
nghiệp tốt hơn, doanh nghiệp có thể khai tăng phần tài sản thực có của mình.
Giống như việc khai giảm các công nợ của doanh nghiêp, thì cũng có nhiều cách
để làm tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp trên Bảng cân đối kế toán. Một trong
số những cách đó là vốn hoá các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, chẳng hạn các
khoản chi phí thành lập, chi phí marketing, chi phí cho việc nghiên cứu và phát
triển,... cần phải hạch toán vào chi phí trong kỳ, nhưng doanh nghiệp lại hạch toán
vào giá mua của tài sản. Doanh nghiệp có thể khai tăng giá trị của tài sản trong quá

trình thu mua, sửa chữa, khai báo những tài sản không có thực hoặc thông đồng
với bên thứ ba ghi tăng giá trị tài sản. Một cách thức khác là khai khống các khoản
phải thu trong khi không ghi nhận doanh thu.
Qua một số ví dụ điển hình về gian lận liên quan tới báo cáo tài chính kể trên,
có thể nhận thấy rằng những người quản lý doanh nghiệp là những người có nhiều
khả năng gây ra gian lận loại này, bởi họ là người thiết lập ra hệ thống chính sách
trong doanh nghiệp, họ có động cơ và lợi ích trực tiếp từ những gian lận này. Thực
tế cũng cho thấy rằng, hầu hết sự phá sản của các công ty lớn trên thế giới do gian
lận về báo cáo tài chính đều có liên quan đến những nhà quản lý và những người
đứng đầu công ty. Ví dụ như sự phá sản của Enron, một công ty năng lượng lớn
nhất nước Mỹ, đứng thứ bảy trong số các công ty lớn nhất của Mỹ, do sự báo cáo
gian lận để lừa dối các cổ đông. Lãnh đạo Enron đã không chịu đứng ở vị trí sản
xuất và buôn bán năng lượng mà còn “lấn sân” sang những lĩnh vực dịch vụ tài
chính trong nghành năng lượng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và cần
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
9
rất nhiều vốn. Để che giấu việc công ty đã vay quá khả năng chi trả, lãnh đạo
Enron đã lợi dụng khe hở luật pháp để lập ra các công ty con mà không khai báo
tài chính. Bằng cách này, Enron vừa không phải công khai các khoản nợ, vừa che
giấu được những khoản lỗ. Kết quả là Enron đã thổi phồng lợi nhuận của mình và
giá cổ phiếu cũng theo đó tăng lên vun vút. Khi mà Enron phải thông báo chính
thức là từ năm 1997 công ty đã thua lỗ trên 500 triệu USD, những “người trong
cuộc” đã kịp thời thu được những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu của công ty, cụ thể
như ông Giám đốc điều hành đã thu lợi được 33 triệu USD. Hoặc như Giám đốc
điều hành của E*Trade đã bỏ túi 4.9 triệu USD cho tiền lương và thưởng, một
khoản nợ xoá nợ vay 15 triệu USD và trên 9 triệu USD lợi nhuận từ quỹ hưu
1.2.2.2. Biển thủ tài sản
Biển thủ tài sản là hành vi ăn cắp tài sản của công ty. Biển thủ tài sản có thể
do nhân viên của công ty gây ra hoặc do chính người lãnh đạo của công ty. Trường
hợp do nhân viên gây ra thì thường có qui mô nhỏ hơn so với sự biển thủ do người

lãnh đạo thực hiện. Các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng là nạn nhận của gian lận
này vì họ không có các qui trình để kiểm soát và ngăn ngừa được nó. Cách thức
biển thủ tài sản cũng rất đa dạng, có thể được chia thành 3 loại là biển thủ tiền,
biển thủ các tài sản không phải là tiền và gian lận trong việc chi trả
Theo các nghiên cứu cho thấy gần 90% các vụ biển thủ tài sản là liên quan
tới tiền, bởi tiền là tài sản có khả năng mất mát lớn nhất, dễ dàng bị đánh cắp. Biển
thủ tiền được chia thành 2 loại dựa vào thời điểm xảy ra hành vi đó. Đối với hành
vi biển thủ tiền sau khi doanh nghiệp đã ghi nhận khoản tiền đó thì có thể phát hiện
nếu việc ghi nhận các nghiệp vụ liên quan tới tiến được duy trì đúng đắn và thường
xuyên có sự đối chiếu, phân tích giữa các nguồn dữ liệu khác nhau. Gian lận loại
này thường xảy ra ở những doanh nghiệp mà tiền được giữ ở máy tính tiền, phòng
nhận thanh toán qua bưu điện hoặc doanh nghiệp có tiền gửi đang chuyển. Việc ăn
cắp sẽ được phát hiện ra khi có bảng kê của máy tính tiền hoặc bảng chỉnh hợp số
dư tài khoản của ngân hàng, khi đó doanh nghiệp cần phải tìm xem ai là người
thực hiện việc ăn cắp dựa trên dấu vết trên các chứng từ. Đối với hành vi biển thủ
tiền trước khi doanh nghiệp biết về sự tồn tại của số tiền đó, thì khó phát hiện hơn
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
10
vì nó không để lại dấu vết. Hành vi này có thể được thực hiện thông qua việc
không ghi nhận các khoản thu được (chẳng hạn người thủ quỹ hoặc người thu tiền
tại quầy cất tiền vào túi riêng của họ mà hoàn toàn không mang tới máy tính tiền),
hoặc ghi giảm các khoản doanh thu (ví dụ như: họ nhận đầy đủ tiền thanh toán của
khách hàng, nhưng trong sổ sách lại ghi nhận một khoản chiết khấu, giảm giá)
hoặc nhân viên có thể đánh cắp tiền cùng với các chứng từ liên quan tới việc thanh
toán của khoản tiền đó như phiếu thu tiền, giấy báo nhận tiền qua đường bưu
điện,... Các doanh nghiệp sử dụng thanh toán bằng tiền mặt có nguy cơ xảy ra gian
lận loại này nhiều hơn các doanh nghiệp có hệ thống thanh toán bằng séc, thẻ tín
dụng, chuyển khoản. Séc cũng có khả năng bị đánh cắp bằng cách nó được chuyển
tới một tài khoản sai, có tên gần giống tên công ty nhưng thực chất là của người
đánh cắp chứ không phải của công ty. Khi biển thủ tiền không để loại dấu vết xảy

ra thì nó thường làm tăng số dư của các tài khoản khác, chẳng hạn tài khoản phải
thu khách hàng hoặc Hàng tồn kho.
Việc biển thủ các tài sản không phải là tiền được chia thành hai loại: ăn cắp
các tài sản vật chất và sử dụng tài sản của công ty phục vụ cho mục đích cá nhân.
Việc ăn cắp tài sản của công ty xảy ra phổ biến hơn. Nó có thể xảy ra công khai
ngay cả khi các nhân viên khác cũng biết về hành vi này do nhân viên có ý thức
kém, nể nang trong quan hệ với đồng nghiệp, coi hành vi đó không nghiêm trọng
hoặc có thể do bị đe doạ, hoặc thủ tục báo cáo phức tạp. Cũng giống như việc ăn
trộm tiền, biển thủ các tài sản của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới các khoản mục
khác, như làm tăng khoản phải thu, làm hao hụt hàng tồn kho. Hành vi sử dụng sai
mục đích các tài sản của doanh nghiệp như: ôtô, xăng dầu, điện thoại, máy tính,
thiết bị văn phòng, các công cụ dụng cụ,.... thường gắn liền với việc ăn cắp thời
gian làm việc, chẳng hạn nhân viên có thể lợi dụng chuyến đi công tác để đi nghỉ
hay sử dụng máy tính, điện thoại,... vào các mục đích cá nhân ngay trong giờ hành
chính. Việc lạm dụng này thường có ảnh hưởng không trọng yếu nếu như nó được
thực hiện bởi những nhân viên thông thường. Tuy nhiên, nó cũng có thể là trọng
yếu khi bị gây ra bởi những người quản lý cấp cao.
Nguyễn Thị Thu Hiền Kiểm toán 45A
11

×