Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP đề tài NGHỆ THUẬT xây DỰNG NHÂN vật vỡ MỘNG TRONG TIỂU THUYẾT đỏ và ĐEN của STENDHAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 85 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
“VỠ MỘNG” TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỎ VÀ
ĐEN” CỦA STENDHAL”


HOÀNG KIM PHƯỢNG
LỚP ĐH 7C2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT “VỠ MỘNG” TRONG TIỂU
THUYẾT “ĐỎ VÀ ĐEN” CỦA STENDHAL
GVHD: ThS.Phùng Hoài Ngọc
MỤC LỤC
eçf
A.

PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………1

B.

1.



do

chọn

đề



tài……………………………………………………………………………….. 1
2.

tượng

Đối



phạm

vi

nghiên

cứu…………………………………………………………… 2
3.

Mục

nghiên

đích

cứu…………………………………………………………………………….. 2
4.

Nhiệm


vụ

nghiên

cứu…………………………………………………………………………….. 3
5.

Phương

pháp

nghiên

cứu

………………………………………………………………………. 3
6.

Đóng

góp

của

tài

đề

……………………………………………………………………………… 3
7.


Lịch

sử

vấn

đề

cứu……………………………………………………………………… 3

nghiên


8.

Kết

cấu

của

đề

tài…………………………………………………………………………………. 4
B.

NỘI

DUNG……………………………………………………………………………. 6

1:

CHƯƠNG

TỔNG

QUAN

VỀ

CHỦ

NGHĨA

HIỆN

THỰC………………………. 6
1.1.

Chủ

nghĩa

hiện

thực

Pháp

thế


kỷ

điển

hình

văn

XIX…………………………………………… 6
1.2.

Nhân

tính

vật,

cách



học……………………………………….. 7
1.3.

Loại

nhân

vật vỡ


mộng trong

văn

học…………………………………………… 7
1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật………………. 9
1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật
điển

hình

trong

hoàn

cảnh

điển

hình……………………………………………………………………. 10
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN…. 12
2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực……………….. 12
2.1.1.

Cuộc

đời………………………………………………………………………….. 12
2.1.2. Quan điểm sáng tác……………………………………………………………
13

2.1.3.

Sự

nghiệp

văn

học…………………………………………………………….. 14
2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir)…………………………….. 15
2.2.1.

Sự

đời………………………………………………………………………….. 15

ra


2.2.2.

Chủ

đề……………………………………………………………………………… 15
2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen……………………………………………… 16
2.2.4.

Ý

nghĩa


nhan

đề………………………………………………………………… 16
2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật……………………………………………….. 17
2.2.6. Hệ thống nhân vật “vỡ mộng” trong tiểu thuyết Đỏ và đen của
Stendhal

17

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG
TIỂU

THUYẾT ĐỎ



ĐEN CỦA

STENDHAL………………………………………………………… 20
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Juyliêng Xôren…………………………….. 20
3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp…………………………………………………………
20
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật………………………………. 20
3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật………………………………. 22
3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động…………………………………………. 23
3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm………………………………. 26
3.1.6. Juylien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình 30
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal……………………………………
38

3.2.1.

Ngoại

hình……………………………………………………………………….. 38
3.2.2.

Tính

cách………………………………………………………………………….. 38
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole…………………….. 41


3.3.1.

Ngoại

hình……………………………………………………………………….. 41
3.3.2.

Ngôn

ngữ…………………………………………………………………………. 41
3.3.3.

Tính

cách………………………………………………………………………….. 43
C.


KẾT

LUẬN………………………………………………………………………………
……………… 44
Tài

liệu

tham

khảo…………………………………………………………………………………
…………… 46
A. MỞ ĐẦU
==ô==
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XIX là thế kỷ giai cấp tư sản ở nhiều nước phương Tây lần lượt giành
thắng lợi và củng cố chính quyền sau các cuộc cách mạng tư sản. Công nghiệp hóa
tư bản chủ nghĩa diễn ra đồng thời với sự phát triển của các ngành khoa học. Giai
cấp vô sản dần dần lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị đối lập với giai cấp
tư sản. Từ giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
với quy mô lớn. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những lý thuyết khoa học và tư
tưởng lớn của thời đại như chủ nghĩa khoa học của Marx và Engels, tiến hóa luận
của Đacuyn.
Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi của chủ
nghĩa tư bản ở nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đã
mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Lênin đã nhận định: “Đối


với giai cấp của nó, đối với giai cấp mà nó phục vụ, đối với giai cấp tư sản, nó đã
làm cả thế kỷ XIX, thế kỷ đã đem văn minh và văn hóa đến cho toàn thể nhân loại,

đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp. Ở tất cả các nơi trên thế
giới, thế kỷ đó chỉ còn có việc đem áp dụng thực hiện từng phần, hoàn thành cái
mà những nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp tư sản Pháp tạo ra; họ đã phục vụ
quyền lợi của giai cấp tư sản một cách tự phát bằng cách nêu lên những khẩu hiệu
tự do, bình đẳng, bác ái”.
Hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê
phán (réalisme)(1), hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Trên dòng phát triển
của nền văn học nghệ thuật hiện thực thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỷ
XIX đã là bước phát triển cao nhất trong thời đại tư bản chủ nghĩa, và nó được xem
như “tiền thân trực tiếp” của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cho tới ngày
nay, nó đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác
phẩm xuất sắc, hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là về thể loại tiểu thuyết.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán có ở Anh, ở Nga và cả ở phương Đông sau này,
nhưng tiêu biểu và đầu tiên là chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp – “nền văn học
chủ đạo ở Châu Âu” (Macxim Gorki) – hình thành vào khoảng năm 1830. Nó đã
phản ánh những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn của thời đại như chủ
nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ và chủ nghĩa xã hội khoa học nửa sau thế kỷ,
cuộc sống xã hội và chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử.
Balzac và Stendhal, hai đại biểu cho hai dòng tiểu thuyết phong tục và tiểu thuyết
tâm lý, có thể được coi như những điển hình tập trung của nền văn học phê phán cổ
điển của phương Tây. Lãnh tụ Karl Marx cùng với Engels khi nghiên cứu chủ
nghĩa tư bản Tây Âu để viết bộ Tư bản luận đã dày công đọc các bộ tiểu
thuyết Tấn trò đời của Balzac và thốt lên: “Chỉ cần đọc bộ Tấn trò đời này khiến
tôi hiểu biết về chủ nghĩa tư bản ở Pháp hơn tất cả những cuốn sách khác gộp lại”.
Còn Engels thì gọi Balzac là “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Tuy nhiên,


Stendal lại được coi như người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán, bậc thầy
lớn của tiểu thuyết tâm lý, một trong những kiện tướng của trào lưu chủ nghĩa hiện
thực phê phán trong văn học thế giới. Nói về Stendhal, nhà đại văn hào hiện thực

xã hội chủ nghĩa Macxim Gorki viết: “Nếu có thể so sánh tác phẩm của Stendhal
với những bức thư, có lẽ đúng hơn phải gọi những tác phẩm đó là những bức thư
cho tương lai”.
(1) Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực (réalisme) do Champfleury đưa ra năm 1857 sau
khi các nhà hiện thực nổi tiếng như Stendhal, Balzac đã kết thúc sự nghiệp của họ.
Năm 1831, tiểu thuyết Đỏ và đen ra đời, lúc mà Balzac mới bắt đầu viết những tiểu
thuyết hiện thực, là tác phẩm lớn đầu tiên của trào lưu văn học hiện thực phê phán
nước Pháp, đem lại cho Stendhal cái vinh dự làm người khai sáng của phong trào
cũng như bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế giới. Điều này cho thấy
vai trò quan trọng của tác phẩm này trong sự nghiệp sáng tác Stendhal nói riêng và
kho tàng văn học châu Âu nói chung. Lần đầu tiên tiểu thuyết hiện thực phê phán
bộc lộ rõ cái khả năng mô tả chân thực cuộc sống theo quan điểm lịch sử với một
bức tranh khái quát xã hội rộng lớn vẽ lên những quan hệ đấu tranh phức tạp giữa
những lực lượng xã hội khác nhau của thời kỳ Trùng hưng. Và cũng chính xã hội
đó đã đẻ ra những con người vỡ mộng, những con người có tài năng và nghị lực
nhưng không thể có được một vị trí xứng đáng trong xã hội.
Một phương diện góp phần quan trọng làm nên thành công của Đỏ và đen chính là
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã xây dựng được những tính cách điển
hình xuất sắc trong hoàn cảnh điển hình. Nổi bật nhất là hình tượng Julien Sorrel,
một nhân vật vừa có cá tính độc đáo lại vừa mang những nét tiêu biểu nhất của cả
một lớp người rộng rãi trong cả một thời kỳ lịch sử nhất định. Bên cạnh đó, nhà
văn còn xây dựng thành công hai nhân vật nữ chính là bà de Rênal và cô tiểu thư
Mathilde de La Mole. Các nhân vật này mỗi người mỗi vẻ, nhưng nhìn chung, đều
được xem là nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm.


Tuy kiến thức còn hạn hẹp, nhưng với lòng yêu thích môn học văn học phương
Tây nói chung, tác giả Stendhal nói riêng, tôi mạnh dạng thực hiện đề tài tìm hiểu
nghệ thuật xây nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal.
Người viết muốn đi sâu khám phá vấn đề này để có những hiểu biết đúng đắn về

giá trị độc đáo của tác phẩm xuất sắc này, cũng như khẳng định tài năng của
Stendhal. Hy vọng đề tài có thể giúp người đọc tiếp cận tác phẩm một cách dễ
dàng hơn từ góc độ nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng. Tôi rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo chân thành của mọi người để bổ khuyết và làm sáng tỏ
hơn vấn đề nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal, Đoàn Phú Tứ
dịch, bản in lần thứ 6, NXB Văn học, Hà Nội, 1998.
Trong tác phẩm Đỏ và đen có rất nhiều nhân vật. Nhưng do khả năng của bản thân
và mức độ của một khóa luận nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu nghệ thuật
xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal. Vấn đề
này vừa sức nhưng không kém phần thú vị.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và
đencủa Stendhal, người viết hướng vào những mục tiêu sau:
- Vận dụng lý luận đã tích lũy ở nhà trường đại học vào thực tiễn nghiên cứu. Từ
đó, củng cố và khắc sâu kiến thức.
- Tìm ra những nét riêng, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ
mộngtrong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal.
- Thấy được sự trưởng thành và phát triển của nghệ thuật xây dựng trong tiểu
thuyết hiện thực phê phán, đó là xây dựng được nhân vật điển hình trong hoàn
cảnh điển hình và góp phần khẳng định tài năng của Stendhal.


- Phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu văn học phương Tây trong nhà trường và
công tác giảng dạy sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, người viết tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
-


Tìm hiểu hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal.

-

Tìm hiểu những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật mà Stendhal sử dụng để

xây dựng nhân vật vỡ mộng đó.
-

Rút ra những đặc sắc của Stendhal khi xây dựng nhân vật và đóng góp của ông

trong tiến trình phát triển văn học hiện thực phương Tây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp liệt kê, thống kê dẫn chứng: Người viết tiến hành liệt kê, rồi thống
kê, tổng hợp những dẫn chứng cần thiết cũng như các số liệu trong tác phẩm dịch
và các tài liệu nghiên cứu có liên quan để dẫn chứng phù hợp với nội dung của đề
tài.
- Phương pháp so sánh: Để vấn đề nghiên cứu có tính thuyết phục, so sánh là một
phương pháp nghiên cứu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Người viết
tiến hành so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và
đen của Stendhal với một số nhà văn cùng thời, tiêu biểu là Balzac. Qua đó, thấy
được tài năng và đóng góp của Stendhal trong tiến trình văn học phương Tây.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương
pháp này có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu, đánh giá cái hay của tác phẩm,
phong cách độc đáo của nhà văn.
6. Đóng góp của đề tài
Những tài liệu nghiên cứu về Đỏ và đen khá nhiều nhưng chưa có công trình nào
chuyên sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm
đặc sắc này. Do đó đến với đề tài này, người viết muốn bước đầu nghiên cứu để



làm sáng tỏ nghệ thuật xây dựng loại nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm. Từ đó có
một cái nhìn toàn diện về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của
Stendhal.
Trong phạm vi nhất định, đề tài hi vọng sẽ cung cấp thêm một tài liệu tham khảo
cho những ai yêu thích tác phẩm này, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và
nghiên cứu Đỏ và đen nói riêng, văn học phương Tây nói chung.
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Stendhal lúc còn sống, ít được sự quan tâm của những người cùng thời. Giới
nghiên cứu và phê bình văn học tư sản lặng thinh hoặc hạ thấp giá trị của ông vì
ông đã đi ngược lại những tiêu chuẩn văn học, mỹ học được số đông công nhận
thời bấy giờ. Người ta đặc biệt chê bút pháp của ông khô khan; những nhà phê
bình tinh tế như Xvaikơ, Lăngxông cũng phê phán nhà văn “chẳng chú trọng gì
đến bút pháp, viết như viết thư thường cho bạn bè”, hoặc “chẳng có nghệ thuật gì,
chỉ là sự phân tích ý niệm”, nhất là vì tác phẩm của ông là những bản tố cáo mãnh
liệt bộ mặt đồi bại xấu xa, giả dối của xã hội tư sản quý tộc đương thời; Tài năng
của ông chỉ có rất ít người đương thời biết đến và tiếp đón với một thái độ thông
cảm, đó là những người xuất sắc nhất của thời đại như Goethe, Puskin, Balzac.
Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, như Stendhal đã dự đoán, mới có nhiều
người đọc sách của ông. Văn phong của ông càng được hâm mộ vì sự chính xác
“trong sáng như phalê”, vì tính chất động, nhiều sức gợi. Đông đảo các nhà nghiên
cứu thế kỷ XX nhận định “bút pháp Stendhal không bao giờ già”, do ngắn gọn, tự
nhiên, không gọt giũa nên rất gần với phong cách hiện đại. Có nhóm các nhà ngôn
ngữ học Xô Viết đã phân tích văn phong của Stendhal bằng cách khảo sát một số
đoạn trong Đỏ và đen để tìm ra số lượng các loại câu, loại từ được sử dụng và so
sánh với văn phong của Balzac (1).
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
Stendhal như Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây (Đỗ Đức



Dục, 1981), Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX (Lê Hồng Sâm
– Đặng Thị Hạnh, 1981), Các tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX (TS. Thái
Thu Lan, 2002)… Hầu hết các công trình đều đã khai thác sâu nội dung của tác
phẩm Đỏ và đen, khái quát nghệ thuật của Stendhal.
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về Đỏ và đen của Stendhal. Rải rác trong
một số công trình khác cũng có đề cập đến tác phẩm Đỏ và đen, nhưng chỉ lượt qua
vài nét về nội dung tác phẩm. Người viết nhận thấy chưa có công trình nào khai
thác cụ thể nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của
Stendhal, từ đó thấy được sáng tạo độc đáo của nhà văn trong việc xây dựng loại
nhân vật này.
Vì vậy, có thể nói, việc tìm hiểu một cách chuyên sâu nghệ thuật xây dựng loại
nhân vật vỡ mộng trong tác phẩm Đỏ và đen của Stendhal là tương đối mới mẽ và
không phải không khó khăn, phức tạp. Nhưng với tinh thần học hỏi, người viết sẽ
cố gắng kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu của những nhà nghiên
cứu, phê bình văn học tiền bối để hoàn thành đề tài một cách hệ thống, rõ ràng.
8. Kết cấu của đề tài:
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của
Stendhal.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của đề tài
7. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
8. Kết cấu của đề tài



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX
1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học
1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học
1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật
1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân vật
điển hình trong hoàn cảnh điển hình

(1) Theo thống kê của các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, số lượng động từ được sử
dụng gần ngang số lượng danh từ (trong khi ở Lão Goriot của Balzac, số lượng
danh từu gấp đôi số lượng động từ), và câu phức hợp chỉ chiếm 20% tổng số câu,
một tỉ lệ ít thấy ở các nhà văn. Hugo không thể thưởng thức phong cách này, ông
bảo rằng mỗi lần định đọc một câu trong Đỏ và đen ông cảm thấy “như bị nhổ một
cái răng”.
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN
2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Quan điểm sáng tác
2.1.3. Sự nghiệp văn học
2.2. Tiểu thuyết Đỏ và đen (Le Rouge et le Noir)
2.2.1. Sự ra đời
2.2.2. Chủ đề


2.2.3. Tóm tắt tác phẩm Đỏ và đen
2.2.4. Ý nghĩa nhan đề
2.2.5. Giá trị nội dung, nghệ thuật
2.2.6. Hệ thống nhân vật vỡ mộng trong tiểu thuyết Đỏ và đen của Stendhal
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VỠ MỘNG TRONG

TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN CỦA STENDHAL
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Julien Sorrel
3.1.1. Sự xuất hiện gián tiếp
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
3.1.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật
3.1.4. Miêu tả nhân vật qua hành động
3.1.5. Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm
3.1.6. Julien Sorrel – tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật bà de Rênal
3.2.1. Ngoại hình
3.2.2. Tính cách
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Mathilde de La Mole
3.3.1. Ngoại hình
3.3.2. Ngôn ngữ
3.3.3. Tính cách
C. KẾT LUẬN
B. NỘI DUNG
==ô==
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
1.1. Chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX


Lịch sử nước Pháp đầu thế kỷ XIX, một mặt là quá trình di chuyển của giai cấp tư
sản Pháp từ một lực lượng tiến bộ chống phong kiến thành một lực lượng phản
động thẳng tay đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động; mặt khác là quá
trình chuyển biến của giai cấp công nhân Pháp từ chỗ phụ thuộc giai cấp tư sản
trong khối liên minh của đẳng cấp thứ ba chống phong kiến đến chỗ trở thành một
lực lượng chính trị độc lập chống giai cấp tư sản. Nói một cách khác, đây là lịch sử
hình thành và phát triển mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản là hai lực lượng
cơ bản trong xã hội lúc bấy giờ.

Giờ đây, các nhà văn chân chính hoàn toàn thất vọng với chế độ tư bản, quay về
nhìn thẳng vào hiện thực, để vạch trần những tội ác của chúng. Đây là nguyên nhân
sâu xa nhưng căn bản, giải thích quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang
chủ nghĩa hiện thực ở Pháp thời kỳ ấy. Gắn liền với trên, khi quay về nhìn thẳng
vào hiện thực, các nhà văn chân chính không thể không thấy nổi bật lên vấn đề
mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp là một nội dung cơ bản của quan hệ xã hội. Tất
nhiên trong hình thái xã hội trước kia vốn đã như vậy, nhưng chỉ đến xã hội tư bản,
mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp mới trở nên sâu sắc và gay gắt nhất và do đó trở
nên đơn giản hóa nhất, bộc lộ một cách rõ ràng công khai, không hề che đậy.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán hình thành một cách tiêu biểu và đầu tiên trong văn
học Pháp vào khoảng sau những năm 1820 dưới thời Trung hưng, phát triển mạnh
mẽ cho đến những năm 60 và có thể chia ra làm hai thời kỳ, trước và sau 1848:
- Cách mạng tháng Bảy 1830, chính quyền thuộc về giai cấp đại tư sản mà Marx
gọi là bọn quý tộc tài chính. Đồng tiền thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội với
quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và
giai cấp công nhân trưởng thành đã dẫn đến cuộc cách mạng tháng Sáu năm 1848.
Giai đoạn trước 1848 là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học hiện thực với
những nhà văn ưu tú: Stendhal, Balzac, Mérimée…


- Sau thất bại của Cách mạng 1848, tâm trạng bi quan nảy sinh trong tầng lớp trí
thức, văn nghệ sĩ ở Pháp. Đế chế II thống trị nước Pháp phơi bày thực tế tầm
thường, lừa lọc, xấu xa. Nhiều nhà văn bộc lộ thái độ hoài nghi và căm ghét thực
tại dung tục. Văn học hiện thực Pháp sau 1848 bộc lộ những dấu hiệu của sự suy
thoái. Những nhà văn tiêu biểu là Flaubert, Daudet, Maupassant…
Nhìn chung văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX đã được Marx và Engels
đánh giá cao, nhất là về giá trị nhận thức xã hội.
Điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực Pháp thế kỷ XIX so với chủ nghĩa hiện
thực Tây Âu nói chung là trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, “sự hư hỏng của con
người được trình bày như là sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh vật, được khẳng định

như là bản chất tự nhiên cố hữu của nó”. Sự khẳng định cá nhân chung quy là sự
đấu tranh của cá nhân với toàn bộ xã hội. Trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, do ảnh
hưởng của tinh thần khoa học, đòi hỏi về tính khách quan trong sự quan sát thế giới
xung quanh được đưa tới mức tối đa, sức thuyết phục của tác phẩm trước hết là
tính chân thực của nhận thức.

1.2. Nhân vật, tính cách và điển hình văn học
Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí
trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên,
những lời bình luận…đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm
nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân
vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường
là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không


lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả…, có
thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà
văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động… cũng
có thể miêu tả kỹ và đậm nét.
Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một
điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ
sinh động bên ngoài của nhân vật. Trong ý nghĩa rộng nhất, chung nhất, tính cách
là sự thể hiện các phẩm chất xã hội – lịch sử của con người qua các đặc điểm cá
nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Tính cách là một hạt nhân thống
nhất của cá tính và cái chung của xã hội, lịch sử nhưng người ta chỉ gọi là tính cách
những người mà sự thống nhất đó biểu hiện một cách nổi bật các phẩm chất lịch sử
– xã hội của nó.

Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể… Nói một cách nghiêm ngặt, thuật
ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
1.3. Loại nhân vật vỡ mộng trong văn học
Cách mạng tư sản Pháp 1789 – 1794 đã không thiết lập như dự đoán của các nhà
văn hóa Ánh sáng thế kỷ XVIII một xã hội công bằng hợp lý đặt cơ sở trên lí trí
toàn năng của con người. Cụ thể, ở nước Pháp sau những năm cách mạng oanh liệt
1789 – 1794 và sau thời kỳ chiến tranh sôi sục của Napoléon lôi cuốn thanh niên
Pháp đi lập chiến công ở khắp các chiến trường châu Âu, tiếp theo là thời kỳ hèn
kém, ngu xuẩn của chế độ Trung hưng với dòng họ Bourbon theo chân bè lũ phong
kiến nước ngoài trở về làm vua nước Pháp và mưu đồ khôi phục lại những đặc
quyền đặc lợi phong kiến đã lỗi thời. Kế sau đó, những ngày vinh quang tháng Bảy
1830, trái với sự mong mỏi của nhiều người, lại đưa lên ngôi một ông vua con
buôn– Louis Philip, mở ra thời kỳ thống trị tham tàn và thối nát của bọn tư sản tài


chính, bọn chủ ngân hàng. Tất cả những sự kiện lịch sử trên đây gây nên trong đám
thanh niên Pháp, trong nhân dân Pháp nói chung, một mối thất vọng, tâm lí vỡ
mộng sâu sắc. Cái tâm lý vỡ mộng đó đã thấm nhuần trong nhiều tác phẩm văn học
khác đương thời, kể cả trào lưu lãng mạn chủ nghĩa lẫn trào lưu hiện thực chủ
nghĩa.
Chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực phê phán đều xuất phát từ thái độ
chung: phủ định xã hội tư sản đó. Hai chủ nghĩa đó chỉ khác nhau ở cách phản ứng
và phủ định cái ác của xã hội đó và ở cách thể hiện sự phản ứng.
Chủ nghĩa lãng mạn chán cái thực tại đen tối của xã hội và không muốn nhìn nó
nữa, phải tự quay về những ước vọng tốt đẹp của tâm hồn, hoặc hồi tưởng những
cảnh êm đềm của quá khứ. Và những nhà văn thơ của những giai cấp chiến bại, bị
lịch sử lật về phía sau, tuyệt vọng buồn nản cũng có thái độ này, như
Cheteaubriand, LaMarxtin, Vinhi… Còn trong chủ nghĩa hiện thực Pháp, sự hư
hỏng của con người được trình bày như là một sự bộc lộ trực tiếp bản chất sinh

vật, được khẳng định như bản tính tự nhiên cố hữu của nó ( Đặng Anh Đào, 1997:
423), sự khẳng định cá nhân chung quy là sự đấu tranh của cá nhân với toàn bộ xã
hội.
Ánh sáng lờ nhờ, tẻ nhạt của trật tự xã hội tư sản không chỉ sản sinh ra những con
người thừa (1), nó còn đẻ ra một hạng người gọi là con người vỡ mộng, bất đắc
chí. Vỡ mộng trở thành một chủ đề phổ biến trong tiểu thuyết hiện thực phê phán
phương Tây thế kỷ XIX, và cũng nảy nở ra từ cái uy thế to lớn của đồng tiền khi
mà giai cấp đại tư sản bước lên địa vị thống trị và nắm lấy chính quyền: đó là chủ
đề mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, hay còn gọi là chủ đề vỡ mộng.
Loại nhân vật vỡ mộng là một thuật ngữ để chỉ những cá nhân có tư tưởng, khát
vọng Cộng hòa – những thanh niên trí thức thuộc các tầng lớp giữa và dưới của
giai cấp tư sản, hoặc xuất thân từ gia đình quý tộc bị phá sản, tài năng, trí tuệ
có thừa – nhưng chỉ vì kém đồng tiền mà không thể ngoi lên được một địa vị cao


trong xã hội, họ cảm thấy mình sinh ra không gặp thời và đâm ra buồn nản, bất đắc
chí, họ vỡ mộng.
Bi kịch vỡ mộng càng thêm gay gắt ở một xã hội nước Pháp sau thời đại Napoléon
là cái thời lập công trên chiến trường đã qua rồi, hết giới quý tộc ngốc đầu dậy lại
đến đại tư sản lên ngôi. Cái xã hội đó đã đẻ ra những Julien Sorrel (Đỏ và đen),
Fabrice Del Dongo… (Tu viện thành Parme của Stendhal), hay Luyxiêng de
Ruybemphê (Vỡ mộng của Balzac). Lẽ tất nhiên những người trí thức, những
người vỡ mộng đó, họ căm thù, họ đã kích bọn tư sản hãnh tiến dốt nát, bần tiện và
lố lăng, họ mạt sát cái trật tự xã hội đương thời. Nhưng vì căn bản mối căm thù của
họ là căm thù cá nhân, do tham vọng cá nhân không được toại nguyện, vì họ không
vượt lên trên được cái tham vọng cá nhân tư sản, cho nên họ không đạt tới được
những hành động cách mạng và không thể trở thành những nhân vật anh hùng tích
cực gương mẫu. Nếu họ không đầu hàng bọn thống trị và ngã theo con đường xu
thời bỉ ổi, bán rẻ lương tâm như De Răxtinhăc (Lão Goriot, Miếng da lừa…) hay
sa đọa, trụy lạc, đi đến tự tử thảm hại như Luyxiêng de Ruybemphê (Vỡ mộng,

Vinh và nhục của gái giang hồ của Balzac), thì họ cũng sẽ đi tới một cuộc đời cô
đơn, ảm đạm trong tu viện như Fabrixơ đen Đôngô hay trong cuộc sống cá nhân vị
kỷ như Raphael de Valentin (Miếng da lừa), hoặc cao hơn thế, nếu họ có thể đạt
đến một hành động khảng khái nào đó, là bước lên máy chém như Julien Sorrel
(Đỏ và đen của Stendhal).
Nhưng bi kịch vỡ mộng không phải chỉ xảy ra đối với người đàn ông, mà, trên một
bình diện khác, nó cũng xảy ra cả đối với người đàn bà, không kém phần đau đớn,
mà có lẽ còn thảm hại hơn. Đó là những bà Bôvary của Flôbe, Jan của Maupassant
(Một cuộc đời) hay Anna Karênina của L. Tônxtôi, họ là những người đàn bà có trí
tuệ, có nhan sắc, có nhiệt tình, lãng mạn, nhưng rồi lấy phải những người chồng
quý tộc hay tư sản tầm thường, hèm kém, thiếu tình cảm, sống một cuộc đời cô
đơn, âm thầm, người thì bị xô đẩy vào con đường ngoại tình mong tìm thấy chút


ánh sáng, nhưng rồi cũng vỡ mộng nếu phải kết thúc cuộc đời dưới bánh xe lửa hay
bằng một liều nhân ngôn. Những người đàn bà đó, xã hội Việt Nam trước cách
mạng không phải là không có, họ quả thật rất đáng thương vì họ là nạn nhân của
một chế độ xã hội đi vào con đường bế tắc.
Vậy, nói chung, có thể định nghĩa về loại nhân vật vỡ mộng như sau: Trong tiểu
thuyết hiện thực, sự kết hợp giữa quá trình nhận thức xã hội và quá trình tự nhận
thức ở nhân vật chính diện dẫn đến sự tỉnh ngộ của nhân vật. Nhân vật nhận ra sự
không phù hợp giữa biểu tượng về thế giới ở nhân vật và thế giới thực tại mà nhân
vật phát hiện trong những năm học
(1) Đó là những tầng lớp thanh niên có tiền thuộc giai cấp quý tộc hay tư sản sống
vô dụng, không ước vọng, không lao động, không mục đích, không lý tưởng,
không lý trí, uể oải, chán chường, lười biếng hay phóng đãng, để nguồn năng
lượng khô kiệt dần mòn trong tâm hồn trống rỗng, như những gã quý tộc hội họp ở
phòng khách nhà hầu tước de La Mole…
hỏi ở cuộc đời. Nhân vật bị vỡ mộng và cảm thấy sự bất lực, sự thảm hại, sự tuyệt
vọng của chính mình, sự đen tối, sự bi đát của cuộc sống, và cũng từ đó, cái không

tưởng, những biểu tượng mơ hồ, sơ lược về thế giới bị đính chính hoặc bị xóa bỏ.
Với hình tượng con người vỡ mộng, tiểu thuyết hiện thực phê phán thế kỷ XIX đã
vạch trần sự đồi bại tột bậc của xã hội quý tộc – tư sản, sự sa đọa về phương diện
văn hóa ở những con người chẳng tìm thấy lẽ sống của họ nữa. Tuy nhiên, do hạn
chế của thời đại và hạn chế của bản thân tác giả, không chỉ ra được cho người ta lối
thoát ra khỏi cảnh tù ngục, không khẳng định một cái gì hết, không nhìn ra được sự
phát triển tương lai của xã hội, họ không tránh khỏi dặm chân tại chỗ.
1.4. Phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật
Như đã nói, nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng ngôn
ngữ. Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu,


các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Ở đây chỉ nói
những điều chung nhất.
Trước hết nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của
con người mà người ta có thể căn cứ để biết về nó.
Văn học dùng chi tiết để mô tả chân dung, ngoại hình, cả hành động, tâm trạng, thể
hiện những quá trình nội tâm. Văn học cũng dùng chi tiết để mô tả ngoại cảnh, môi
trường đồ vật xung quanh con người.
Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn,
xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín
nhất của nó, chẳng hạn sự áp bức của bọn cai lệ và người nhà lý trưởng làm bật lên
cái nét quật khởi giấu kín bên trong người phụ nữ con mọn vốn hiền lành, nhịn
nhục ở trong Tắt đèn, sự gặp gỡ với Thị Nở bỗng làm cho Chí Phèo trở nên hiền
lành, lương thiện.
Nhưng nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua hành động và nội tâm.
Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp qua ngôn ngữ trần thuật của nhà văn,
nhưng cũng có thể miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh
đối với nhân vật. Nhân vật còn được thể hiện qua các phương tiện kết cấu, bằng
các phương tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại.

Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống
xã hội và một quan niệm của nhà văn về một loại người nào đó trong xã hội. Vì
vậy, hình thức thể hiện của nhân vật phải được xem xét trong sự phù hợp với nội
dung nhân vật. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật
phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện không thể giống nhau.
Đối với nhân vật chính, nói chung nhà văn dùng toàn bộ cốt truyện, sử dụng các sự
kiện, hành động trọng yếu, nét bút sắc cạnh. Đối với nhân vật phụ, các sự kiện, chi
tiết không thể làm che mờ nhân vật chính. Đối với nhân vật chính diện, nhà văn
thường dùng các biện pháp khẳng định, đề cao, thi vị hóa, lãng mạn hóa, tô đậm


các hành động tốt đẹp. Đối với nhân vật phản diện, nhà văn thường dùng các biện
pháp vạch mặt, tố cáo, châm biếm, mỉa mai, lố bịch hóa.
Đối với việc khắc họa nhân vật tính cách, việc mô tả tâm lý, cá tính đóng vai trò
cực lỳ quan trọng. Ở đây, các nhà văn chú ý tới các chi tiết thể hiện đời sống bên
trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình tâm hồn của nhân vật.
Việc mô tả đồ vật, môi trường cũng là phương tiện quan trọng để thể hiện tâm lý
nhân vật. Như trong tựa Tấn trò đời, Balzac viết: “Con vật có ít đồ đạc, nó không
có những kỹ thuật và khoa học; còn con người thì có xu hướng biểu hiện phong tục
của nó, tư tưởng của nó và cuộc sống của nó trong tất cả mọi cái mà nó thích ứng
với những nhu cầu của nó…”. Nói cụ thể là Balzac chú trọng đến những cảnh vật
chung quanh con người, nó phản ánh bộ mặt tinh thần của họ mà đồng thời cũng
tác động đến tư tưởng tình cảm của họ. Hãy xem cái thị trấn nhỏ Saumur với con
đường phố vắng vẻ, có nhiều bóng tối, với ngôi nhà ủ dột cũ kỹ, có những cánh
cổng cạp sắc và đóng đanh to tướng, hao hao giống cổng nhà tù, trên cổng lại có
chiếc búa gõ cửa để báo hiệu bất cứ kẻ ra, người vào nào, và cả một lỗ cửa chấn
song để nhận mặt khách lạ trước khi cho họ vào… Chính trong ngôi nhà đó, ở
đường phố đó và thị trấn đó, lão già Grandet đã sống, giàu có mà keo kiệt như quỷ,
nó giam lỏng ba con người đáng thương là bà Grandet, cô Grandet và mụ Nanông.
Cảnh và người, người và cảnh nhất trí, gắn bó với nhau, người nói lên cảnh mà

cảnh cũng nói lên người.
Đối với nhân vật tính cách, ngôn ngữ nhân vật cũng là biện pháp miêu tả tâm lý.
Nhà văn không chỉ khai thác nội dung ý nghĩa của lời nói mà qua lời nói để góp
phần bộc lộ tính cách nhân vật.
Tóm lại, nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa
dạng để thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống.
Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật. Ngoài
những biện pháp trên, nhà văn còn có thể khắc họa nhân vật thông qua việc đánh


giá của các nhân vật khác trong tác phẩm, thông qua việc mô tả đồ dùng, nhà cửa,
môi trường xã hội, thiên nhiên… mà nhân vật sinh sống. Ở những tác phẩm tự sự,
ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả
và đánh giá nhân vật.
Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương
đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ
với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới
một hình thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện
pháp trên đây cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về
nhân vật trong tác phẩm văn học.
1.5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hiện thực – xây dựng nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
Theo quy luật chung của sự phát triển nghệ thuật, một nền nghệ thuật mới, tiến bộ
bao hàm cả yếu tố kế thừa với di sản tốt đẹp và cả yếu tố phủ định với những yếu
tố lỗi thời trong cuộc sống nghệ thuật. Là bước đường phát triển chính của văn
học, chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX kế thừa những truyền thống ưu tú nhất của
quá khứ. Trong tác phẩm đặt nền móng cho sáng tác mới, Stendhal yêu cầu phải
học tập Shakespeare, kế thừa những khía cạnh dân chủ, tiến bộ trong triết học và
mỹ học Ánh sáng như khả năng nhận thức của lý trí, ảnh hưởng của điều kiện vật
chất và môi trường xã hội đối với tính cách và hành vi của con người, “nhân vật

điển hình phải là một con người hoàn mỹ, có sinh khí, chứ không nên là một vật
phẩm trừu tượng có tính cách độc lập nào đó” (Đỗ Đức Hiểu, 2004 : 1535). Chủ
nghĩa lãng mạn không hiểu được tính quy định lịch sử, không dựa vào quy luật
khách quan để lý giải thực tế, từ đó mà khác biệt về nhiều vấn đề như quan hệ giữa
nghệ thuật và hiện thực, phương thức phê phán, vấn đề xây dựng tính cách…
Stendhal đã từng thú nhận ông viết Đỏ và đen với bút pháp khô khan, đôi khi nhát
gừng, chính vì ghê tởm thứ văn phong hoa mỹ của các nhà lãng mạn tiêu cực.


Mỹ học hiện thực chú trọng tính khách quan của sự thể hiện nghệ thuật. Khác với
các nghệ sĩ thuộc mọi trường phái thiên về chủ quan, các nhà hiện thực thiên về
hiện thực khách quan, sáng tạo nghệ thuật không từ ý niệm, mà từ hiện thực. “Sự
thật, sự thật đắng cay” là đề từ cuốn Đỏ và đen của Stendhal. Đồng thời, chủ nghĩa
hiện thực không hề hạ thấp vai trò chủ quan của nghệ sĩ. Stendhal quan niệm rất rõ
tiểu thuyết “như tấm gương di chuyển trên đường, khi phản ánh trời xanh, khi
phản ánh bùn lầy”, nhưng cá nhân nghệ sĩ không thể, không được giống tấm
gương dửng dưng, lãnh đạm. Khác hẳn chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa hiện thực cố
gắng tái hiện thực tế một cách toàn vẹn, chân thực, lịch sử – cụ thể, và nhìn thấy ý
nghĩa, tác dụng xã hội của nghệ thuật trong tính đúng đắn của sự miêu tả, trong
tính chân thực đầy sức thuyết phục của hình tượng được sáng tạo.
Những điều trên thực hiện được nhờ sự phân tích xã hội và chủ nghĩa lịch sử, tiếp
xúc với những hiện tượng và những sự kiện trong cuộc sống, nghệ sĩ hiện thực cố
gắng nghiên cứu chúng về tất cả các mặt, quan sát chúng trong những quan hệ lẫn
nhau với những hiện tượng và sự kiện khác, thấu hiểu chúng trong sự vận động và
phát triển. Ngay cả tình yêu trong tác phẩm hiện thực cũng chịu sự chi phối của
hoàn cảnh xã hội, như mọi quan hệ khác.
Một thành tựu quan trọng về thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực phê
phán phương Tây thế kỷ XIX là phát huy đến cao độ khả năng của thể loại tiểu
thuyết, nó vừa đạt tới sự miêu tả rộng rãi phong tục, sinh hoạt xã hội, và vẽ lên
những bức tranh khái quát xã hội rộng lớn chưa từng thấy như Tấn trò đời của

Balzac hay Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi, vừa đạt tới việc phân tích
sâu sắc, tinh vi tâm hồn, thế giới bên trong của con người và thể hiện được những
tâm lý nhân vật sâu sắc chưa từng thấy, như trong tiểu thuyết Đỏ và đen của
Stendhal.
Điều quan trọng bậc nhất về mặt kỹ thuật mà tiểu thuyết hiện thực phê phán
phương Tây thế kỷ XIX đã đạt tới mức độ cao, đáng cho chúng ta học tập, đó là kỹ


thuật xây dựng nhân vật điển hình. Không phải ngẫu nhiên mà Engels khi bàn đến
tiểu thuyết của Balzac – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực – đã đề ra cái
nguyên lý cơ bản nhất của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa là “ngoài những chi tiết
chân thực, sự thể hiện chân thực những tính cách điển hình trong những hoàn
cảnh điển hình”.
Chi tiết chân thực là để thể hiện chân thực nhân vật và biến cố, tính cách và hoàn
cảnh. Nhân vật điển hình là sự kết hợp hài hòa giữa tính riêng sắc nét và tính chung
có ý nghĩa khái quát cao, là “người lạ mà quen” (Bêlinxki). Đó là sự xuyên thấm
nhuần nhuyển giữa hai mặt cá thể hóa và khái quát hóa ở mức độ cao.
Hoàn cảnh điển hình của nhân vật là hoàn cảnh được phản ánh trong tác phẩm,
phản ánh bản chất hoặc một vài khía cạnh của bản chất trong những tình thế xã hội,
trong những mối quan hệ xã hội nhất định, bao gồm những sự kiện, tình huống
được tạo ra do sự phát triển của tính cách. Vì vậy, qua hoàn cảnh điển hình ta biết
được bối cảnh lịch sử xã hội của tác phẩm.
Hoàn cảnh điển hình và tính cách điển hình gắn bó hữu cơ với nhau. Hoàn cảnh
điển hình quy định tính cách điển hình, tính cách được lý giải bởi hoàn cảnh. Hoàn
cảnh giúp nhân vật bộc lộ tính cách. Sự biến đổi và phát triển tính cách tạo ra hoàn
cảnh mới. Tuy nhiên, mỗi nhân vật đều có lôgic nội tại, nên nhân vật có đường đi
riêng theo bản chất và quy luật của tính cách đó, tính cách của nhân vật luôn luôn
vận động và phát triển.

CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ STENDHAL VÀ TIỂU THUYẾT ĐỎ VÀ ĐEN

2.1. Stendhal – nhà văn tiên phong của chủ nghĩa hiện thực
Stendhal sinh ra trước cuộc cách mạng Pháp,


ông sống qua thời các cuộc chiến Napoléon và
chết sau khi dành cả cuộc đời mình để viết lại
những gì ông trải nghiệm trong một kỷ
nguyên hỗn loạn. Kỹ thuật công nghệ cao đã
giúp đại văn hào, người khổng lồ của văn
chương Pháp, đi vào thế kỷ 21.
Ảnh: Stefano Bianchetti/Corbis.
2.1.1. Cuộc đời
Stendhal tên thật là Henri Mari Beyle, sinh ngày 23 – 1 – 1783, tại Grenoble trong
một gia đình trí thức tư sản. Thân mẫu ông mất sớm giữa thời xuân sắc, để lại một
niềm thương nhớ khôn nguôi cho cậu bé Henri lên bảy. Ông thân sinh là Chérubin
Beyle làm luật sư ở Hội đồng nghị viện thành phố Grenoble. Henri đặc biệt yêu
ông ngoại, một thầy thuốc có tư tưởng tiến bộ, khoáng đạt; ảnh hưởng tốt đến nhà
văn sau này. Vốn không chấp nhận lối giáo dục thủ cựu của cha, Henri rất ghét vị
gia sư là thầy tu Raillance, ông thường giấu thầy học đọc sách của những triết gia
Áng sáng thế kỷ XVIII như Cabanis, Diderot, d’Holbach… và thừa hưởng của họ
những quan điểm duy vật về thế giới, thái độ phê phán đối với giới tu hành và giai
cấp quý tộc, lòng tin tưởng vào trí tuệ, lý trí của con người.
Là nhà văn chính trị, mang một ý thức chính trị tiến bộ hoặc ít nhất là có ý thức về
trách nhiệm của người cầm bút. Lý tưởng và mơ ước của nhân dân về tự do, bình
đẳng, bác ái, lòng thù ghét của họ đối với chế độ chuyên chế và chế độ nô lệ, tất cả
những nguyện vọng cao cả đó của thời đại cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến
tuổi trẻ của Stendhal và là những yếu tố quyết định sự hình thành thế giới quan của
nhà văn tương lai. Ông chống lại tư tưởng bảo thủ của bố và suốt đời trung thành
với lý tưởng cách mạng. Không có nhà văn Pháp thế kỷ XIX nào bảo vệ những lý
tưởng đó nhiệt thành và can đảm như Stendhal.



×